Vài Nét Về Cuộc Đời Vi Hồng Và Tiểu Thuyết Của Ông


sợi dây nối liền con người với con người, nó thực hiện chức năng giao tiếp và có tác dụng liên kết con người lại với nhau.

Tính lịch sử: Tạo cho văn hóa một bề dày, một chiều sâu, cho phép phân biệt văn hóa như sản phẩm của một quá trình tích lũy qua nhiều thế hệ với văn minh như một sản phẩm cuối cùng, chỉ ra trình độ phát triển của từng giai đoạn. Tính lịch sử được duy trì bằng truyền thống văn hóa, những giá trị tương đối ổn định, được tích lũy và tái tạo trong cộng đồng người qua không gian và thời gian, được đúc kết thành những khuôn mẫu xã hội và cố định hóa dưới dạng ngôn ngữ, phong tục, tập quán, nghi lễ, luật pháp... Truyền thống văn hóa tồn tại nhờ giáo dục. Cho nên văn hóa còn đảm nhiệm chức năng giáo dục.

Như vậy, có nhiều định nghĩa, nhiều cách hiểu khác nhâu về văn hóa song có thể thấy rằng tựu chung lại các cách hiểu ấy đều thống nhất : văn hóa là sản phẩm được sáng tạo bởi con người. Các sản phẩm văn hóa đó có thể thấy có tính hệ thống, tính giá trị, tính lịch sử, tính giáo dục đồng thời nó cũng chính là thước đo trình độ phát triển của con người. Bởi lẽ, trong quá trình sáng tạo văn hóa thì văn hóa lại có tác động ngược trở lại con người khiến cho đời sống của con người trở nên văn minh hơn và từ đó con người lại sản sinh ra vô vàn văn hóa khác trong đó có văn học nghệ thuật. ở đây chúng tôi nghiên cứu đề tài theo quan điểm của tác giả Trần Ngọc Thêm.

1.2.2. Văn hóa dân gian

Mỗi một dân tộc có nền văn hoá khác nhau mang đậm những dấu ấn riêng. Văn hoá dân gian là một bộ phận của văn hoá dân tộc. Nói tới văn hoá dân gian là nói tới sản phẩm truyền thống của một nền văn hoá. Về phương diện lịch sử nó được chuyển giao qua các thế hệ, nó chứng tỏ “những lối cũ” có ưu thế hơn cái mới và chỉ ra một cảm quan chung về tính cộng đồng. Nếu các yếu tố của văn hoá dân gian được một người hoặc một cộng đồng người


sao chép lại thì nó vẫn mang theo những lí tưởng mạnh về ngọn nguồn mà chúng được tạo ra.

Như vậy, văn hóa dân gian là bộ phận của văn hoá dân tộc, bao gồm văn học dân gian (ca dao, dân ca, truyện cổ tích, thần thoại, truyền thuyết, truyện cười... trước kia được lưu truyền bằng miệng trong dân gian); nghệ thuật dân gian (ca múa nhạc dân gian, tranh dân gian…); phong tục, tập quán, đặc điểm lễ nghi thịnh hành trong dân gian.... Có những trường hợp người ta dùng từ Folklore của Tiếng Anh, một thuật ngữ quốc tế để thay thế từ văn hóa dân gian.

Do nội hàm của khái niệm văn hoá dân gian khá rộng, để phù hợp với phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi xin được tìm hiểu sự ảnh hưởng của văn hóa dân gian trong bốn tiểu thuyết đó là: Đất bằng, Phụ tình, Đọa đầy, Mùa hoa Bóoc Loỏng ở một số phương diện sau: văn học dân gian, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lễ hội dân gian, hủ tục của xã hội phong kiến miền núi, cách xây dựng cốt truyện, nhân vật mang dấu ấn dân gian …

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

1.3. Vài nét về cuộc đời Vi Hồng và tiểu thuyết của ông

1.3.1. Vài nét về cuộc đời

Ảnh hưởng của văn hoá dân gian trong một số tiểu thuyết của Vi Hồng - 3

Vi Hồng tên thật là Vi Văn Hồng, sinh ngày 13/7/1936, tại bản Phai Thin, xã Đức Long, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. Ông là nhà văn tiêu biểu của Việt Bắc, có nhiều đóng góp quan trọng vào sự hình thành và phát triển của nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại.

Có nhiều lý do để Vi Hồng đến với văn chương nói chung và tiểu thuyết nói riêng. Song có lẽ trước hết là tình yêu văn chương, tiềm năng văn chương, nỗ lực không mệt mỏi. Ông sinh ra trong một gia đình nghèo, giàu truyền thống văn hóa dân gian. Gia đình ông là kho truyện cổ dân gian, đặc biệt bà nội làm Then và hát rất hay. Quê hương Hòa An của ông là một trong


những cái nôi bảo tồn, lưu giữ lâu đời truyền thống văn hóa Tày. Ông từng nói mình là khán giả tí hon và nhiệt tình của các câu truyện cổ tích. Lên bảy tuổi, ông bắt đầu học chữ từ người cha của mình. Đó là chữ Hán, Nôm mà người Tày gọi là Slư nam, thứ chữ giống như những cái gai xếp vào nhau. Vi Hồng đã bắt chước các thầy (Sảy) ghi lại những truyện cổ. Ông nói: lúc ấy, mình mới lên mười một tuổi.

Năm mười ba tuổi, Vi Hồng biết làm thơ, chủ yếu là thể phong Slư - một thể thơ tự tình trao duyên của dân tộc Tày. Tâm hồn của Vi Hồng bắt đầu nảy nở từ đây.

Năm mười bốn tuổi, Vi Hồng đỗ thẳng vào lớp ba trường làng. Hòa bình lập lại, năm 1955, Vi Hồng là một trong chín học sinh Cao Bằng được xuống học ở trường Phổ thông trung học Lương Ngọc Quyến - Tỉnh Thái Nguyên. Chính nơi đây đã mở ra một chân trời khoa học cùng với sự ham hiểu biết và giàu nghị lực.

Sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, Vi Hồng thi đỗ Đại học sư phạm I Hà Nội. Học chăm, giỏi, tốt nghiệp đại học ông được giữ lại ở trường giảng dạy, nhưng ông đã từ chối và xung phong lên công tác tại miền núi.

Năm 1960, ông lên Hà Giang và dạy học tại trường cấp III Hà Giang.

Năm 1961, ông trở lại quê hương Cao Bằng của mình, dạy học ở trường cấp III Cao Bằng.

Năm 1963, Vi Hồng trở về trường Đại học sư phạm I giảng dạy và nghiên cứu văn học. Trên cương vị giảng dạy, Vi Hồng là một người tận tụy, có tinh thần trách nhiệm cao, có tâm huyết với nghề. Nhà văn Dương Thuấn - người học trò của Vi Hồng, từng đánh giá "Ai mà học với thầy Vi Hồng sẽ không bao giờ quên những giờ giảng của ông. Lũ học trò chúng tôi ví ông như một nhà folklore có biệt tài làm sống lại không khí dân gian trên bục giảng. Những câu chuyện cổ chúng tôi đọc với nhau thấy bình thường, nhưng


khi nghe ông kể và phân tích sao mà hay đến thế. ông thường tìm những câu ca dao đặc sắc phân tích cho cả lớp nghe và ông so sánh đâu là cách diễn đạt của người miền xuôi, đâu là cách diễn đạt của người miền núi…

Những bài giảng không chỉ có học sinh khoa văn nghe mà nhiều học sinh ở các khoa tự nhiên và một số cán bộ giảng dạy cũng đến nghe. Ông có một trí tuệ quảng bác và nghệ thuật nói hấp dẫn. Học sinh nghe ông giảng như bị thôi miên, quên đi cuộc sống thực tại, hoá thân vào những câu chuyện trong thần thoại cổ tích trường ca…và theo ông “dân gian mỗi câu là vàng ngọc cả” [29.14]

Dưới góc độ của nhà nghiên cứu văn hóa, văn học dân gian, Vi Hồng đã không ngừng sưu tầm, tích lũy những di sản văn hóa dân gian của các dân tộc. May mắn hơn, ông có thủa thơ ấu sống trong nôi đậm nét văn hóa dân gian. Điều đó giúp ông rất nhiều trong các công trình nghiên cứu sli, lượn, dân ca trữ tình Tày - Nùng, thì thầm dân ca nghi lễ, Khảm hải. Trong đó có những công trình nghiên cứu đạt giải thưởng lớn.

Có thể nói, dù làm gì và đi bất cứ nơi đâu, thì tâm hồn, tình cảm của Vi Hồng luôn gắn bó máu thịt với quê hương Cao Bằng, nơi ông sinh ra và lớn lên. Những sáng tác của Vi Hồng dù ngắn, dù dài đều bắt nguồn từ vùng quê ấy. Chính chất dân gian quê mẹ đã tạo nên một đôi cánh rộng mở để tác phẩm của ông bay cao. Về điều này, Lâm Tiến đã nhận xét “Người vận dụng văn hoá, văn học dân gian phải kể đến Vi Hồng…Vi Hồng là nhà văn rất có ý thức tự giác để thể hiện dược bản sắc văn hoá dân tộc trong tác phẩm của mình”. [28.17]

Đến với văn chương ni chung và tiểu thuyết nói riêng còn một lý do nữa, đó là cuộc sống riêng của Vi Hồng đầy bất hạnh, vất vả lam lũ từ thủa ấu thơ. Ông cũng là một nạn nhân của những hủ tục trên. Mười hai tuổi buộc phải lấy vợ trong khi chưa biết thế nào là vợ, tình yêu, hạnh phúc. Phải sống


với người đàn bà hơn mình 8 tuổi, cuộc sống là một biển cả đau thương, song từ ấy khát vọng đến với văn chương càng mãnh liệt bởi ông viết như để chôn vùi di thực tại. “Tôi quyết định trốn vào lâu đài văn chưong, nghiên cứu và sáng tác một cách miệt mài trong lâu đài văn chuơng, và giữa biển cả khổ đau có gào thét cũng chẳng nghe thấy được…nỗi buồn là ngọn nguồn sáng tạo nên những tiểu thuyết của tôi…Tôi bắt đầu viết tiểu thuyết từ khi có ý đồ phác thảo, đến bắt đầu từ sự buồn…Hãy viết cái mà anh đau nhất” [15.7]

Cuộc sống vất vả, bất hạnh nhưng là người giàu lòng nhân ái, luôn biết yêu thương người khác. Ông không nề hà giúp đỡ người gặp bất hạnh. Bạn bè đồng nghiệp vẫn còn nhắc câu chuyện Vi Hồng giúp người khác bằng chính đồng lương ít ỏi của mình, trong lúc vợ con ông cũng rất vất vả. Đã có những lời nhận xét về hành động ấy, họ ví Vi Hồng là ông tiên, Bụt trong các câu chuyện cổ tích. Với Vi Hồng, khi buồn nhất thì ông càng thấy “thương thật nhiều, yêu thật nhiều”.Cho nên trong sáng tác của Vi Hồng, tính nhân văn nổi lên rất rò, đó là chất nhân văn của cổ tích, của những giấc mơ…Ông luôn luôn đứng về phía cái thiện, cái đẹp và giúp cho người đọc vững tin hơn về cuộc sống, về những điều tốt đẹp. Quan điểm sống cũng như quan điểm viết văn của Vi Hồng nói: Tôi là người miền núi…Phận sự của nhà văn miền núi là làm sao cho dân tộc mình canh chừng với kẻ ác, cái ác.

Vì thế, đọc các sáng tác của ông ta thấy mối quan hệ khăng khít từ thực tế cuộc đời và tác phẩm chúng luôn hòa quyện bổ sung cho nhau. Với cá tính độc đáo, dù ít nói, ít cười, nhưng đã nói là nói là nói thẳng, nói thật. Đó là cách sống thật thà, bộc trực - lối sống của người dân tộc thiểu số. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến lối viết văn của ông.

Vi Hồng là vậy dù cuộc sống còn vô vàn khó khăn nhưng với nghị lực phi thường, với tình yêu văn chương, niềm đam mê khoa học. Tất cả thể hiện rò nét trên từng trang viết của ông. Đặc biệt khi mắc căn bệnh hiểm nghèo


tâm phế mãn, căn bệnh mỗi ngày lấy đi của ông một chút sức lực. Dù không bước nổi hai mươi bước chân mỗi ngày song với chiếc máy chữ cũ kĩ ông đã viết hết trang này đến trang khác. Để rồi trong sáu bảy năm đau ốm, bệnh tật ấy tác giả vẫn cho ra đời hàng chục đầu sách có giá trị. Có thể nói chính quê hương, vốn văn hóa, văn học dân gian, nhân cách, nghị lực đó là nhân tố quan trọng giúp Vi Hồng tạo nên những tác phẩm thấm đẫm chất dân gian - những tác phẩm ấy thể hiện tài năng, cá tính sáng tạo của ông, góp phần tạo nên những dấu ấn độc đáo trong mảng văn học dân tộc thiểu số.


1.3.2. Tiểu thuyết của Vi Hồng

So với những tác giả người dân tộc thiểu số khác,Vi Hồng là một trong những tác giả có số lượng tác phẩm nhiều nhất. Trong quá trình sáng tác, ông đã được nhiều giải thưởng : năm 1959, ông được trao giải nhì của Tổng hội sinh viên Việt Nam về truyện ngắn Ngôi sao đỏ trên núi Phja Hoàng; Cây su su noọng Ỷ đạt giải nhì báo “ Người giáo viên nhân dân” năm 1962; truyện ngắn Nước suối tiên đào đạt giải nhì văn nghệ Việt Bắc năm 1963; giải ba cuộc thi truyện ngắn 1971cho truyện Cọn nước Eng Nhàn; Ủy ban dân tộc chính phủ trao giải thưởng năm 1985 cho tác giả có quá trình tham gia sang tác văn học về đề tài miền núi; giải thưởng của Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam năm 1993 cho tiểu thuyết Dòng sông nước mắt

Có thể nói Vi Hồng thành công nhất ở thể loại tiểu thuyết và cái đem lại cho sự thành công ấy chính là các tiểu thuyết của Vi Hồng thẫm đẫm chất dân gian. Công việc sáng tác đến với Vi Hồng như một niềm đam mê, rất tự nhiên, nó là sự tự trải lòng mình với cuộc đời, từ chính cuộc đời mình, từ chính những gì đã được chứng kiến. Trong thực tế đã có rất nhiều nhà văn khai thác mảng đề tài về miền núi và gặt hái nhiều thành công song với Vi Hồng người ta vẫn thấy được phong cách riêng. Có lẽ điều đó có được là nhờ


vào vốn văn hoá, văn học dân gian đã được tích luỹ từ thủơ ấu thơ cực kì phong phú. Tất cả những kí ức tuyệt vời ấy đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác của ông ngay cả lúc ông đã lâm trọng bệnh .

Qua những giấc mơ, nhà văn trở về với quê hương, làng bản, với những lễ hội dân gian truyền thống, những phong tục tập quán đẹp và nhất là trở về với suối nguồn văn học dân gian với những truyện cổ tích, truyện thơ, những điệu sli, lượn ngọt ngào tha thiết của quê hương .

Mười bốn tiểu thuyết Của Vi Hồng đều mang đậm bản sắc dân tộc miền núi Việt Bắc. Những nhân vật trong tiểu thuyết của Vi Hồng đều có tính cách, lối nói, lối suy nghĩ của con người miền núi. Kể cả một số tác phẩm lấy bối cảnh là cuộc sống đô thị hiện đại như Người trong ống, Gã ngược đời, nhân vật của hai tiểu thuyết này là những tri thức trong các trường đại học, nhưng họ vẫn nói lối nói dân gian, suy nghĩ cách nghĩ dân gian.

Hơn thế nữa Vi Hồng còn là nhà nghiên cứu văn hoá dân gian, đặc biệt là văn hoá Tày, Nùng. Có thể thấy, dù làm gì và đi bất cứ nơi đâu, thì tâm hồn, tình cảm của ông luôn gắn bó máu thịt với quê hương Việt Bắc, nơi ông sinh ra và lớn lên. Những sáng tác dù ngắn hay dài cũng đều bắt nguồn từ mảnh đất thân thương ấy. Chính vì thế chất dân gian quê mẹ đã tạo nên một đôi cánh rộng mở để tác phẩm của ông bay cao.

Đặc biệt là trong văn hoá dân gian Tày, Nùng lại có nền văn học dân gian Tày, Nùng vô cùng phong phú, đa dạng và độc đáo. Những truyện kể dân gian (thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười), tục ngữ câu đố, ca dao, truyện thơ nôm…Nội dung của dòng văn học dân gian này phản ánh cuộc sống sản xuất của những người lao động nghèo khổ, cần cù mưu trí, trung thực phải thắng thiên nhiên khắc nghiệt, thắng mọi kẻ thù để xây dựng cuộc sống đồng thuận, bình yên, hạnh phúc. Tư tưởng chủ đạo của dòng văn học


này là tư tưởng dân chủ, chính- tà, thiện – ác rạch ròi… tất cả những điều này đều được thể hiện khá đậm nét trong tiểu thuyết của Vi Hồng.

Đọc tiểu thuyết của Vi Hồng ta còn dễ dàng nhận biết được những sinh hoạt văn hoá dân gian của người Tày, Nùng những phong tục, tập quán, tín ngưỡng của tộc người này. Vì thế có thể nhận xét rằng đọc tiểu thuyết của vi Hồng nếu ai chưa biết đến vùng văn hoá Tày, Nùng thì sẽ biết đến còn ai đã biết thì sẽ hiểu nó sâu sắc hơn .


Tiểu kết

Quê hương Cao Bằng mà cụ thể là mảnh đất Hòa An - nơi chôn rau cắt rốn đã giúp ông tiếp cận với vốn văn hóa dân gian phong phú, đặc sắc và vô tận. Văn hóa dân gian chính là nguồn cội tạo nên những trang văn xúc động, thấm đẫm tình người của Vi Hồng. Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Vi Hồng không chỉ được miêu tả một cách khô cứng mà đã được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ nặng lòng với quê hương đã trở thành thế giới nghệ thuật độc đáo và có hiệu quả. Qua tiểu thuyết của Vi Hồng người đọc có thể hiểu thêm về cuộc đời, con người tác giả và cuộc sống của đồng bào miền núi.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/08/2022