Thâm Nhập Của Ngân Hàng Nước Ngoài Tại Việt Nam


tăng hiệu quả của các ngân hàng trong nước. Đáng chú ý là nghiên cứu của Lien và cộng sự (2015) tại Việt Nam giai đoạn 1992 – 2012 tìm thấy bằng chứng về thâm nhập NHNNg làm tăng hiệu quả của các NHTM Việt Nam.

Những kết quả nghiên cứu về chủ đề này được giải thích dựa vào động cơ thâm nhập của NHNNg và trình độ phát triển tài chính trong nước. Về động cơ thâm nhập của NHNNg, nếu NHNNg thâm nhập với động cơ theo sau khách hàng thì hoạt động kinh doanh của các NHNNg chủ yếu phục vụ cho các công ty nước ngoài nên không ảnh hưởng đến thị phần của các ngân hàng trong nước, do đó thâm nhập của NHNNg không những không làm giảm hiệu quả, mà còn tạo ra tác động lan tỏa làm tăng hiệu quả của các ngân hàng trong nước; trường hợp động cơ thâm nhập của NHNNg là tìm kiếm lợi nhuận thì NHNNg sẽ cạnh tranh giành thị phần của các ngân hàng trong nước để đạt lợi nhuận kỳ vọng, do vậy thâm nhập của NHNNg làm giảm hiệu quả của các ngân hàng trong nước. Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phong và Lâm Thanh Phi Quỳnh (2017) cho thấy động cơ thâm nhập của NHNNg vào Việt Nam là tìm kiếm lợi nhuận. Như vậy, kết quả nghiên cứu của luận án phù hợp với động cơ thâm nhập của NHNNg thực tế tại Việt Nam.

Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu của chủ đề này còn được giải thích dựa trên trình độ phát triển tài chính trong nước. Nếu tài chính kém phát triển với tính cạnh tranh thấp, các ngân hàng trong nước sở hữu sức mạnh thị trường vẫn còn lớn sẽ tiến hành tăng phí dịch vụ để bù đắp chi phí đầu tư đổi mới công nghệ và trang thiết bị nên lợi nhuận không sụt giảm. Trong điều kiện tài chính phát triển với tính cạnh tranh cao, sức mạnh thị trường của các ngân hàng trong nước thấp nên không thể tăng phí dịch vụ để bù đắp chi phí đầu tư dẫn đến lợi nhuận ngân hàng trong nước giảm. Do nguyên nhân này nên kết quả nghiên cứu của Lien và cộng sự (2015) tại Việt Nam giai đoạn 1992 – 2012 cho thấy thâm nhập của NHNNg làm tăng hiệu quả của ngân hàng trong nước, vì trong giai đoạn này có khoảng thời gian trình độ phát triển tài chính có thể vẫn còn thấp. Trong khi đó, kết quả nghiên cứu của Pham và Nguyen (2020) tại Việt Nam giai đoạn 2009 – 2018, và kết quả nghiên cứu của luận án giai


đoạn 2009 – 2019 cho thấy thâm nhập của NHNNg làm giảm hiệu quả của ngân hàng trong nước, vì giai đoạn này thị trường tài chính đã có bước phát triển.

Tóm lại, những phát hiện trong nghiên cứu này phù hợp với lý thuyết về ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến hiệu quả của ngân hàng trong nước trong trường hợp tác động cạnh tranh vượt trội so với tác động lan tỏa đã trình bày ở Mục 2.3.4, dẫn đến làm giảm hiệu quả của các NHTM Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4


Chương 4 đã cung cấp kết quả kiểm định thực nghiệm các giả thuyết liên quan đến 2 câu hỏi nghiên cứu. Mục 4.2 trình bày và phân tích kết quả kiểm định đối với giả thuyết liên quan đến RQ1. Kết quả kiểm định các giả thuyết liên quan đến RQ2 được trình bày và phân tích trong Mục 4.3.

Đối với giả thuyết của RQ1, kết quả kiểm định chấp nhận giả thuyết H1, thâm nhập của NHNNg đã làm tăng mức độ cạnh tranh của thị trường NHTM Việt Nam trong giai đoạn nghiên 2009 - 2019. Kết quả nghiên cứu của luận án này phù hợp với một số nghiên cứu đã thực hiện (Cho, 1990; Diallo, 2016; Jeon và cộng sự, 2011; Mulyaningsih và cộng sự, 2015; Yin, 2020), và đồng thời cũng phù hợp với lập luận của lý thuyết về ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến cạnh tranh của thị trường ngân hàng trong nước.

Liên quan đến giả thuyết của RQ2, bằng chứng thực nghiệm từ phương pháp chỉ số tài chính và phương pháp DEA chấp nhận giả thuyết H2, thâm nhập của NHNNg đã làm giảm hiệu quả của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu 2009 – 2019. Phát hiện này phù hợp với lý thuyết về ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến hiệu quả của các ngân hàng trong nước trong trường hợp tác động cạnh tranh vượt trội hơn tác động lan tỏa.

Như vậy, kết quả nghiên cứu đối với RQ1 chứng minh thâm nhập của NHNNg làm tăng mức độ cạnh tranh của thị trường NHTM Việt Nam, đồng thời, kết quả nghiên cứu đối với RQ2 cũng khẳng định tác động cạnh tranh vượt trội hơn tác động lan tỏa, do đó đã làm giảm hiệu quả của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn


nghiên cứu 2009 - 2019. Kết quả nghiên cứu đối với RQ1 và RQ2 của luận án có sự thống nhất với nhau, cho thấy những phát hiện của luận án này là rất đáng tin cậy.

Chương 5 tiếp theo sẽ trình bày kết luận và các gợi ý chính sách của luận án.


CHƯƠNG 5


KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH


Chương này trước tiên trình bày kết luận về kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến cạnh tranh và hiệu quả của các NHTM Việt Nam. Tiếp theo phân tích các định hướng phát triển ngành ngân hàng của Chính phủ, cũng như thực trạng thâm nhập NHNNg tại Việt Nam. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, phân tích định hướng phát triển ngành ngân hàng Việt Nam, và xu hướng thâm nhập NHNNg tại Việt Nam, luận án đề xuất các chính sách cho các nhà hoạch định chính sách và các NHTM nhằm tăng cường hội nhập, thúc đẩy cạnh tranh và nâng cao hiệu quả của các NHTM Việt Nam. Cuối cùng trình bày hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu tiếp theo.

5.1. KẾT LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


Việt Nam đã thực hiện chính sách mở cửa thị trường ngân hàng từ đầu những năm 1990. Các NHNNg đã hoạt động tại Việt Nam gần 30 năm. Tuy nhiên, tại Việt Nam vấn đề này còn chưa được nghiên cứu rộng rãi. Mục tiêu của luận án này là phân tích ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến cạnh tranh và hiệu quả của các NHTM Việt Nam. Để đạt được những mục tiêu nghiên cứu, 2 câu hỏi nghiên cứu được phát triển trên cơ sở các khe hở nghiên cứu được rút ra từ việc khảo cứu các tài liệu nghiên cứu trước đây. Bảng 5.1 tổng hợp kết quả nghiên cứu của luận án.

Những câu hỏi nghiên cứu của luận án được phát biểu trong Chương 1, giả thuyết nghiên cứu được phát triển trong Chương 2. Dữ liệu và phương pháp để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, việc lựa chọn và đo lường các biến trong mô hình thực nghiệm được trình bày trong Chương 3. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu liên quan đến 2 câu hỏi nghiên cứu của luận án được thảo luận trong Chương 4.

RQ1 được đặt ra trên cơ sở khe hở nghiên cứu rút ra từ việc khảo sát các nghiên cứu thực nghiệm được trình bày trong Mục 2.2.5, Chương 2, cho thấy rằng kết quả


nghiên cứu thực nghiệm đối với vấn đề ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến cạnh tranh của thị trường NHTM trong nước còn chưa thống nhất, và chủ đề này chưa được nghiên cứu ở Việt Nam. Để trả lời RQ1, luận án kiểm định giả thuyết H1 bằng kiểm định F đối với giá trị H-NHNNg được ước lượng từ Mô hình 3.2, kết quả ước lượng mô hình được trình bày trong Mục 4.2.3, Chương 4.


Bảng 5.1: Tổng hợp câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết và kết quả nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết liên quan

Kết quả

RQ1:

Thâm nhập của NHNNg ảnh hưởng như thế

nào đến cạnh tranh của các NHTM Việt Nam?

Tăng cạnh

tranh


Giả thuyết

H1: Thâm nhập của NHNNg làm tăng tính cạnh tranh của thị trường NHTM Việt Nam.


Chấp nhận


RQ2:

Thâm nhập của NHNNg ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả của các NHTM Việt Nam?

Giảm hiệu quả

Giả thuyết

H2: Thâm nhập của NHNNg làm giảm hiệu quả

của các NHTM Việt Nam.

Chấp nhận

Nguồn: Tác giả tổng hợp.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của thâm nhập ngân hàng nước ngoài đến cạnh tranh và hiệu quả của các NHTM Việt Nam - 18


Giá trị H-NHNNg được ước lượng từ Mô hình 3.2 cho giá trị dương và kiểm định F đối với giá trị H-NHNNg có ý nghĩa thống kê, nên giả thuyết H1 được chấp nhận. Kết quả nghiên cứu của luận án này phù hợp với một số nghiên cứu quốc tế đã thực hiện (Cho, 1990; Diallo, 2016; Jeon và cộng sự, 2011; Mulyaningsih và cộng sự, 2015; Yin, 2020).

Kết quả nghiên cứu của luận án phù hợp với lý thuyết về ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg (Levine, 1996) khi cho rằng thâm nhập của NHNNg sẽ kích thích cạnh tranh trên thị trường ngân hàng trong nước.

Đối với RQ2, khảo cứu các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới và Việt Nam về ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến hiệu quả của ngân hàng trong nước trong


Mục 2.3.5, Chương 2, cho thấy hầu hết các nghiên cứu đều sử dụng phương pháp chỉ số tài chính.

Tuy nhiên, phương pháp chỉ số tài chính có rất nhiều chỉ số và mỗi chỉ số cung cấp rất ít thông tin về tình hình hoạt động của ngân hàng, không có một chỉ số nào cho biết hiệu quả tổng thể của một ngân hàng. Điều này dẫn đến kết quả kiểm tra ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến hiệu quả của ngân hàng trong nước có thể thiếu chính xác và không toàn diện. Trong khi đó, phương pháp DEA cho phép xác định hiệu quả của ngân hàng thông qua một chỉ số độ đo hiệu quả, giúp giải quyết hạn chế của phương pháp chỉ số tài chính. Vì vậy, bên cạnh việc sử dụng phương pháp chỉ số tài chính, nghiên cứu này sẽ sử dụng phương pháp DEA để khắc phục nhược điểm của phương pháp chỉ số tài chính. Việc sử dụng kết hợp 2 phương pháp cho phép đối chứng kết quả nghiên cứu từ 2 phương pháp, và vì vậy phát hiện của luận án sẽ chính xác hơn.

Việc trả lời RQ2 được thực hiện trên cơ sở kiểm định giả thuyết H2 căn cứ vào hệ số hồi quy β (βFBA, βNFB) của các biến đại diện cho thâm nhập của NHNNg là FBA NFB trong Mô hình 3.4 và Mô hình 3.6. Kết quả hồi quy cho thấy hệ số hồi quy của 2 biến thâm nhập NHNNg ở Mô hình 3.4 với biến hiệu quả được xác định bằng phương pháp chỉ số tài chính, và Mô hình 3.6 với biến hiệu quả được xác định bằng phương pháp DEA đều có tác động tiêu cực đến hiệu quả của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu. Phát hiện này của nghiên cứu phù hợp với nghiên cứu của Barajas và cộng sự (2000), Claessens và cộng sự (2001), Denizer (2000), Manlagđit (2011), Unite và Sullivan (2003), Xu (2011), Pham và Nguyen (2020), và phù hợp với lý thuyết về ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến hiệu quả của các ngân hàng trong nước trong trường hợp tác động vượt trội của kênh cạnh tranh so với kênh tác động lan tỏa.

Phát hiện của luận án liên quan đến RQ1 chứng minh thâm nhập của NHNNg làm tăng mức độ cạnh tranh của thị trường NHTM Việt Nam. Đồng thời, phát hiện liên quan đến RQ2 cũng cho thấy thâm nhập NHNNg tạo ra tác động cạnh tranh vượt trội hơn tác động lan tỏa, do đó đã làm giảm hiệu quả của các NHTM Việt Nam trong


giai đoạn nghiên cứu 2009 - 2019. Các phát hiện liên quan đến 2 câu hỏi nghiên cứu của luận án có sự phù hợp với nhau khẳng định kết quả nghiên cứu của luận án này là đáng tin cậy.

Tóm lại, từ các kết quả trình bày ở trên, trả lời cho 2 câu hỏi nghiên cứu được đặt ra Chương 1 cụ thể như sau:

Thứ nhất, thâm nhập NHNNg đã làm tăng mức độ cạnh tranh của thị trường NHTM Việt Nam.

Thứ hai, thâm nhập NHNNg đã làm giảm hiệu quả của các NHTM Việt Nam.


5.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM


Để bảo đảm tính thực tiễn của các gợi ý chính sách rút ra từ kết quả nghiên cứu, mục này trình bày định hướng phát triển ngành ngân hàng của Chính phủ Việt Nam.

Theo “Chiến lược về tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 40/QĐ-TTg ngày 7/1/2016 và “Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được phê duyệt tại Quyết định số 986/QĐ-TTg ngày 8/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ, định hướng phát triển ngành ngân hàng Việt Nam được hoạch định như sau:

Thứ nhất, tiếp tục thúc đẩy thị trường ngân hàng hội nhập kinh tế quốc tế, giúp gắn kết nền kinh tế, thị trường trong nước với thị trường khu vực và thế giới.

Thứ hai, nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng trên thị trường trong nước và quốc tế.

Thứ ba, phát triển hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn và hiệu quả bền vững dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến.

Thứ tư, tăng cường sự minh bạch trong hoạt động của các ngân hàng trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực và thông lệ quốc tế.


Thứ năm, phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại. Gia tăng tỷ trọng thu nhập của các sản phẩm phi tín dụng trong tổng thu nhập của ngân hàng.

5.3. THÂM NHẬP CỦA NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM


Mục này trình bày chính sách mở cửa thị trường ngân hàng của Chính phủ và xu hướng thâm nhập của NHNNg vào Việt Nam hiện nay để cung cấp cơ sở thực tiễn cho các gợi ý chính sách của luận án.

5.3.1. Chính sách mở cửa thị trường ngân hàng của Việt Nam


Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa thị trường ngân hàng từ đầu những năm 1990. Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính năm 1990 cho phép NHNNg được mở chi nhánh hoặc liên doanh với các ngân hàng trong nước là chính sách đánh dấu việc mở cửa thị trường ngân hàng của Việt Nam. Cùng với quá trình hội nhập của nền kinh tế, chính sách mở cửa thị trường ngân hàng đã có sự thay đổi đáng kể giữa 2 giai đoạn trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO.

Giai đoạn trước khi gia nhập WTO năm 2007, mức độ mở cửa thị trường ngân hàng của Việt Nam còn rất hạn chế. Các NHNNg bị giới hạn về thời gian hoạt động và địa điểm mở chi nhánh; đối với các ngân hàng liên doanh thực hiện nghiệp vụ NHTM, phần vốn góp của bên nước ngoài không quá 50% vốn điều lệ của ngân hàng liên doanh.

Trong giai đoạn này, hoạt động của chi nhánh NHNNg và ngân hàng liên doanh được điều chỉnh theo Nghị định số 189/HĐBT năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng và Thông tư số 178/NH-TT năm 1991 của Ngân hàng Nhà nước. Các chi nhánh NHNNg chỉ được phép cung cấp dịch vụ trong phạm vi giấy phép hoạt động; tổng dư nợ cho vay của chi nhánh NHNNg, ngân hàng liên doanh đối với một khách hàng không được vượt quá 10% vốn được cấp (hoặc vốn điều lệ) và quỹ dự trữ; tổng dư nợ đối với 10 khách hàng lớn nhất không được vượt quá 30% tổng số dư nợ cho vay của chi nhánh NHNNg hoặc ngân hàng liên doanh. Chi nhánh NHNNg và ngân hàng liên doanh phải đáp ứng điều kiện về vốn pháp định, theo đó đối với chi nhánh

Xem tất cả 216 trang.

Ngày đăng: 11/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí