Biểu đồ 2.1 nguồn lực của hộ
100%
90%
80%
70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%
- Đất (m2)/hộ
- Vốn (trđ)/hộ
- Lao động (người)/hộ
Sau ĐTH
Trước ĐTH
- Phương
tiện, tài sản (trđ)/hộ
Qua điều tra cho thấy, trong quá trình ĐTH, số lượng lao động của các hộ nông dân tăng lên không đáng kể. Lượng lao động bình quân trên hộ là 2,55 lao động/hộ trước ĐTH và 2,57 lao động/hộ sau ĐTH, tăng 0,65%. Mặc dù bị mất đất nhưng lao động của hộ không di chuyển, tìm kiếm việc làm ở nơi khác mà chủ yếu là chuyển sang phương thức kiếm sống mới. Với nguồn lao động như vậy, vấn đề giải quyết nhu cầu việc làm của các hộ là vấn đề cấp thiết, nhất là đối với những hộ bị thu hồi đất nông nghiệp. Có việc làm sẽ mang lại thu nhập và đảm bảo cuộc sống cho hộ. Còn ngược lại, không giải quyết được vấn đề lao động, việc làm cho các hộ nói chung và cho các hộ mất nhiều đất sản xuất nông nghiệp nói riêng sẽ gây mất cân bằng giữa lao động và việc làm tại địa phương. Số lao động nhàn rỗi chính là nguồn tiềm ẩn của tệ nạn xã hội, làm mất ổn định đời sống.
2.3.5. Thu nhập của hộ
ĐTH có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của hộ nông dân, mức độ ảnh hưởng được thể hiện qua bảng 2.7.
Đối với nhóm hộ có thu nhập tăng, sau ĐTH, thu nhập của họ tăng 47,46%; trong đó tăng chủ yếu là về dịch vụ (147,94%). Trướ c ĐTH, thu từ kinh doanh - dịch vụ chỉ đạt 500.600.000đ nhưng sau ĐTH thu từ kinh doanh
- dịch vụ đạt 1.241.200.000đ. Đây là bướ c phá t triể n vượ t bậ c củ a cá c hộ nông nghiệp. Họ đã biế t tậ n dụ ng nguồ n vố n , thị trường mới , nhữ ng kiế n thứ c, kinh nghiệ m từ nhữ ng ngườ i là m kinh tế giỏ i để mở rộ ng kinh doanh . Nguồ n thu từ trồ ng trọ t giả m đi phả n á nh tí nh tấ t yế u khi quá tr ình ĐTH diễn ra; hộ nông nghiệ p mấ t đấ t , mấ t đi đố i tượ ng lao độ ng để sản xuất nên sản phẩ m tạ o ra í t hơn so vớ i trướ c ĐTH. Tuy nhiên, sau ĐTH, hộ nông dân lạ i có xu hướ ng chuyể n dầ n sang chăn nuôi. Nguồ n thu từ chăn nuôi trướ c ĐTH của các hộ đạt 47.490.000đ và sau ĐTH tăng 73.265.000đ. Một phần là do hộ đầu tư thêm về thức ăn chăn nuôi, xây dựng chuồng trại, một phần cũng là do hộ muố n chuyể n đổ i phương thứ c kiế m số ng khi đấ t đai bị thu hẹ p. Nguồ n thu từ sản xuất tiể u thủ công nghiệ p sau ĐTH tăng 100% từ 12.000.000đ trướ c ĐTH lên 24.000.000đ sau ĐTH. Trướ c ĐTH, sản xuất tiểu thủ công nghiệ p củ a hộ chỉ có mô hình nhỏ , hoạt động bán thời gian . Nhờ có thêm mộ t phầ n vố n từ việ c bá n đấ t, hộ đã mở rộ ng quy mô sả n xuấ t, tăng thêm lao độ ng từ nhữ ng hộ không cò n đủ đấ t sả n xuấ t . Do vậ y, sản phẩm tạo ra cũng nhiều hơn , đa dạ ng hơn mang lạ i nguồ n thu cho hộ . Bên cạ nh đó , nguồ n thu từ việ c đi là m thuê hay lương thưở ng của hộ tăng không đá ng kể , 19,12% và 15,57% so vớ i trướ c ĐTH. Đó là do khi chuyể n đổ i từ lao độ ng là m nông nghiệ p bá n thờ i gian , trình độ lao động không có nên lao động đi làm thuê chủ yếu là lao động chân tay có thu nhậ p thấ p . Một số hộ do không có đủ lao động nên đã cho thuê, mượn đất thu lại một khoản tiền làm thu nhập cho gia đình.
Đối với các hộ có nguồn thu nhập tăng chậm thì hầu như họ không đầu tư vào sản xuất, chăn nuôi... hoặc có kinh doanh nhưng nhưng là rất ít. Đây là những hộ có phần lớn là lao động lớn tuổi có con cái đi làm xa hoặc những hộ
là cán bộ công chức. Phần tiền nhận được từ đền bù họ đầu từ chủ yếu vào mua sắm các vật dụng thiết yếu trong gia đình, đầu tư vào việc học hành của con cái...
Cũng qua điều tra cho thấy, tác động của ĐTH đối với nhóm hộ có thu nhập giảm là rò rệt. Người nông dân bị mất đất, nguồn thu chủ yếu từ trồng trọt, chăn nuôi giảm hẳn (trồng trọt giảm 50,39%, chăn nuôi giảm 19,85%). Mặc dù được Nhà nước đền bù về phần đất bị mất đi nhưng do thiếu kinh nghiệm cộng với nhận thức bị hạn chế nên họ vẫn chưa đầu tư hoặc chưa biết đầu tư vào ngành nghề nào. Cũng đã có một số hộ mạnh dạn học hỏi các hộ phát triển đầu tư vào kinh doanh nhỏ lẻ. Tuy nhiên, thu nhập mạng lại còn rất nhỏ. Thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp của nhóm hộ này trung bình chỉ tăng khoảng 10% sau ĐTH.
59
Bảng 2.7 Thu nhập của hộ
đvt: 1000đ
Trước đô thị hoá | Sau khi đô thị hoá | Tăng (+) giảm (-) (%) | |||||||
Nhóm hộ có TN tăng nhanh | Nhóm hộ có TN tăng chậ m | Nhóm hộ có TN giảm | Nhóm hộ có TN tăng nhanh | Nhóm hộ có TN tăng chậ m | Nhóm hộ có TN giảm | Nhóm hộ có TN tăng nhanh | Nhóm hộ có TN tăng chậ m | Nhóm hộ có TN giảm | |
Thu nhập của hộ | 2.258.203 | 683.300 | 1.197.615,2 | 3.329.938 | 688.300 | 1.162.145,8 | 47,46 | 0,73 | -2,96 |
1. Trồng trọt | 147.673 | 0 | 98.187,6 | 144.073 | 0 | 48.713,8 | -2,44 | 0 | -50,39 |
2. Chăn nuôi | 47.490 | 0 | 67.499,6 | 73.265 | 0 | 54.104 | 54,27 | 0 | -19,85 |
3. SX TTCN | 12.000 | 0 | 0 | 24.000 | 0 | 0 | 100 | 0 | 0 |
4. KD-DV | 500.600 | 260.000 | 33.000 | 1.241.200 | 265.000 | 35.000 | 147,94 | 1,92 | 6,06 |
5. Làm thuê | 240.600 | 15.000 | 14.400 | 286.600 | 15.000 | 16.400 | 19,12 | 0 | 13,89 |
6. Lương thưởng | 1.066.840 | 378.300 | 843.028 | 1.232.900 | 378.300 | 846.928 | 15,57 | 0 | 0,46 |
7. Khác | 243.000 | 30.000 | 141.500 | 327.900 | 30.000 | 161.000 | 34,94 | 0 | 13,78 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc Điểm Của Thành Phố Thái Nguyên
- Tình Hình Biến Động Dân Số Của Thành Phố Thái Nguyên Giai Đoạn 2005-2007
- Ảnh Hưởng Của Đô Thị Hóa Đối Với Kinh Tế Hộ Nông Dân Được Điều
- Tác Động Của Đô Thị Hoá Đến Sản Xuất Phi Nông Nghiệp
- Đánh Giá Sự Ảnh Hưởng Của Đô Thị Hoá Tới Kinh Tế Hộ Thông Qua Các Câu Hỏi Định Tính
- Kế Hoạch Của Hộ Nông Dân Thành Phố Thái Nguyên Trong Thời Gian Tới
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ năm 2007)
2.3.6. Tình hình sử dụng tiền đền bù đất của các hộ điều tra
Các hộ nông dân sau khi nhận được tiền từ đền bù đất hoặc bán đất thì sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như: mua sắm vật dụng gia đình, xây dựng nhà cửa, đầu tư cho sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp, đầu tư cho việc học và việc làm của con cái, gửi tiết kiệm..., thể hiện ở bảng 2.8.
Bảng 2.8 Tình hình sử dụng nguồn đền bù của hộ
Giá trị sử dụng | Cơ cấu (%) | |
Tổng số tiền đền bù | 16.718.546,06 | 100 |
Tổng số tiền đầu tư | 13.971.878,89 | 83,57 |
1. Đầu tư sản xuất | 48.527 | 0,53 |
1.1. Trồng trọt | 24.352 | 50,18 |
1.2. Chăn nuôi | 24.175 | 49,82 |
2. Đầu tư kinh doanh | 1.191.144,45 | 8,53 |
2.1 Nhà nghỉ, phòng trọ | 618.700 | 51,94 |
2.2 Sửa chữa | 90.000 | 7,56 |
2.3 Dịch vụ khác | 482.444,45 | 40,5 |
3. Đầu tư xây dựng | 10.205.300,44 | 73,04 |
3.1 Nhà ở | 10.180.300,44 | 99,755 |
3.2 Chuồng trại | 12.000 | 0,118 |
3.3 Xây dựng khác | 13.000 | 0,127 |
4. Chi phí cho đào tạo nghề | 40.000 | 0,29 |
5. Chi phí tìm việc làm | 160.000 | 0,15 |
6. Đầu tư, chi phí khác | 2.326.907 | 16,65 |
Tiết kiệm | 2.746.667,17 | 16,43 |
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ năm 2007) Số liệu được thể hiện qua biểu đồ:
Biể u đồ 2.2 Tình hình sử dụng nguồn đền bù của hộ
1. Đầu tư sản xuất
2. Đầu tư kinh doanh
3. Đầu tư xây dựng
4. Chi phí cho đào tạo nghề
5. Chi phí tìm việc làm
6. Đầu tư, chi phí khác
Qua bảng 2.8 và biểu đồ 2.2 có thể thấy trong tổng số tiền hộ nhận được từ việc đền bù giải phóng mặt bằng, phần nhiều các hộ sử dụng để đầu tư xây dựng: nhà ở, chuồng trại (chiếm 73,04%) và đầu tư, chi phí khác như mua sắm vật dụng trong gia đình... Chi phí cho tái đầu tư sản xuất là rất ít, chỉ chiếm 0,53% số tiền được đền bù. Phần còn lại, họ dành tiết kiệm cho các công việc sau này với số lượng 2.746.667,17 nghìn đồng.
Về đầu tư sản xuất, hộ vẫn tiếp tục đầu tư vào sản xuất trồng trọt và chăn nuôi. Việc trồng lúa và chăn nuôi lợn vẫn là hướng đầu tư hàng đầu của hộ, chiếm phần lớn số tiền dùng vào đầu tư sản xuất.
Đầu tư kinh doanh từ nguồn tiền đền bù của hộ chiếm 8,53% tương đương 1.191.144,45 nghìn đồng. Đây thường là những hộ gia đình khá giả, mạnh dạn hơn trong việc chuyển đổi cơ cấu ngành nghề. Họ sử dụng tiền bán đất để mở cửa hàng buôn bán sắt thép, nguyên vật liệu xây dựng; của hàng kinh doanh dịch vụ tổng hợp; xây dựng nhà trọ, phòng nghỉ. Sau khi sửa chữa nhà cửa, đầu tư cho buôn bán - dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp nếu còn thừa tiền thi họ thường mua sắm thêm vật dụng gia đình. Ngoài ra, số hộ khá thường dùng tiền để tiết kiệm (16,43% tổng số tiền) cho việc sử dụng sau này.
Việc sử dụng tiền bán đất vào việc xây dựng nhà cửa, chuồng trại... trong tổng số tiền đền bù cũng khá lớn, lên tới 10.205.300,44 nghìn đồng, chiếm 73,04%. Đây là những hộ có thu nhập trung bình hay thấp, họ dùng số tiền đền bù hay bán đất để lấy tiền trả nợ, số tiền còn lại họ dùng để làm chi phí đi tìm công việc khác. Có hộ phải bán đất để có tiền chữa bệnh cho con.
Cũng vì lý do trên mà sau khi nhận được tiền đền bù, nhiều hộ chưa biết sẽ đầu tư như thế nào thì sẽ gửi tiền tiết kiệm. Cũng có nhiều ý kiến cho rằng dùng tiền đền bù vào xây dựng nhà cửa và mua sắm vật dụng gia đình. Họ đã không dùng tiền đền bù vào đầu tư học nghề, tìm việc làm. Một số hộ khá và hộ trung bình sử dụng một phần tiền đền bù dành cho học hành và tìm việc cho con cái.
Tóm lại, khi nhận được tiền bán đất và tiền đền bù đất, các hộ nông dân ít đầu tư trở lại cho sản xuất nông nghiệp cũng như cho học hành, tìm việc làm của con cái họ nói chung cũng như bản thân họ nói riêng. Họ thường sử dụng số tiền đó để xây nhà cửa, mua sắm vật dụng gia đình hay gửi tiết kiệm. Một số hộ khá đầu tư vào lĩnh vực phi nông nghiệp để chuyển cơ cấu ngành nghề.
2.4. Tác động của đô thị hoá đến sản xuất nông nghiệp
Quá trình ĐTH có tác động rất lớn đối với sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) của các hộ nông dân. Qua khảo sát, chúng tôi thấy những chuyển biến trong sản xuất nông nghiệp ở các hộ điều tra đang chịu sự tác động ngày càng mạnh mẽ của quá trình ĐTH. Điều này được thể hiện qua Bảng 2.9.
Bảng 2.9. Tác động của đô thị hoá đến sản xuất nông nghiệp
Trước ĐTH | Sau ĐTH | Tăng (+) giảm (-) | ||||
Giá trị (1000đ) | Cơ cấu (%) | Giá trị (1000đ) | Cơ cấu (%) | Giá trị (1000đ) | % so với trước ĐTH | |
Tổng thu | 974.716 | 100 | 758.177 | 100 | -216.539 | -22,22 |
1. Trồng trọt | 500.332 | 53,33 | 350.657 | 46,25 | -149.675 | -29,92 |
1.1 Lúa | 381.956 | 76,34 | 335.949 | 95,81 | -46.007 | -12,05 |
1.2 Cây hàng năm khác | 15.555 | 3,11 | 6.318 | 1,8 | -9.237 | -59,38 |
1.3 Cây ăn quả | 35.000 | 7 | 0 | 0 | -35.000 | -100,00 |
1.4 Cây lâu năm | 59.250 | 11,84 | 1.500 | 0,43 | -57.750 | -97,47 |
1.5 Sản phẩm phụ trồng trọt | 8.571 | 1,71 | 6.890 | 1,96 | -1.681 | -19,61 |
2. Chăn nuôi | 408.434 | 41,9 | 401.570 | 52,97 | -6.864 | -1,68 |
2.1 Lợn | 345.900 | 84,69 | 352.230 | 87,71 | 6.330 | 1,83 |
2.2 Gà, vịt | 62.534 | 15,31 | 49.340 | 12,29 | -13194 | -21,10 |
3 Thuỷ sản | 61.500 | 6,31 | 2.520 | 0,33 | -58.980 | -95,90 |
4. Lâm nghiệp | 4.450 | 0,46 | 3.430 | 0,45 | -1.020 | -22,92 |
Tổng chi | 547.915,5 | 100 | 432.071 | 100 | -115.844,5 | -21,14 |
1. Trồng trọt | 254.471,5 | 46,44 | 157.870 | 36,54 | -96.601,5 | -37,96 |
1.1 Giống | 34.653 | 13,62 | 25.237 | 15,99 | -9.416 | -27,17 |
1.2 Phân bón | 33.818,5 | 13,29 | 19.783 | 12,53 | -14.035,5 | -41,50 |
1.3 Phân hoá học | 120.420 | 47,32 | 73.870 | 46,79 | -46.550 | -38,66 |
1.4 Thuốc trừ sâu | 11.190 | 4,4 | 7.790 | 4,93 | -3.400 | -30,38 |
1.5 Chi khác | 54.390 | 21,37 | 31.190 | 19,76 | -23.200 | -42,65 |
2. Chăn nuôi | 276.144 | 50,4 | 273.101 | 63,21 | -3.043 | -1,10 |
2.1 Giống | 107.249 | 38,84 | 105.784 | 38,73 | -1.465 | -1,37 |
2.2 Thức ăn | 151.845 | 54,99 | 151.837 | 55,60 | -8 | -0,01 |
2.3 Chi khác | 17.050 | 6,17 | 15.480 | 5,67 | -1.570 | -9,21 |
3. Thuỷ sản | 17.300 | 3,16 | 1.100 | 0,25 | -16.200 | -93,64 |
Doanh thu (Thu -Chi) | 426.800,5 | 100 | 326.106 | 100 | -100.694,5 | -23,59 |
1. Trồng trọt | 245.860,5 | 57,61 | 192.787 | 59,12 | -53.073,5 | -21,59 |
2. Chăn nuôi | 132.290 | 31 | 128.469 | 39,39 | -3.821 | -2,89 |
3. Thuỷ sản | 44.200 | 10,36 | 1.420 | 0,44 | -42.780 | -96,79 |
4. Lâm nghiệp | 4.450 | 1,04 | 3.430 | 1,05 | -1.020 | -22,92 |
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ năm 2007)