Thiên Nhiên Miền Núi Trong Tiểu Thuyết Của Vi Hồng.


CHƯƠNG 2

ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA DÂN GIAN VỀ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG

Mỗi dân tộc đều có vốn văn hóa khác nhau và có lẽ để dễ nhận biết các nền văn hóa khác nhau người ta dựa vào vốn văn hóa dân gian của dân tộc ấy. Vi Hồng đã thành công khi tái hiện đầy đủ, chân thực về cuộc sống, con người miền núi nói chung và dân tộc Tày nói riêng. Là người con của núi rừng Việt Bắc, bản thân lại là nhà nghiên cứu văn hóa dân gian nên ông hiểu sâu sắc về những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Với tình yêu con người, quê hương ông luôn ý thức phải làm gì đó cho quê hương mình. Những trang văn của ông đã là minh chứng cho tình yêu ấy và đã hiện thực hóa khát vọng của cuộc đời mình: đem văn hóa Tày đến với mọi người.

2.1. Thiên nhiên miền núi trong tiểu thuyết của Vi Hồng.

Đọc tiểu thuyết của Vi Hồng, có lẽ người đọc sẽ rất ấn tượng với những bức tranh thiên nhiên vùng miền núi. Mỗi tác phẩm nói đến một địa danh khác nhau nó có thể là bức tranh thiên nhiên đẹp, đầy màu sắc, hoang sơ của rừng hoa, cánh ruộng bậc thang bát ngát, trù phú với muôn vàn tiếng chim chóc, cũng có thể là thiên hùng vĩ, hoang vu đầy hiểm nguy luôn đe doạ tính mạng của con người. Song nó đều là những bức tranh thiên nhiên rất đặc trưng của vùng miền núi. Tất cả làm nên một màu sắc rất riêng, rất đặc trưng trong sáng tác của Vi Hồng, đồng thời nó cũng đóng góp rất lớn cho việc thể hiện tư tưởng của tác giả.

Trong mỗi tiểu thuyết, có lẽ điều cốt lòi nhất vẫn là cốt truyện với hệ thống nhân vật, với các mối quan hệ khác nhau qua sự trải nghiệm của tác giả để nói lên điều mình muốn nói, còn những yếu tố khác đóng vai trò làm "nền" song cũng có thể để thể hiện một ngụ ý sâu xa. Ví dụ trong truyện ngắn Rừng


Xà Nu của Nguyễn Trung Thành nói về sức sống mãnh liệt, tinh thần đoàn kết và ý chí đấu tranh chống kẻ thù, tác giả đã tập trung miêu tả hình ảnh cây xà nu và cánh rừng xà nu. Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên, lao thẳng lên bầu trời. Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh sáng.

Mỗi nhà văn có vùng thẩm mĩ khác nhau, Nguyên Ngọc thành công với những sáng tác về Tây Nguyên, Nam Cao thành công về đề tài nông thôn, còn Vi Hồng là đề tài về miền núi. Qua các sáng tác, đặc biệt là tiểu thuyết, Vi Hồng đã cho người đọc biết đến những vùng thiên nhiên đẹp mà hoang sơ của vùng miền núi cũng như cuộc sống của người dân nơi đây.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Trước tiên là những bức tranh thiên nhiên thơ mộng quyến rũ rất đặc trưng của vùng Việt Bắc. Đó là mùa xuân với vẻ đẹp rực rỡ, lung linh, ấm áp "Ánh nắng chiều đầu xuân vàng tươi, trong vắt, rửa sạch lưng ông trời. Dòng suối Đin Phiêng rào rạt, loang loáng, lấp lóa dưới ánh nắng mặt trời như hàng trăm hàng nghìn đứa trẻ đang cầm những mảnh gương nghịch dưới nắng. Hàng nghìn, hàng vạn mảnh gương óng ánh trôi trên dòng sông Đin Phiêng đổ ra sông Bằng. Sông Bằng như một tấm gương khổng lồ, hình lưỡi liềm ôm lấy chân đồng Đin Phiêng [11. 9].

Mùa xuân ở miền núi khác với vùng đồng bằng, nếu như ở đồng bằng cái lạnh của mùa xuân như chỉ mới “chạm ” được vào da thì ở miền núi cái lạnh tê tái của một buổi sáng mùa xuân cũng đủ để thấu tận xương tuỷ "Sáng sớm, trời còn lạnh tê tái, sương mù từng đám dày đặc ấp ủ từng mảng rừng già, choàng lấy cổ những ngọn núi cao [11.11].

Ảnh hưởng của văn hoá dân gian trong một số tiểu thuyết của Vi Hồng - 4

Đọc tiểu thuyết của Vi Hồng, độc giả sẽ cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, yêu bản mường rất sâu sắc của ông. Có như vậy, ông mới miêu tả những bức tranh thiên nhiên sống động đến vậy. Tất cả như đang vươn trổ, tỏa hương, khoe sắc trước mắt người đọc. Có khi là một loài hoa: hoa Bjoóc


loỏng (một loại lan rừng bông rất to). "...Từng bông hoa như một cái chén bằng ngọc ngà, nhưng lại trong suốt như pha lê. Những bông hoa Boóc loỏng trắng đến nòn nà, mịn mà hơn cả da thịt người con gái mịn màng nhất. Bề mặt những cánh hoa Boóc loỏng đọng một lớp phấn trong, trắng làm sao. Cái màu trắng của phấn làm làm bông hoa trở nên trắng ngời ngợi, trắng lung linh..." [9. 148].

Cùng viết về bức tranh thiên nhiên Việt Bắc, tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài cũng rất đẹp và chính cảnh sắc mùa xuân ở Hồng Ngài với những chiếc váy Mèo sặc sỡ phơi trên mỏm đá, "cỏ gianh vàng ửng", tiếng cười đùa của trẻ con, tiếng sáo gọi bạn tình tha thiết... đã khiến những rung động, khát vọng tuổi trẻ của Mị sống lại. Song có lẽ dường như mới chỉ là bức phác họa với đôi nét chấm phá được vẽ ra bởi những cảm xúc mới mẻ của một nhà văn miền xuôi đi thực tế miền núi. Còn thiên nhiên trong tiểu thuyết của Vi Hồng thì thấm đẫm màu sắc Việt Bắc. Thiên nhiên đã đi sâu vào tâm thức, trong tín ngưỡng của Vi Hồng - nhà văn được sinh ra và lớn lên ở miền núi. Chính vì thế mà nó đi vào tác phẩm của ông tự nhiên, sống động như vốn có ở ngoài đời. Đây chính là mặt mạnh của Vi Hồng nói riêng và của các nhà văn dân tộc thiểu số nói chung.

Chỉ có thể là người đã từng sinh ra và lớn lên trên mảnh đất miền núi mới có thể cảm nhận, đánh giá và gọi tên chính xác được những sự việc, sự vật nơi đây. Thiên nhiên miền núi sống động dường như đến từng chi tiết nhỏ “Những mầm cỏ non mới nhú khỏi nách mẹ, mặt đất đeo những giọt sữa nước long lanh. Hay những âm thanh mà chỉ núi rừng Việt Bắc mới có "Tiếng ngàn chim ríu rít. Nổi bật giữa thung lũng là tiếng chim ông già "cốt quan". Ông cốt quan mặc áo choàng đỏ rực, ngực đeo yếm đen. Ông gò trống cầm nhịp cho tiếng ngàn chim và báo giờ làm việc, giờ thôi công cho mọi người. Cốc


cốc cốc... tung tung tung.... cốc cốc! Tiếng lão cốt quan luồn đi trong sương. Cả thung lũng sương mù phập phồng ... " [11.59].

Đó là âm thanh của tiếng chim lửa "Những con chim đực hót hay nhất: chiu chiu chít chít, vít vút viu viu... giọng nó nhọn sắc mà không chối tai. Hai cái chân của nó bằng hai cái tàm nhỏ có móng sắc nghiêng ngó tìm mồi. Những con sâu nhỏ tí nó mới ăn được. Đặc biệt nó thích hút mật hoa. Nó bám vào những cuống hoa boóc loỏng trắng muốt, thơm ngào ngạt cả vùng. Từng con chim lửa đủ màu sắc, nhỏ ti bám vào cuống hoa, trèo lên cánh hoa, rúc vào đầu bông hoa rồi lại rúc ra. Nó ngửa cổ, dựng mỏ lên trời uống say sưa" [11.68]

Bên cạnh đó là những bức tranh thiên nhiên thật trù phú mà tạo hoá đã ban tặng cho mảnh đất Việt bắc: "Sông Bằng có vực sâu nhiều cá. Hai bờ sông những đoạn vách đá sừng sững. Vách đá trắng xen lẫn những mảnh thần sa đỏ ối, đổ hình xuống lòng sông rập rờn, đung đưa như thần sông đang đu vòng đào. Có những đoạn bờ cây cối xanh rờn, um tùm tỏa bóng, ôm lấy lòng sông. Đó là chiếc ô xanh của trăm loài cá. Những chiếc ô xanh che chở cho đàn cá. Đàn cá yên tâm đùa rỡn vẽ nên những vùng hoa nước, làm vui cho khách qua đường. [11.113].

Cánh rừng Pác Quảng trong tiểu thuyết Đoạ đầy cũng tươi tốt phì nhiêu khiến cho đàn trâu, đàn bò của hai vợ chồng Bội Hoan và Ki Nọi hàng trăm con mà con nào cũng béo tốt .

Do địa hình nên ở vùng núi Việt Bắc có rất nhiều con suối, thác nước vì thế trong tiểu thuyết của vi Hồng ta nhiều lần bắt gặp hình ảnh những thác nước. “Những con nước gặp vô vàn những cục đá, những tảng đá giữa dòng, dềnh lên thành hằng há sa số những con sóng bạc đầu giữa thác làm cho con sông trắng xoá” [10.64]


Thác nước ngày qua ngày chảy xiết như chạy đua cùng thời gian, thử thách cùng vạn vật khiến cho người đọc liên tưởng tới buổi hồng hoang của vũ trụ. Thác nước ở Nặm Khao này vừa dữ dội, hoang dại và đẹp như trong những câu truyện cổ tích. Đọc đến đó người đọc cảm nhận được tài năng sáng tạo của nhà văn Vi Hồng: miêu tả âm thanh mà không cần đến động từ, miêu tả màu sắc mà không cần đến tính từ mà người đọc vẫn cảm nhận được dòng thác đang ào ào chảy xiết, nước chảy xối xả va vào đá trắng xóa.

Một điều thật thú vị khi khảo sát một số tiểu thuyết của Vi Hồng, chúng tôi nhận thấy nhà văn nhiều lần so sánh vẻ đẹp của con người với vẻ đẹp của thiên nhiên. Đây chính là yếu tố mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, bởi lẽ xưa nay ta vẫn thường thấy cách người ta ví vẻ đẹp của người con gái với vẻ đẹp của loài hoa này hay loài hoa khác. Miêu tả vẻ đẹp của Quỳnh The nhà văn so sánh với vẻ đẹp của một loài hoa. Nàng đẹp như một “như một đoá hoa tiên, hoa thánh nơi vách đá bốn mùa tắm gội giữa mây trời. Bông hoa “vẳn viền” (hoa tiên) mãi mãi không héo, không tàn, không sinh và cũng chẳng chết bao giờ ” [10.35]. Làn da trắng nòn nà của Hạ Chi được ví “Những bông hoa boóc loỏng trắng đến nòn nà, mịn màng hơn cả da thịt người con gái mịn màng nhất… nàng thấy mình trắng trong như những bông hoa boóc loỏng.” [9.148]. Ta thấy tác giả rất ưu ái với hình tượng “Hoa”, điều này cũng xuất phát từ tín ngưỡng thờ Mẻ Hoa (mẻ bjoóc) của người Tày cổ. Họ cho rằng: “cuộc đời mỗi con người gồm có hai giai đoạn là Hoa và Quả, hoa là tuổi đang trưởng thành (tuổi hoa niên), giai đoạn “nên quả nên cái”(pền mác, pền ăn) là giai đoạn từ khi lập gia đình cho đến khi về già và chết” [45.50] . Hoa tượng trưng cho sự sinh sản, đẹp đẽ vì thế vẻ đẹp của hoa là vẻ đẹp tuyệt mĩ. Nàng Quỳnh The được ví như vẻ đẹp của “ hoa vắc viển- hoa quý, hoa kết nụ mọi loài hoa. Cả trần gian này chỉ có một bông hoa vắc viển ở vách đá hồ Ba Bể ’’. [45.50] . Bông hoa như trong cổ tích “… bốn mùa tắm gội giữa mây


trời. Bông hoa “Vẳn Viền” (hoa tiên) mãi mãi không héo, không tàn, không sinh ra và cũng chẳng chết bao giờ” [45. 50]

Bên cạnh những bức tranh thiên nhiên hoang sơ, đẹp mang đậm bản sắc của Việt Bắc thì Vi Hồng còn rất chú ý đến việc miêu tả sự hùng vĩ, dữ dội, trùng điệp núi non…

Trong tiểu thuyết Đoạ đầy hình ảnh mường Nặm Khao “Một buổi chiều lặng gió. Mường Nặm Khao mây đầy trời. Mây màu chì sà xuống sát mặt đồng, tràn đầy các thung lũng, ngậm vào trong lòng nó những ngọn núi đá nhọn hoắt như những mũi chông từ vạn cổ lưu lại” [10.5]

Quả là thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội, và ẩn chứa biết bao nguy hiểm đối với con người. Để sinh sống hoà nhập được với thiên nhiên ở Pác Quảng vợ chồng Ki Nọi và Bội Hoan đã từng bước học tập những kĩ năng để chống trọi với thú giữ chốn rừng sâu này : “…loài ong nữa. Trăm loài có thể tấn công họ bất cứ lúc nào. Vì họ ở trên mặt đất giữa khoảng trống tứ bề là đại ngàn. Nào hổ báo rắn thần, các loài muỗi…” [10.120]

Có lúc ta thấy ghê rợn trước sự độc ác của loài ong Tó Hống ăn thịt đứa con gái mới chỉ vài tháng tuổi - con gái vợ chồng Bội Hoan và Ki Nọi. Rồi những cảnh Con trăn chúa nuốt cả một con bò, cảnh Hai vợ chồng Ki Nọi đánh nhau với hổ...Thiên nhiên ấy đã ban tặng cho người dân nơi đây rất nhiều thứ song nó cũng cướp đi sinh mạng của biết bao con người. Trong tiểu thuyết Đoạ Đầy đã có hai con người bị loài vật hung dữ cướp đi sinh mạng đó là con gái Ki Nọi – chết do ong Tó Hống và Cai Đai - chết do bị rắn độc cắn lúc đi rừng.

Như vậy, với chất liệu vừa hiện thực vừa lãng mạn Vi Hồng đã khắc hoạ thành công những “bức sơn dầu, sơn mài” bằng ngôn từ về thiên nhiên


rất đặc trưng của núi rừng Việt Bắc mà cụ thể là mảnh đất Cao Bằng - quê hương ông.

Các sáng tác của Vi Hồng nói chung và thể loại tiểu thuyết nói riêng đều phản ánh đời sống, cách nghĩ, phong tục, tập quán của người Tày. Vì thế khi tìm hiểu chúng tôi còn thấy một hình ảnh thiên nhiên miền núi khác nữa - thiên nhiên trong tưởng tượng, trong tâm thức, tín ngưỡng người dân tộc.

Hình ảnh thiên nhiên trước khi đi vào tiểu thuyết của Vi Hồng đã được sáng tạo của các tác giả dân gian song khi đưa vào thế giới nghệ thuật của Vi Hồng nó được sáng tạo lại nhằm mục đích khác làm cho tác phẩm giàu bản sắc Tày - dấu ấn của quê hương trong sáng tác của mình. Trong tiểu thuyết Chồng thật vợ giả phản ánh một trong những ngày lễ của người Tày lễ "thả én ương số phận ". Lễ "thả én ương số phận" của "trai gái mươi mười lăm" để muốn biết số phận của cuộc đời mình về sau ra sao. Trong buổi lễ có phần: dẫn linh hồn người lên trời chơi, cuộc hành trình gian nan:

Phải vượt qua sông lớn, bể to có thuồng luồng đội đắm thuyền, có rắn độc rình rập cắn chết, lại có những đoạn đường đi qua rừng hổ, rừng trăn to. Những con trăn có thể nuốt một lúc hàng trăm người. " [6.21].

Mường trời cũng lắm cảnh đẹp làm mê đắm hồn người, tuỳ vào tài nghệ của bà then : "vườn hoa quả với vô vàn cây mọc lửng lơ giữa những đám mây ngũ sắc, hoa nở ong bay quả ngọt khác thường". Đó là cảnh vườn thú, vườn chim của mường trời. Những con thú như thú ở trần gian, nhưng nó to lớn và dữ dội. Đi xem vườn chim ác, to gấp mấy con đại bàng với những vườn chim sắt, mỏ thép. Bên cạnh lại có những vườn chim hiền lành, màu sắc rực rỡ, đẹp đến khôn tả. Những con chim biết đánh đàn, biết hát tiếng người trần gian. Đi xem ao sen ở mường trời cũng lắm kì thú, “lá sen xanh mượt, mỗi lá sen to hơn cái nong. Hoa cũng biết nói bíêt cười. Còn nhiều cảnh lạ, vật lạ nữa". [6.22]. Như vậy, tín ngưỡng dân gian cũng ảnh hưởng sâu sắc


đến việc xây dựng hình ảnh thiên nhiên miền núi cả ở hiện thực lẫn trong tâm tưởng.

Với một trí tưởng tượng phong phú cùng với tài năng của mình, Vi Hồng đã gợi ra một không gian đại ngàn thật âm u, đáng sợ. Bằng lối so sánh ví von hết sức hóm hỉnh có lẽ chỉ thấy ở trong văn học dân gian. “Đêm đêm sương xuống tứ bề trùng điệp mịt mờ. Sương đại ngàn rơi ào ào như cơn mưa với những hạt mưa to bằng quả đào, quả lê rơi lộp độp, ào ào như những cơn mưa thần thoại thưở trời đất mới khai sinh…Họ thức đậy nhìn ra cửa hang núi tiếp núi trung trùng. Những thung lũng sâu hun hút và đầy ắp sương trắng. Ngay cả cửa hang những giọt mưa thần thoai to bằng quả bí, quả bưởi rơi lộp độp…” [10.116] Hay bằng sự so sánh ví von: “… Đất xã Nà Lạn màu mỡ phì nhiêu như miếng thịt. Lúa Nà Ngạn tốt ngập bờ. Ngô Nà Lạn quả to hai con ngựa khênh không nổi” [6.42]

Thiên nhiên mà Vi Hồng miêu tả như vừa mơ lại vừa thực nó như cách chúng ta hàng chục thế kỉ giống như trong những câu chuyện thần thoại hay cổ tích vậy. Nhà văn đã dùng những yếu tố của văn học dân gian để miêu tả thiên nhiên hoang sơ của núi rừng Việt Bắc điều đó đã tạo nên một màu sắc rất riêng, một cá tính sáng tạo rất độc đáo

Người dân tộc thường có cách nghĩ, cách lý giải của họ về sự việc, hiện tượng. Họ tin một cách vô cớ vào thế giới ma, quỷ, thuồng luồng... Câu chuyện Ông Háo trong tiểu thuyết Đất Bằng đã dám một mình khám phá hang thuồng luồng mà theo người dân chưa có một ai vào hang mà còn sống trở về. Sau cuộc hành trình khám phá, ông kể lại cho dân làng: "Càng vào càng sáng. Nhưng có điều này: Phải bình tĩnh, vào giữa hang nhìn thấy mặt trời qua "piêu ngước". Thấy ngay một hàm răng rắn rất lớn như đang nhe ra đớp ta. Nhìn kỹ thì đấy là hai gờ đá giống hệt hàm răng rắn hay thuồng luồng gì đó mà thôi. Quay đầu lại phía cửa hang thì tối om, lạnh ngắt. Nếu cứ lao

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 04/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí