Một Số Đặc Điểm Lịch Sử Và Văn Hóa Tộc Người Hmông



Hình 1 1 Các điểm thăm quan du lịch ở Sa Pa nguồnhttp la ocai gov vn sites sapa 1


Hình 1.1. Các điểm thăm quan du lịchSa Pa [nguồnhttp://laocai.gov.vn/sites/sapa/bandohuyen/Trang/634046080866084190.aspx, truy cập ngày: 01/03/2016].


1.2.2. Một số đặc điểm lịch sử và văn hóa tộc người Hmông

1.2.2.1. Lịch sử tộc người

Người Hmông ở Việt Nam có 4 nhóm chính, đó là: Hmông Xanh, Hmông Trắng, Hmông Hoa và Hmông đen [37.tr.400]. Họ vốn có nguồn gốc từ phía nam Trung Quốc. Lịch sử thiên di của người Hmông cũng là lịch sử đấu tranh không ngừng chống phong kiến áp bức dân tộc. Đến Việt Nam họ mong muốn có cuộc sống ổn định và ấm no hơn. Trong đồng bào có lưu truyền rằng “Việt Nam là nơi đất đai màu mỡ dễ làm ăn, nơi có quả bí to như cái Vạc mà lợn rừng có thể khoét lỗ chui vào đó đẻ, nó vừa là ổ, vừa là thức ăn cho lợn, nơi trồng cây lương thực, gốc có củ, thân có bắp, ngọn trổ lúa” [37,tr.401].

Người Hmông ở tỉnh Lào Cai cũng có 4 nhóm: Hmông hoa (Hmông lềnh) là ngành có số dân đông nhất, chiếm tới 70% số người Hmông ở Lào Cai, cư trú ở 8 huyện nhưng tập trung ở Bắc Hà, Mường Khương, Sa Pa, Bảo Thắng và Bảo Yên; Hmông đen (Hmông đu) cư trú tại Bát Xát, Sa Pa; Hmông xanh (Hmông súa) cư trú tập trung ở xã Nậm Xé, huyện Văn Bàn và Hmông trắng (Hmông đơ) cư trú ở huyện Bắc Hà, Bát Xát, Văn Bàn, Sa Pa [27, tr.9-10]. Người Hmông di cư đến Lào Cai cách ngày nay hơn hai trăm năm. Đợt di cư đầu tiên vào Lào Cai gồm 80 gia đình [27, tr.10]. Thủ lĩnh dẫn đầu đoàn di cư người Hmông đến Lào Cai là ông Hoàng Sín Dần, một tộc trưởng có uy tín và giỏi võ nghệ. Họ sinh sống ở Bắc Hà được ba đời thì có ba gia đình lại tiếp tục di cư sang Sa Pa. Đoàn di cư do ông Lý Thàng Pua dẫn đầu. Người Hmông dù đến cư trú ở Lào Cai sớm hay muộn đều coi Lào Cai là quê hương, Việt Nam là tổ quốc mình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Người Hmông ở huyện Sa Pa phần lớn là Hmông Đen (Hmông đu), ngoài ra còn có nhóm Hmông hoa và người Hmông xanh. Người Hmông Đen di cư từ vùng Quý Châu, Trung Quốc sang Sa Pa (Việt Nam). Nhóm Hmông ở thôn Lý, xã Lao Chải là Hmông đen.


1.2.2.2. Một số đặc điểm văn hóa mưu sinh

Trước đây, đồng bào trồng đậu răng ngựa, củ đao, khoai lang, khoai sọ, rau cải, rau muống… chủ yếu cung cấp cho sinh hoạt hàng ngày, nếu có nhiều thì mang trao đổi với những người trong bản. Hiện nay, đồng bào trồng rau cải mèo, bắp cải, cải trắng... một phần phục vụ cho sinh hoạt, phần khác cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn ở thị trấn Sa Pa. Ngoài ra, đồng bào còn trồng đào, mận để ăn và bán tại địa phương, và cũng để cho khách du lịch mua về làm quà khi đến Sa Pa. Thu hoạch xong, đồng bào chủ yếu mang ra thị trấn Sa Pa bán vào thứ 6, thứ 7 và chủ nhật vì thời điểm này khách du lịch đến Sa Pa đông nhất trong tuần. Còn nếu gia đình nào trồng số lượng lớn thì mang bán cho những hộ kinh doanh ở thị trấn.

Trước đây đồng bào trồng 3 loại ngô: ngô nếp (po cừ lảu), ngô trắng (po cừ đây), ngô vàng (po cừ đằng). Theo kinh nghiệm của đồng bào thì ngô trắng để lâu hay bị sâu, ngô đỏ để lâu thì không bị sâu và ngô trắng mềm hơn. Trước đây đồng bào trồng toàn ngô trắng, còn bây giờ trồng hai loại như nhau. Ngô nếp trồng để cho con người ăn, nhất là bán cho khách du lịch, không dùng cho chăn nuôi, ngoài ra còn làm bánh ăn vì có vị dẻo, thơm. Đồng bào toàn ăn ngô trắng, cách chế biến là xay ngô thành bột để làm mèn mén ăn. Ngô nếp cũng ăn nhưng không ăn nhiều, chỉ ăn một vài bữa, không ăn liên tục được. Trước đây, một số gia đình hết gạo trước tết từ một đến hai tháng thì bắt đầu ăn ngô thay thế, hoặc dùng ngô độn với cơm để ăn. Đồng bào ở đây trồng ngô sớm để thu hoạch sớm, để có cái ăn vào ngày làm mùa. Đến tháng chín mới thu hoạch lúa và có lúa ăn.

Hiện nay, với sự trợ giúp của khoa học kĩ thuật và sự quan tâm của chính quyền địa phương nên đồng bào không phải ăn ngô nữa, mà ngô bây giờ chỉ để chăn nuôi. Cho nên những người trẻ bây giờ không biết làm mèn mén. Đồng bào ít ăn ngô dần từ khoảng năm 1995, 1996 đến nay. Thời kì đó


bắt đầu có giống lúa mới cho năng suất cao hơn nên có đủ gạo ăn. Bây giờ trồng giống ngô mới, những gia đình nghèo thì nhà nước cho, còn những gia đình khác tự mua. Ngô không chỉ để bổ sung cho khẩu vị ăn khi hết gạo, mà còn dùng để nấu rượu, một loại rượu đặc trưng của người Hmông. Rượu vừa được để dùng trong cuộc sống hàng ngày và bán cho khách du lịch khi du lịch ngày càng phát triển.

“Gia đình tôi trước đây trồng ngô chủ yếu để ăn khi hết gạo, sau khi có giống thóc mới từ nhà nước, thì gia đình từ thiếu ăn sang đủ ăn và không phải ăn ngô nữa. Ngô được dùng trong chăn nuôi lợn, gà. Rượu ngô thì gia đình tôi cũng làm từ lâu và cũng chỉ để dùng hàng ngày và sử dụng trong các nghi lễ của năm. Từ khi có khách du lịch đến Sa Pa, người kinh doanh trên thị trấn xuống có tìm mua rượu trong thôn, và lúc đó gia đình tôi cũng bán cho họ. Nhưng do số lượng rượu làm ra thì ít, mà nhu cầu họ mua thì nhiều, nên họ có đặt gia đình tôi và vài gia đình khác trong thôn làm rượu ngô cung cấp cho họ số lượng nhiều và thường xuyên”.

(Ông L.A.P(1957) và bà T.T.V,(1958), thôn Lý, xã Lao Chải).

Đồng bào Hmông ở đây chủ yếu canh tác trên ruộng bậc thang với cây trồng chính là lúa nước. Trong những năm qua, do công tác thủy lợi được tăng cường, ruộng bậc thang đã dần dần được khai phá thêm nhiều. Ruộng thường được cầy ải, bừa kĩ, cấy trồng, bón phân và được làm cỏ hai đến ba lần. Việc chọn giống, mặc dù chỉ theo thói quen nhưng đồng bào thường chọn được giống tốt, thích hợp với điều kiện thiên nhiên của địa phương. Loại hình ruộng bậc thang ở đây cũng là một nhân tố thu hút khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm. Vào mùa lúa chín khoảng tháng tám, tháng chín âm lịch, khách du lịch đi từ thị trấn Sa Pa theo tuyến Lao Chải - Tả Van được ngắm những ruộng lúa chín và chụp hình làm lưu niệm. Cũng vào thời kì này, lượng khách đến Lao Chải rất đông, đặc biệt là khách nước ngoài.

“Vào thời kì lúa chín, thì dòng khách đến và đi qua xã tăng một cách đột biến, tuy hình thức này không mang lợi nhuận gì trực tiếp cho cộng đồng, nhưng đây lại là cầu nối cho việc quảng bá hoạt động du lịch của Lao Chải”

(Theo Ông Hoàng Ngọc Kiến, Chủ tịch UBND xã Lao Chải)


Đa số đồng bào trong thôn nuôi lợn, gà, vịt; một số gia đình nuôi trâu, bò, dê. Các vật nuôi này một phần được phục vụ cho các nghi lễ vòng đời, ngoài ra nó còn là nguồn cung cấp thực phẩm cho các nhà hàng ở thị trấn Sa Pa. Trường hợp nhà ông L.S.C thôn Lý;

“Trước đây nhà tôi chăn nuôi cũng không nhiều, từ khi gia đình có mở dịch vụ homestay thì có khách du lịch đến ở, rồi họ hỏi có bán lợn cho họ để họ thịt ăn tại nhà. Có công ty du lịch mà nơi con gái tôi làm hướng dẫn viên trên thị trấn, cũng hay gửi khách về nhà tôi để ngủ, họ cũng có đặt mua lợn, gà và có ý muốn gia đình tôi cung cấp cho họ lượng thực phẩm hàng ngày cho khách du lịch, từ đó nhà tôi có nuôi nhiều lợn, gà và ngan, vịt hơn”.

(ông L.S.C, 42 tuổi, thôn Lý, xã Lao Chải, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai).

Trong thôn có nhiều người đàn ông đi rừng lấy cây thuốc và phong lan về để bán cho khách du lịch tại thị trấn, nhất là vào những ngày cuối tuần khi lượng khách đến đông. Đây cũng là một nguồn thu nhập khá tốt cho những gia đình có người đi tìm cây lan và cây thuốc trong rừng.

Trước đây, hoạt động săn bắt thú thường diễn ra vào mùa đông, lúc đó trời không mưa. Trước đây người dân săn bắt được chồn, gấu, khỉ, hươu nai... Đồng bào thường đi vào mùa đông, mùa hè mưa nhiều nên không đi được, đồng bào thường đi ba, bốn người vì sợ con hổ. Lên đến rừng thì chia ra mỗi người đi một hướng nên một số người mất tích. Những người đi săn có làm lán trên núi, nấu ăn đốt lửa sưởi. Họ đi đến đâu thì làm lán ở đó. Đi một ngày thì tới nơi và làm lán. Ngày hôm sau mới đi tìm thuốc. Một năm đi hai lần ngoài ra một số người thì đi ba lần. Mỗi lần đi khoảng bốn, năm ngày thì về. Khi đi thì họ mang gạo, mang nồi để nấu. Trong đoàn ai biết đường đi, chỗ để kiếm thuốc thì đi đầu, dẫn đường. Còn bây giờ nhà nước cấm lấy gỗ, cấm săn thú. Bây giờ thì đồng bào chỉ lấy măng, và cây thuốc “lá”.

Ngày xưa đồng bào thường đi chợ ở thị trấn Sa Pa để mua muối, dầu thắp sáng, mua vải may quần áo. Bây giờ đồng bào đi chợ Sa Pa mua vải, áo, giầy, chăn màn, bàn ghế… còn mua xe máy và ti vi thì xuống Lào Cai mua. Những thực phẩm hàng ngày như muối, thịt, kẹo xà phòng, nước mắm thì


mua tại thôn, các cửa hàng gần nhà. Những thực phẩm như gà, vịt, thịt chó, thịt trâu, thịt bò… một phần thì gia đình nuôi, còn những thứ mà gia đình không có thì lên Sa Pa mua, vì những thứ này chỉ Sa Pa mới có.

Trong cùng thôn, cùng xểnh (họ), hàng xóm mua thóc gạo, gà, vịt của nhau hoặc theo hình thức trao đổi. Nếu trong thôn không có thì họ đi sang thôn khác. Tuy nhiên, đồng bào thích mua trong thôn hơn, vì ở gần hơn. Trước đây đồng bào thường lên rừng lấy gỗ, măng đi bán, sau đó đi đào vàng bán, đến khi bị cấm thì có khách du lịch đến thôn và một số người đi bán hàng cho khách du lịch để có tiền.

1.2.2.3. Một số đặc điểm văn hóa vật chất

Đồng bào Hmông có nhiều nghề truyền thống như dệt vải, làm giấy bản, rèn đúc nông cụ, đa phần các nghề này chỉ diễn ra khi lúc nông nhàn. Nghề dệt vải là một nghề có từ lâu đời của người Hmông. Trước đây họ dệt vải để dùng, để trao đổi trong thôn bản, và những cộng động tộc người khác.

Ngày nay, không những sản xuất ra hàng để dùng, trao đổi trong thôn, xã mà còn phục vụ khách du lịch khi đi đến Lao Chải. Thời kì đầu hàng thổ cẩm dệt thành sản phẩm đều được bán hết vì nhu cầu của khách du lịch mong muốn có được tấm thổ cẩm về để dùng. Dần dần du khách đến ngày càng đông, sản phẩm không kịp làm ra, một số người dân đi mua hàng thổ cẩm từ các gia đình ở sâu trong rừng và từ các thôn bản khác, thậm chí cả xã khác về bán cho khách du lịch. Từ đó trong thôn cộng đồng chuyên tâm vào dệt thổ cẩm sau những công việc nương rẫy.

Cho đến ngày nay, thì hàng thổ cẩm của đồng bào không còn sản xuất nhiều nữa, một phần là thời gian làm thành một cái áo tốn nhiều công sức và thời gian, phần nữa là sản phẩm làm ra bán giá cao, khách du lịch thường không mua được với giá đó. Lúc đầu, một số người đi mua đồ thổ cẩm cũ của đồng bào mang bán cho khách, nhưng lượng hàng cũ mà còn dùng được cũng


không có nhiều. Một số gia đình có con làm nghề hướng dẫn viên giao lưu với khách du lịch nhiều, tiếp cận với các hộ buôn bán ngoài thị trấn và đã tìm được mối hàng thổ cẩm mua với giá rất rẻ mà bán cho khách du lịch giá hợp lý, cho nên một số hộ bán hàng thổ cẩm trong thôn đã mua hàng thổ cẩm từ những người bán buôn ở ngoài thị trấn về để bán cho khách du lịch. Từ đó, các hộ trong thôn dần dần không dệt thổ cẩm bán cho khách nữa, mà mua hàng thổ cẩm từ những người bán buôn về để bán. Hàng mua buôn về thì giá rẻ và mẫu mã đa dạng và bắt mắt hơn, bán được nhiều hơn mà công sức, thời gian bỏ ra không nhiều. Còn hàng thổ cẩm mà họ dệt thì chủ yếu để dùng trong gia đình. Từ một vài gia đình dần dần đến nhiều gia đình trong thôn không ai dệt thổ cẩm để bán cho khách du lịch nữa, trừ những trường hợp đặc biệt khi khách có nhu cầu đặt mua thì lúc đó mới làm cho khách đặt.

Các nghề truyền thống khác như nghề làm giấy, nghề rèn thì chủ yếu phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của cộng đồng. Nhưng ngày nay, nghề làm giấy hầu như không còn nhiều người làm, vì giấy bây giờ sẵn có và các sản phẩm giấy để thực hiện các nghi lễ trong năm đồng bào mua ở thị trấn, ở thị trấn đều có sẵn những mặt hàng và đa dạng mẫu mã bắt mắt hơn, nên đồng bào không làm giấy như trước đây nữa.

Trang phục của đồng bào cũng như trang phục của những nhóm Hmông ở thôn bản khác. Trang phục của cộng đồng gồm có quần đối với nam và váy đối với nữ trang phục của nam giới đơn giản hơn gồm có một chiếc mũ và một chiếc áo được khâu bằng tấm vải thổ cẩm màu đen. Hầu như không có trang trí hoa văn gì ở áo trong của nam, còn áo khoác ngoài thì có thêu vài đường hoa văn với màu sắc giản dị, quần nam giới kiểu dáng giống quần tây, ống quần rộng và dài màu đen bằng thổ cẩm. Ngày nay, chỉ những người đàn ông lớn tuổi còn mặc trang phục truyền thống, còn phần lớn thanh niên đều đã thay đổi và mặc trang phục phổ biến kiểu Âu, ngoài ra đàn ông


người Hmông họ mặc thêm những áo phao bán ở thị trấn để ứng phó với khí hậu của vùng.

Khác với nam giới, phụ nữ Hmông có trang phục cầu kì hơn, trang phục phụ nữ gồm có khăn vấn đầu, quần áo nền màu đen và áo thêu nhiều hoa văn, màu sắc hoa văn sặc sỡ hơn nam giới, nữ giới mặc váy, có quấn chiếc khăn vải ở bắp chân dưới. Ngoài ra đi kèm với trang phục là những phụ kiện làm bằng bạc hoặc bằng những chất liệu rẻ tiền, trước đây thì toàn bộ trang sức bằng bạc, nhưng nay do bạc hiếm nên đồng bào dùng ít hơn hoặc thay vào đó là những trang sức rẻ tiền mua ở chợ Sa Pa.

Trang phục của nam nữ người Hmông đều được khách du lịch ưa chuộng, khách du lịch nam thường thích mua chiếc mũ của nam giới và chiếc áo mặc trong của đàn ông người Hmông, vì chất liệu bằng vải sợi nhuộm và chiếc mũ được thêu nhiều màu sắc rất bắt mắt, còn đối với khách du lịch là nữ thì họ thích những chiếc khăn và những chiếc áo của phụ nữ người Hmông.

Ở đây, một số gia đình Hmông có nuôi cá tầm và cá hồi, đây là hai loại cá nổi tiếng ở Sa Pa mà trước đây đồng bào nuôi ít, chỉ đủ cung cấp cho những người trong thôn, xã. Cá có nhiều cách chế biến khác nhau, nhưng nổi bật nhất là món “gỏi cá hồi” là cách chế biến được nhiều người lựa chọn. Do lượng nhu cầu ở các nhà hàng ngoài thị trấn nhiều nên cộng đồng ở đây có nhiều hộ tham gia nuôi cá. Từ đó cũng làm cho thu nhập gia đình ngày càng cao, kinh tế ổn định và có tiền tích lũy cũng như đầu tư cho con cái học hành.

Với đặc điểm khí hậu của vùng mát quanh năm thuận lợi cho trồng nhiều loại cây ăn quả và rau các loại. Cây trồng vừa đảm bảo cho đủ cái ăn hàng ngày, vừa là nguồn cung cấp rau, quả cho thị trấn, nhất là các nhà hàng phục vụ ăn uống cho khách du lịch.

Món xôi ngũ sắc là món ăn truyền thống của cộng đồng. Ngoài ra, xôi còn dùng để cúng tổ tiên và các vị thần linh. Xôi ngũ sắc được chế biến từ các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/08/2023