Những Quy Định Của Pháp Luật Tố Tụng Hình Sự Về Cấm Đi Khỏi Nơi Cư Trú (Điều 91 Bltths)


Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, trong trường hợp thời hạn gia hạn lần thứ hai quy định tại điểm b khoản 3 Điều 120 BLTTHS đã hết mà vụ án có nhiều tình tiết phức tạp và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng VKSNDTC có thể gia hạn lần thứ ba.

Trong trường hợp cần thiết, đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng VKSNDTC có quyền gia hạn thêm một lần nữa nhưng không quá 4 tháng.

Như vậy, thời hạn tạm giam tối đa là: Đối với tội ít nghiêm trọng là 3 tháng, đối với tội phạm nghiêm trọng là 6 tháng, đối với tội phạm rất nghiêm tọng là 9 tháng, đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là 16 tháng, đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia là 20 tháng.

Trong khi tạm giam, nếu xét thấy không cần thiết phải tiếp tục tạm giam thì CQĐT phải kịp thời đề nghị VKS hủy bỏ tạm giam để trả tự do cho người bị tạm giam hoặc xét cần thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

Khi đã hết thời hạn tạm giam thì người ra lệnh tạm giam phải trả tự do cho người bị tạm giam hoặc xét cần thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

Chế độ tạm giam, tạm giữ: Qui định tại Điều 89 BLTTHS, Chế độ tạm giam, tạm giữ khác với chế độ đối với người đang chấp hành hình phạt.

Nơi tạm giam, tạm giữ, chế độ sinh hoạt, nhận quà, liên hệ với gia đình và các chế độ khác được thực hiện theo đúng những quy định của chính phủ. Hiện nay chúng ta đang áp dụng "Quy chế tạm giữ, tạm giam" theo Nghị định số 89/1998/NĐ-CP ngày 07/01/1998.

Các biện pháp bảo hộ đối với thân nhân và tài sản đối với người bị tạm giữ, tạm giam: Nếu người bị tạm giữ, tam giam đang có con chưa thành niên dưới 14 tuổi và thân nhân là người bị tàn tật, già yếu không có người chăm sóc thì cơ quan ra lệnh tạm giữ, tạm giam, giao những người đó cho người thân thích hoặc chính quyền sở tại chăm nom. Trường hợp người bị tạm giam, tạm giữ có nhà hoặc tài sản khác mà không có người trông nom thì cơ quan ra lệnh tạm giữ, tạm giam phải áp


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

dụng những biện pháp bảo quản thích hợp, sau đó phải thông báo cho người bị tạm giữ, tạm giam biết.

1.1.5.4. Những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về cấm đi khỏi nơi cư trú (Điều 91 BLTTHS)

Áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn tỉnh Hà Tây của cơ quan Cảnh sát điều tra - 4

Cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú rò ràng nhằm đảm bảo sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của CQĐT, VKS, Tòa án.

Đối tượng bị áp dụng biện pháp này là bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng, phạm tội lần đầu, có nơi cư trú rò ràng, thái độ khai báo thành khẩn, có cơ sở để cho rằng họ không bỏ trốn, không gây cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử hay tiếp tục phạm tội.

Thẩm quyền ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú: Là những người được quy định tại Điều 80 BLTTHS, thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa có quyền ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.

Thủ tục: Bị can, bị cáo phải làm giấy cam đoan không đi khỏi nơi cư trú của mình, phải có mặt đúng thời gian, địa điểm ghi trong giấy triệu tập.

Người ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú phải thông báo về việc áp dụng biện pháp này cho cơ quan xã phường, thị trấn nơi bị can, bị cáo cư trú và giao bị can, bị cáo cho xã, phường, thị trấn để quản lý, theo dòi. Trường hợp bị can, bị cáo có lý do chính đáng phải tạm thời đi khỏi nơi cư trú thì phải được sự đồng ý của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú và phải có giấy phép của cơ quan đã áp dụng biện pháp đó. Bị can, bị cáo vi phạm lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

So với các biện pháp ngăn chặn khác như: bắt người, tạm giam, tạm giữ thì biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú ít nghiêm khắc hơn, nó không tước bỏ hoặc hạn chế quyền như tự do thân thể, quyền học tập, làm việc, ứng cử, bầu cử của bị can, bị cáo mà chỉ hạn chế sự tự do đi lại của bị can, bị cáo trong một phạm vi nhất định.


1.1.5.5. Những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về biện pháp bảo lĩnh (Điều 92 BLTTHS)

Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo, CQĐT, VKS, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.

Cá nhân có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ. Trong trường hợp này thì ít nhất phải có hai người. Tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức mình. Khi nhận bảo lĩnh, cá nhân hoặc tổ chức phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của CQĐT, VKS hoặc Tòa án. Khi làm giấy cam đoan, cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh được thông báo về tình tiết của vụ án có liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.

Cá nhân nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo phải là người có tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Việc bảo lĩnh phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc. Đối với tổ chức nhận bảo lĩnh thì phải có xác nhận của người đứng đầu tổ chức. Các nhân hay tổ chức vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan thì phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đã cam đoan, trường hợp này bị can, bị cáo sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

Thực hiện đúng các quy định trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử, không bị những hành vi vi phạm pháp luật trong việc bảo lĩnh cản trở.

1.1.5.6. Những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về biện pháp đặt tiền hoặc tài sản để đảm bảo (Điều 93 BLTTHS)

Đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để đảm bảo là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo, CQĐT, VKS,


Tòa án có thể quyết định cho họ đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để đảm bảo sự có mặt của họ theo giấy triệu tập.

Những người được quy định tại khoản 1 Điều 80 BLTTHS, thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa có quyền ra quyết định về việc đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để đảm bảo. Quyết định của những người được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 80 BLTTHS phải được VKS cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.

Cơ quan ra quyết định về việc đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để đảm bảo phải lập biên bản ghi rò số lượng tiền, tên và tình trạng tài sản đã được đặt và giao cho bị can, bị cáo một bản.

Trong trường hợp bị can, bị cáo đã được CQĐT, VKS, Tòa án triệu tập mà vắng mặt không có lý do chính đáng thì số tiền hoặc tài sản đã đặt sẽ sung công quỹ nhà nước và trong trường hợp này, bị can, bị cáo sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

Trình tự, thủ tục, mức tiền hay giá trị tài sản phải đặt để đảm bảo việc tạm giữ, hoàn trả, không hoàn trả số tiền hay tài sản đã đặt sẽ được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Đây là biện pháp để đảm bảo sự có mặt của bị can, bị cáo, là sự ràng buộc pháp lý giữa quyền và lợi ích của bị can, bị cáo với trách nhiệm pháp lý chứ không phải là hoạt động cầm đồ, cầm cố, thế chấp vì mục đích kinh tế.

Trên đây là các biện pháp ngăn chặn do cơ quan có thẩm quyền áp dụng đối với bị can, bị cáo hoặc những người chưa bị khởi tố về hình sự nhằm mục đích ngăn chặn và phòng ngừa họ tiếp tục phạm tội hoặc gây khó khăn, cản trở cho hoạt động điều tra, xét xử, truy tố và thi hành án. Thực hiện tốt các biện pháp này sẽ là tiền đề, cơ sở cho hoạt động tố tụng hình sự đạt hiệu quả, tránh được những vi phạm về quyền và nghĩa vụ của công dân, vừa thể hiện được tính quyền uy của nhà nước, vừa tăng cường pháp chế XHCN. Đồng thời góp phần vào công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự, trật tự an toàn xã hội một cách có hiệu quả.


1.2. Nhận thức về người chưa thành niên và việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội

1.2.1. Khái niệm người chưa thành niên và đặc điểm người chưa thành

niên


Như lời nói đầu đã đề cập: "Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai", trẻ em là

thế hệ tương lai của đất nước. Vì vậy, vấn đề này không chỉ có Việt Nam mà tất cả các quốc gia trên thế giới cũng đặc biệt quan tâm nghiên cứu.

Dưới góc độ khoa học và thực tiễn, các quốc gia trên thế giới và Việt Nam đều có quan điểm chung thống nhất về việc xem xét, đánh giá con người theo qui luật phát triển từ thấp cho đến cao. Từ người ít tuổi đến người cao tuổi, từ người chưa thành niên đến người đã thành niên. Người chưa thành niên là những người thuộc lớp tuổi trẻ như nhi đồng, thiếu niên hay còn gọi là trẻ em vị thành niên. Người thành niên là lớp người đã trưởng thành một cách hoàn chỉnh về mặt thể chất lẫn tinh thần. Mục đích của việc đánh giá đó là để quản lý xã hội, quản lý những hành vi lệch chuẩn của con người gây ra và giải quyết vấn đề này một cách thấu tình, đạt lý, đảm bảo các quyền cơ bản của con người, quyền cơ bản của công dân. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là ranh giới nào để phân định được người đã thành niên với người chưa thành niên? Hiện nay, quan điểm của các quốc gia trên thế giới vẫn còn có sự khác nhau, vì nó phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội - dân trí - phong tục - tập quán của từng quốc gia.

Theo công ước quốc tế về quyền trẻ em được đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 20/11/1990, Tại Điều 1 có quy định: "Trong phạm vi công ước này, trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng đối với trẻ em quy định tuổi thành niên sớm hơn".

Trong khi đó, ở một số văn kiện của một số tổ chức thuộc Liên hợp quốc như Quỹ dân số (UNCPA), Tổ chức lao động thế giới (ILO)…quy định trẻ em là những người dưới 15 tuổi.


ở Việt Nam cũng chưa có quy định thống nhất về lứa tuổi của trẻ em và người chưa thành niên.

Ví dụ: Trong Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 12/08/1991 tại Điều 1 quy định: "Trẻ em trong bộ luật này là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi", Luật lao động lại quy định trẻ em là người dưới 15 tuổi và trong BLHS Việt Nam 1999 tại chương X quy định về người chưa thành niên là những người dưới 18 tuổi (Điều 68 BLHS).

Với những vấn đề nêu trên cho chúng ta thấy rằng:


- Trẻ em là những người dưới 16 tuổi.


- Người chưa thành niên là những người dưới 18 tuổi. Cả hai trường hợp này đều có điểm chung là chưa phát triển đầy đủ về thể chất, về tinh thần, về tâm sinh lý, kinh nghiệm sống và trình độ nhận thức cũng như khả năng điều khiển hành vi còn bị hạn chế.

Như vậy:


Người chưa thành niên là những người dưới 16 tuổi và cả những người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi, là những người chưa phát triển đầy đủ, chưa hoàn thiện về mọi mặt.

Những đặc điểm nổi bật của người chưa thành niên là:


- Về mặt tâm lý:


Trong tâm lý học nói chung, tâm lý học lứa tuổi, tâm lý học giáo dục và tâm lý học tội phạm đều khẳng định rằng lứa tuổi này là lứa tuổi mang tính chuyển tiếp giữa giai đoạn phát triển tâm lý của tuổi nhỏ và giai đoạn phát triển tâm lý đang trưởng thành. Biểu hiện của tính giao thời, chuyển tiếp là nhiều lúc như không phải trẻ con, nhưng cũng chưa phải là người lớn, thời điểm này các em có sự quan tâm về khác giới nên đã có những cảm giác, tình cảm và sự rung động trong mơ hồ, lãng mạn. Với đặc điểm tâm lý của tuổi chưa thành niên như vậy nên rất cần được các bậc cha mẹ, nhà trường quan tâm để định hướng cho các em trong quan hệ giao


tiếp, ứng xử, học tập một cách đúng mực, giúp cho các em vươn tới cái chân, thiện, mỹ. Tránh trường hợp bỏ mặc, mải làm ăn, thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý, thiếu sự kiểm tra, giám sát, hoặc quá tin tưởng vào lời nói, việc làm, hoặc coi các em là trẻ con không biết gì nên không có những biện pháp giáo dục, ngăn chặn dẫn đến việc các em vi phạm pháp luật và phạm tội.

Tuổi chưa thành niên là lứa tuổi biểu hiện ý thức và cá tính của mình rất rò nét. Sự phát triển nhân cách trong thời kỳ này là sự hăng hái, sôi nổi, nhiệt tình trong học tập, lao động và trong các hoạt động xã hội, các quan hệ với người lớn và bạn bè nhằm xây dựng nhân cách cho bản thân, chuẩn bị hành trang để bước vào một cuộc sống tự lập. Vì vậy, lứa tuổi này thường rất tò mò, thích khám phá, ham hiểu biết và rất hiếu động cho nên yếu tố môi trường cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tâm lý của người chưa thành niên.

Tuổi chưa thành niên có tính tự lập cao, có những phẩm chất và mức kỳ vọng cao hơn khả năng có thực. Các em đánh giá về người khác đầy đủ hơn, đúng đắn hơn đánh giá về bản thân mình. Các em thích giao lưu, quan hệ thích được người khác nhìn nhận và đề cao mình, thích được khen và đồng thời còn có khát vọng làm chủ bản thân. Quá trình đó cũng tác động không nhỏ đến tâm lý của các em theo những ý tưởng và mục đích nhất định.

- Về mặt sinh lý:


Trong giai đoạn này, trẻ em phát triển rất nhanh về mặt hình thể, đặc biệt là chiều cao và các phần của cơ thể, nhất là ở lứa tuổi 13 đối với các em gái, lứa tuổi 16 đối với các em trai, các em phát triển về xương, cơ bắp và tăng nhanh trọng lượng cơ thể. Về mặt sinh lý, trong giai đoạn này cũng phát triển khá hoàn chỉnh về giới tính. Điều đó có ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh lý của các em, là cơ sở gây ra tính mất cân bằng chung, tính dễ bị kích thích, tính hiếu động, nóng nảy, đặc biệt là trên lĩnh vực tình cảm.

Thực tế khảo sát, đánh giá, nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý của người chưa thành niên cho thấy: Do đặc điểm riêng, quy luật tâm sinh lý lứa tuổi nên người


chưa thành niên thường nông cạn, hiếu động, không vững vàng, ít phân biệt được phải trái, nhẹ dạ, cả tin, dễ bị lôi kéo vào con đường phạm tội, dễ bột phát những hành vi phạm tội nhất thời. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, với mặt trái của nền kinh tế thị trường, nếu không có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, xã hội thì sự hư hỏng, lệch chuẩn xã hội của trẻ em, người chưa thành niên sẽ là điều nhức nhối của mỗi gia đình, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc khi phải xử lý những hậu quả do chính các em gây ra.


1.2.2. Quy định về người chưa thành niên phạm tội trong pháp luật hình sự Việt Nam

Tình hình người chưa thành niên phạm tội đã trở thành mối quan tâm, lo ngại lớn của các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng. Vậy làm thế nào để ngăn chặn tình trạng người chưa thành niên phạm tội? áp dụng các biện pháp ngăn chặn hay hình phạt như thế nào? Việc đảm bảo những quyền và lợi ích cũng như giáo dục, bảo vệ người chưa thành niên ra sao? Độ tuổi như thế nào cho phù hợp?


ở mỗi nước, luật hình sự quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự cũng có sự khác nhau. Chẳng hạn, ở Bănglađét, Brunây, Thái Lan. Singapo … quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên là từ 7 tuổi, 18 tuổi hoặc ở Chilê, Tây Ban Nha lại không quy định độ tuổi tối thiểu chịu trách nhiệm hình sự.

ở Việt Nam, trong BLHS 1999 tại chương X phần chung "Những quy định đối với người chưa thành niên phạm tội" bao gồm từ Điều 68 đến Điều 77 đã khẳng định:

Người chưa thành niên phạm tội là những người thuộc độ tuổi chưa thành niên, có hành vi vi phạm vào các quy định của Bộ luật hình sự và họ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình theo quy định của luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 26/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí