Một Số Đặc Điểm Lịch Sử Và Văn Hóa Tộc Người Dao


loại thảo mộc khác nhau, kết hợp với gạo nếp nương (loại gạo hạt dài, nhìn giống màu kem sữa). Để có xôi màu hồng hoặc đỏ, đồng bào luộc một loại lá có tên theo tiếng địa phương là (Laz) lấy nước ngâm gạo trước khi cho lên chõ đồ. Muốn có màu vàng, người ta lấy nước luộc của cây (Đanx). Muốn có màu tím lấy lá cây (Ziav langx) chín tới, đun lấy nước ngâm gạo rồi mới đồ. Các loại gạo sau khi được tạo màu có thể đồ riêng, cũng có thể trộn lẫn với nhau rồi trộn với gạo nếp trắng để đồ thành một loại xôi nhiều màu hấp dẫn.

Đối với các dân tộc thiểu số nói chung và người Hmông ở thôn Lý nói riêng, rượu là một loại thức uống không thể thiếu. Rượu được chưng cất từ ngô, là một loại rượu đặc trưng của đồng bào. Rượu được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, khách đến nhà quí nhau thể hiện qua chén rượu, trong các nghi lễ truyền thống (đám cưới, lễ tết…) thiếu rượu là điều tối kị đối với đồng bào. Ngày nay, rượu không chỉ được sử dụng trong cộng đồng thôn, xã, mà nó là thức uống không thể thiếu đối với khách du lịch khi tới Sa Pa (đặc biệt là khách Việt Nam). Khi tới Sa Pa, du khách luôn mong muốn tìm được một ít rượu ngô mang về uống (nhất là nam giới). Đó là lý do rượu ngô luôn là một món quà thân thiết đối với khách du lịch khi tới Sa Pa.

Ở mỗi một ngôi nhà truyền thống của người Hmông đều có ma nhà. Ma nhà che chở những người trong ngôi nhà đó. Tuy nhiên, ma nhà chỉ che chở những người đã nhập vào ma nhà thông qua nghi lễ. Do đó, mặc dù người lạ sống chung dưới cùng một ngôi nhà hơn 10 năm, người lạ đó không được ma nhà che chở. Và con gái đã đi lấy chồng không được ma nhà che chở nữa bởi vì cô gái đó đã đi lấy chồng nhập vào ma của bên nhà chồng. Sau khi đi lấy chồng, ma nhà ở bên chồng che chở cô gái đó. Ở trường hợp mà con trai con gái đi học ở xa và ở riêng lâu, con trai con gái đó vẫn được ma nhà che chở khi về nhà vì họ vẫn thuộc về ma nhà đó. Sau khi con nuôi nhập vào ma nhà, con nuôi đó cũng được ma nhà che chở giống như thành viên khác. Như vậy,


trong xã hội người Hmông, sau khi đã nhập vào ma thông qua nghi lễ mới được ma nhà che chở. Và có thể cho rằng những người được cùng ma nhà che chở thuộc về một tập thể thân tộc gọi là cùng ngành (tsêr nênhs). Con gái đi lấy chồng chỉ được gọi là người thân, không được gọi là cùng gia đình (iz zis nênhs) hay cùng dòng họ (iz tsêr nênhs) của bố mẹ đẻ nữa, mặc dù vẫn giữ là người thân, nếu chồng đánh đập phải quan tâm. Người Hmông có câu “đầu dây thì anh cầm, nhưng mà cuối dây tôi vẫn cầm - hấu lua cào tuố cang lùa cú chỉnh tuố." Ý chỉ người con gái dù có đi lấy chồng, thuộc về nhà chồng nhưng bố mẹ và anh em trai vẫn quan tâm.

Theo ông L.S.C, trong nhà truyền thống người Hmông, có một cái giỏ treo trên mái nhà (liên quan đến lễ công bố chủ nhà mới của người Hmông), trong đó để những thứ liên quan đến tổ tiên của người chủ gia đình. Khi người chủ gia đình chết, thì trước khi đưa đi chôn, gia đình sẽ đốt cái giỏ đó ngay trước cửa nhà. Khi một gia đình có chủ nhà mới, họ sẽ mổ một con lợn, sau đó mời anh em, họ hàng, làng xóm tới dùng cơm để thông báo với mọi người là gia đình này đã có chủ nhà mới. Sau đó chủ nhà sẽ đào một cái hố trong nhà, ngay cạnh cửa chính gần cột chính của nhà và cho tất cả xương, lông của con lợn vừa mổ vào trong chum sành và chôn xuống cái hố vừa đào ở trong nhà. Sau đó chủ nhà mới lại cho những thứ liên quan đến tổ tiên và của chủ nhà đã qua đời vào một cái giỏ mới và treo lên nóc nhà. Đến thế hệ sau, người Hmông lại lặp lại phong tục này.

Theo ông L.S.P thì trong thôn Lý lúc đầu là có sáu nhà của ba họ. Mỗi nhà đông người khoảng 20 đến 30 người cùng ở, trong đó họ Lý có khoảng bốn nhà. Lúc đó ông Phử khoảng năm, sáu tuổi. Ông L.S.P năm nay 79 tuổi (sinh năm 1936) cho biết mọi người đều ăn chung, bố mẹ sống thì bố mẹ làm chủ, nếu chết thì giao lại cho con cả. Nấu ăn chung một bếp. Lúc con trai lấy vợ thì làm nhà nối thêm vào nhà cũ, nối ở bên phải hoặc bên trái tùy vào địa


thế nhà, để cho vợ chồng con trai ở. Khi làm lễ thì bố làm chủ, làm nghi lễ chung cho cả nhà.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Trong khi làm nối nhà thêm phòng thì không làm lễ cúng. Gia đình ăn cơm ở gian chính giữa. Các phòng được ngăn cách bằng các tấm gỗ được đóng lại hoặc các thanh tre được kết thành tấm để ngăn cách các gian nhà. Bếp có hai loại, một loại bếp để nấu ăn và một loại bếp để sưởi ấm. Bếp nấu ăn đặt bên trái hoặc bên phải nhà còn bếp sưởi luôn luôn phải đặt bên phải nhà, trước cửa buồng của chủ hộ gia đình, bếp sưởi dùng để tiếp khách, khách đến thì ngồi xung quanh bếp sưởi để nói chuyện. Bên cạnh bếp sưởi luôn có một giường nhỏ cho khách ngủ lại qua đêm. Khi tách nhà nếu bố mẹ chết thì các con mới có bàn thờ riêng. Nếu bố mẹ còn sống thì chỉ bố mẹ thờ cúng tổ tiên. Nếu có lễ cúng như cúng giải hạn thì tự làm ở nhà riêng và không cần bàn thờ. Nếu làm cơm mới thì cứ nấu và ăn không cần thắp hương. Nếu bố mẹ làm cơm mới thì các con có thể đến ăn hoặc không đến ăn và không cần thắp hương, chỉ cần ông bố cúng là được. Nếu mẹ mất trước bố thì các con không phải làm lễ cúng vì bố còn. Nếu bố mất trước mẹ thì con trai có vợ và đã tách nhà đều làm bàn thờ riêng và cúng riêng. Nếu có vợ nhưng vẫn ở chung một nhà thì chỉ con cả làm. Công cuộc tách hộ diễn ra nhiều nhất là sau khi giải phóng hoàn toàn miền Bắc. Khi lập bàn thờ mới không có lễ cúng gì. Nếu bố mất thì người con trai ở với bố giữ nguyên bàn thờ cũ.

1.2.3.4. Một số đặc điểm văn hóa tinh thần

Ảnh hưởng của văn hóa tộc người Hmông, Dao tới hoạt động du lịch tuyến Hà Nội - Sa Pa - 4

Trong hôn nhân đồng bào có tục “kéo tay” của đôi nam nữ khi đến tuổi trưởng thành. Và nó đã trở thành tục lệ truyền thống của các chàng trai, cô gái Hmông. Đây cũng là một yếu tố thu hút khách du lịch đến Sa Pa, nhất là vào những ngày cuối tuần. Vì cuối tuần là thời điểm diễn ra nhiều nét đẹp văn hóa của người Hmông.

“Khi lấy chồng: Bị kéo bốn lần, hai lần bị kéo về nhà chàng trai. Nếu có đông người ở nhà cô gái không thích thì người nhà giúp đỡ bằng cách giữ lại, không cho kéo. Hai lần


bị kéo về nhà chàng trai ở ba ngày. Ba ngày đó có người trông không cho bỏ trốn. Cô gái đó đi làm bình thường nhưng không cho đi xa sợ bỏ trốn. Sau ba ngày không đồng ý thì cô gái nói là không thích. Người con trai đó và anh trai, chị gái của chàng trai dẫn cô gái về nhà bố mẹ đẻ. Bố mẹ nói nếu thích thì lấy, không thích thì thôi. Có người bố mẹ thích, nhưng cô gái không thích bố mẹ mắng, bắt cô gái đó lấy nhưng cô gái ấy không thích, không lấy. Khi về nhà bố mẹ đẻ của cô gái đó chàng trai mang theo hai con gà và 500,000 đồng để nhận lỗi với bố mẹ cô gái vì đã kéo con gái họ về nhà. Đến nhà cô gái đó ăn một bữa, hai người uống với nhau hai chén rượu để làm bạn, không lấy nhau thì làm bạn. 500,000 đồng là tiền phạt đã kéo con gái họ đi. Nếu cô gái ưng ý nhà trai mang 30 cái bánh, tám quả trứng vịt, rượu đến nhà gái, hỏi cưới. Sau một, hai tháng thì cưới”. (Anh L.A.D và chị V.T.S , thôn Lý, xã Lao Chải)

Những năm gần đây, tục lệ này đã chịu sự tác động chi phối của khách du lịch. Từ việc một vị khách người nước ngoài, khi xem những cặp trai gái Hmông biểu lộ tình cảm với nhau tại thị trấn qua điệu múa ô và thổi khèn, vị khách đó cho tiền những đôi trai gái ấy bằng một tình cảm quý mến. Nhưng vô hình chung đã làm thay đổi tục lệ truyền thống đó. Từ tư duy của người phương Tây lấy đồng tiền là thước đo giá trị sản phẩm mà họ được xem, vô hình đã tác động lên một nền văn hóa thành một hình thức biểu diễn để kiếm tiền. Ngày nay, khi đến Sa Pa khách du lịch cảm thấy ngỡ ngàng trước những hành vi của các bạn trẻ người Hmông, khi một số đôi nam nữ (là học sinh lớp 7, lớp 8) đến thị trấn biểu diễn nét đẹp văn hóa dân tộc mình thì có hai đến ba em cầm mũ đi xung quanh xin tiền khách du lịch, nếu khách du lịch không cho, thì ngay lập tức các cặp đôi đó không nhảy múa nữa và lại di chuyển sang đoàn khách du lịch khác.

“Mình rất háo hức khi đến Sa Pa vào thứ 6 để được tham dự cùng các bạn thanh niên người dân tộc để xem chợ tình. Buổi tối mình tranh thủ ăn cơm sớm để cho kịp giờ xem các bạn ấy biểu diễn. Lúc đầu mình thấy các bạn biểu diễn rất hay và đặc sắc, trong lúc các bạn thanh niên lớn tuổi biểu diễn thì có hai đến ba em trai nhỏ tuổi cầm mũ đi xung quanh xin tiền. Mình cũng quý các bạn ấy và mình cũng muốn gửi tặng các bạn ấy một chút quà gọi là cảm ơn các bạn ấy. Nhưng khoảng 10 đến 15 phút sau mình thấy các đôi nam nữ đang nhảy múa lại không nhẩy múa nữa. Mình hỏi những người xung quanh là điệu nhảy múa chỉ ngắn như vậy à? Có một bạn (một thanh niên khoảng gần 30 tuổi làm


việc tại Sa Pa) nói với mình là mọi người không cho tiền thì họ không múa nữa. Mình cảm thấy không hài lòng về các bạn thanh niên người dân tộc này”.

(Anh L.V.H, 32 tuổi, du khách đến từ Đồng Nai)

Trên báo Dân trí điện tử có bài viết “Dấu nặng buồn ở chợ tình Sa Pa” của tác giả Trần Hưng đăng ngày 26 tháng 11 năm 2007 [21]. Mở đầu bài viết tác giả có nói “…khách phương xa được hứng trọn thứ tình cảm chân thành, và cả những dối lừa dễ nhận biết..” tác giả phân tích những thay đổi của chợ tình và có dẫn chứng một câu nói “...đến chợ tình lần này, tôi chỉ chứng kiến tổ hợp văn nghệ của huyện biểu diễn...” mà tác giả không tìm hiểu diễn biến của quy luật ở Sa Pa vào những ngày tối thứ bẩy hàng tuần. Cứ 2 tuần của 1tháng thì đội văn nghệ bản Cát Cát ra biểu diễn văn nghệ tại sân trung tâm trước cửa nhà thờ vào tối thứ bẩy cách tuần trong tháng. Đội văn nghệ chỉ biểu diễn trong khung giờ từ 20h00 đến 22h00. Sau đó du khách có thể đi tham dự các cuộc nhảy múa của các nhóm thanh niên trai gái bản. Cũng đúng như trong bài viết tác giả đề cập đến một thông lệ mà giờ đây diễn ra ở hầu hết những bạn trẻ người Hmông khi tham gia nhảy múa và thổi khèn ở đây đó là “...không có khách, không có tiền, trai thôi thổi khèn, gái thôi múa ô…” và trong bài viết tác giả cũng dẫn lời nhiều du khách “…chợ tình bị thương mại hóa lâu rồi”. Ở đây, chúng tôi cũng cùng quan điểm với bài mà tác giả Trần Hưng đề cập đến vào năm 2007 về sự thương mại hóa trong chợ tình Sa Pa, nhưng để tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề “sự ra đi của chợ tình Sa Pa”, chúng tôi sẽ tìm hiểu và phân tích rõ ở chương sau.

1.2.3. Một số đặc điểm lịch sử và văn hóa tộc người Dao

1.2.3.1.Lịch sử tộc người

Người Dao là tộc người có nhiều tên gọi khác nhau, như: Động (tên gọi của một đơn vị cư trú trước đây của người Dao), Man (tên này có hàm ý miệt thị dân tộc vì nó được dùng để chỉ các tộc người mà phong kiến Hán cho là “mọi rợ” sinh sống ngoài địa bàn cư trú của Hán tộc. Tất cả những tên gọi


trên chỉ là tên phiến chỉ, không trở thành tên chính thức của tộc người này. Còn người Dao tự nhận mình là “kiềm miền” (tức là người ở rừng).

Trong các văn bản cổ của người Dao được ghi trong các thư tịch cổ của Trung Quốc viết trong cuốn sách “Tùy thư địa lý chí” viết: “Quân Trường Sa lại có lẫn dân mọi (di diên) tên là Mạc Dao, họ tự nói rằng tổ tiên họ có công thường được miễn dao dịch cho nên lấy đó làm thành tên”.... Như vậy, Dao cũng là tên tự nhận của người Dao, nó gắn liền với lịch sử hình thành của dân tộc Dao. [ 11, tr.18].

Người Dao cho đến nay còn có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc tộc người. Trong đồng bào Dao còn lưu truyền rộng rãi câu chuyện Bàn Hồ giải thích về nguồn gốc của tộc người. Truyện Bàn Hồ không chỉ là câu chuyện truyền khẩu mà nó còn được ghi chép trong cuốn “Bảng văn” và trong các sách cúng của người Dao [11, tr.18-19]. Trong câu chuyện Bàn Hồ thì nói đến nhóm Dao ở Việt Nam gọi là nhóm Dao tiểu bản Man. Quá trình di cư của họ vào Việt Nam là cả một quá trình dài và có thể là bắt đầu từ thế kỉ XIII cho đến những năm 40 của thế kỉ XX. Người Dao đỏ hiện nay ở Lào Cai là từ Vân Nam đến vào cuối thế kỉ XVIII. Địa điểm cư trú đầu tiên của họ là làng Tòng Sành, xã Chu Quang Hồ thuộc huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai. [11, tr.23- 24].

Người Dao đỏ còn có tên là Dao cóc ngáng, Dao sừng, Dao dụ lạy (Quế Lâm) Dao đại bản, muốn phân biệt được nhóm Dao đỏ với các nhóm Dao khác thì ta căn cứ vào trang phục phụ nữ của họ, có đặc điểm nổi bật là dùng nhiều màu đỏ, nhiều tua và núm bông đỏ (nhiều hơn bất kì một nhóm Dao nào khác), cô dâu phải đội một cái mũ rất to, khung mũ làm bằng gỗ có cắm hai nan tre hay nứa bẻ thành hai góc nhọn nhô ra phía trước mặt. Ngoài khung này được phủ bằng vải đỏ và nhiều chiếc khăn thêu, nên người Trung Quốc gọi là Dao Đại bản, người Tày gọi là Cóc Ngáng (sừng ngang) và người Kinh cũng dựa vào đó mà gọi là Dao sừng [11, tr.31- 32].


1.2.3.2. Một số đặc điểm văn hóa mưu sinh

Cùng đặc điểm địa hình với cộng đồng người Hmông ở thôn Lý, xã Lao Chải, người Dao đỏ ở thôn Sả Xéng, xã Tả Phìn cũng canh tác ruộng bậc thang, nhưng địa hình ở đây thấp hơn địa hình bên thôn Lý, cho nên cảnh đẹp ruộng bậc thang không đặc sắc như bên thôn Lý. Ở đây, đồng bào cũng canh tác các cây ăn quả như mận, đào… và rau củ quả đặc trưng khí hậu của vùng. Đồng bào trong thôn còn canh tác nhiều vườn cây Atiso - một loại cây có giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, thôn Sả Xéng còn là nơi trồng nhiều các loại cây lan có giá trị kinh tế cao, cung cấp cho thị trường vào các dịp tết đến. Từ khi hoạt động du lịch phát triển ở xã cũng như ở Sa Pa, lượng lan tiêu thụ nhiều hơn so với trước đây. Hàng năm đồng bào trong thôn đều mang lan tới thị trấn Sa Pa bán cho người dân và khách du lịch. Lan của đồng bào có nhiều loại, và thời gian chăm sóc dài khoảng từ ba đến bốn năm mới bán được lan, giá trị một cành hoa lan dao động từ 400 đến 500 nghìn đồng. Mỗi chậu hoa lan có khoảng bảy đến 10 cành hoa lan, mỗi chậu lan có giá từ 2,8 triệu đến 5 triệu đồng. Chi phí cho một chậu lan không cao, nhưng thời gian từ khi trồng đến khi bán được thì lâu. Giá trị kinh tế từ cây lan mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần quan trọng vào cuộc sống hàng ngày của đồng bào trong thôn.

Một số gia đình trong thôn làm dịch vụ tắm lá thuốc, đây là một nét đặc trưng văn hóa của người Dao đỏ. Thuốc lá tắm thường có từ 15 đến 20 loại cây.

Trong thôn có một gia đình đã khai thác giá trị từ các loại cây lá thuốc dùng để tắm và chiết xuất tinh dầu có nhiều công dụng hơn, không chỉ dùng để tắm, mà còn để sản xuất những tinh dầu dùng xoa bóp chân tay và tạo mùi thơm cho cơ thể. Gia đình ông L.P.H đã thành lập doanh nghiệp chuyên khai thác giá trị các loại cây này. Công ty hoạt động ngay trong địa bàn của thôn, vừa là nơi cho khách du lịch đến tắm, vừa là nơi chiết xuất tinh dầu và giới thiệu sản phẩm cho khách du lịch. Ngoài ra, công ty của ông còn cung các tinh dầu và thuốc tắm


cho địa bàn huyện Sa Pa và các thành phố lớn trong cả nước. Đây vừa là cơ sở giữ gìn công thức làm thuốc tắm, vừa là nơi tạo công việc làm cho thanh niên trong thôn, mang lại thu nhập ổn định cho thanh niên trong thôn.

Nghề thủ công truyền thống của đồng bào là nghề thổ cẩm. Cũng như người Hmông thôn Lý, xã Lao Chải, họ cũng làm nghề thổ cẩm, nhưng chủ yếu là làm công đoạn thêu, hầu như không có người làm nghề dệt trong thôn. Người Dao đỏ ở đây thêu nhanh hơn người Hmông ở thôn Lý, xã Lao Chải, một phần vì người Dao ở đây thêu mặt trái, và họ chỉ chuyên tâm vào thêu. Nhiều người trong thôn còn giữ nghề thêu thổ cẩm với các hoa văn truyền thống của đồng bào. Trong thôn hình thành câu lạc bộ thổ cẩm từ năm 1997, nhưng được một thời gian thì ngừng hoạt động, vì hàng không xuất được, đầu năm 2016 có một công ty ở Hà Nội về khôi phục lại hoạt động của câu lạc bộ. Công ty chịu trách nhiệm cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm cho các thành viên. Thành viên tham gia câu lạc bộ được hưởng tiền theo sản phẩm làm ra, thường là 30.000đ một ngày công. Theo một số thành viên câu lạc bộ cho biết, sợi chỉ thêu của công ty mang về không phải là hàng tơ tằm mà là sợi thêu làm từ chất liệu công nghiệp. Chúng tôi đã tìm hiểu và thấy rằng trong thôn có nhiều chị em gái thích đi bán hàng rong theo khách du lịch khi họ đến thôn hơn là làm trong câu lạc bộ. Khi có xe khách du lịch đến thôn, các chị em gái chạy đến chỗ khách và chào đón nhiệt tình, đến mức du khách có thể không kịp ngắm nhìn xung quanh đã phải trả lời với những tình cảm tiếp đón của các chị em gái đến bán hàng. Trong thôn cũng có chợ được ủy ban nhân dân xã đầu tư xây dựng để đồng bào bán hàng thổ cẩm và các mặt hàng đặc trưng, để không phải đi bán theo khách nữa, nhưng đồng bào vào chợ bán không nhiều.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/08/2023