TÓM TẮT
Dựa theo bằng chứng thực nghiệm trong nghiên cứu “Ảnh hưởng của tính thanh khoản lên giá trị công ty: Bằng chứng thực nghiệm tại các Ngân hàng Đài Loan” của Shih-Kuo Yeh và các cộng sự (2016) với mẫu nghiên cứu gồm các ngân hàng và công ty tại chính tại Đài Loan, bài nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu phân tích sự ảnh hưởng của trạng thái thanh khoản đến giá trị của các tổ chức tài chính, cụ thể là các ngân hàng tại Việt Nam. Tính thanh khoản được nghiên cứu trong trường hợp thị trường đang ghi nhận sự sụt giảm, đó chính là tính giảm thanh khoản (Liquidity Discount) và giá trị của công ty được đánh giá thông qua các chỉ số đánh giá khả năng năng sinh lời, như là ROE, ROA... Nghiên cứu cũng phân các ngân hàng Việt Nam thành ba nhóm: Safe Banks, Crisis- contagious Banks và Liquidity- vulnerable Banks để phân tích chi tiết. Thông quan mô hình FEM và mô hinh PVAR với dữ liệu bảng, có tần suất theo quý, từ năm 2010 đến năm 2016, bài nghiên cứu “Ảnh hưởng của tính thanh khoản đến giá trị của công ty: Bằng chứng thực nghiệm tại các ngân hàng Việt Nam”, đã đạt được những kết quả chính như sau: Thứ nhất, những nhân tố nội tại (the bank’s inside factors) ảnh hưởng đến sự sụt giảm tính thanh khoản của các ngân hàng Việt Nam bao gồm: Currentratio (Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn), Debtratio (Tỷ lệ nợ), Cash (Tỷ lệ tiền mặt trên vốn cổ phần), Size (Quy mô giá trị tài sản của ngân hàng). Trong đó, Currentratio (Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn) và Cash (Tỷ lệ tiền mặt trên vốn cổ phần là ảnh hưởng nhiều nhất đến sự thay đổi của trạng thái giảm tính thanh khoản. Thứ hai, khi thị trường xảy ra tình trạng giảm tính thanh khoản thì sẽ ảnh hưởng chủ yếu đến khả năng chi trả nghĩa vụ nợ của các ngân hàng, cũng như là giá trị của lượng tiền mặt tại các ngân hàng. Ngoài ra, khả năng sinh lợi của các ngân hàng (được đại diện bằng biến ROE) cũng giảm khi thanh khoản trên thị trường giảm. Nghiên cứu cũng đã ghi nhận rằng mức giảm tính thanh khoản của các ngân hàng tại Việt Nam thì khác nhau, tùy theo quy mô của các ngân hàng, và cũng thay đổi theo thời gian, với chiều hướng được cải thiện hơn.
Từ khóa chính: Liquitdity Discount, Tính thanh khoản giảm, FEM, REM, GLS, VAR
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Lý do thực hiện nghiên cứu
Đã chín năm kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra, nhưng dư âm của nó vẫn còn đó. Còn nhớ, vào tháng 9/2008, Lehman Brothers đã “chìm xuồng” với khối tài sản 639 tỷ USD, mở ra thời kỳ leo thang của khủng hoảng tài chính trên phạm vi toàn cầu. Trước hết, có thể kết luận Lehman là nạn nhân của chính mình chứ không phải ai khác. Ngân hàng đầu tư là một định chế tài chính có mức độ rủi ro rất cao và kiếm tiền thông qua quản trị rủi ro. Rủi ro cao đối với lĩnh vực bất động sản trong bối cảnh một cuộc khủng hoảng tín dụng toàn diện và khốc liệt trong lịch sử là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ của một đế chế tài chính già cỗi 158 năm tuổi- Lehman Brothers. Khủng hoảng tín dụng dưới chuẩn đã lan sang tín dụng trên chuẩn và toàn bộ thị trường tín dụng nói chung. Lehman cũng như các ngân hàng đầu tư khác sử dụng các phát minh tài chính mà cụ thể là nghiệp vụ chứng khoán hóa (Securitisation) để biến các khoản cho vay mua bất động sản thành các gói trái phiếu có gốc bất động sản (MBS, MBO, CDO) đầy rủi ro cung cấp cho thị trường. Khi nền kinh tế đi xuống, người vay tiền mua nhà không trả được các khoản vay mua nhà thì rủi ro tín dụng được chuyển sang các gói trái phiếu có các danh mục tín dụng bất động sản làm tài sản đảm bảo. Khủng hoảng càng gia tăng thì việc phát mại tài sản càng tăng làm giá bất động sản càng giảm. Điều này có nghĩa giá trị tài sản đảm bảo của trái phiếu càng giảm và rủi ro tín dụng càng tăng. Vòng xoáy khủng hoảng cứ tiếp tục như vậy làm cho giá chứng khoán sụt giảm mạnh. Các ngân hàng đầu tư mặc dù không nắm giữ toàn bộ rủi ro nhưng cũng trực tiếp hoặc gián tiếp duy trì một số danh mục chứng khoán liên quan đến bất động sản. Hậu quả là hàng loạt ngân hàng đầu tư lần lượt báo cáo các khoản lỗ kinh doanh.
Tại Việt Nam, không nằm ngoại lệ, hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế trên là không tránh được. Trong bối cảnh nền kinh tế đang dần phục hồi như hiện nay, hoạt động của Ngân hàng là rất nhạy cảm với các yếu tố thay đổi của nền kinh tế vĩ mô và các chính
Có thể bạn quan tâm!
- Ảnh hưởng của tính thanh khoản đến giá trị của công ty - Bằng chứng thực nghiệm tại các ngân hàng Việt Nam - 1
- Lý Thuyết Về Thanh Khoản Của Tài Sản, Tài Sản Tài Chính
- Mô Hình Đo Lường Sự Ảnh Hưởng Của Tính Thanh Khoản Đến Giá Trị Của Ngân Hàng
- Ảnh Hưởng Trạng Thái Thanh Khoản Đến Giá Trị Ngân Hàng
Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.
sách của Nhà nước. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại nói riêng mà còn tác động đến thị trường tiền tệ và hệ thống tài chính nói chung. Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án số 254 về tái cấu trúc các tổ chức tín dụng (tổ chức tín dụng) mà trọng tâm là các ngân hàng thương mại (NHTM). Sau gần 04 năm thực hiện, một số các NHTM yếu kém đã được sáp nhập với nhau, hoặc sáp nhập vào các NHTM lớn; một số NHTM hoạt động yếu kém, nợ khách hàng lớn hơn nhiều lần vốn chủ sở hữu, NHNN đã mua với giá 0 VND và nhận nợ thay, chuyển sang mô hình Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên, sau đó giao cho Vietcombank và Vietinbank quản lý, điều hành. Ổn định để phát triển bền vững là mục tiêu mà hệ thống ngân hàng Việt Nam đang hướng tới. Một hệ thống ngân hàng được xem là phát triển không chỉ thể hiện ở quy mô, doanh số huy động và cho vay tăng lên, thị phần mở rộng; mà còn phải thể hiện ở năng lực quản trị rủi ro, quản trị doanh nghiệp và tính chịu trách nhiệm cao của Ban lãnh đạo các ngân hàng. Việc đẩy mạnh các biện pháp xử lý hậu tái cấu trúc nhằm nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị rủi ro, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận được vốn và các dịch vụ ngân hàng với giá/phí hợp lý… là những vấn đề trọng yếu của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay. Hơn hai thập kỷ qua, kể từ khi hệ thống ngân hàng Việt Nam thực hiện quá trình cải cách các ngân hàng thương mại (NHTM) đã có bước phát triển mới cả về lượng và chất, nhưng vấn đề rủi ro thanh khoản dường như chưa được quan tâm đúng mức. Một trong những nhiệm vụ quan trọng mà các nhà quản lý ngân hàng cần thực hiện là đảm bảo khả năng thanh khoản hợp lý cho ngân hàng. Ngân hàng có khả năng thanh khoản tốt, hay nói cách khác là ngân hàng không gặp rủi ro thanh khoản khi luôn có được nguồn vốn khả dụng với chi phí hợp lý vào đúng thời điểm mà ngân hàng cần. Điều này có nghĩa nếu ngân hàng không có đủ nguồn vốn cần thiết để đáp ứng mọi nhu cầu của thị trường sẽ có thể mất khả năng thanh toán, mất uy tín và dẫn đến sự đổ vỡ của toàn hệ thống.
Nhưng, một điều quan trọng mà các NHTM Việt Nam cần lưu ý đó là không chỉ đảm bảo khả năng thanh toán hay khả năng thanh khoản, mà phải tính đến cả trường
hợp thị trường ghi nhận sự sụt giảm thanh khoản, thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến khả năng hoạt động. Trở lại với trường hợp của Lehman Brothers. Đây là một trong những ví dụ điển hình cho trường hợp thị trường sụt giảm tính thanh khoản và công ty đã phá sản: khi nền kinh tế đi xuống, thì giá trị của tài sản đảm bảo cho tài sản tài chính đã giảm giá theo, kế đến là giá chứng khoán sụt giảm và cuối cùng là giá trị công ty sụt giảm do nhà đầu tư mất niềm tin, và phá sản là điều có thể tiên liệu được. Ngoài ra, theo Shih- Kuo Yeh và các cộng sự (2015) thì khi giá cả chứng khoán hay giá cả của tài sản tài chính sụt giảm, khả năng chuyển đổi của các tài sản tài chính đó thành tiền mặt sẽ giảm theo, đây chính là “sụt giảm tính thanh khoản (Liquidity Discount)” của tài sản tài chính. Cũng từ bài học của Leman Brothes, Shih- Kuo Yeh và các cộng sự (2015) đã tiến hành nghiên cứu sự ảnh hưởng của tính thanh khoản đến giá trị của các ngân hàng tại Đài Loan. Trong nghiên cứu của Shih- Kuo Yeh và các cộng sự (2015) tính thanh khoản được phân tích chính là Liquidity Discount, hay là tính thanh khoản đang ở trạng thái giảm. Vì vậy, việc nghiên cứu sự ảnh hưởng của việc sụt giảm tính thanh khoản đến hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam là điều cần thiết.
Hiện nay, đã có rất nhiều nghiên cứu với đề tài quản trị thanh khoản tại các NHTM Việt Nam, như là nghiên cứu của Đặng Thị Thu Hiền (2013), Đoàn Thị Vân Khanh (2013), Trần Ngọc Trà Mi (2014), Lê Quốc Toản (2016). Hay cũng có đề tài phân tích đề tìm ra nguyên nhân nào ảnh hưởng đến trạng thái thanh khoản của các NHTM Việt Nam, như là: Trương Quang Thông (20130, Phạm Duy Hưng (2013), Nguyễn Thị Băng Thanh (2013), hay Nguyễn Văn Phương (2015)
Tuy nhiên, các nghiên cứu này tập trung chủ yếu vào việc phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến trạng thái thanh khoản ròng của các NHTM Việt Nam, hoặc là nghiên cứu sự thiếu hụt thanh khoản sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của các NHTM Việt Nam. Theo nghiên cứu của tác giả, tác giả chưa tìm thấy được nghiên cứu nào phân tích sự ảnh hưởng của việc sụt giảm tính thanh khoản sẽ ảnh hưởng như thế nào đến giá trị của các NMTM Việt Nam. Cần phân biệt rò là sụt giảm tính thanh khoản khác với thiếu hụt thanh khoản. Thiếu hụt thanh khoản có thể
là do việc quản trị không tốt nguồn vốn và tài sản của ngân hàng, dẫn đến việc các ngân hàng mất cân đối nguồn tiền và không đủ khả năng chi trả cho các nghĩa vụ nợ đến hạn. Còn sụt giảm tính thanh khoản chính là khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản giảm, thường xảy ra khi nền kinh tế có dấu hiệu đi xuống và lãi suất tang cao, như Shih –Kuo Yeh và các cộng sự (2015) đã định nghĩa trong nghiên cứu tại Đài Loan.
Vì vậy, cần thiết để nghiên cứu về vấn đề khi nền kinh tế có dấu hiệu đi xuống dẫn đến sự sụt giảm tính thanh khoản, thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến giá trị của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Ngoài ra, cũng cần tìm hiểu những nhân tố nào có khả năng làm gia tăng trạng thái giảm tính thanh khoản của các ngân hàng.
Xuất phát từ những lý do bên trên, tác giả đã chọn nghiên cứu và phân tích đề tài: “Ảnh hưởng của tính thanh khoản đến giá trị của công ty: Bằng chứng thực nghiệm tại các ngân hàng Việt Nam”.
1.2 Mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu chính của tác giả là phân tích ảnh hưởng của sụt giảm thanh khoản đến giá trị của công ty, công ty cụ thể ở đây là các ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên do giới hạn trong cách trình bày nên đề tài của tác giả được mô tả ngắn gọn như sau: “Ảnh hưởng của tính thanh khoản đến giá trị của công ty: Bằng chứng thực nghiệm tại các ngân hàng Việt Nam”.
Bằng kết quả phân tích thực nghiệm thông qua mô hình FEM và PVAR với dữ liệu bảng, tác giả sẽ làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu thông qua việc giải đáp các vấn đề sau. Thứ nhất, các nhân tố nào gây ra sự sụt giảm tính thanh khoản tại các ngân hàng Việt Nam. Thứ hai, khi thị trường xảy ra tình trạng giảm tính thanh khoản thì ảnh hưởng như thế nào đến khả năng hoạt động của các ngân hàng.
Như vậy, đối tượng nghiên cứu của đề tài chính là sự sụt giảm tính thanh khoản trong điều kiện giả định là thị trường thanh khoản thấp. Phạm vi nghiên cứu bao gồm 09 ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2016.
1.3 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Phụ lục, danh mục bảng, danh mục các chữ viết tắt, tài liệu tham khảo, Nghiên cứu được tổ chức theo cấu trúc như sau:
Chương 1: Giới thiệu. Trong chương này, tác giả giới thiệu chung về nghiên cứu trình bày lý do, mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan các nghiên cứu trước đây. Trong chương này, tác giả thảo luận các lý thuyết nền tảng và các nghiên cứu thực nghiệm về sự ảnh hưởng của tính thanh khoản đến giá trị của công ty.
Chương 3: Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu. Trong chương này, tác giả thảo luận phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu, mô tả cụ thể nguồn thu thập số liệu cũng như mô hình nghiên cứu.
Chương 4: Phân tích thực nghiệm. Trong chương này, tác giả trình bày và thảo luận kết quả nghiên cứu chính đã đạt được, so sánh kết quả với các nghiên cứu trước đó để rút ra kết luận.
Chương 5: Kết luận. Trong chương này, tác giả trình bày những kết luận chính và một số hạn chế của nghiên cứu.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
Trong chương 2, tác giả tập trung thảo luận các lý thuyết nền tảng cho thấy có tồn tại mối quan hệ giữa sự thay đổi tính thanh khoản và gía trị của công ty (Firm Values). Chương này cũng điểm lại một số nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả khác từ trước đến nay.
2.1 Tính chất đặc trưng của ngân hàng thương mại
Vì nghiên cứu tập trung vào việc phân tích sự ảnh hưởng của tính thanh khoản đến giá trị của ngân hàng, mà ngân hàng lại là một loại hình công ty có những đặc thù riêng. Nên, cần thiết để tóm lược một cách cơ bản về tính chất đặc trưng của ngân hàng cũng như hiểu rò trạng thái thanh khoản ngân hàng đóng vai trò như thế nào.
Sự phát triển hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, và ngược lại, kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ thì NHTM cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được. Thông qua hoạt động tín dụng thì ngân hàng thương mại tạo lợi ích cho người gửi tiền, người vay tiền và cho cả ngân hàng thông qua chênh lệch lãi suất mà tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng(Trương Quang Thông, 2010. Quản trị ngân hàng thương mại). Dù có lịch sử ra đời và phát triển song hành với sự phát triển của xã hội loài người, cho đến thời điểm hiện nay, cách hiểu về NHTM vẫn chưa thực sự đồng nhất:
Theo Peter S.Rose (2001),“Ngân hàng là loại hình thức tổ chức tài chính cung cấp một dịch vụ tài chính đa dạng nhất đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán và cũng thể hiện nhiều chức năng nhất do với bất ỳ tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”.
Theo quy định tại Việt Nam, định nghĩa Ngân hàng thương mại đã được nêu rò trong Luật tổ chức tín dụng năm 2010. Theo đó, Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt
động kinh doanh khác theo quy định của Luật nhằm mục tiêu lợi nhuận (trích Khoản 3, Điều 4, Chương 1); từ đó có thể hiểu ngân hàng thương mại như những tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền kí gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.
Từ những nhận định trên có thể thấy NHTM là một trong những định chế tài chính, mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán.Ngoài ra, NHTM còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội.
2.1.2 Chức năng đặc trưng của Ngân hàng thương mại
Chức năng trung gian tín dụng:
Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM đóng vai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Với chức năng này, ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và người đi vay...
Chức năng trung gian thanh toán:
Ở đây NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ.
Các NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng… Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp. Nhờ đó mà các chủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền để gặp