Hoạt Động Du Lịch Gắn Với Văn Hóa Tộc Người Từ Góc Độ Nhà Nghiên Cứu Và Tổ Chức Du Lịch


3.2. Hoạt động du lịch gắn với văn hóa tộc người từ góc độ nhà nghiên cứu và tổ chức du lịch

Trong luận văn này, chúng tôi có tham vấn một số ý kiến của các nhà nghiên cứu về Sa Pa và các nhà tổ chức du lịch và ở đây chúng tôi cùng ý kiến với nhà nghiên cứu văn hóa dân gian TS.Trần Hữu Sơn, Phó Chủ tịch Hội văn nghệ dân gian Việt Nam, nguyên giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai và nhà tổ chức chương trình du lịch Phùng Hữu Hoàng - Công ty du lịch Saigontourist chi nhánh Hà Nội về vấn đề văn hóa tộc người Hmông, Dao ở hai địa bàn nghiên cứu của luận văn. Trong cuộc tham vấn này, chúng tôi đề cập đến vấn đề phát triển du lịch gắn với văn hóa tộc người Hmông, Dao ở hai địa bàn nghiên cứu.

Theo TS.Trần Hữu Sơn, một người làm công tác quản lý văn hóa ở địa bàn nghiên cứu có trên 20 năm kinh nghiệm. Để phát triển du lịch văn hóa tộc người ở Sa Pa mà đặc biệt là gắn với văn hóa đồng bào Hmông, Dao cần phải có chính sách quy hoạch tổng thể và lâu dài. Tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số tham gia tích cực vào các hoạt động du lịch của Sa Pa, đồng thời quy hoạch du lịch ở Sa Pa phải lấy cộng đồng thiểu số ở đây làm trung tâm. Vì phần lớn khách du lịch đến Sa Pa ngoài khí hậu cảnh quan thì yếu tố con người là quan trọng nhất. Đặc biệt với du khách là người nước ngoài, họ thích được cùng ăn, ở với gia đình các tộc người ở đây, đó chính là yếu tố cơ bản thu hút khách du lịch đến Sa Pa. Có trên 80% số khách đến Sa Pa du lịch nhằm mục đích hưởng thụ các giá trị văn hóa độc đáo và khác biệt với nền văn hóa của dân tộc họ. Họ muốn được xem và hưởng thụ những giá trị văn hóa giàu bản sắc, đích thực, sống động trong cuộc sống hàng ngày của người dân. Người dân tự tổ chức sinh hoạt văn hóa đích thực vì cuộc sống của người dân chứ không phải “đóng giả” vì du khách. Do đó các hoạt động văn hóa sống động như phiên chợ, cảnh làm ruộng bậc thang, lễ cưới, sinh hoạt của


từng gia đình, sản xuất đồ rèn, thêu dệt thổ cẩm luôn thu hút khách. Nhưng các nguồn lực văn hóa này vẫn mang tính chất tự nhiên, chưa tạo thành dịch vụ. Do đó chưa tăng được nguồn thu với du khách. Nguồn thu chủ yếu của du khách vẫn là dịch vụ lưu trú và dịch vụ ăn uống. Bình quân chi tiêu trung bình của khách du lịch quốc tế tại Sa Pa năm 2015 là 800 đến 1 triệu đồng một ngày. Cơ cấu chi tiêu cụ thể là:

Chi phí dịch vụ lưu trú: 30%

Chi phí dịch vụ ăn, uống là 25% Chi phí vận chuyển là 18%

Chi phí mua sắm là 7,2% Chi phí khác là 19,8%

Trong đó chi phí về ăn, ngủ, đi lại của du khách ở Sa Pa là cao chiếm tới 73% chi phí. Còn chi phí mua sắm của du khách lại chiếm tỉ trọng thấp (7,2%). So sánh với việc chi tiêu của du khách ở các nước khu vực trong vùng, càng thấy cơ cấu chi tiêu của khách du lịch ở Sa Pa còn rất hạn chế. Ở Sa Pa đã có một số mặt hàng nhưng chi tiêu cho mua sắm của du khách lại thấp so với Mai Châu - Hòa Bình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Vì vậy, từ nghiên cứu nhu cầu cũng như cơ cấu chi tiêu của du khách, muốn tăng khả năng doanh thu du lịch ở Sa Pa phải giảm giá phòng đồng thời tăng nhiều loại hình vui chơi giải trí ở bản làng để kéo dài thời gian lưu trú của du khách. Một vấn đề quan trọng hơn, cần tăng cường đầu tư sản xuất các mặt hàng lưu niệm, hàng đặc sản mang thương hiệu của Sa Pa và vấn đề cấp bách là xây dựng mô hình làng du lịch văn hóa.

Theo ông Sơn, mô hình làng văn hóa là những yếu tố căn bản cấu thành sự vật. Nhờ các yếu tố này có thể dựng lại sự vật theo một nguyên tắc chung nhất khiến sự vật không bị biến đổi mặc dù nó vẫn bao chứ được những khác biệt đa dạng của điều kiện cụ thể.

Ảnh hưởng của văn hóa tộc người Hmông, Dao tới hoạt động du lịch tuyến Hà Nội - Sa Pa - 8


Làng du lịch văn hóa là một điểm du lịch có tài nguyên du lịch văn hóa và có tổ chức khai thác các tài nguyên du lịch văn hóa phục vụ du khách. Vì vậy xây dựng làng văn hóa thôn Sả Xéng, xã Tả Phìn và thôn Lý, xã Lao Chải thành mô hình làng du lịch văn hóa phải tiến hành khảo sát các tài nguyên nguồn lực du lịch văn hóa (cảnh quan đẹp, các di sản văn hóa vật thể, các di sản văn hóa phi vật thể có giá trị độc đáo, hấp dẫn), tổ chức các hoạt động phục vụ du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu xem, nghỉ ngơi, ăn uống, sinh hoạt của du khách…

Các yếu tố của mô hình ở thôn Sả Xéng và thôn Lý, tập trung đưa ra các yếu tố căn bản cấu thành mô hình làng du lịch văn hóa. Các yếu tố của mô hình có nội dung cụ thể như sau:

Yếu tố thứ nhất là làng du lịch văn hóa phải có các cảnh quan môi trường sạch đẹp, có sắc thái tộc người.

Cảnh quan thiên nhiên đẹp: có rừng cây, suối, thác nước, hang, động... đồng thời phải mang bản sắc đặc trưng văn hóa từng tộc người, từng vùng. Làng của người Hmông có đặc trưng khác với làng của người Dao. Đặc trưng này phản ánh cả ở cấu trúc không gian vật chất của làng gồm đường làng, không gian ở, không gian sản xuất (nương rẫy, ruộng bậc thang, cánh đồng…) thậm chí ngay cả các cây trồng ở làng cũng trở thành những đặc điểm để phân biệt giữa làng người Hmông với làng người Dao.

Môi trường cư trú của dân làng phải đảm bảo yếu tố sạch, hợp vệ sinh (có nguồn nước sạch, chuồng trại gia súc làm xa nhà, nhà nghỉ phải có công trình vệ sinh, đường làng sạch sẽ…) đồng thời môi trường đó cũng an toàn, không có các sự cố như lũ quét, cháy nhà, nhiễm xạ…

Yếu tố thứ hai là làng du lịch văn hóa phải có các di sản văn hóa phong phú và mang tính độc đáo, hấp dẫn đối với du khách.


Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị văn hóa khoa học lịch sử bao gồm: kiến trúc nhà cửa, các công trình văn hóa tôn giáo, các di tích, danh lam thắng cảnh, các di vật về nghề thủ công, trang phục truyền thống…

Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề. Di sản văn hóa phi vật thể ở các làng du lịch văn hóa bao gồm lễ hội, phong tục tập quán, tín ngưỡng dân gian, văn nghệ dân gian, các tri thức về bí quyết ẩm thực, chữa bệnh...

Các di sản này càng hấp dẫn với du khách hơn khi nó khác lạ với các làng du lịch văn hóa xung quanh, có sắc thái riêng. Càng lạ, càng độc đáo sẽ càng thu hút du khách.

Yếu tố thứ ba là khai thác các nguồn lực tài nguyên du lịch văn hóa nhằm phục các hoạt động du lịch.

Khai thác các tài nguyên, nguồn lực nhằm đáp ứng nhu cầu xem, giải trí của du khách như tổ chức tham quan cảnh đẹp thiên nhiên, tổ chức lễ hội, sinh hoạt văn hóa, giới thiệu trình diễn văn nghệ dân gian...

Khai thác các nguồn lực, tài nguyên du lịch văn hóa đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, ăn uống. Xây dựng các nhà nghỉ, phòng nghỉ mang phong cách dân tộc, tổ chức các nhà hàng ăn uống, nấu ăn, phòng ăn…

Tổ chức các dịch vụ phục vụ du lịch khác như dẫn đường leo núi, xây dựng quầy bán hàng lưu niệm gắn với nghề thủ công truyền thống...

Yếu tố thứ tư là đảm bảo đi lại cho khách du lịch được thuận lợi (có lối đi sạch sẽ, thuận tiện, có đường leo núi phù hợp với môi trường tự nhiên). Đặc biệt là làng văn hóa phải nằm trong tuyến du lịch, có thị trường du lịch. Yếu tố này quan trọng vì một làng văn hóa dù giàu tài nguyên du lịch văn hóa đến mấy nhưng không nằm liền kề với thị trường du lịch cũng rất khó thu hút


du khách. Du khách không thể đi hàng trăm km đường vùng cao khó khăn để đến thăm một làng.

Như vậy, trong thực tế làng du lịch văn hóa được quyết định bởi ba nhóm nhân tố khác nhau:

Nhóm nhân tố thứ nhất là các nhân tố liên quan đến sức hấp dẫn của làng du lịch văn hóa. Nhóm này bao gồm các vị trí địa lý (gần trọng tâm du lịch, nằm trên tuyến du lịch), tài nguyên du lịch văn hóa (sự độc đáo và phong phú của nguồn tài nguyên).

Nhóm nhân tố thứ hai là những nhân tố liên quan đến việc bảo đảm du khách lưu lại ở làng du lịch văn hóa. Đó là các cơ sở phục vụ việc nghỉ ngơi (cơ sở lưu trú như phòng ngủ, nghỉ…), các cơ sở phục vụ ăn uống, phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí (khách xem văn nghệ và lễ hội,…), mua sắm hàng thủ công lưu niệm…

Nhóm nhân tố thứ ba gồm những nhân tố đảm bảo giao thông cho du khách đến điểm du lịch (bao gồm những điều kiện đã có và khả năng mở các tuyến đường mới thuận tiện…).

Nhân tố thứ nhất là tạo ra vẻ hấp dẫn của làng du lịch văn hóa. Nhưng nhóm nhân tố thứ hai và thứ ba lại có ý nghĩa quyết định đến việc hình thành làng du lịch văn hóa. Nhân tố thứ nhất đóng vai trò tạo tiềm năng, còn nhân tố thứ hai, thứ ba mới biến tiềm năng thành khả năng hiện thực. Vì vậy đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (hệ thống đường giao thông, thông tin liên lạc) và xây dựng cơ sở lưu trú, khai thác các nguồn lực văn hóa phục vụ du lịch vẫn là vấn đề cấp thiết nhằm xây dựng làng du lịch văn hóa.

Những ý kiến phân tích ở trên của TS.Trần Hữu Sơn, cùng với việc khảo sát nghiên cứu của chúng tôi ở hai địa bàn nghiên cứu, chúng tôi thấy hai địa bàn chúng tôi nghiên cứu đều đáp ứng đủ tiêu chí để xây dựng làng văn hóa du lịch.


Đối với thôn Lý, xã Lao Chải nằm trên tuyến du lịch Sa Pa - Lao Chải - Tả Van và thôn Sả Xéng, xã Tả Phìn, là nơi sinh sống của đồng bào Hmông và đồng bào Dao với nhiều giá trị văn hóa truyền thống và nét sinh hoạt của người dân là nguồn lực sẵn có để tạo điều kiện xây dựng làng văn hóa. Thứ hai nữa là, có cảnh quan thiên nhiên đẹp như ruộng bậc thang, có dòng suối Mường Hoa chảy qua (thôn Lý, xã Lao Chải)… môi trường cư trú của đồng bào sạch sẽ và đồng bào đã xây dựng chuồng trại xa nhà, hợp vệ sinh. Kiến trúc ngôi nhà của đồng bào là một nét văn hóa độc đáo, tạo sự hiếu kì của khách du lịch khi đến thăm, có nhiều làng nghề đã được hoạt động như nghề dệt, thêu thổ cẩm, nghề rèn…có nhiều tín ngưỡng dân, văn học nghệ thuật, có nhiều món ăn đặc trưng của đồng bào như món thắng cố, rượu ngô, thịt trâu khô, xôi ngũ sắc…, có câu lạc bộ biểu diễn văn nghệ dân tộc, có nhà kinh doanh dịch vụ homestay đảm bảo tiêu chí kinh doanh, có nhà hàng phục vụ ăn uống đạt tiêu chuẩn cho khách du lịch, có đội ngũ lao động tham gia vào các khâu du lịch như dẫn đường leo núi, khuân vác hành lý, hướng dẫn khách đi tham quan, có một số cơ sở kinh doanh hàng lưu niệm do con em của đồng bào mở cửa hàng bán tại thôn dọc tuyến đường hành trình của du khách. Giao thông đi lại trong thôn rất thuận tiện và tuyến đường từ thị trấn Sa Pa cơ bản thuận tiện cho du khách đi tham quan bằng ô tô hay đi bộ đều có hai con đường đi phù hợp với hành trình. Nhưng để hình thành một làng du lịch văn hóa Hmông, Dao thì cần có sự tham gia tích cực của các cấp chính quyền huyện Sa Pa và các doanh nghiệp kinh doanh trong và ngoài huyện Sa Pa để làng văn hóa Hmông, Dao của thôn Lý và Thôn Sả Xéng được hình thành nhằm phát huy bản sắc văn hóa vùng cao như Tiến sĩ Trần Hữu Sơn có nói “Chỉ khi nào cộng đồng người dân được hưởng lợi từ du lịch, được sự hướng dẫn của ngành văn hóa và du lịch, lúc đó làng du lịch văn hóa mới trở thành du lịch hấp dẫn”.


Trên đây là ý kiến chuyên gia nghiên cứu về Sa Pa về văn hóa Hmông, Dao với phát triển du lịch ở Sa Pa. Cũng vấn đề này, chúng tôi tìm hiểu ý kiến của nhà tổ chức du lịch, để tìm hiểu họ khai thác văn hóa tộc người ở Sa Pa trong hoạt động kinh doanh du lịch. Theo ông Phùng Hữu Hoàng, chuyên gia thiết kế và tổ chức các chương trình du lịch cho biết “để du lịch Sa Pa phát triển bền vững thì chính quyền sở tại cần có quy hoạch tổng thể ngắn hạn cũng như dài hạn đặc biệt là lấy văn hóa đồng bào các dân tộc ở đây làm nền tảng cơ bản cho các quy hoạch du lịch”.

Thứ nhất, cần nâng cấp cải tạo các tuyến đường liên huyện, liên xã tới các điểm du lịch như tuyến Sa Pa - Lao Chải - Tả Van, tuyến Sa Pa - Tả Phìn. Mở rộng đường Lào Cai - Sa Pa.

Thứ hai, cần quy hoạch thị trấn Sa Pa theo hướng du lịch văn hóa và cần có những bãi xe để ô tô. Vì lượng xe lên Sa Pa ngày một đông mà tuyến đường vào thị trấn nhỏ dễ tắc đường và không có bãi xe tập trung.

Thứ ba, cần quy hoạch phát triển làng văn hóa du lịch tại các tuyến thôn bản có nhiều tài nguyên du lịch, để các địa điểm đó có khả năng đáp ứng được lượng khách du lịch lớn, giảm tải lượng khách lưu trú tại thị trấn Sa Pa, làm như vậy sẽ tạo điều kiện và cơ hội trong du lịch cho các đồng bào dân tộc thiểu số.

Thứ tư, đẩy mạnh hoạt động văn hóa nghệ thuật dân tộc truyền thống của các dân tộc và trình diễn tại các buổi tối cuối tuần ở sân trung tâm trước nhà thờ, đưa trực tiếp những người dân địa phương tham gia những hoạt động này, tránh tình trạng chuyên nghiệp hóa sân khấu truyền thống, để thời gian du khách đến Sa Pa không nhàm chán và thời gian lưu trú sẽ nhiều hơn.

Thứ năm, khôi phục lại các làng nghề truyền thống mà tạo ra được các sản phẩm phục vụ cho khách du lịch, chứ không phải hàng hóa mua từ nơi khác. Vừa tạo được sản phẩm đặc trưng của vùng miền, vừa tạo được việc


làm cho người dân thiểu số, vừa giảm được lượng người tham gia bán hàng rong và đeo bám du khách.

Du lịch Sa Pa đang “quá tải” cho sự gia tăng mật độ du khách như hiện nay, điều này dẫn đến việc các cấp chính quyền Sa Pa cần phải có những hành động can thiệp để làm cho Sa Pa không mất đi không gian du lịch vốn đã hình thành nhiều năm qua. Trên đây là hai ý kiến của chuyên gia nghiên cứu về văn hóa du lịch Sa Pa và nhà tổ chức chương trình du lịch để chúng ta có cái nhìn tổng thể trên nhiều phương diện của đề tài nghiên cứu.

Theo chúng tôi, để làm được những kế hoạch mà nhà nghiên cứu Trần Hữu Sơn và chuyên gia tổ chức du lịch Phùng Hữu Hoàng, thì các cấp chính quyền tại huyện Sa Pa và tỉnh Lào Cai cần có những kế hoạch phát triển ngắn hạn cũng như dài hạn để tạo cho du lịch Sa Pa phát triển bền vững.

3.3. Du lịch ở Sa Pa trong “cái nhìn” của du khách

Qua khảo sát ở hai địa bàn nghiên cứu và khu vực trung tâm của thị trấn Sa Pa và qua nhiều cuộc gặp, trò chuyện với khách du lịch, chúng tôi nhận thấy khách du lịch quan tâm ở những vấn đề sau khi đi du lịch Sa Pa.

Về vấn đề bán hàng rong:

Chúng tôi tìm hiểu thì đây là vấn đề nhiều khách du lịch phản ánh là không thích những người bán hàng rong đi theo họ. Du khách cho rằng những người bán hàng rong đã làm mất đi không gian riêng tư của họ khi đặt chân đến du lịch ở các điểm của Sa Pa. Cách thức bán hàng chạy theo khách và nài nỉ họ mua hàng cho mình đã gây nhiều phiền hà cho khách, nhiều khách phản ánh và mong muốn vấn đề này không diễn ra tại du lịch Sa Pa. Mà nên thay vào đó là đưa họ về điểm bán hàng tập trung.

Chúng tôi biết trước đây Sa Pa đã dành cho đồng bào thiểu số một gian hàng ở tầng hai của chợ ở thị trấn ngay phố Cầu Mây, khi đó du khách đi lên đó tham quan, mua hàng và không có sự chèo kéo hay ganh tỵ nhau khi khách

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 27/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí