Mức Độ Ảnh Hưởng Của Vốn Xã Hội Đối Với Lợi Ích Của Người Dân Địa Phương Trong Phát Triển Du Lịch Sinh Thái


Sau khi kiểm tra độ tin cậy của thang đo, 02 biến quan sát còn lại của thang đo “Việc tham gia thực hiện QCQL hoạt động DLST ở các VQG" được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA cùng với các thang đo còn lại của VXH. Kết quả các biến quan sát này đều hội tụ và có giá trị phân biệt với các biến quan sát còn lại với hệ số tải khá cao lần lượt QC1 là 0.835 và QC2 là 0.867. Điều đó chứng tỏ, trong bối cảnh phát triển DLST ở các VQG thang đo mới này có hiệu lực rõ rệt.

5.1.3. Mức độ ảnh hưởng của vốn xã hội đối với lợi ích của người dân địa phương trong phát triển du lịch sinh thái

5.1.3.1. Ảnh hưởng chung của vốn xã hội đối với lợi ích của người dân địa phương trong phát triển du lịch sinh thái

Theo kết quả nghiên cứu ảnh hưởng (từ R2 điều chỉnh) của VXH đối với lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST trong các VQG vùng ĐBSH&DHĐB là 25,9%. Như vậy, nhìn ở góc độ các loại vốn (05 loại vốn như đã đề cập ở chương 2) ảnh hưởng đến phát triển nền KT - XH nói chung và lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST nói riêng trong các trường hợp nghiên cứu của đề tài thì VXH chiếm khoảng ¼ trong cơ cấu. Điều đó cho thấy VXH đóng vai trò quan trọng đối với việc góp phần gia tăng các lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST. Kết quả hồi quy cũng cho thấy mức độ ảnh hưởng của VXH đối với các lợi ích khác nhau trong phát triển DLST cũng có sự chênh lệch. Nếu xét lợi ích VH - XH tổng thể (bao gồm lợi ích VH - XH dành cho cá nhân/hộ gia đình và lợi ích VH - XH dành cho cộng đồng) thì VXH có ảnh hưởng lớn nhất đối với nhóm lợi ích này. Theo đó, nếu VXH tăng thêm một đơn vị thì lợi ích VH - XH nói chung tăng 0.632 (tăng 0.272 đơn vị đối với lợi ích VH - XH dành cho cá nhân/hộ gia đình và tăng 0.360 đơn vị lợi ích VH - XH dành cho cộng đồng). Nếu tính riêng lẻ các lợi ích này thì lợi ích VH - XH nhận được mức độ ảnh hưởng thứ hai sau lợi ích chính trị, nếu VXH tăng thêm một đơn vị thì lợi ích chính trị tăng lên 0.430 đơn vị, tương tự như vậy xếp ở vị trí thứ ba là lợi ích môi trường với số đơn vị tăng là 0.306 và cuối cùng là lợi ích kinh tế 0.260.

Lợi ích VH - XH (cho cá nhân/hộ gia đình/cộng đồng) sẽ nhận được nhiều ảnh hưởng thuận chiều nhất từ việc gia tăng nguồn VXH cho NDĐP trong các VQG vùng ĐBSH&DHĐB. Đây là một kết quả hợp logic với lý thuyết nghiên cứu và phù hợp với các nghiên cứu trước và kết quả cũng khẳng định bản chất của VXH là tạo ra các giá trị lợi ích từ các MQH xã hội và thúc đẩy lợi ích VH - XH của cộng đồng, của mạng lưới xã hội nhiều hơn là các lợi ích về kinh tế. VXH không giống như vốn kinh tế, nó không thuộc sở hữu riêng của bất cứ ai nếu họ tách khỏi các MQH xã hội (Bourdieu, 1986) và nó là một thuộc tính của các “mạng lưới” chứ không phải cá nhân, sở hữu riêng (Coleman, 1988) nhưng giá trị của nó mang lại không chỉ cho một tổ chức/cộng


đồng mà còn cho từng thành viên trong mạng lưới tổ chức/cộng đồng ấy. Các lợi ích từ VXH do không xuất phát từ các “giao dịch kinh tế” nên các lợi ích từ VXH có thể ít có giá trị kinh tế hơn so với lợi ích khác dù mức chênh lệch cũng không quá đáng kể.

Đặc biệt, trong kết quả nghiên cứu này ảnh hưởng của VXH đối với lợi ích chính trị là tương đối đáng kể (ảnh hưởng ở mức độ cao nhất nếu không tính gộp chung các lợi ích VH - XH). Điều đó cho thấy rằng, trong bối cảnh hiện nay, nhất là khi các VQG đẩy mạnh phát triển DLST thì vai trò, tiếng nói chính trị, địa vị của NDĐP ngày càng được cải thiện. Trước đây các nghiên cứu chủ yếu tiếp cận những lợi ích mang lại cho cộng đồng khi phát triển du lịch là các lợi ích KT - XH và môi trường, gần đây lợi ích chính trị đã được quan tâm nghiên cứu và trong thực tiễn khi người dân càng tham gia ở mức độ cao trong phát triển thì càng gắn với yếu tố chính trị. Kết quả này cũng bổ sung đáng kể cho việc khám phá những nhân tố mới nổi bật trong điều kiện phát ở các nước có nền kinh tế đang phát triển hay những khu vực miền núi, nông thôn - những nơi mà nhìn chung mặt bằng dân trí còn chưa thực sự cao và ít có tiếng nói chính trị trong đời sống. Như vậy, qua kết quả nghiên cứu có thể thấy VXH có vai trò quan trọng đối với việc gia tăng những lợi ích chính trị có thể mang lại cho những người tham gia làm DLST trong các VQG vùng ĐBSH&DHĐB. Tuy nhiên, cũng nhận thấy rằng các lợi ích chính trị ở đây chủ yếu là nâng cao quyền được tiếp cận tài nguyên, bình đẳng tiếp cận các phúc lợi xã hội dành cho cộng đồng và đem lại tiếng nói, uy tín của họ trong cộng đồng; còn trên thực tế NDĐP ít được tham gia vào các quá trình ra quyết định, kiểm soát, quản lý tài nguyên và phát triển du lịch ở địa phương. Đây cũng là một yếu tố đặc thù có phần liên quan đến QCQL nhà nước ở các VQG và do trình độ năng lực tham gia các hoạt động quản lý, kiểm soát phát triển du lịch của người dân còn hạn chế, đặc điểm NKH cũng cho thấy trình độ lao động chủ yếu của các VQG là lao động phổ thông. Số ít tham gia làm quản lý và có tiếng nói ra quyết định hoặc có tầm ảnh hưởng đến việc ra quyết định là đại diện BQL VQG và quản lý các khu du lịch, khách sạn, tổ trưởng các tổ nghiệp vụ chuyên môn thường phải có có trình độ cao đẳng, đại học; một số cá nhân làm du lịch tiêu biểu trong cộng đồng được tín nhiệm bầu vào bộ máy CQĐP (quản lý các thôn/bản, hội phụ nữ…).

5.1.3.2. Ảnh hưởng của từng yếu tố thuộc vốn xã hội đối với lợi ích của người dân địa phương trong phát triển du lịch sinh thái

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành nên VXH cũng có các mức độ ảnh hưởng khác nhau đến lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST với các mức ảnh hưởng dao động từ 2,0 đến 15,2%. Trong đó, mạng lưới xã hội là ảnh hưởng nhiều nhất đến lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST (xếp ở vị trí thứ nhất với 15,2%), đứng thứ hai là yếu tố hợp tác (12,4%), thứ ba lòng tin (10,7%), thứ tư là Việc tham gia thực hiện QCQL hoạt động DLST ở các VQG


Ảnh hưởng của vốn xã hội đến lợi ích của người dân địa phương trong phát triển du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia Đồng bằng sông Hồng và Duyên Hải Đông Bắc - 17

(7,6%), thứ năm và cuối cùng là chuẩn mực xã hội và chuẩn mực quy tắc (lần lượt 2,6% và 2,0%). Một kết quả đáng lưu ý là với tập dữ liệu của nghiên cứu, không đủ cơ sở để kết luận sự trao đổi, chia sẻ có ảnh hưởng đến lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST ở các VQG vùng ĐBSH&DHĐB.

Những phát hiện của nghiên cứu này phù hợp với các nghiên cứu trước như

Sawatsky (2003), Jones (2005), Zhao et al. (2011), Park et al. (2012), Pongponrat

(2012), Thammajinda (2013), Marcinek and Hunt (2015), Musavengane (2017)… cũng đều nhận định rằng các MQH hợp tác và mạng lưới xã hội dựa trên yếu tố lòng tin sẽ là những yếu tố “cốt lõi” giúp mang lại các lợi ích chính trị, kinh tế, VH - XH cho NDĐP khi họ tham gia vào hoạt động DLST. Bên cạnh đó, lòng tin và việc tôn trong các chuẩn mực, sự tham gia hợp tác, gắn kết mạng lưới xã hội sẽ thúc đẩy NDĐP nâng cao nhận thức và ủng hộ các hoạt động BVMT (Liu et al., 2014; Jones, 2005; Nguyen, 2007).

Mạng lưới xã hội ảnh hưởng đến các lợi ích chính trị, VH - XH của cộng đồng và VH - XH của cá nhân/hộ gia đình với hệ số Beta chuẩn hóa lần lượt là 0.273, 0.159 và 0.139. Tức là, mạng lưới xã hội ảnh hưởng nhiều nhất đến lợi ích chính trị của NDĐP trong phát triển DLST và sau đó là đến các lợi ích VH - XH. Khi tham gia vào các mạng lưới xã hội trong phát triển DLST NDĐP ở các VQG vùng ĐBSH&DHĐB đã có cơ hội được tiếp cận và có quyền sử dụng các nguồn tài nguyên của địa phương để kinh doanh DLST, bình đẳng tiếp cận phúc lợi vật chất xã hội (các VQG điển hình như VQG Cúc Phương có cơ chế phân chia lợi ích từ kinh doanh DLST và xây dựng quỹ chung cho cộng đồng hỗ trợ việc cải thiện giao thông, dọn dẹp vệ sinh môi trường, xây dựng nhà văn hóa…), nâng cao tiếng nói và uy tín của họ trong cộng đồng (được tham gia các cuộc họp và phát biểu ý kiến, được đóng góp sáng kiến phát triển hoạt động kinh doanh). Ngoài ra, một số NDĐP trong các VQG còn được tham gia vào quá trình ra quyết định, quản lý phát triển du lịch địa phương đảm nhận các chức danh quản lý VQG, khu du lịch và tự chủ kinh doanh, có MQH với các mạng lưới xã hội trong phát triển DLST.

Yếu tố hợp tác cũng ảnh hưởng đến 03 nhóm lợi ích nói trên, cho thấy mối quan hệ giữa mật thiết giữa các yếu tố hợp tác và liên kết phát triển trong các mạng lưới xã hội đều có ảnh hưởng chung đến lợi ích chính trị và các lợi ích VH - XH. Điểm khác biệt là trong nhóm lợi ích VH - XH, so với yếu tố mạng lưới xã hội, yếu tố hợp tác có ảnh hưởng mạnh hơn đối với lợi ích VH - XH cho cộng đồng còn mạng lưới xã hội ảnh hưởng mạnh hơn đối với lợi ích VH - XH dành cho cá nhân/hộ gia đình. Đây chính là biểu hiện của đặc điểm trong các CĐĐP ở các VQG vùng ĐBSH&DHĐB là MQH hợp tác giữa các thành viên trong cộng đồng mạnh hơn sự hợp tác liên kết với các MQH bên ngoài (mạng lưới xã hội) trong việc giúp cộng đồng


khôi phục, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống và tạo thành các mạng lưới sinh hoạt phục vụ biểu diễn văn hóa, văn nghệ, tổ chức lễ hội phục vụ khách du lịch và duy trì tín ngưỡng của cộng đồng (những biểu hiện của lợi ích VH - XH cho cộng đồng).

Yếu tố lòng tin ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích chính trị, VH - XH cho cá nhân/hộ gia đình và lợi ích môi trường. Lòng tin của NDĐP đối với chính quyền các cấp và sự tin tưởng giữa các thành viên trong cộng đồng giúp cho NDĐP sẵn sàng tham gia hợp tác phát triển trong các hoạt động kinh doanh DLST và nghiêm túc thực hiện các chủ trương, chính sách do các cơ quan quản lý ban hành. Điển hình như khi có chủ trương tạo điều kiện cho NDĐP tham gia làm DLST, CĐĐP ở các VQG đa số người dân đều có mong muốn được tham gia làm du lịch và được đóng góp cho địa phương và khi tham gia làm du lịch họ đã được nâng cao chất lượng cuộc sống và nâng cao ý thức BVMT tốt hơn. Sự tin tưởng của CQĐP, BQL VQG cũng giúp cho một số người dân có năng lực được giao các vị trí quản lý trong VQG và trong CQĐP.

Việc tham gia thực hiện QCQL hoạt động DLST ở các VQG là một yếu tố mới được phát hiện trong nghiên cứu nhưng nó có ảnh hưởng khá mạnh đến các lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST. Đặc biệt, đây là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến lợi ích của NDĐP. Điều đó chứng tỏ việc áp dụng QCQL các hoạt động DLST ở các VQG đóng góp đáng kể đến việc gia tăng thu nhập, thúc đẩy sản xuất hàng hóa ở địa phương và mang lại lợi ích kinh tế chung cho cộng đồng. Cũng chính vì sự ảnh hưởng này mà chúng ta thấy rõ rệt sự phân hóa trong doanh thu của các VQG (trình bày ở mục mô tả bối cảnh nghiên cứu 4.1) cao nhất ở VQG Ba Vì sau đó là đến Cát Bà và Cúc Phương. Kết quả doanh thu này ảnh hưởng một phần từ việc có hay không có các hoạt động liên kết liên doanh và cho thuê môi trường rừng phát triển DLST.

Các yếu tố chuẩn mực quy tắc và chuẩn mực xã hội có mức ảnh hưởng thấp nhất đến lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST ở các VQG và chỉ có ý nghĩa ảnh hưởng đối với lợi ích môi trường, điều đó chứng tỏ trong bối cảnh nghiên cứu khá đặc thù như các VQG, các chuẩn mực được tôn trọng khá tốt bởi liên quan đến các yêu cầu về bảo tồn và người dân chỉ được sinh sống xung quanh vùng đệm của các VQG, việc khai thác phát triển DLST cũng phải tuân thủ đúng theo phạm vi các khu vực đã được khoanh vùng không ảnh hưởng đến vùng lõi và HST của VQG. Vì vậy, các yếu tố chuẩn mực ít có ảnh hưởng hơn các yếu tố khác và sự ảnh hưởng này chủ yếu liên quan đến việc giúp cho người dân nâng cao ý thức BVMT. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Liu et al. (2014) khi trong các bối cảnh xã hội tuân thủ khá nghiêm ngặt các chuẩn mực quy tắc xã hội thì yếu tố chuẩn mực đóng vai trò quan trọng cho việc khuyến khích các hành vi ủng hộ BVMT rõ rệt hơn các yếu tố khác. Điểm khác biệt là trong nghiên cứu của Liu et al. (2014), ngoài yếu tố chuẩn mực còn có yếu tố hợp tác và mạng lưới xã hội cũng ảnh hưởng đến việc nâng cao ý thức BVMT của NDĐP.


Kết quả khảo sát không đủ cơ sở để khẳng định sự trao đổi, chia sẻ có ảnh hưởng đến các lợi ích của NDĐP trong bối cảnh nghiên cứu, kết quả nghiên cứu này có sự khác biệt so với các nghiên cứu trước của Jones (2005), Nguyen (2007), Zhao et al. (2011), Musavengane (2017) nhưng được ủng hộ từ các kết quả nghiên cứu của Sawatsky (2003), Liu et al. (2014), khi các tác giả này cũng đã không ghi nhận có ảnh hưởng của yếu tố trao đổi, chia sẻ đến lợi ích của NDĐP trong phát triển du lịch. Kết quả này cho thấy tại các VQG vùng ĐBSH&DHĐB sự trao đổi, chia sẻ diễn ra không rõ rệt, người dân có sự hợp tác làm du lịch nhưng sự hợp tác này là do cơ chế hoạt động của các VQG mang lại còn sự trao đổi và chia sẻ giữa NDĐP trong việc sở hữu chung kinh doanh, sự chia sẻ giữa các thành viên trong cộng đồng trong các công việc chung cũng khá hạn chế và không ảnh hưởng nhiều đến lợi ích của họ trong phát triển DLST.

Việc bình luận sẽ được diễn giải về ảnh hưởng cụ thể của các yếu tố thuộc VXH đến các lợi ích phát triển DLST sẽ được trình bày chi tiết hơn ở mục 5.1.3.3. dưới đây khi phân tích ảnh hưởng của VXH đối với từng nhóm lợi ích chính trị, kinh tế, VH - XH và môi trường.

5.1.3.3. Ảnh hưởng của vốn xã hội đối với từng yếu tố lợi ích của người dân địa phương trong phát triển du lịch sinh thái

- Mức độ ảnh hưởng của VXH đối với lợi ích chính trị

Các yếu tố trao đổi và chia sẻ, chuẩn mực (quy tắc và xã hội) không ảnh hưởng đến lợi ích chính trị trong phạm vi nghiên cứu này vì các yếu tố này không trực tiếp giúp cho NDĐP nâng cao tiếng nói, uy tín trong cộng đồng mà chủ yếu gia tăng các giá trị về sự trao đổi giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống ở một bối cảnh xã hội có các MQH tương đối hài hòa.

Các yếu tố thuộc VXH có mức độ ảnh hưởng đến ảnh hưởng đến lợi ích chính trị từ cao xuống thấp là mạng lưới xã hội, sự hợp tác, việc tham gia thực hiện QCQL ở VQG và lòng tin. Vì sao chỉ có những nhân tố này ảnh hưởng và mức độ lại có sự khác nhau có thể lý giải như sau: nguyên nhân chủ yếu là do trong quá trình phát triển DLST người dân ngày càng có tiếng nói trong cộng đồng thông qua các hoạt động hợp tác và hình thành các mạng lưới xã hội trong phát triển DLST (tham gia một số sự kiện thảo luận về vấn đề của cộng đồng, đóng góp sáng kiến cho chính quyền và BQL VQG, trực tiếp làm du lịch và có MQH với BQL VQG - những yếu tố thuộc thang đo về sự hợp tác; có các MQH với các cộng đồng xung quanh, ở địa phương khác để kinh doanh, hợp tác phát triển du lịch - những yếu tố thuộc thang đo về mạng lưới xã hội). Vì vậy, những người tham gia làm DLST có nhiều hơn các thành viên khác trong cộng đồng cơ hội được tiếp cận khai thác tài nguyên cũng như các phúc lợi xã hội do hoạt động DLST mang lại. Rất nhiều người trong số họ đã có vị trí trong


BQL VQG, lãnh đạo các thôn/xã, hội phụ nữ… Từ đó, cũng nâng cao uy tín, tiếng nói của họ trong cộng đồng. Ngoài ra, lòng tin của cộng đồng đối với chính quyền và những người xung quanh cũng như giá trị đạo đức trong xã hội cũng là yếu tố giúp họ mạnh dạn tham gia, được khuyến khích và có địa vị chính trị hơn (dù chưa có tiếng nói ra quyết định).

- Mức độ ảnh hưởng của VXH đối với lợi ích kinh tế

Ngoại trừ yếu tố việc tham gia thực hiện QCQL ở VQG thì các yếu tố còn lại không có ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế bởi bản chất những giá trị này ít liên quan đến việc tạo ra lợi nhuận kinh doanh cho du lịch. Các nghiên cứu trước hầu như cũng chưa kiểm định được MQH này. Tuy nhiên, kết quả kiểm định không ủng hộ các yếu tố lòng tin, hợp tác, sự trao đổi và chia sẻ có ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế cho NDĐP trong các VQG vùng ĐBSH&DHĐB là một câu hỏi lớn cần được lý giải thấu đáo. Phân tích kết quả nghiên cứu định tính chúng ta thấy những yếu tố có giá trị trong nghiên cứu chủ yếu nói về sự hợp tác tham gia trong các sự kiện, cuộc họp thảo luận các vấn đề của cộng đồng, có MQH với BQL VQG… những yếu tố này giúp mang lại tiếng nói của người dân và vị thế của họ trong MQH làm du lịch (tức lợi ích chính trị) chứ không phải các giá trị kinh tế hiện hữu. Sự trao đổi và chia sẻ của người dân trong cộng đồng về cơ bản cũng không mang lại lợi ích kinh tế cho họ bởi những yếu tố này thiên về giá trị tinh thần (hỗ trợ về thời gian, thăm hỏi động viên…) hơn là sự trao đổi mang lại giá trị kinh tế.

Các yếu tố lợi ích kinh tế mà NDĐP ở các VQG nhận được thông qua phát triển DLST bao gồm: giúp tăng thu nhập cho người dân, thúc đẩy sản xuất nông phẩm và hàng hóa ở địa phương, tạo ra nhiều lợi ích kinh tế hơn cho cộng đồng. Qua phỏng vấn người dân, các lợi ích này có được phần quan trọng cũng nhờ cơ chế khuyến khích, ưu tiên, tạo điều kiện cho người dân tham gia làm du lịch của VQG - một phần nội dung quan trọng trong “QCQL các hoạt động DLST ở các VQG”. Đặc biệt, việc áp dụng chính sách cho thuê môi trường rừng làm du lịch được vận dụng tương đối hiệu quả ở VQG Ba Vì, một phần ở VQG Cát Bà đã giúp nâng cao thu nhập đáng kể cho một bộ phận cộng đồng dân cư tham gia làm du lịch hoặc gián tiếp. Khi du lịch phát triển cũng thúc đẩy các hoạt động buôn bán hàng hóa và nông phẩm, dược liệu địa phương (Ở VQG Ba Vì các sản phẩm tiêu biểu được khách du lịch ưa chuộng là các sản phẩm từ sữa bò, chè, đà điểu, gà, lá thuốc của dân tộc Dao Đỏ… VQG Cát Bà các sản phẩm được đầu tư khai thác là hải sản, gà, dê, mật ong, cam…). Du lịch phát triển đã góp phần thúc đẩy các ngành kinh kế khác phát triển và góp phần tạo ra nhiều lợi ích kinh tế hơn cho cộng đồng. Ngoài ra, mặc dù cơ chế liên kết liên doanh, cho thuê môi trường rừng làm du lịch đã thu hút không ít doanh nghiệp bên ngoài địa phương đầu tư vào các VQG nhưng các doanh nghiệp đều có chính sách thu hút lao động địa


phương tham gia làm du lịch ở các vị trí công việc khác nhau nên tạo nên mạng lưới hợp tác làm du lịch và góp phần gia tăng VXH cho cộng đồng. Đây là những yếu tố đóng góp làm gia tăng lợi ích kinh tế cho NDĐP ở các VQG vùng ĐBSH&DHĐB.

- Mức độ ảnh hưởng của VXH đối với lợi ích VH - XH cho cá nhân/hộ gia đình

Những lợi ích dành cho cá nhân/hộ gia đình khi tham gia phát triển DLST gồm: tạo công ăn việc làm, tạo ra các quỹ phúc lợi xã hội cho người dân; giúp nâng cao mức sống, cải thiện đời sống hạnh phúc cho các hộ gia đình. Những yếu tố này không chịu ảnh hưởng của các yếu tố về chuẩn mực (quy tắc và xã hội), sự trao đổi và chia sẻ, việc tham gia thực hiện QCQL hoạt động DLST ở các VQG bởi các chuẩn mực mà người dân tôn trọng trong các kết quả nghiên cứu trước cho thấy hầu như ít có liên quan đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho họ còn việc tham gia thực hiện QCQL DLST ở các VQG chủ yếu mang lại lợi ích khác (như đã phân tích ở các phần trên) hơn là các giá trị xã hội.

Lòng tin có ảnh hưởng nhiều nhất đối với nhóm lợi ích VH - XH cho cá nhân/hộ gia đình bởi những giá trị đạo đức trong xã hội các NDĐP ở các VQG bởi lòng tin vào chính quyền và những người xung quanh giúp các cá nhân/hộ gia đình ủng hộ cho việc cần thiết phải xây dựng các quỹ phúc lợi xã hội trong mỗi cộng đồng. Ngoài ra, lòng tin còn giúp họ sẵn sàng tham gia làm du lịch khi DLST ở địa phương được khai thác phát triển. Từ đó, họ có thêm công ăn việc làm, nâng cao mức sống và cải thiện hạnh phúc gia đình.

Sự hợp tác có ảnh hưởng đáng kể đến nhóm lợi ích này bởi vì thông qua các cuộc họp/sự kiện mà người dân được tham gia và có tiếng nói đã giúp họ thúc đẩy chính quyền và BQL các VQG ủng hộ cho việc thành lập các quỹ phúc lợi xã hội như khuyến học, hỗ trợ công tác BVMT, xây dựng nhà văn hóa thôn/xã; qua các MQH đó cũng giúp họ thuận lợi hơn trong việc được tuyển dụng và nhận vào làm tại cơ sở kinh doanh du lịch hoặc tự thành lập các doanh nghiệp tự chủ trong kinh doanh du lịch và không ngừng nâng cao mức sống. Yếu tố mạng lưới xã hội góp phần thúc đẩy các MQH xã hội ngoài cộng đồng và gia tăng hiệu quả thu hút khách du lịch đến địa phương, các mối làm ăn kinh doanh cung ứng dịch vụ du lịch và tạo thêm nhiều công ăn việc làm và cải thiện chất lượng cuộc sống cho những người tham gia trực tiếp (kể cả gián tiếp) trong mạng lưới này.

- Mức độ ảnh hưởng của VXH đối với lợi ích VH - XH cho cộng đồng

Những lợi ích VH - XH dành cho cộng đồng là giúp khôi phục các giá trị, phong tục tập quán truyền thống; khuyến khích các hoạt động văn hóa, văn nghệ, làng nghề, lễ hội ở địa phương và gắn kết cộng đồng thành một mạng lưới xã hội. Dữ liệu ghi nhận những yếu tố này không có MQH với các yếu tố về lòng tin, sự trao đổi và


chia sẻ, chuẩn mực (quy tắc và xã hội); đây là một kết quả có thể lý giải từ quá trình quan sát, phỏng vấn sơ bộ cho đến phỏng vấn sau khi có kết quả kiểm định; thực tế cho thấy việc bảo tồn, khôi phục các giá trị văn hóa truyền thống và khuyến khích các hoạt động văn hóa, văn nghệ, làng nghề, lễ hội ở địa phương mang tính cộng đồng và có sự gắn kết cộng đồng rõ nét. Những yếu tố này có được nhờ quá trình hợp tác, liên kết phát triển trong và ngoài mạng lưới xã hội ở các VQG, được BQL các VQG và CQĐP ưu tiên khuyến khích thúc đẩy khôi phục, bảo tồn và phát triển chứ không chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố khác (trong phạm vi VXH).

Các yếu tố có ảnh hưởng đến lợi ích VH - XH dành cho cộng đồng là sự hợp tác, mạng lưới xã hội và việc tham gia thực hiện QCQL các hoạt động DLST ở các VQG. Mức độ ảnh hưởng của ba nhân tố này không có sự chênh lệch nhiều. Trong đó, sự hợp tác có mức độ ảnh hưởng nhiều nhất (biểu hiện sự hợp tác trong các sự kiện văn hóa, văn nghệ, lễ hội người dân tham gia và đóng góp cho bảo tồn) với hệ số Beta chuẩn hóa của kiểm định là 0.249, việc thực hiện quy chế 0.188 (biểu hiện qua một số chính sách khuyến khích của BQL VQG trong việc thành lập, hỗ trợ đời sống và định hướng hoạt động cho các đội/nhóm văn nghệ, tổ chức các sự kiện lễ hội trong cộng đồng), còn lại mạng lưới xã hội là 0.159 (có sự liên kết với các cộng đồng xung quanh để làm du lịch và khi tổ chức/tham gia các hoạt động, sự kiện trong cộng đồng).

- Mức độ ảnh hưởng của VXH đối với lợi ích môi trường

Những lợi ích môi trường trong phát triển DLST là người dân thấy những giá trị nguồn tài nguyên trong cộng đồng có mối liên quan với mình, họ ủng hộ mạnh mẽ hơn cho các chính sách bảo tồn nguồn tài nguyên và sẽ có những hành động để BVMT. Dữ liệu ghi nhận những yếu tố này không có MQH với các yếu tố về sự trao đổi và chia sẻ, sự hợp tác, mạng lưới xã hội bởi những lợi ích này chủ yếu thiên về mặt nhận thức hơn là hành vi và hành vi ở đây thể hiện sự ủng hộ chứ chưa nói rõ là các hành động cụ thể. Trong khi đó các yếu tố về hợp tác, liên kết, tương trợ, chia sẻ liên quan đến các hoạt động cụ thể nên hầu như ít có ảnh hưởng.

Các yếu tố có ảnh hưởng đến lợi ích môi trường là lòng tin, chuẩn mực quy tắc, chuẩn mực xã hội, việc tham gia thực hiện QCQL hoạt động DLST ở các VQG. Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố này đến lợi ích môi trường không có sự chênh lệch lớn, thấp nhất là “chuẩn mực xã hội” với hệ số Beta chuẩn hóa = 0.147, cao nhất là yếu tố “Việc tham gia thực hiện QCQL các hoạt động DLST ở các VQG” với hệ số Beta chuẩn hóa = 0.200.

Yếu tố lòng tin có ảnh hưởng đến lợi ích BVMT bởi lòng tin của những người dân trong cộng đồng với nhau, với sự lãnh đạo của chính quyền và các giá trị đề ra trong hương ước làng bản giúp họ luôn có ý thức, thái độ tích cực trong việc tuân thủ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/03/2023