Phương Pháp Đo Lường Cạnh Tranh Trong Thị Trường Ngân Hàng Thương Mại



Lập luận quá lớn để giám sát cho rằng các ngân hàng càng lớn thì càng khó giám sát. Do biết rằng cơ quan giám sát có thể không phát hiện các hạn chế của mình nên các ngân hàng có xu hướng chấp nhận rủi ro cao, từ đó làm suy yếu tính ổn định của hệ thống ngân hàng. Như vậy độc quyền có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định của hệ thống ngân hàng, hay nói cách khác cạnh tranh sẽ giúp tăng cường sự ổn định của hệ thống ngân hàng.

2.2.4. Phương pháp đo lường cạnh tranh trong thị trường ngân hàng thương mại

Mục này thảo luận các phương pháp đo lường cạnh tranh trong thị trường ngân hàng làm cơ sở cho việc lựa chọn phương pháp đo lường cạnh tranh để kiểm định giả thuyết liên quan đến RQ1.

2.2.4.1. Phương pháp đo lường cạnh tranh theo cách tiếp cận cấu trúc


Tiếp cận cấu trúc dựa trên mô hình Cấu trúc – Hành vi – Hiệu quả (Structure- Conduct-Performance -SCP). Mô hình SCP do Mason (1939) và Bain (1956) phát triển. Mô hình SCP phản ánh mối quan hệ nhân quả giữa cấu trúc thị trường hay mức độ tập trung thị trường, hành vi của các công ty (ngân hàng) tham gia thị trường (hành vi đặt giá, nghiên cứu và phát triển, quảng cáo, sản xuất, lựa chọn công nghệ, chiến lược hoạt động…) và hiệu quả trong hoạt động của công ty biểu hiện bằng quyền lực thị trường. Mô hình này cho rằng nếu quyền lực thị trường chỉ tập trung vào một vài công ty thì hiệu quả trong cấu trúc và hành vi của các công ty thấp, hay tập trung cao hơn dẫn đến cạnh tranh ít hơn, do đó, sức mạnh thị trường lớn hơn và khả năng sinh lời cao hơn.

Mô hình SCP cho thấy tính cạnh tranh trong một ngành được suy ra từ đặc điểm cấu trúc thị trường. Các đặc điểm cấu trúc thị trường bao gồm số lượng công ty, quy mô công ty trong thị trường, điều kiện thâm nhập và rút khỏi thị trường, tính khác biệt của các sản phẩm trên thị trường. Các chỉ số thường được sử dụng để đo lường


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.


mức độ tập trung trong thị trường ngân hàng là tỷ lệ thị phần của k ngân hàng lớn nhất (CRk) và chỉ số Hirschman- Herfindahl Index (HHI).

Ảnh hưởng của thâm nhập ngân hàng nước ngoài đến cạnh tranh và hiệu quả của các NHTM Việt Nam - 5

Chỉ số CRk có giá trị càng cao cho thấy mức độ tập trung thị trường lớn, hay quyền lực thị trường tập trung vào k NHTM lớn nhất. Thông thường thì chỉ số này được tính dựa trên số lượng từ 3 ngân hàng trở lên tuỳ thuộc vào quy mô thị trường. Chỉ số tập trung có giá trị từ 0% đến 100%. Dựa vào các mức độ tập trung, có thể phân loại thị trường thành cạnh tranh hoàn hảo với tỷ lệ tập trung rất nhỏ, cạnh tranh một cách tương đối với CRk < 65%, mức độ tập trung trung bình, độc quyền nhóm hoặc có vị trí thống lĩnh thị trường với CRk > 65%, mức độ tập trung cao, độc quyền với CRk xấp xỉ 100%.

Chỉ số Herfindahl-Hirschman Index (HHI) được tính bằng tổng bình phương của thị phần của tất cả các ngân hàng trong một thị trường nhất định. Chỉ số HHI của một thị trường càng nhỏ thì mức độ cạnh tranh của thị trường đó càng lớn. Ngược lại, HHI càng lớn thì độ tập trung thị trường càng cao. Thông qua chỉ số HHI, mức độ cạnh tranh thị trường được phân thành cạnh tranh hoàn hảo với HHI < 0,01, cạnh tranh cao với HHI nằm trong đoạn từ 0,01 đến 0,1, cạnh tranh trung bình với HHI nằm trong đoạn từ 0,1 đến 0,018, và thị trường có có xu hướng độc quyền với mức độ tập trung cao với HHI lớn hơn 0,18.

Ưu điểm của cách tiếp cận cấu trúc là việc xác định các chỉ số tập trung thị trường yêu cầu dữ liệu đơn giản, dễ thực hiện.

Hạn chế của cách tiếp cận cấu trúc là việc đo lường mức độ cạnh tranh trong thị trường được thực hiện gián tiếp thông qua các chỉ số phản ánh mức độ tập trung thị trường theo các giả định của mô hình SCP. Mô hình SCP giả định rằng mức độ tập trung cao sẽ làm tăng cơ hội liên kết giữa các công ty, từ đó đẩy giá lên cao và công ty sẽ thu được lợi nhuận độc quyền. Tuy nhiên, lý thuyết thị trường cạnh tranh (Baumol, 1982) cho rằng trong một thị trường tập trung cao vẫn có thể xảy ra tình trạng cạnh tranh nếu như các rào cản về gia nhập và rời khỏi ngành thấp. Các mối đe dọa từ việc gia nhập ngành của các công ty mới buộc các công ty trong ngành phải



cạnh tranh với nhau, do đó, sẽ không có sự liên kết giữa các công ty để hình thành thị trường độc quyền.

Kết quả của một số nghiên cứu thực nghiệm cũng cho thấy hạn chế của cách tiếp cận cấu trúc. Nghiên cứu của Jackson (1992) và Anzoategui và cộng sự (2010) cho rằng mối quan hệ giữa tập trung và hiệu quả không phải lúc nào cũng tích cực. Một số nghiên cứu khác cho thấy mức độ tập trung không thực sự phản ánh mức độ cạnh tranh của thị trường (Cetorelli, 1999; Fernández de Guevara, 2005). Như vậy, cách tiếp cận cấu trúc có nhiều hạn chế về nền tảng lý thuyết và những hạn chế này đã được chứng minh bằng một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm. Cách tiếp cận phi cấu trúc được phát triển để khắc phục những hạn chế của cách tiếp cận cấu trúc và được trình bày ở phần tiếp theo.

2.2.4.2. Phương pháp đo lường cạnh tranh theo cách tiếp cận phi cấu trúc


Phương pháp tiếp cận phi cấu trúc đo lường mức độ cạnh tranh của thị trường một cách trực tiếp từ dữ liệu của từng công ty tham gia thị trường, và ước lượng bằng mô hình hồi quy mà không cần xem xét cấu trúc thị trường. Cách tiếp cận phi cấu trúc được chia thành 2 phương pháp chính là phương pháp tĩnh và phương pháp động.

Phương pháp tĩnh

Phương pháp tĩnh dựa trên lý thuyết cho rằng trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo, các công ty sản xuất ở điểm mà giá bán bằng chi phí biên và bằng doanh thu biên. Cạnh tranh hoàn hảo đạt được cả hiệu quả phân bổ và hiệu quả sản xuất. Trong đó, hiệu quả phân bổ đạt được khi giá của một sản phẩm mà thị trường cung cấp bằng với chi phí cận biên, và hiệu quả sản xuất xảy ra khi các đơn vị hàng hóa đang được cung cấp với tổng chi phí sản xuất trung bình thấp nhất.

Cạnh tranh độc quyền không tạo ra hiệu quả sản xuất, nghĩa là công ty không sản xuất ở mức chi phí trung bình tối thiểu, còn thị trường độc quyền tạo ra tổn thất vô ích, do đó, kém hiệu quả hơn môi trường cạnh tranh. Vì vậy, cạnh tranh hoàn hảo là hiệu quả nhất, độc quyền kém hiệu quả nhất, còn độc quyền nhóm và cạnh tranh độc quyền nằm giữa hiệu quả nhất và kém hiệu quả nhất.



Các phương pháp đo lường cạnh tranh trong thị trường ngân hàng theo phương pháp tĩnh bao gồm chỉ số Lerner, mô hình biến phỏng đoán và mô hình Panzar – Rosse.

Chỉ số Lerner


Chỉ số Lerner được phát triển từ nghiên cứu của Lerner (1934) là chỉ số đo lường sức mạnh thị trường. Sức mạnh thị trường của một ngân hàng được xác định bằng chênh lệch giữa giá đầu ra và chi phí biên. Nếu thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì giá đầu ra bằng với chi phí biên. Trong điều kiện thị trường ít cạnh tranh thì giá đầu ra sẽ cao hơn chi phí biên, và chênh lệch giữa giá và chi phí biên sẽ lớn hơn trong trường hợp độc quyền.

Chỉ số Lerner là chỉ số đo lường tốt về sức mạnh thị trường cho từng ngân hàng qua từng năm, từ đó có thể đánh giá sự thay đổi sức mạnh thị trường của từng ngân hàng theo thời gian, cũng như so sánh sức mạnh thị trường giữa các ngân hàng với nhau.

Ưu điểm của chỉ số Lerner là đơn giản, không yêu cầu dữ liệu phức tạp, cho phép xác định sức mạnh thị trường của từng ngân hàng qua từng năm, qua đó có thể nghiên cứu hành vi định giá của mỗi ngân hàng theo thời gian. Ngoài ra, chỉ số Lerner không yêu cầu số lượng quan sát lớn.

Nhược điểm của chỉ số Lerner là chỉ số đo lường sức mạnh thị trường, không phải là chỉ số đo lường mức độ cạnh tranh. Trong nhiều trường hợp sức mạnh thị trường tăng lên, nhưng cạnh tranh khốc liệt hơn. Nghiên cứu thực nghiệm của Bulow và Klemperer (2002) cho thấy chênh lệch giữa giá bán và chi phí biên tăng lên cùng với việc gia tăng mức độ cạnh tranh trong thị trường.

Nghiên cứu của Boone (2008) và Boone và cộng sự (2013) chỉ ra rằng mặc dù chỉ số Lerner của từng đơn vị giảm cùng với cạnh tranh, nhưng sức mạnh trung bình của thị trường có thể tăng, giảm, hoặc không đổi do hiệu ứng tái phân bổ từ đơn vị hiệu quả sang đơn vị kém hiệu quả. Những đơn vị hiệu quả có chênh lệch giữa giá bán và chi phí biên cao hơn các đơn vị khác. Do đó, chỉ số Lerner trung bình có thể



tăng nếu mức tăng trong thị phần của các đơn vị hiệu quả vượt quá mức giảm trong chỉ số Lerner của các đơn vị kém hiệu quả.

Ngoài ra, chỉ số Lerner không phân biệt được các thị trường có chênh lệch giữa giá và chi phí biên cao là do cầu co giãn hay do thị trường ít cạnh tranh.

Mô hình biến phỏng đoán


Mô hình biến phỏng đoán do Iwata (1974), Bresnahan (1982) và Lau (1982) phát triển để kiểm soát sự thay đổi của chỉ số Lerner do cầu thay đổi. Mô hình này đo lường mức độ cạnh tranh thị trường ngân hàng dựa trên cấu trúc thị trường độc quyền nhóm với giả định các ngân hàng đều cung cấp các sản phẩm đồng nhất, và một ngân hàng biết được hành động của đối thủ nhằm phản ứng lại với những thay đổi giá và đầu ra của mình.

Ưu điểm của mô hình biến phỏng đoán là ước tính trực tiếp hành vi của từng ngân hàng trong tất cả các cấu trúc cạnh tranh chính: cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh độc quyền, độc quyền và độc quyền nhóm.

Hạn chế của mô hình biến phỏng đoán là rất khó ước lượng hàm cung cầu trong thị trường ngân hàng.

Mô hình Panzar – Rosse


Panzar và Rosse (1987) giới thiệu một kiểm định thực nghiệm để xác định cấu trúc cạnh tranh thị trường là độc quyền, cạnh tranh độc quyền hay cạnh tranh hoàn hảo. Việc kiểm định dựa trên phương pháp so sánh tĩnh từ phương trình doanh thu rút gọn, sau đó, tính tổng độ co giãn của đầu ra theo giá các yếu tố đầu vào để xác định mức độ cạnh tranh của thị trường ngân hàng. Mô hình Panzar – Rosse dựa trên giả định là các công ty (ngân hàng) trong mẫu nghiên cứu đều tối đa hóa lợi nhuận, thị trường đạt cân bằng dài hạn.

Để xác định cấu trúc cạnh tranh thị trường, Panzar và Rosse (1987) căn cứ vào giá trị chỉ số H-Statistic bằng tổng độ co giãn của doanh thu theo sự thay đổi của giá các yếu tố đầu vào từ phương trình doanh thu rút gọn trong 3 trạng thái cạnh tranh



của thị trường là độc quyền, cạnh tranh độc quyền và cạnh tranh hoàn hảo. Giá trị hệ số H-Statistic được xác định như sau:

Thứ nhất, trong trường hợp độc quyền, mô hình Panzar – Rosse giả định thị trường có một ngân hàng độc quyền với y là véc tơ của các biến đầu ra ảnh hưởng đến doanh thu của ngân hàng, và z là véc tơ gồm q biến ngoại sinh ảnh hưởng đến đường cong hàm doanh thu, như vậy, hàm doanh thu của ngân hàng có thể được mô tả như sau:

R Ry, z

(2.1)


Hàm chi phí của ngân hàng được viết như sau:


C C( y, w, t)


(2.2)


Trong đó, w là véc tơ giá các yếu tố đầu vào của ngân hàng và t là véc tơ các biến ảnh hưởng đến hàm chi phí của ngân hàng. Lợi nhuận của ngân hàng được xác định như sau:

R C y, z, w,t

(2.3)


Gọi y0 là đối số của hàm lợi nhuận trong trường hợp y đạt cực đại:


𝑦0 = 𝑎𝑟𝑔𝑚𝑎𝑥𝑦 𝜋(𝑦, 𝑧, 𝑤, 𝑡)


Gọi y1 là đối số của hàm lợi nhuận trong trường hợp y đạt cực đại khi cộng thêm một đại lượng vô hướng ℎ ≥ 0 vào véc tơ giá các yếu tố đầu vào:

𝑦1 = 𝑎𝑟𝑔𝑚𝑎𝑥𝑦 𝜋(𝑦, 𝑧, (1 + ℎ)𝑤, 𝑡)

Gọi 𝑅0 = 𝑅(𝑦0, 𝑧) ≡ 𝑅(𝑧, 𝑤, 𝑡) 𝑅1 = 𝑅(𝑦1, 𝑧) ≡ 𝑅[𝑧, (1 + ℎ)𝑤, 𝑡], trong đó R* là hàm doanh thu rút gọn của ngân hàng. Thay giá trị R0 R1 vào công thức (2.3) và giữ giá các yếu tố tương ứng với R1, kết quả:

R1 1hCy1, w,t R0 1hCy0 , w,t

(2.4)



R0 C y0 , w,t R1 C y1, w,t


(2.5)


Nhân (2.5) với (1+h):


1hR0C y0,w, t 1hR1C y1,w, t (2.6) Cộng (2.6) vào (2.4):

1hR0C y0,w,t 1hR1C y1,w,t

R1 1hC y1, w,t R0 1hC y0 , w, t 0


Biến đổi công thức cho kết quả:

hR1R0 0


(2.7)


Chia (2.7) cho h2 cho kết quả:


RR R*z,1hw,t R*z, w,t


1 0 0

h h

(2.8)


Công thức (2.8) cho thấy khi chi phí tăng sẽ dẫn đến doanh thu giảm. Giả sử hàm doanh thu rút gọn là khả vi, lấy giới hạn của h và chia cho R* cho kết quả:

i R* w

H Statistic i 0

w R*

(2.9)

i1 i


Công thức (2.9) cho thấy tổng độ co giãn của doanh thu theo giá các yếu tố đầu vào của phương trình doanh thu rút gọn nhỏ hơn hoặc bằng 0 trong trường hợp cấu trúc cạnh tranh của thị trường ngân hàng là độc quyền.

Thứ hai, trong trường hợp cạnh tranh độc quyền hay cạnh tranh không hoàn hảo với cấu trúc thị trường có nhiều ngân hàng và sản phẩm của các ngân hàng có thể phân biệt được. Mô hình Panzar - Rosse giả định rằng các ngân hàng hoạt động trong thị trường cân bằng dài hạn và mỗi ngân hàng tự quyết định khối lượng và giá cả sản phẩm dịch vụ cung cấp để tối đa hóa lợi nhuận. Do đó, việc phân tích dựa trên cách thức hoạt động của từng ngân hàng trong trạng thái cân bằng dài hạn, khi giá cả và số lượng ngân hàng hoạt động trên thị trường đã được điều chỉnh cân bằng.



Sử dụng phương pháp so sánh tĩnh và định nghĩa hàm doanh thu R(y,n,z) = yP(y,n,z), trong đó n là số lượng ngân hàng trên thị trường. Trường hợp cạnh tranh độc quyền được định nghĩa bằng công thức (2.10) và công thức (2.11) mô tả trạng thái cân bằng dài hạn.


Ry y , n , z C y , w, t 0

* * *

y


R y*, n*, z C y*, w, t 0

(2.10)


(2.11)


Lấy đạo hàm công thức (2.11) kết quả là:


R* y* C


y* *


(2.12)

w Cy w w

Cy w xi

i i i i


𝑖

Trong đó, 𝑥là sản lượng tối ưu của yếu tố đầu vào i theo bổ đề Shephard.

Nhân (wi/R*) với công thức (2.12) cho kết quả là:


i w R* Cy i y* C

H Statistic iw

(2.13)


i

i

i1

R* w R*


i1

i w R*


Công thức (2.13) biểu diễn độ co giãn của doanh thu theo giá các yếu tố đầu vào. Lấy tổng đạo hàm công thức (2.10) và công thức (2.11) theo y*, n* wi cho kết quả:

R C y*R n*C w

(2.14)

yy yy yn ywii


R C y*R n*C w

(2.15)

y y n wii


Viết dưới dạng ma trận:

Ryy Cyy


Ryn y* / w


Cyw

i i

(2.16)

0R

n* / w

Cw

n i i


Áp dụng quy tắc Cramer vào ma trận (2.16):

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/03/2023