Ảnh hưởng của xu hướng đô thị hóa đối với kinh tế hộ nông dân trên địa bàn thành phố Thái Nguyên - 14


Khuyến khích thành lập và phát triển tổ chức hiệp hội nghề nghiệp như: hiệp hội làm vườn, hiệp hội chăm sóc sinh vật cảnh... Đây là tổ chức mang tính tự nguyện cao, có tác dụng rất tốt trong việc giúp đỡ lẫn nhau để phát triển sản xuất.

* Về chính sách đền bù đất đai

Việc tính giá đền bù đất ở vùng Thành phố Thái nguyên vẫn tính theo giá đất nông nghiệp. Trên thực tế, khi dự kiến xây dựng khu đô thị mới, khu công nghiệp, đường giao thông.. .. thì phần đất giáp ranh của đất nông nghiệp bị thu hồi đã bị thay đổi giá trị, không còn mang giá trị của đất nông nghiệp nữa. Do đó, mức giá đền bù hiện nay vẫn chưa được thoả đáng đối với người nông dân. Nhà nước và các ban ngành cần xây dựng khung giá đất hợp lý hơn.

* Về chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng góp phần cho sự thành công trong sản xuất nông nghiệp. Nhà nước cần đầu tư phát triển hệ thống giao thông phường xã, đường nội đồng, cứng hoá kênh mương cấp thoát nước tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Nhà nước cần dành quỹ đất, xây dựng quy hoạch chi tiết và có chính sách khuyến khích đầu tư nhằm phát triển hệ thống các cụm công nghiệp, làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ.

* Về chính sách tín dụng ngân hàng

Thực tế nhiều hộ ngại vay vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh. Nhiều hộ khá là những hộ mạnh dạn vay vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh, chuyển đổi cây trồng. Như vậy để phát triển sản xuất nông nghiệp nói riêng cũng như kinh tế nói chung cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các hộ vay vốn để khuyến khích các hộ tăng cường đầu tư vào sản xuất kinh doanh để có thể nâng cao thu nhập cho hộ.


Trong thời gian gần đây, việc vay vốn để phát triển sản xuất đối với người dân đã tương đối thuận lợi. Ngân hàng và quỹ tín dụng đã cải tiến một số thủ tục giúp cho nông dân vay vốn được dễ dàng hơn. Tuy nhiên, Nhà nước cần tăng cường vốn tín dụng dài hạn với lãi suất ưu đãi đối với những hộ chuyển đổi cây ăn quả vì đây là loại cây sau vài năm mới cho thu hoạch, tiền đầu tư ban đầu lại khá lớn.

* Về chính sách thị trường

+ Tích cực phát triển thị trường mới, nhất là thị trường xuất khẩu, thị trường nông thôn nhằm thực hiện tốt việc tiêu thụ hàng hoá nông sản cho nông dân và tạo điều kiện phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Có biện pháp kích thích sức mua của dân, nhất là ở khu vực nông thôn, nơi tập trung nhu cầu tiêu thụ lớn của thị trường.

+ Phổ biến kịp thời các thông tin về thị trường, đầu tư nâng cao năng lực dự báo thị trường. Hình thành hệ thống quản lý chất lượng hàng hoá trong toàn thành phố, nhất là đối với các mặt hàng nông - lâm - thuỷ sản.

+ Xây dựng mạng lới đại lý, các nhà phân phối tiêu thụ sản phẩm rộng khắp, đa dạng loại hình và quy mô, khuyến khích moi thành phần kinh tế tham gia. Hình thành hệ thống tiêu thu nông sản cho nông dân qua sàn giao dịch.

- Giải pháp về nguồn nhân lực: Tiếp tục mở rộng dạy nghề bằng nhiều hình thức; có chính sách đào tạo nghề cho lao động nơi tiến hành ĐTH, giúp những người dân bị mất đất nhưng chưa có việc làm thường xuyên.

- Về chính sách thu hút đầu tư nước ngoài

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giảm thiểu các đầu mối tiếp xúc, tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút các dự án đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và từ tỉnh ngoài vào thành phố, khuyến khích các dự án đang hoạt động đầu tư và mở rộng sản xuất.



1. Kết luận

KẾ T LUẬ N VÀ KIẾ N NGHI

Qua nghiên cứu tiến trình ĐTH ở thành phố Thái Nguyên từ năm 2005 đến năm 2007 cho thấy, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

* Thành phố Thái Nguyên nằm ở trung tâm vùng Trung du miền núi phía Bắc và của tỉnh Thái Nguyên; có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ. Do vậy, việc quy hoạch phát triển thành phố tương xứng với vị trí, vai trò đã được xác định trong Quyết định 278/200/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là rất quan trọng và cấp thiết của tỉnh Thái Nguyên.

* Thực trạng về ảnh hưởng của đô thị hoá tới đòi sống kinh tế hộ nông dân tại thành phố Thái Nguyên từ năm 2005 - 2007 đã thể hiện rò một số điều đáng lưu ý như sau:

- Quá trình ĐTH có tác động rất lớn đối với kinh tế hộ nông dân: Thu nhập của hộ tăng lên 15,29%, chủ yếu là trong lĩnh vực KD - DV (tăng 48,51%). Nguồn thu từ nông nghiệp giảm một cách đáng kể tới 28,57%.

- Mức sống của hộ nông dân được tăng lên trong thời gian qua do nhiều hộ nhận được một khoản lớn tiền đền bù và tiền bán đất. Họ sử dụng chúng vào việc xây dựng nhà cửa, mua sắm vật dụng gia đình hay gửi tiết kiệm. Chỉ có một số ít đầu tư vào lĩnh vực phi nông nghiệp để chuyển cơ cấu ngành nghề.

- Về vấn đề sức khỏe: Khi đời sống được nâng cao, người dân đã có ý thức chăm lo cho sức khoẻ của bản thân nhiều hơn.

- Về vấn đề môi trường: Các công trình lớn liên tục được xây dựng trên địa bàn thành phố ngày càng gây ô nhiễm môi trường nước và môi trường không khí.

Để phát triển kinh tế hộ nông dân cần thực hiện các giải pháp chủ yếu sau: Giải pháp về lao động - việc làm; Giải pháp đối với ô nhiễm môi trường;


Các giải pháp từ phía nhà nước như: chính sách quản lý nhà nước nói chung, chính sách khuyến nông và chuyển giao khoa học công nghệ, .chính sách đền bù đất đai, chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, chính sách tín dụng ngân hàng và chính sách thu hút đầu tư nước ngoài.

2. Kiến nghị

Để nâng cao đời sống kinh tế hộ nông dân tại khu vực ĐTH trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị:

- Đối với Nhà nước: Cần áp đồng bộ các chính sách như chính sách tín dụng, chính sách đầu tư, chính sách hỗ trợ cho việc phát triển kinh tế tại địa điểm ĐTH.

- Đối với tỉnh: Tỉnh cần có các chính sách cụ thể hơn nữa về quy hoạch khu đô thị, khu tái định cư cho người nông dân bị mất đất. Tỉnh cần đẩy mạnh công tác

- Đối với thành phố: Thành phố cần thường xuyên chỉ đạo, từng bước cụ thể hoá các chính sách hỗ trợ kinh tế hộ nông dân. Đồng thời trong quá trình thực hiện quy hoạch cần tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung các chính sách cho phù hợp với tình hình kinh tế của vùng.

- Đối với hộ nông dân: Các hộ cần mạnh dạn học hỏi kinh nghiệm, mạnh dạn đầu từ sản xuất nhằm nâng cao đời sống.


DANH MỤ C TÀ I LIỆ U THAM KHẢ O


1/ Ban giải phóng mặt bằng thành phố Thái Nguyên (2008), Báo cáo công tác 3 năm thực hiện giải phóng mặt bằng thành phố Thái Nguyên (2004-2007).

2/ Bộ Xây dựng (1999), Định hướng phát triển cấp nước đô thị đến năm 2020, NXB Xây dựng, Hà Nội.

3/ Bộ Xây dựng (1995), Đô thị Việt Nam tập 1, NXB Xây dựng, Hà Nội. 4/ Nguyễn Đình Cự (1997), Giáo trình Dân số và Phát triển, Nhà xuất

bản Nông nghiệp.

5/ Trịnh Duy Luân (1996), Tìm hiểu môn xã hội học đô thị, Nxb Khoa học xã hội.

6/ Đàm Trung Phường (1995), Đô thị Việt Nam, tập I và II, Nxb Xây Dựng.

7/ Nghị định của Chính phủ số 72/2001/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2001 về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị.

8/ Nghị quyết của HĐND thành phố Thái Nguyên năm 2007

9/ Niên giám thống kê Thành phố Thái Nguyên: 2003, 2004, 2006, 2007. 10/ Quyết định số 278/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 02/11/2005 về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng

thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020

11/ Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á. Viện KHXH tại Tp. Hồ Chí Minh, Môi trường nhân văn và đô thị hoá tại Việt Nam, Đông Nam Á và Nhật Bản, NXB Tp. Hồ Chí Minh, 1997.

12/ UBND thành phố Thái Nguyên (2007), Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH thành phố Thái Nguyên đến 2020.


13/ UBND thành phố Thái Nguyên (2007), Các tài liệu định hướng chiến lược phát triển KT-XH Thái Nguyên năm 2000 - 2020.

14/ UBND thành phố Thái Nguyên (2007), Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2000-2005.

15/ Bassand, Michel (chủ biên) (2001), Đô thị hóa, khủng hoảng sinh thái và phát triển bền vững, Nhà xuất bản Trẻ.


PHỤ LỤC


* Trướ c Đô thị hó a

SUMMARY OUTPUT


Regression Statistics


Multiple R

0.85483

R Square

0.730734

Adjusted R

Square


0.718925

Standard Error

18646.84

Observations

120



ANOVA




df


SS


MS


F

Significance F


Regression

5

1.08E+11

2.15E+10

61.87476

6.99E-31


Residual

114

3.96E+10

3.48E+08




Total

119

1.47E+11














Coefficients

Standard Error


t Stat


P-value


Lower 95%


Upper 95%

Intercept

21910.97

3884.197

5.641056

1.25E-07

14216.41

29605.53

3091.003

1411.006

2.190637

0.030513

295.8107

5886.196

DT

0.21315

0.604946

0.35235

0.725224

1.41155

0.985239

TT

0.249117

0.967398

0.257513

0.797247

-1.66729

2.165525

CN

1.294793

0.238924

5.419271

3.38E-07

0.821487

1.7681

CP

1.298163

0.079274

16.37554

1.01E-31

1.141121

1.455205

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của xu hướng đô thị hóa đối với kinh tế hộ nông dân trên địa bàn thành phố Thái Nguyên - 14


* Sau Đô thị hó a

SUMMARY OUTPUT




Regression Statistics

Multiple R

0.945026

R Square

0.893073

Adjusted R Square


0.887396

Standard Error

19958.29

Observations

120



ANOVA




df


SS


MS


F

Significance

F


Regression

6

3.76E+11

6.27E+10

157.3001

1.87E-52


Residual

113

4.5E+10

3.98E+08




Total

119

4.21E+11














Coefficients

Standard

Error


t Stat


P-value


Lower 95%

Upper

95%

Intercept

20783.73

4163.312

4.992114

2.19E-06

12535.46

29032

3987.196

1482.748

2.68906

0.00825

1049.606

6924.787

DT

1.6286

1.165845

1.39693

0.165173

3.93835

0.681151

TT

0.685284

0.990732

0.691695

0.490548

-1.27753

2.648103

CN

1.282375

0.249226

5.145434

1.14E-06

0.788614

1.776137

CP

1.236107

0.041399

29.85863

1.94E-55

1.154089

1.318125

ĐT

16306.06

5019.763

3.248373

0.001529

6361.006

26251.12

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022