Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu hoạt chất quinalphos lên một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa và tăng trưởng của cá rô phi (oreochromis niloticus) - 6

gần như đồng nhất giữa các bể (Bảng 4.5). Tương tự, hàm lượng oxy hoà tan trung bình giữa các nghiệm thức trong thời gian thí nghiệm gần như không khác biệt, hàm lượng oxy hoà tan giao động trong các nghiệm thức từ 4,40 mg/L đến 4,45 mg/L, giá trị này điều nằm trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng của cá (Bảng 4.5). pH ở các nghiệm thức dao động rất thấp trong thời gian thí nghiệm, dao động từ 7,64 đến 7,66.

Nhìn chung, yếu tố nhiệt độ, oxy và pH điều nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển bình thường ở cá, đảm bảo điều kiện cho cá phát triển tốt.

Bảng 4.5: Yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm


Nghiệm thức

Nhiệt độ (0C)

Oxy hòa tan (mg/L)

pH

Đối chứng

26,7±0,50

4,42±0,33

7,66±0,16

0,08 mg/L

26,8±0,50

4,40±0,31

7,64±0,15

0,17 mg/L

26,8±0,44

4,44±0,30

7,66±0,16

0,34 mg/L

26,8±0,50

4,45±0,33

7,65±0,14

0,50 mg/L

26,9±0,50

4,45±0,34

7,66±0,14

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 61 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu hoạt chất quinalphos lên một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa và tăng trưởng của cá rô phi (oreochromis niloticus) - 6

Giá trị trình bày±độ lệch chuẩn


4.4.1.2 Các yếu tố NO2-, NO3- và NH3

Bảng 4.6 cho thấy hàm lượng NO3- và NH3 trong các nghiệm thức qua thời gian thí nghiệm tương đối thấp và dao động không lớn giữa các nồng độ, các giá trị này điều nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của cá. Hàm lượng NO2- ở các nghiệm thức tương đối cao, dao động từ 1,30 mg/L đến 1,56 mg/L (Bảng 4.6). Theo nghiên cứu của Atwood et al. (2001) thì giá trị LC50- 96 giờ của nitrite với cá rô phi (Oreochromis niloticus) có khối lượng trung bình 4,4 g là 81 mg/L và ở cá rô phi có khối lượng 90,7 g là 8 mg/L. Điều này cho thấy ở cá có khối lượng nhỏ thì mức độ bị ảnh hưởng nởi nitrite thấp hơn cá có khối lượng lớn.

Bảng 4.6: NO2-, NO3- và NH3 trong thời gian thí nghiệm


Nghiệm thức

NO2- (mg/L)

NO3- (mg/L)

NH3 (mg/L)

Đối chứng

1,54±0,99

1,22±0,31

0,018±0,007

0,08 mg/L

1,56±0,99

1,36±0,40

0,018±0,007

0,17 mg/L

1,48±0,98

1,32±0,39

0,019±0,008

0,34 mg/L

1,30±0,74

1,39±0,30

0,018±0,008

0,50 mg/L

1,45±0,77

1,39±0,39

0,019±0,008

Giá trị trình bày±độ lệch chuẩn

4.4.2 Tỷ lệ sống của cá trong thời gian thí nghiệm

105,0

100,0

95,0

90,0

85,0

80,0

75,0

ab

a

ab

a

b

96,0

94,7

96,0

92,0

88,0

Đối chứng 0,08 mg/L

0,17 mg/L

Nghiệm thức

0,34 mg/L

0,50 mg/L

Tỷlệsống (%)

Sau 54 ngày nuôi thì ở tất cả các nghiệm thức điều có cá chết nên tỷ lệ sống dao động từ 88% đến 96%. Tỷ lệ sống của cá ở nghiệm thức nồng độ thuốc cao nhất 0,50 mg/L là 88% thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với đối chứng, tỷ lệ sống cá ở các nghiệm thức 0,08 mg/L; 0,17 mg/L và 0,34 mg/L có giảm nhưng khác biệt không có ý nghĩa so với đối chứng. Nhìn chung, tỷ lệ sống của cá giảm khi nồng độ thuốc thí nghiệm càng tăng (Hình 4.8).


Hình 4.8: Tỷ lệ sống của cá qua thời gian thí nghiệm

Trong lần cho thuốc vào bể đầu tiên cá chết nhiều ở thời điểm 1 đến 3 ngày sau khi tiếp xúc với thuốc ở hai nghiệm thức có nồng độ cao; từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 21 không có cá chết ở các nghiệm thức do nước được thay 30% sau 3 ngày dùng thuốc nên nồng độ thuốc ở các nghiệm thức đã giảm. Như vậy, thuốc ảnh hưởng đến cá trong thời gian đầu tiếp xúc. Khi cho thuốc lần 2 vào thời điểm ba ngày đầu tiếp xúc với thuốc vẫn còn cá chết nhưng số lượng ít hơn so với lần thứ nhất, ở nghiệm thức đối chứng không có cá chết. Như vậy, ảnh hưởng của thuốc trừ sâu trên cá khác nhau theo kích cỡ, cá càng lớn ngưỡng chịu đựng càng tăng (Pathiratne, 1999; Murty et al., 1982). Ở cá rô phi có thể vào thời điểm cho thuốc vào lần 2 kích cỡ cá lớn hơn nhiều so với lúc cho thuốc lần 1 nên khả năng bị ảnh hưởng của thuốc thấp hơn.

Thời điểm cá chết nhiều tập trung vào giai đoạn từ ngày 25 đến ngày 42, thời điểm này ở các nghiệm thức điều có cá chết. Kết quả kiểm tra khối lượng cá chết cho thấy tất cả điều có khối lượng thấp, ở giai đoạn này khối lượng trung bình cá chết là 14,0 g thấp hơn khối lượng trung bình của thời điểm thu mẫu ngày thứ 21 (17,1 g) (Bảng 4.7). Cá chết tập trung phần lớn ở những con có kích thước nhỏ có thể do cá bị ảnh hưởng bởi thuốc làm khả

năng bắt mồi giảm, sức khỏe kém, kết quả này tương tự nghiên cứu của Nguyễn Trọng Hồng Phúc (2009) khi thực hiện trên cá chép (Cyprius carpio).

Bảng 4.7: Số cá chết qua từng thời điểm


Lần cho

Thời điểm cá

Số cá chết (con) ở các nghiệm thức

thuốc

tiếp xúc thuốc

ĐC

0,08 mg/L

0,17 mg/L

0,34 mg/L

0,5 mg/L

1

1 – 3 ngày

0

0

0

3

4


4 – 21 ngày

0

0

0

0

0

2

22 – 24 ngày

0

1

0

0

2


25 – 42 ngày

3

3

3

3

2


43 – 54 ngày

0

0

0

0

1

Tổng số cá chết

3

4

3

6

9

Tổng số cá thí nghiệm

75

75

75

75

75

4.4.3 Ảnh hưởng của thuốc lên tăng trưởng của cá

Khối lượng trung bình của cá bắt đầu thí nghiệm khác biệt không ý nghĩa ở các nghiệm thức nhưng sau 54 ngày nuôi thì tăng trưởng tuyết đối (DWG) và khối lượng trung bình của cá ở nghiệm thức có nồng độ 0,5 mg/L là thấp nhất (0,37 g/ngày và 30,4 g/con), khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Khối lượng trung bình cá ở nghiệm thức đối chứng là cao nhất (34,2 g/con) và DWG cao nhất ở nghiệm thức đối chứng và 0,08 mg/L khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) so với các nghiệm thức 0,17; 0,34 và 0,50 mg/L. Hai nghiệm thức có nồng độ thuốc là 0,17 mg/L và 0,34 mg/L sau thời gian thí nghiệm có khối lượng và tăng trưởng trung bình khác biệt không ý nghĩa (p>0,05) (Bảng 4.8). Nồng độ thuốc cao tốc độ tăng trưởng của cá giảm lại, điều này cũng được thể hiện qua nghiên cứu của Guimaraes và Calil (2008) khi thực hiện nuôi tăng trưởng cá rô phi với hoạt chất trichlorfon, kết quả khối lượng cá ở nghiệm thức có thuốc giảm so với đối chứng. Ngoài ra, khi cho cá rô phi (Oreochromis niloticus) khi tiếp xúc với hoạt chất gammalin và actellic ở cùng các nồng độ thuốc 0,125; 0,25; 0,50 và 1,0 µg/L thì sau 10 tuần tốc độ tăng trưởng của cá lần lượt là 5,8; 2,4; 1,4 và l,3 g thí nghiệm với gammalin trong khi đó thí nghiệm với actellic thì 6,5; 3,9; 2,4 và 1,8 g (Ufodike et al., 1991). Ngoài ra đối với cá mè vinh, cá chép và cá rô phi khi cho tiếp xúc với thuốc Basudin, sinh trưởng tương đối của cá trong 10 ngày đầu giảm ở nồng độ LC50–96 giờ (Đỗ Thị Thanh Hương, 1999).

Bảng 4.8: Khối lượng và tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của cá


Nghiệm thức

Wđ (g)

Wc (g)

DWG (g/ngày)

Đối chứng

10,3±0,02a

34,1±0,81a

0,44±0,02a

0,08 mg/L

10,3±0,14a

33,1±0,47b

0,42±0,01ab

0,17 mg/L

10,4±0,08a

32,5±0,43b

0,41±0,01b

0,34 mg/L

10,3±0,05a

32,6±0,44b

0,41±0,01b

0,50 mg/L

10,3±0,08a

30,4±0,46c

0,37±0,01c

Các giá trị trong cùng cột có cùng chữ cái a, b, c, thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) Giá trị trình bày±độ lệch chuẩn

2,50

c

2,00 b

ab b

1,50

a

1,00

1,41

1,58

1,64

1,79

2,14

0,50


0,00

Đối chứng

0,08 mg/L

0,17 mg/L

Nghiệm thức

0,34 mg/L

0,50 mg/L

FCR

Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy FCR của cá tăng dần theo sự gia tăng của nồng độ thuốc, ở nồng độ thuốc cao nhất (0,50 mg/L) thì FCR của cá đạt 2,14 khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng và các nghiệm thức có nồng độ thuốc nhỏ hơn (p<0,05). Cá nuôi ở hai nồng độ là 0,17 mg/L và 0,34 mg/L có FCR cao hơn đối chứng và khác biệt có ý nghĩa thống kê, trong khi đó hai nghiệm thức này và nghiệm thức 0,08 mg/L khác biệt không ý nghĩa thống kê (p>0,05). Nghiệm thức đối chứng có FCR thấp nhất, tuy nhiên khác biệt không ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức 0,08 mg/L (Hình 4.9).


Hình 4.9: Hệ số chuyển đổi thức ăn của cá

Kết quả cho thấy khi cho cá tiếp xúc với hoạt chất quinalphos ở mức nồng độ dưới ngưỡng gây chết 20–60% của LC50-96 giờ thì tăng trưởng của cá chậm so với đối chứng và tiêu tốn một lượng thức ăn khá lớn. Kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu của Yaji và Auta (2007) khi cho cá Clarias gariepinus tiếp xúc với hoạt chất monocrotophos thuộc gốc lân hữu cơ ở nồng độ dưới ngưỡng gây chết 2,51; 5,02 và 10,04 mg/L thì khối lượng cá ở ba

nồng độ này giảm khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng và FCR tăng khác biệt có ý nghĩa ở hai nghiệm thức có nồng độ thuốc cao nhất so với đối chứng.

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT


5.1 Kết luận

- Kinalux 25EC (chứa hoạt chất quinalphos) là thuốc trừ sâu gốc lân hữu cơ rất độc đối với cá rô phi, giá trị LC50–96 giờ của cá có kích cỡ 10–12 g/con là 0,84 mg/L.

- Hoạt tính men ChE ở cá sắp chết bị ức chế trên 80% ở não và trên 56% ở cơ.

- Hoạt tính men ChE trong não cao hơn trong gan và ức chế cao nhất ở thời điểm 96 giờ lần lượt là 90,1% và 90,8% khi cá tiếp xúc với thuốc, hoạt tính men ChE giảm theo sự gia tăng của nồng độ thuốc. Hoạt tính men GST ở gan và não cá tăng cao nhất ở nghiệm thức có nồng độ thuốc 0,63 mg/L, nồng độ thuốc càng cao hoạt tính men GST càng tăng.

- Tỷ lệ sống của cá giảm dần theo sự gia tăng của nồng độ thuốc, ở

nồng độ 0,50 mg/L tỷ lệ sống của cá chỉ đạt 88%.

- Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (DWG) của cá đạt giá trị thấp nhất là 0,37 g/ngày ở nghiệm thức có nồng độ thuốc 0,50 mg/L.

5.2 Đề xuất

- Kinalux 25EC (hoạt chất quinalphos) đang được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, vì vậy cần tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc lên nhiều loại đối tượng thuỷ sản khác đặc biệt những loài nuôi kết hợp trong ruộng lúa nhằm làm cơ sở khuyến cáo sử dụng thuốc chung cho các đối tượng này.

- Nồng độ thuốc trong nước nên từ 0,08 mg/L trở xuống sẽ không ảnh hưởng đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá.

- Tiếp tục nghiên cứu trong điều kiện đồng ruộng về ảnh hưởng của thuốc lên sự phát triển của cá nhằm đưa ra khuyến cáo hợp lý cho người sử dụng.

- Tiến hành nghiên cứu về hoạt tính của hormon tăng trưởng trong cá để có cơ sở đánh giá tốt hơn về sự ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến tăng trưởng của cá.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Addison R.F., 1992. Biochemical measurements: summary. Marine Ecology Progress Series, Vol. 91: p 61-63.

Almli B., E. Egaas, A. Christiansen, O. M. Eklo, O. Lode and T. Källqvist, 2002. Effects of three fungicides alone and in combination on glutathione S-transferase activity (GST) and cytochrome P-450 (CYP 1A1) in the liver and gill of brown trout (Salmo trutta). Marine Environmental ResearchVolume 54, Issues 3-5, p 237-240.

Atwood H. L., Q. C. Fontenot, J. R. Tomasso, J. J. Isely, 2001. Toxicity of Nitrite to Nile Tilapia: Effect of Fish Size and Environmental Chloride. North American Journal of Aquaculture, p 63: 49-51.

Auta J., JK Balogun, FA Lawal, JK Ipinjolu, 2004. Acute toxicity of the insecticide, Dimethoate on juveniles of Oreochromis niloticus (Trewavas) and Clarias gariepinus (Teugels). Journal of Aquatic Sciences Vol.19 (1) p 5–8.

Berg H., 2001. Pesticide use in rice and rice-fish farms in the Mekong Delta, Vietnam. Crop Protection 20: p 897-905.

Biotech K. K.,1991. Summaru of toxicological studies on quinalphos. Juornal of Pesticides Science 16, p 337 – 342.

Boone J. Scott and Janice E. Chambers, 1996. Time course of inhibition of cholinesterase and aliesterase activities, and nonprotein sulfhydryl levels following exposure to organophosphorus insecticides in mosquitofish (Gambusia affinisy). Fundamental and applied toxicology 29, p 202-207

Bretaud S., J. P. Toutant and P. Saglio, 2000. Effects of Carbofuran, Diuron, and Nicosulfuron on Acetylcholinesterase Activity in Goldfish (Carassius auratus). Ecotoxicology and Environmental Safety. Volume 47, Issue 2, p 117-124.

Cağlan Karasu Benli A., Mahmut Selvi, Rabia Sarikaya, Figen Erkoc, Oner Kocak, 2009. Acute toxicity of deltamethrin on nile tilapia (Oreochromis niloticus) larvae and fry. G.U. Journal of science 22(1): p1-4.

Chandrasekera L. K. H. U. Chandrasekera, A. Pathiratne, 2005. Response of Brain and Liver Cholinesterases of Nile Tilapia, Oreochromis niloticus, to Single and Multiple Exposures of Chlorpyrifos and Carbosulfan. Bull. Environ. Contam. Toxicol. (2005) 75, p 1228–1233.

Chebbi S.G. and David M., (2009). Neurobehavioral responses of the freshwater teleost, Cyprinus carpio (Linnaeus.) under quinalphos intoxication. Biotechnology in Animal Husbandry 25 (3-4), p 241-249.

Cong Nguyen Van, Nguyen Thanh Phuong, Mark Bayley, 2006. Sensitivity of brain cholinesterase activity to diazinon (Basudin 50EC) and fenobucarb (Bassa 50EC) insecticides in the air-breathing fish channa striata (Block, 1793). Environmenttal Toxicology and Chemistry, 25 (5), p 1418-1425.

Đặng Kim Chi, 2005. Hoá Học Môi Trường, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 589 trang.

Đỗ Thị Thanh Hương và Nguyễn Anh Tuấn. Ảnh hưởng của một số nông dược lên tôm và cá. Tuyển tập công trình khoa học công nghệ, Đại học Cần Thơ, 1993 – 1997, trang 245 – 251.

Đỗ Thị Thanh Hương, 1999. Ảnh hưởng của Basudin 40EC lên sự thay đổi chỉ tiêu sinh lý và huyết học của cá chép, cá rô phi, cá mè vinh. Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ thủy sản. Khoa thủy sản, trường Đại học Cần Thơ.

Đoàn Khắc Độ, 2008. Kỹ thuật nuôi cá rô phi. NXB Đà Nẵng. 70 trang.

El-Sherif, M.S., M.T. Ahmed, M.A. El-Danasoury and N.H.K. El-Nwishy, 2009. Evaluation of diazinon toxicity on Nile Tilapia fish (O. niloticus).

J. Fish. Aquatic Sci., 4: p 169-177.

Farombi E. O., Y. R. Ajimoko and O. A. Adelowo, 2008. Effect of Butachlor on Antioxidant Enzyme Status and Lipid Peroxidation in Fresh Water African Catfish, (Clarias gariepinus). Environmental Research and Public Health. ISSN 1661-7827, p 423-427.

Fulton Michael H., Peter B. Key, 2001. Acetylcholinesterase inhibition in estuarine fish and invertebrates as an indicator of organophosphorus insecticide exposure and effects. Environmental Toxicology and Chemistry, Volume 20, Issue 1, p 37–45.

Guimarães Ana Tereza Bittencourt and Patrícia Calil, 2008. Growth Evaluation of Oreochromis niloticus (Cichlidae, Neopterygii). Exposed to Trichlorfon. Vol.51, p 323-332.

Harrison Charo Karisa, 2006. Seclection for growth of Nile tilapia (Oreochromis niloticus L.) in low input environments. Wageningen University. 167 p.

Henson K.L., Stauffer G., and Gallagher E.P., 2001. Induction of glutathione- Stransferase activity and protein expression in Brown Bullhead (Ameiurus nebulosus) liver by ethoxyquin. Toxicol. Science 62, p 54-60.

Hmoud Fares Alkahem, 1996. Effect of Lethal and Sublethal Concentrations of Lindane on the Bchaviour and Energy Reserves of th Freshwater Fish, Oreochromis niloticus. J. King Saud Univ, Vol. 8, Science (2), p 153– 164.

Hoàng Văn Bính, 2002. Độc chất học nông nghiệp và dự phòng nhiễm độc.

Tái bản lần 2. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội. 593 trang.

http://www.fao.org/fishery/species/3217/en. Cập nhật ngày 25/7/2009. http://www.fishbase.org/Summary/speciesSummary.php?ID=2&genusname=

Oreochromis&speciesname=niloticus+niloticus&lang=Vietnamese. Cập nhật ngày 31/10/2010.

Xem tất cả 61 trang.

Ngày đăng: 29/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí