Những Tác Động Của Du Lịch Đến Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội


trọng nhưng nó là nơi tổ chức sinh hoạt gia đình của người Dao. Và được du khách lựa chọn.

“Tôi có được dự một nghi lễ cấp sắc của một gia đình gần đây. Lúc đi ở ngoài đường tôi thấy gia đình họ dán nhiều giấy màu ở cửa tôi có hỏi bạn hướng dẫn viên về điều đó và có ý muốn được xem. Lúc đó bạn hướng dẫn viên vào hỏi và gia đình ấy đồng ý cho ngồi xem. Sau đó tôi và gia đình tôi ngồi trong nhà gia đình đó xem họ làm lễ. Tôi có hỏi và được biết (anh Chong Akkharadet có biết tiếng Việt Nam) đây là nghi lễ được diễn ra ở hầu hết các đàn ông người Dao đỏ từ tuổi 13”.

(CHONG AKKHARADET, 37 tuổi, du khách đến từ Thái Lan)

Cuộc phỏng vấn thứ hai của chúng tôi là một du khách quốc tịch Mỹ, sinh năm 1971. Chủ đề chúng tôi muốn hỏi ở đây đề cập đến thông tin trước khi đến Sa Pa và những ấn tượng khi du khách đến Sa Pa.

“Dao, tôi thấy thân thiện và mến khách. Họ nhiệt tình khi đưa chúng tôi đi tham quan hang động và họ kể cho tôi nghe về cuộc sống của họ, công việc họ làm và gia đình họ. Đồng bào ở đây họ đi theo nhiều quá, gia đình tôi vừa xuống xe ô tô là họ đã tới cửa chào đón và mời mua hàng. Tôi thấy cách bán hàng của họ khá nhanh nhẹn, chớp nhoáng đã có mặt và họ thân thiện dẫn chúng tôi đi tham quan và nói chuyện với chúng tôi”.

(JOEL KENDALL, 45 tuổi, du khách quốc tịch Mỹ).

Qua cuộc phỏng vấn lần hai, chúng tôi thấy cả khách trong nước và nước ngoài đều đánh giá hành vi bán hàng của đồng bào làm khách không mặn mà khi mua hàng hay cảm thấy phiền khi đến điểm tham quan mà họ cứ mời chào. Còn khi chúng tôi sang phỏng vấn đoàn khách ở bên thôn Lý, xã Lao Chải để xem những cảm nhận của khách du lịch ra sao và rồi xem hiện tượng có tương tự như bên thôn Sả Xéng, xã Tả Phìn không.

Chúng tôi ở một nhà người Hmông kinh doanh dịch vụ homestay tại thôn, theo quan sát của chúng tôi thì ngoài kinh doanh homestay ra, thì gia chủ có bán hàng lưu niệm và cũng trưng bầy một bộ khung cửi để dệt, nhưng chúng tôi thấy khung cửi này không dùng để dệt nữa, mà thay vào đó là chức năng cho khách tham quan. Điều này cho chúng tôi biết, họ đã thích ứng tốt với dịch vụ du lịch và biết cách phục vụ khách du lịch để tăng thêm thu nhập cho gia đình.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

2.3.2. Khách nội địa

Trước đây, lượng khách lên Sa Pa bị hạn chế nhiều bởi phương tiện giao thông từ Hà Nội tới Sa Pa, nhưng vài năm gần đây, khi cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi vào hoạt động, dòng khách về Sa Pa ngày một đông, không chỉ có các ngày nghỉ lễ mà Sa Pa đã trở thành du lịch cuối tuần của các du khách khắp nơi đến Sa Pa. Điều này có tác động không nhỏ tới cảnh quan du lịch của Sa Pa và đời sống của đồng bào các tộc người thiểu số ở đây cũng ảnh hưởng, nhất là hai nhóm cộng đồng Hmông, Dao. Cộng đồng Hmông, Dao là tộc người chiếm số lượng đông nhất của huyện Sa Pa. Là chủ thể của du lịch văn hóa Sa Pa. Chịu tác động chi phối từ hoạt động du lịch đem lại. Để tìm hiểu cảm nhận của du khách Việt Nam về Sa Pa thì chúng tôi có nhiều cuộc phỏng vấn với các nhóm khách, các đoàn khách từ các vùng miền trong cả nước tới Sa Pa xuất phát từ Hà Nội.

Ảnh hưởng của văn hóa tộc người Hmông, Dao tới hoạt động du lịch tuyến Hà Nội - Sa Pa - 7

Nhóm khách đến từ các tỉnh phía Bắc:

Hàng năm, có nhiều đoàn khách từ các tỉnh phía Bắc đến thăm quan, nghỉ dưỡng tại Sa Pa. Việc theo dõi và phỏng vấn đầy đủ các nhóm khách từ các tỉnh thành phía Bắc là điều không thể thực hiện được. Do đó, chúng tôi lựa chọn phỏng vấn một số đoàn khách có tính lựa chọn ngẫu nhiên.

“Mình vẫn thích tham dự chợ tình của các em thanh niên người dân tộc ở đây múa ô và thổi khèn cùng với những điệu nhảy thể hiện hình thức giao duyên. Nhiều lúc mình cũng thích tham gia cùng nhảy múa với các em ấy, trước đây thì mình thấy các em thanh niên nam nữ này có một số em thì đang “biểu diễn”còn một đến hai em thì cầm mũ đi xung quanh nơi khách đứng xem để xin tiền. Còn năm nay (08-10/1/2016) thì thấy các em thanh niên đó lịch sự hơn đó là các em ấy làm một cái thùng bằng nhôm kính để du khách khi xem các em biểu diễn thì cho tiền các em vào thùng đó”.

(N.H.Q, 32 tuổi, du khách từ Hải Phòng)

Theo nhiều cuộc quan sát của chúng tôi thì những đêm “chợ tình” tối thứ sáu và thứ bẩy hàng tuần được diễn ra ở sân trung tâm trước nhà thờ đa phần là các em thiếu niên là học sinh từ lớp sáu đến lớp tám được chia làm nhiều nhóm (khoảng bốn đến năm nhóm) và nhảy múa với khèn và ô. Những kĩ thuật này các em đã được học từ rất


sớm (khi chúng tôi quan sát một buổi sinh hoạt tập thể của các em học sinh cấp một xã Tả Phìn thì thấy các em lớp một, lớp hai đã biết nhảy múa theo truyền thống của đồng bào mình). Các em thường rủ nhau đến thị trấn vào các tối cuối tuần để cùng nhau nhảy múa và kiếm tiền bằng sức lao động của mình một cách chính đáng.

Cùng vấn đề này, chúng tôi có cuộc phỏng vấn với anh T.B.M một cán bộ đoàn thanh niên ở thành phố Hà Nội lên Sa Pa du lịch. Trong cuộc phỏng vấn, chúng tôi muốn biết du khách cảm nhận về văn hóa tộc người Hmông,

Dao ở Sa Pa trong hoạt động du lịch và anh T.B.M cho biết

“Về đồng bào Hmông, Dao thì cảm nhận lúc đầu của mình thì rất thương họ, họ nghèo quá vì cuộc sống mưu sinh cho nên họ phải đi ra đây bán hàng kiếm sống thêm. Thương các em thiếu nhi bé tí đã phải đi bán hàng kiếm sống. Nhưng càng lên thì lại càng thấy cách bán hàng của họ tạo cảm giác khó chịu, khi mà bám theo cù nhầy việc mua hàng, giờ thì trẻ con lại có hiện tượng xin tiền nữa. Không cho thì tội, mà cho rồi đảm bảo lúc sau lại có khoảng chục em ra xin. Đi thưởng thức đồ nướng cùng bạn bè, các em cũng ra xin xiên thịt hay cái gì đó nó cũng gây phản cảm với khách du lịch.Chợ tình thì giờ không phải là chợ tình nữa rồi bạn ạ, các bạn thanh niên ra biểu diễn xin tiền là chính, chứ không hẳn là nơi để các đôi nam nữ họ tìm hiểu nhau nữa rồi. Lên Sa Pa chắc đi ba ngày hai đêm là quá đủ rồi. Mình nghĩ nếu ở Lao Chải và Tả Phìn có đội văn nghệ phục vụ khách du lịch không chỉ mình mà còn nhiều khách du lịch khác đều rất thích thú, bạn xem các tiết mục của các bạn dân tộc luôn thu hút được khách du lịch điển hình ở Hàm Rồng và Cát Cát lúc nào cũng đông nghịt khách du lịch vào xem”.

(T.B.M, sinh năm 1984, du khách đến từ Hà Nội)

Nhóm khách đến từ các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên:

Du khách ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên là những du khách sống ở vùng có khá nhiều đồng bào các tộc người thiểu số, về văn hóa các tộc người sinh sống trên địa bàn không còn xa lạ với du khách. Tuy không tộc người nào giống tộc người nào, mỗi một đồng bào thiểu số là một kho tàng văn hóa khác nhau, tạo nên tính hấp dẫn vùng miền. Theo khảo sát của chúng tôi, nhóm khách này ít có nhu cầu đi du lịch ở Sa Pa với nhiều lý do khác nhau, trong đó lý do cảnh quan và khí hậu có sự tương đồng với Sa Pa (chủ yếu là ở Tây Nguyên) nhóm khách chọn đi Sa Pa một phần là do thị hiếu muốn đến Sa Pa xem “chợ tình” muốn được leo Phan Xi Păng,


còn lại là nhu cầu đi đến Sa Pa để biết. Trong số nhiều vị khách mà chúng tôi có dịp trò chuyện, ý kiến của một du khách đến từ Đà Nẵng có tính tiêu biểu.

“Người dân tộc họ bán từ sớm cho đến tối khuya, không biết họ bán được bao nhiêu tiền một ngày, nhưng nhìn họ, trời lạnh mà không có nhiều đồ ấm. Những người bán hàng cả người già và trẻ nhỏ đều ngồi ở dọc hai ven đường với cái lạnh cắt da cắt thịt mà họ vẫn ngồi ở đó để mong bán được hàng, mong bán được cái gì đó để kiếm thêm qua ngày. Nhìn họ ngồi co ro trong cái lạnh, mà vẫn ngủ được trong tư thế ngủ gật gù, một lúc sau có một nhóm khách đi qua, họ thấy cảnh như vậy thương đứa bé, họ cho tiền và họ cũng muốn mua giúp em nữa. Khi bán hàng mắt em bé đó vẫn nhắm miệng thì nói giá sản phẩm, khi khách hỏi lại thì em nhìn sản phẩm và nói lại giá bán. Không cần mặc cả, vị khách trong nhóm đó, sẵn sàng trả em bé đó với giá tiền mà em báo. Đi được một đoạn cô thấy có hai chị em người Hmông đang ngồi bán hàng, chị bế em trên tay và ngồi trên một bậc ven đường của nhà hàng để ngồi bán, trong cảnh chị thì há hốc miệng mắt thì nhắm em bé trên tay thì cũng nằm ngủ không kém gì chị”.

(Cô N.T.N.L, 53 tuổi, du khách đến từ Đà Nẵng)

Nhóm khách đến từ các tỉnh phía Nam:

Theo khảo sát của chúng tôi trong luận văn này, thì khách du lịch với những người lần đầu tiên đến Sa Pa thì trong tâm trí họ muốn đến xem và tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc Hmông, Dao và phiên chợ của vùng cao. Còn đối với những du khách đến Sa Pa lần thứ hai và lần thứ ba thì điều mong muốn của họ khi đến Sa Pa là khí hậu và cảnh quan rừng núi của Sa Pa chứ không phải là yếu tố văn hóa tộc người Hmông, Dao ở đây nữa, mà trong tâm thức của họ đã hình thành sau chuyến đi đến Sa Pa lần đầu tiên là cảnh những người bán hàng rong lẽo đẽo bám theo họ mời họ mua hàng khi họ không có nhu cầu mua hàng thì họ vẫn bám theo đến khi mua bằng được thì họ không theo nữa. Còn đối với những người khách họ thấy người bán rong bám theo họ mời bán hàng và họ có mua một phần vì thương người bán rong, một phần là mua cho xong không để họ bám theo nữa

“Hàng của người bán rong mẫu mã không đẹp, không phải là hàng thổ cẩm bản địa mà hàng có xuất xứ từ Trung Quốc hoặc từ những tỉnh dưới xuôi mang lên bán buôn cho họ với mẫu mã có sắc thái tộc người”.

(Theo chị T.P.M, 37 tuổi,du khách đến từ thành phố Hồ Chí Minh)


Tuy nhiên, việc mua bán giữa khách du lịch và người bán rong không dừng lại ở đó mà khi bám theo đoàn không phải có một hay hai người bán rong theo mà số lượng rất nhiều từ bẩy đến tám thậm chí đến 17 và 18 người theo chúng tôi quan sát được (dưới Tả Phìn là điển hình nhất cho số đám đông, họ mời mua bằng được với những ngôn từ như “mua đi, cái này đẹp mà, mua của người kia rồi thì mua cho mình một cái nữa đi,..”) họ mời khách đó mua cho bằng được, nếu không thì vị khách đó khó có thể đi tiếp hành trình của mình.

“Tôi cảm thấy khó chịu khi có một nhóm người chạy theo tôi từ lúc tôi đặt chân xuống đất. Khi gặp họ tôi có từ chối mua hàng, nhưng nhóm người đó cứ bám theo tôi đến các điểm tham quan ở Tả Phìn này, làm tôi không tự nhiên cho việc tham quan và ngắm cảnh ở đây”.

(Anh T.Q.H, 34 tuổi, du khách người đến từ tp. Hồ Chí Minh)

Ở đây chúng tôi chia nhóm khách nội địa thành ba nhóm khách khác nhau, nhu cầu hưởng thụ du lịch của các nhóm khách về các giá trị văn hóa tộc người ở Sa Pa có sự khác nhau. Biểu hiện, khách miền Bắc đến Sa Pa nhiều vào mùa hè để tránh cái nóng lực của mùa hè, còn các mùa khác thì có nhu cầu khám phá những hiện tượng mới ở Sa Pa ví dụ tuyết rơi ở Sa Pa, khi nhiệt độ hạ thấp dưới 00 C vào mùa đông. Còn đối với du khách miền Trung, Tây Nguyên, Nam Bộ thì nhu cầu đi du lịch thường vào mùa thu – đông. Vì họ muốn cảm nhận cái lạnh ở Sa Pa và văn hóa các tộc người ở Sa Pa. Những điều phân tích trên cho biết lượng khách đến Sa Pa được diễn ra thường xuyên trong năm, không mang tính chất mùa vụ, điều này đã giúp cho cộng đồng tộc người Hmông, Dao có thêm nguồn thu nhập và ổn định trong năm.

Tiểu kết chương 2

Trong chương này, thông qua việc tìm hiểu thực trạng khai thác của các công ty lữ hành, chúng tôi đã khảo sát một số giá trị văn hóa của đồng bào dưới tác động và quan điểm khai thác du lịch cũng như tác động của nó đến đời sống của người Hmông, Dao tại hai địa bàn nghiên cứu. Có thể khẳng định rằng


người Hmông và người Dao tại địa bàn nghiên cứu đã nhận thức được lợi ích của hoạt động du lịch mang lại cho tộc người. Mặt khác, các công ty du lịch đã tận dụng những giá trị văn hóa tộc người truyền thống để xây dựng và cung cấp cho khách du lịch sản phẩm du lịch. Như thế, họ đã tạo cơ hội cho con em đồng bào tham gia vào dịch vụ du lịch một cách không hẳn chính thức. Theo tiến trình phát triển du lịch nhiều ngành nghề mới được hình thành thông qua hoạt động dịch vụ du lịch. Xét về chiều cạnh kinh tế nhiều hộ gia đình Hmông và Dao của hai địa bàn nghiên cứu có thay đổi theo hướng tốt lên.


CHƯƠNG 3

BÀN LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH

GẮN VỚI VĂN HÓA TỘC NGƯỜI HMÔNG, DAO Ở SA PA

3.1. Những tác động của du lịch đến phát triển kinh tế - xã hội

3.1.1. Tạo cơ hội cho việc hòa nhập vào nền kinh tế thị trường

Sự gia tăng ồ ạt khách du lịch trong những năm gần đây, kéo theo sự phát triển nhanh chóng của các nhà hàng, khách sạn, các công trình có quy mô lớn như cáp treo lên Phan Xi Păng, một số khách sạn tiêu chuẩn 4 đến 5 sao đã tạo cơ hội mở rộng tiếp xúc với những con người mới, tăng các nguồn lực và lượng thông tin trao đổi đã làm thay đổi diện mạo của cộng đồng Hmông, Dao tạo cho họ nhận thức rõ được thế giới bên ngoài hoàn toàn khác biệt với cái nôi họ đang sống. Trong quá trình này những nhận thức về các hiện tượng, quan niệm sự việc và xã hội của người dân địa phương có những biến đổi sâu sắc mà những người nhìn từ bên ngoài vào thấy sự tác động của thương mại trong văn hóa của cộng đồng. Chính sự thương mại này là nhân tố thúc đẩy đồng bào vượt ra khỏi bức tường vô hình rào chắn của nền kinh tế tự cấp tự túc truyền thống để cộng đồng tận dụng các cơ hội làm ăn mới hiệu quả hơn, hình thành nên những nhận thức và phương pháp tư duy kinh tế mới để thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống. Những nhu cầu này sẽ biến đổi trong tương lai, khi mà đồng bào hai địa bàn nghiên cứu này bước sâu vào nền kinh tế thị trường.

Nhờ có trao đổi thông tin qua thị trường mà đồng bào có khả năng đáp ứng nhiều hơn cho những nhu cầu cá nhân của mình. Đồng bào bắt đầu biết chú ý đến những nhu cầu thay đổi của thị trường để từ đó định hướng hay điều chỉnh phương thức sản xuất của mình để tạo ra những sản phẩm đáp ứng kịp thời nhu cầu thị hiếu của du khách.


Bên cạnh đó đồng bào ở hai địa bàn nghiên cứu này gặp không ít những khó khăn thách thức như: rào cản về ngôn ngữ, về tập tục và hành vi ứng xử. Những khó khăn này, chỉ khi nào tự họ biết nhìn nhận về bản thân mình đang thiếu và yếu về cái gì thì họ mới có ý thức hệ vượt lên biến những cơ hội thành những lợi thế để làm giàu cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

3.1.2. Mở rộng giao lưu và hiểu biết

Trước tiên là hình thức giao tiếp giữa khách du lịch với đồng bào thông qua hình thức bán hàng. Tiếp đến là hình thức giao tiếp giữa những người kinh doanh ngoài thị trấn với đồng bào thông qua trao đổi mua bán hàng hóa và có sự giúp đỡ từ phía người Kinh trong việc thích ứng với kinh tế hàng hóa thị trường. Những người bán hàng và bán hàng rong trên các tuyến du lịch thì muốn giao tiếp với khách du lịch để hiểu biết về tập tục và học tiếng Anh để bán hàng được nhiều hơn cho khách du lịch. Giao tiếp với khách du lịch và thị trường hàng hóa rộng mở cho du lịch đã kích thích nhu cầu tiêu dùng sản phẩm mới ở đồng bào từ khách du lịch, đồng thời kích thích phát triển sản xuất và trao đổi hàng hóa để tăng thêm nguồn thu từ du lịch

3.1.3. Tăng cường sự đầu tư

Sự bùng nổ của du lịch Sa Pa trong mấy năm gần đây đã thúc đẩy Nhà nước và chính quyền địa phương có những cách nhìn nhận mới, đánh giá lại tiềm năng du lịch và quy hoạch lại du lịch của Sa Pa. Theo ý kiến của Chủ tịch ủy ban nhân dân hai xã Tả Phìn và Lao Chải thì Ủy ban nhân dân huyện Sa Pa đã phê duyệt dự án nâng cấp đường xuống Lao Chải là 6 km và tới Tả Phìn là 12 km theo nguồn vốn ngân sách nhà nước và Quỹ phát triển du lịch huyện Sa Pa. Khi nâng cấp hai tuyến đường này hoàn thành, sẽ thúc đẩy du lịch của hai tuyến Sa Pa - Lao Chải - Tả Van và Sa Pa - Tả Phìn, từ đó người dân hai địa phương này được hưởng lợi từ việc số lượng khách ngày càng tăng, thúc đẩy du lịch hai địa phương phát triển mạnh hơn hiện nay.

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 27/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí