Bản Đồ Hành Chính Huyện Vị Thủy, Tỉnh Hậu Giang


1.5.2 Ánh sáng

Ánh sáng có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển và phát dục của cây lúa trên phương diện cường độ ánh sáng và độ dài chiếu sáng trong ngày (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

Cường độ ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến sự quang hợp của cây lúa thể hiện chủ yếu bằng năng lượng ánh sáng mặt trời chiếu tới ruộng lúa (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Bức sạ mặt trời có ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất hạt ở giai đoạn sinh dục, ảnh hưởng kế tiếp giai đoạn chín và ảnh hưởng cực nhỏ giai đoạn dinh dưỡng (Yoshida, 1981).

1.5.3 Lượng mưa

Trong điều kiện thủy lợi chưa hoàn chỉnh thì lượng mưa là một trong những yếu tố khí hậu có tính chất quyết định đến việc hình thành các vùng trồng lúa và các vụ lúa trong năm. Trong mùa mưa lượng mưa cần thiết cho cây lúa trung bình khoảng 6-7mm/ngày và 8-9mm/ngày trong mùa khô nếu không có nguồn nước khác bổ sung (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

1.5.4 Nước

Cây lúa thiếu nước ở bất kỳ giai đoạn nào cũng gây giảm năng suất. Do đó, để có thể gieo trồng một năm hai, ba vụ lúa người ta đã xây dựng các công trình thủy lợi để chủ động nước tưới hiệu quả cho cây lúa (Yoshida, 1981).

Trong thời kỳ phát triển bông hạt nhất là khi làm đòng cho đến khi phơi màu cây lúa thoát hơi nước mạnh nhất cho nên giai đoạn này cây lúa cần nhiều nước. Trong thời kỳ đẻ nhánh nếu thiếu nước thì số bông giảm bớt nhưng sau đó nếu nước đầy đủ thì hạt chắc sẽ tăng lên nên tác hại cũng ít. Sau khi phân hóa đòng nếu thiếu nước trong thời kỳ phân chia giảm nhiễm và khi trổ sẽ có tác hại rất lớn, sau đó đến thời kỳ chín sữa. Khi lúa chín thiếu nước tác hại cũng giảm nhẹ, sau khi lúa chín không cần giữ nước lâu trong ruộng, nhưng nếu tháo nước quá sớm, cây bị hạn sẽ chín sớm, không thuận lợi cho việc tích lũy tinh bột và protein, hạt lép nhiều và có

thể bị bệnh đạo ôn, nhưng nếu tháo nước muộn thì thời gian chín sẽ kéo dài, hạt xanh nhiều tỷ lệ chất khô kém (Đinh Thế Lộc, 2006).

1.5.5 Gió

Ở giai đoạn làm đòng và trổ, gió mạnh ảnh hưởng xấu đến quá trình hình thành và phát triển của đòng lúa, sự trổ bông, thụ phấn, thụ tinh và sự tích lũy chất khô trong hạt bị trở ngại làm tăng tỷ lệ hạt lép, hạt lửng. Gió nhẹ giúp quá trình trao đổi không khí trong quần thể ruộng lúa tốt hơn, tạo điều kiện cho quá trình quang hợp và hô hấp của ruộng lúa góp phần tăng năng suất (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

1.5.6 Ảnh hưởng của đất

Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), đất trồng lúa cần giàu dinh dưỡng, nhiều hữu cơ, tơi xốp, khả năng giữ nước, giữ phân tốt, tầng canh tác dày để bộ rễ ăn sâu, bám chặt vào đất và huy động chất dinh dưỡng nuôi cây. Loại đất thịt hay đất thịt pha sét, ít chua hoặc trung tính (pH từ 5,5-7,5) là thích hợp đối với cây lúa, đất ruộng cần bằng phẳng và cần chủ động được nước để lúa đạt được năng suất cao.

1.5.7 Ảnh hưởng của sâu bệnh

Lượng phân bón không cân đối và không đúng yêu cầu sinh trưởng của cây lúa. Sự hiểu biết về sâu bệnh và biện pháp phòng trừ của nông dân bị giới hạn. Đó là điều kiện tốt cho sâu bệnh bọc phát, lưu tồn và phát triển gia tăng thiệt hại cho ruộng lúa, làm giảm năng suất và có khi mất trắng (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

Ở Việt Nam theo ước tính hàng năm sâu bệnh làm giảm khoảng 20% năng suất, côn trùng gây hại trong suốt thời gian sinh trưởng của cây lúa. Chúng phá hoại tất cả các bộ phận của cây lúa cả trên và dưới mặt đất. Côn trùng phá hoại không những ảnh hưởng đến năng suất mà còn ảnh hưởng đến chất lượng hạt giống.

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

2.1 PHƯƠNG TIỆN


2.1.1 Thời gian và địa điểm

Thời gian: Thí nghiệm được tiến hành trong vụ Hè Thu năm 2012 (từ 03/2012 đến 06/2012).

Địa điểm: Thí nghiệm được thực hiện tại xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang.

Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang

2.1.2 Phương tiện

Giống lúa: OM4218, thời gian sinh trưởng 90-95 ngày, gạo dài, trong, mềm cơm, chịu phèn nhẹ. Chiều cao cây 90-95 cm. Năng suất vụ Đông Xuân 6-8 tấn/ha, vụ Hè Thu 5-6 tấn/ha. Ít đỗ ngã, chống chịu bệnh vàng lùn-lùn xoắn lá tốt.

Dụng cụ: khung chỉ tiêu 0,25m2 (0,5m x 0,5m), máy đo độ ẩm hạt, cân phân tích, thước đo, túi chứa mẫu lúa.

Phân bón: Urea (46% N), DAP (18-46-0), KCL (60% K2O)

Thuốc BVTV: FILIA 525SE, TILT SUPER 300 EC, ACTARA 25WG, CHEESS 50WG,..

2.2 PHƯƠNG PHÁP


2.2.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức và 3 lần lặp lại. Diện tích mỗi lần lặp lại là 25m2. Trong mỗi nghiệm thức được đặt 3 khung sắt có diện tích 0,25m2 một cách ngẫu nhiên.

Nghiệm thức 1: sạ 100 kg/ha

Nghiệm thức 2: sạ 150 kg/ha


Nghiệm thức 3: sạ 200 kg/ha

Bảng 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm


REP I REP II REP III



NT3



NT2



NT1







NT2



NT3



NT3







NT1



NT1



NT2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 65 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đến năng suất giống lúa OM4218 trong vụ Hè Thu năm 2012 tại xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang - 4


2.2.2 Biện pháp canh tác

Đất được cày ải khoảng 20-30 ngày, cho nước vào trục và làm phẳng một lần, tiến hành sạ, cho nước vào ruộng sau sạ 7 ngày mực nước khoảng 1-3 cm.

Bón phân theo công thức: 100 – 60 – 30

+ Bón thúc cây con sau sạ 10 ngày.

+ Bón thúc đẻ nhánh sau sạ 18 ngày.

+ Bón đón đòng sau sạ 40 ngày.

- Lúa được 15 ngày tiến hành dặm.

- Phun thuốc khi sâu bệnh xuất hiện.

- Giữ mực nước trong ruộng khoảng 10cm đến 30 ngày sau sạ thì rút cạn nước khoảng 7 ngày, sau đó cho nước vào và giữ đến trước khi thu hoạch khoảng một

tuần thì rút cạn nước. Khi lúa chín được 85-90% số hạt chắc trên bông thì tiến hành thu hoạch.

2.2.3 Các chỉ tiêu theo dòi

Các chỉ tiêu chiều cao cây, số chồi được ghi nhận 20 ngày một lần. Lần đầu tiên lúc 20 ngày sau sạ (NSS) và kết thúc lúc 80 ngày sau sạ. Mỗi lô thí nghiệm chọn 3 điểm cố định, mỗi điểm một khung cố định kích thước 50 x 50 cm mỗi khung chọn 10 cây ngẫu nhiên cố định để thu thập chỉ tiêu.

- Chiều cao cây (cm): đo từ mặt đất đến chóp lá cao nhất.

- Số chồi/m2: đếm số chồi ở giai đoạn lúa được 20, 40, 60, 80 ngày tuổi và lúc thu hoạch ở tất cả các khung chỉ tiêu và qui ra số chồi/m2.

- Chiều dài bông: trong mỗi khung có diện tích 0,25m2 đo chiều dài bông của 10 cây lúa và tính chiều dài trung bình.

2.2.4 Đánh giá chỉ tiêu về các thành phần năng suất

- Gặt tất cả lúa trong khung có diện tích 0,25 m2.

- Tuốt hạt, làm sạch, phơi khô.

- Đếm tổng số bông, ký hiệu là P.

- Đếm tổng số hạt lép, ký hiệu là U (hạt).

- Đếm tổng số hạt chắc, ký hiệu là W (hạt).

- Cân trọng lượng 1000 hạt chắc, lặp lại 3 lần, ký hiệu w1, w2, w3 (gram).

- Đo ẩm độ của mẫu.

- Quy các số liệu khối lượng cân về ẩm độ chuẩn 14%. W0 (100 – H0)

W14% =

86

W0: Trọng lượng mẫu lúc cân (gram). H0: Ẩm độ mẫu lúc cân (%).


*Cách tính các thành phần năng suất

Số bông/m2 = P x 4

W

Số hạt chắc/bông =

P


W

% Hạt chắc = x 100 W + U

w1 + w2 + w3


Trọng lượng 1000 hạt =

3


2.2.5 Đánh giá chỉ tiêu về năng suất

Tính năng suất lý thuyết (NSLT) dựa trên số liệu về các thành phần năng suất bằng công thức:

NSLT = Số bông/m2 x Số hạt chắc/bông x Trọng lượng 1000 hạt x 10-5 (tấn/ha)

Năng suất thực tế (NSTT) của lúa được tính từ lượng lúa thu hoạch từ 5 m2, đập, phơi, giê, cân và quy về ẩm độ 14%, ký hiệu là W14% (kg).

W14% 10000 (m2)

NSTT = x

1000 5 (m2)


= W14% x 2 (tấn/ha)


2.2.6 Đánh giá khả năng phản ứng với một số sâu bệnh hại

* Bệnh đạo ôn


Thang điểm đánh giá bệnh Đạo ôn hại bông (IRRI, 1988)

+ Cấp 0: không thấy vết bệnh hoặc chỉ có vết bệnh trên vài cổ bông.

+ Cấp 1: vết bệnh có trên vài cổ bông hoặc trên gié cấp 2.

+ Cấp 3: vết bệnh trên một vài gié cấp 1 hoặc phần giữa của trục bông.

+ Cấp 5: vết bệnh bao quanh một phần gốc bông hoặc phần thân rạ ở phía dưới trục bông.

+ Cấp 7: vết bệnh bao quanh toàn bộ cổ bông hoặc phần gần cổ bông, có hơn 30% hạt chắc.

+ Cấp 9: vết bệnh bao quanh cổ bông hoặc phần thân rạ cao nhất hoặc phần trục gần gốc bông, số hạt chắc thấp hơn 30%.

* Rầy nâu

Triệu chứng chuyển vàng từng bộ phận hay toàn bộ, cây thấp dần, nếu trầm trọng cây sẽ chết.

Thang đánh giá khả năng phản ứng với Rầy nâu (IRRI, 1988)

+ Cấp 0: không bị hại.


+ Cấp 1: hơi biến vàng trên một số cây.

+ Cấp 3: lá biến vàng nhưng chưa bị cháy rầy.

+ Cấp 5: lá bị vàng rò, cây lùn và héo, ít hơn một nửa số cây bị cháy rầy, còn lại bị lùn nặng.

+ Cấp 7: hơn một nữa số cây bị héo hoặc cháy rầy, số cây còn lại lùn nặng.

+ Cấp 9: tất cả cây bị chết.


2.2.7 Phương pháp phân tích số liệu

Sử dụng phần mềm EXCEL để tính toán số liệu và vẽ biểu đồ. Xử lý số liệu thống kê bằng phần mềm SPSS.

Xem tất cả 65 trang.

Ngày đăng: 30/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí