Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đến năng suất giống lúa OM4218 trong vụ Hè Thu năm 2012 tại xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang - 6

Như vậy, số hạt/bông tùy thuộc vào số hoa được phân hóa và những hạt bị lép trong quá trình phát triển. Số hạt/bông bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền, kỹ thuật canh tác và điều kiện thời tiết. Nói chung, mưa gió thường xuyên xảy ra trong khoảng thời gian từ trước trổ đến sau trổ sẽ ảnh hưởng lớn đến sự thụ phấn và thụ tinh của hạt lúa nên sẽ dẫn đến sự hình thành số hạt/bông.

3.3.3 Số hạt chắc/bông

Kết quả thống kê trình bày ở Bảng 3.2 cho thấy, giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa về số hạt chắc/bông, nghiệm thức sạ 100 kg/ha có số hạt chắc/bông lớn nhất (92,06 hạt) và nghiệm thức sạ 150 kg/ha có số hạt chắc/bông nhỏ nhất (88,20 hạt). Tuy nhiên, chỉ có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nghiệm thức sạ 100 kg/ha với nghiệm thức 150 kg/ha và 200 kg/ha, còn nghiệm thức 150 kg/ha và 200 kg/ha khác biệt không ý nghĩa.

Nhìn chung, đối với những giống lúa có bông to, kỹ thuật canh tác tốt, bón phân đầy đủ, chăm sóc đúng mức, thời tiết thuận lợi thì số hoa phân hóa càng nhiều, số hoa thoái hóa càng ít, số hạt trên bông càng nhiều có thể dẫn đến số hạt chắc/bông càng nhiều. Ở các giống lúa cải thiện, số hạt chắc/bông từ 80-100 hạt đối với lúa sạ là tốt trong điều kiện Đồng Bằng Sông Cửu Long (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

Như vậy, ở một phạm vi nhất định số hạt chắc/bông tỷ lệ nghịch với mật độ sạ, sạ với mật độ càng thưa thì số hạt chắc/bông sẽ càng cao và ngược lại sạ với mật độ dày số hạt chắc/bông sẽ thấp. Ở đây, sạ với mật độ 100kg/ha tỏ ra tốt hơn các mật độ sạ còn lại trong việc làm tăng số hạt chắc/bông.

3.3.4 Tỷ lệ hạt chắc

Qua kết quả thí nghiệm cho thấy, giữa các nghiệm thức khác biệt không ý nghĩa về tỷ lệ hạt chắc, ở nghiệm thức sạ với mật độ 100kg/ha có tỷ lệ hạt chắc là 86,94% và nghiệm thức sạ với mật độ 200kg/ha có tỷ lệ hạt chắc thấp hơn là 81,16% (Bảng 3.2).

Tỷ lệ hạt chắc được quyết định từ đầu thời kỳ phân hóa đòng đến khi lúa vào chắc nhưng quan trong nhất là các thời kỳ phân bào giảm nhiễm, trổ bông, phơi màu, thụ phấn, thụ tinh và vào chắc. Tỷ lệ hạt chắc tùy thuộc vào số hoa trên bông, đặc

tính sinh lý của cây lúa và chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện ngoại cảnh, thường số hoa trên bông quá nhiều sẽ dẫn đến tỷ lệ hạt chắc thấp. Muốn có năng suất cao tỷ lệ hạt chắc phải trên 80% (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

Kết quả thí nghiệm cho thấy tỷ lệ hạt chắc tỷ lệ nghịch với mật độ gieo sạ. Tỷ lệ hạt chắc sẽ cao nếu sạ ở mật độ thưa và ngược lại tỷ lệ hạt chắc sẽ thấp nếu sạ ở mật độ dày. Ở đây, với mật độ sạ 100 kg/ha có tỷ lệ hạt chắc cao hơn so với sạ ở mật độ 150 kg/ha và 200 kg/ha. Như vậy, việc áp dụng kỹ thuật giảm mật độ gieo sạ cho tỷ lệ hạt chắc cao nên có khả năng cho năng suất cao.

3.3.5 Trọng lượng 1000 hạt

Qua kết quả thí nghiệm cho thấy, giữa các nghiệm thức khác biệt không ý nghĩa về trọng lượng 1000 hạt, ở nghiệm thức sạ 150 kg/ha có trọng lượng 1000 hạt là 23,83 g và ở nghiệm thức sạ 200 kg/ha có trọng lượng 1000 hạt là 22,96 g (Bảng 3.2).

Trọng lượng 1000 hạt cũng là một trong những yếu tố cấu thành năng suất lúa nhưng ít biến động mà chủ yếu là do đặc tính di truyền của giống quyết định. Ở phần lớn các giống lúa, trọng lượng 1000 hạt thường biến thiên tập trung trong khoảng 20-30 g (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

Trọng lượng hạt cũng là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất. Để làm tăng trọng lượng 1000 hạt theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) thì: (1) là chọn giống có cỡ hạt lớn, trổ tập trung, (2) là bón phân nuôi đòng để tăng cỡ hạt đến đúng kích thước di truyền của giống và bón phân nuôi hạt và (3) là giữ nước đầy đủ, bố trí thời vụ cho lúa ngậm sữa, vào chắc trong điều kiện thuận lợi để tăng sự tích lũy vào hạt làm hạt chắc và no đầy (mẩy).

Kết quả này cho thấy, trọng lượng 1000 hạt cũng phần nào bị ảnh hưởng bởi mật độ gieo sạ. Nếu sạ với mật độ dày (200 kg/ha) thì sẽ cho trọng lượng 1000 hạt thấp. Như vậy, biện pháp kỹ thuật tìm ra mật độ thích hợp (giảm mật độ) cũng góp phần làm tăng trọng lượng 1000 hạt và có thể đạt được trọng lượng 1000 hạt tối đa của giống.

3.3.6 Năng suất lý thuyết

Qua kết quả thống kê giữa các nghiệm thức cho thấy rằng năng suất lý thuyết khác biệt không ý nghĩa, năng suất lý thuyết dao động trong khoảng từ 9,37-9,93 tấn/ha, trong đó nghiệm thức sạ 100 kg/ha có năng suất lý thuyết cao nhất (9,93 tấn/ha) và nghiệm thức sạ 200 kg/ha có năng suất lý thuyết thấp nhất (9,37 tấn/ha) (Bảng 3.3).

Bảng 3.3 Năng suất lý thuyết và năng suất thực tế của giống lúa OM4218 được thí nghiệm ở các mật độ khác nhau tại xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang vụ Hè Thu 2012.

Nghiệm thức

NSLT (tấn/ha)

Tăng (%)

NSTT (tấn/ha)

Tăng (%)

NT1

9,93

5,97

5,97

6,98

NT2

9,82

4,80

5,96

6,81

NT3

9,37

0,00

5,58

0,00

F


CV (%)

ns


1,30


ns


5,47


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 65 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đến năng suất giống lúa OM4218 trong vụ Hè Thu năm 2012 tại xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang - 6


Ghi chú: Trong cùng một cột, các số có cùng một chữ theo sau không khác biệt có ý nghĩa thống kê qua phép thử LSD, ns: không khác biệt thống kê


Năng suất lý thuyết phản ánh tiềm năng năng suất của lúa và phụ thuộc vào số bông/m2, số hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc và trọng lượng 1000 hạt. Các chỉ tiêu này càng cao thì năng suất lý thuyết càng cao. Kết quả Bảng 3.3 cho thấy: Năng suất lý thuyết đạt 9,37-9,93 tấn/ha. Như vậy, kết quả thu được cho thấy năng suất lý thuyết thu được ở các nghiệm thức là tương đối cao (Bùi Thị Nga, 2011).

Bốn thành phần cấu thành năng suất lý thuyết càng gia tăng thì năng suất lúa càng cao, cho đến lúc bốn thành phần này đạt được cân bằng tối hảo thì năng suất lúa đạt tối đa. Nếu một trong bốn thành phần này thay đổi sẽ ảnh hưởng đến các thành phần còn lại và làm giảm năng suất (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Do đó, sự gia tăng số bông/m2 sẽ làm ảnh hưởng đến việc giảm tỷ lệ hạt chắc và trọng lượng 1000 hạt nên đã làm giảm năng suất lý thuyết của nghiệm thức sạ 200 kg/ha. Tuy vậy, theo kết quả thí nghiệm này thì cho thấy số hạt chắc/bông, tỷ lệ hạt chắc và trọng

lượng 1000 hạt là những nhân tố chính tạo nên sự khác biệt về năng suất lý thuyết giữa các nghiệm thức do sự khác biệt về năng suất lý thuyết giữa các nghiệm thức do sự khác biệt về số bông/m2 không lớn.

3.3.7 Năng suất thực tế

Qua kết quả trình bày Bảng 3.3 cho thấy giữa các nghiệm thức khác biệt không ý nghĩa về năng suất thực tế, năng suất dao động trong khoảng từ 5,58-5,97 tấn/ha. Trong đó năng suất thực tế ở nghiệm thức sạ 100 kg/ha là 5,97 tấn/ha, còn ở nghiệm thức sạ 200 kg/ha có năng suất thực tế là 5,58 tấn/ha.

Năng suất là chỉ tiêu tổng hợp của tất cả các yếu tố cấu thành năng suất. Trên thực tế, các yếu tố cấu thành năng suất có quan hệ rất chặt chẽ với nhau, muốn tăng năng suất lúa không chỉ tác động riêng rẽ từng yếu tố mà phải tác động tổng hợp.

Năng suất thực tế (tấn/ha) là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá tác động của các biện pháp kỹ thuật đến năng suất lúa (Bùi Thị Nga, 2011).

Năng suất thực tế là yếu tố cuối cùng để phân loại và đánh giá giống có năng suất cao hay thấp. Năng suất lúa được quy định bởi bốn thành phần năng suất, liên quan chặt chẽ với nhau, nếu một trong bốn thành phần này dao động quá mức sẽ ảnh hưởng đến các phần còn lại và làm cho năng suất thực tế tăng hoặc giảm (Nguyễn Văn Hoan, 1995).

Trong thực tế, năng suất thực tế thấp hơn nhiều so với năng suất lý thuyết do hạn chế về mặt sinh học, như sự thích nghi của giống với điều kiện đất, nước, dinh dưỡng, sâu bệnh, cỏ dại. Trong đó, kiến thức và tập quán canh tác của nông dân là hết sức quan trọng, chi phí và lợi nhuận cũng là yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến việc đầu tư và do đó làm ảnh hưởng đến năng suất lúa (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

Qua kết quả cho thấy, việc gia tăng mật độ sạ làm tăng số bông/m2 và làm giảm tỷ lệ hạt chắc, giảm trọng lượng hạt nên đã làm giảm năng suất thực tế khi sạ ở mật độ cao ở nghiệm thức sạ 200 kg/ha. Tuy nhiên, sự hợp lý của các thành phần năng suất ở nghiệm thức sạ 100 kg/ha đã làm cho năng suất thực tế cao tương đương với sạ ở mật độ 100 kg/ha. Điều này phù hợp với các nghiên cứu về ảnh hưởng mật độ sạ đến năng suất lúa trước đó (Nguyễn Văn Luật và ctv., 1998, 1999).

Như thế, nếu áp dụng biện pháp kỹ thuật giảm mật độ sạ và sạ ở 100 kg/ha thì sẽ cho năng suất thực tế cao hơn so với sạ ở mật độ 200 kg/ha (tăng 6,98%) và đồng thời giảm được một lượng giống đáng kể.


3.4 HIỆU QUẢ KINH TẾ

Trong mỗi một vụ canh tác lúa thì nông dân cần phải đầu tư nhiều chi phi như: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, làm đất,..Trong đó, chi phí đầu tư về giống cũng góp phần đáng kể vào tổng chi phí đầu tư. Trong thí nghiệm này do điều kiện chăm sóc như: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,.. giống nhau, nên khi tính hiệu quả kinh tế chủ yếu khác nhau là lượng giống sử dụng.

Bảng 3.4 Phân tích hiệu quả kinh tế


Mật độ sạ (kg/ha)

Giá giống lúa OM4218 thời điểm hiện tại (đ/kg)

Lượng giống tiết kiệm được (kg/ha)

Hiệu quả kinh tế (nghìn đồng/ha)

100

14.000

100

1.400

150

14.000

50

700

200

14.000

0

0

Như vậy, nếu sạ ở mật độ 100 kg/ha sẽ tiết kiệm được 100 kg giống/ha với giá giống lúa OM4218 thời điểm hiện tại ở địa phương là 14.000 đồng/kg thì nông dân sẽ tiết kiệm được 1.400.000 đồng chi phí đầu tư giống trên một hecta so với sạ ở mật độ 200 kg/ha. Do đó, mỗi hecta nông dân sẽ tiết kiệm được 1.400.000 đồng chi phí đầu tư về giống cũng đồng nghĩa với nông dân sẽ có lợi nhuận tăng thêm

1.400.000 đồng/ha.


4.1 KẾT LUẬN

CHƯƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ


Nghiệm thức sạ ở mật độ 100 kg/ha có số hạt chắc/bông, tỷ lệ hạt chắc, trọng lượng 1000 hạt cao nhất, nghiệm thức sạ 150 kg/ha và nghiệm thức sạ 200 kg/ha tương đương nhau.

Năng suất thực tế ở mật độ sạ 100 kg/ha là cao nhất (5,97 tấn/ha). Sạ ở mật độ sạ 100 kg/ha sẽ giảm được chi phí mua giống là 1.400.000 đồng/ha.

4.2 ĐỀ NGHỊ

Có thể khuyến cáo nông dân tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang sử dụng lượng giống sạ là 100 kg/ha trong vụ Hè Thu, lúa vẫn đảm bảo năng suất, giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

AKITA, 1989. Improving yield potencial in tropical rice. Progress in irrigated Rice Research. IRRI. Philippines. P 13-41.

Bùi Huy Đáp, 1980. Cây lúa Việt Nam. NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

Bùi Huy Đáp, 1999. Một số vấn đề về cây lúa. Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

Đinh Thế Lộc, 2006. Giáo trình kỹ thuật trồng lúa. NXB Hà Nội.

JENNINGS, P.R., W.R. COFFMAN and H.E.KAUFFMAN, 1979. Cải tiến giống

lúa. Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế. Trường Đại học Cần Thơ. Trang 87- 116.

Lê Hữu Toàn, 2009. Ảnh hưởng của mật độ sạ, liều lượng phân đạm và quản lý chất lượng nước trên đất trồng lúa ba vụ và hai vụ lúa luân canh màu đến sự phát sinh và phát triển của sâu bệnh. Luận văn cao học-Trường Đại học Cần Thơ.

Lê Trường Giang, 2005. Năng suất và lợi nhuận của phương pháp sạ hàng trong sản xuất lúa vụ Đông xuân 2002 – 2003 tại Cần Thơ. Tạp chí khoa học. Trường Đại Học Cần Thơ, tr. 23- 35.

Lê Văn Hòa, Nguyễn Bảo Toàn và Đặng Phương Trâm, 2001. Bài giảng sinh lý thực vật. Trường Đại Học Cần Thơ.

Nguyễn Bảo Vệ, 2003. Một số yếu tố hạn chế và biện pháp nâng cao năng suất lúa Hè Thu ở ĐBSCL. Kỹ yếu hội thảo ”Biện pháp nâng cao năng suất lúa Hè Thu ở Đồng bằng Sông Cửu Long” ngày 10/01/2003 tại Khoa Nông Nghiệp-Trường Đại Học Cần Thơ, trang 1-8.

Nguyễn Đình Giao, Nguyễn Thiện Huyên, Nguyễn Hữu Tề và Hà Công Vượng, 1997. Giáo trình cây lương thực, tập 1 – Cây lúa. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

Nguyễn Ngọc Đệ, 2009. Giáo trình cây lúa. Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh.

Nguyễn Hữu Huân, 2011. Bài viết khái niệm về Ruộng lúa khỏe và mối quan hệ với dịch hại lúa. Tạp chí khoa học Nông nghiệp.

Nguyễn Thành Hối, 2003. Năng suất lúa Hè Thu và vấn đề ngộ độc chất hữu cơ. Kỹ yếu hội thảo ”Biện pháp nâng cao năng suất lúa Hè Thu ở Đồng bằng Sông Cửu Long” ngày 10/01/2003 tại Khoa Nông Nghiệp-Trường Đại Học Cần Thơ, trang 26-35.

Nguyễn Thành Hối, 2010. Đề cương bài giảng Cây lúa. Trường Đại học Cần Thơ.


Nguyễn Trường Giang, 2010. Ảnh hưởng mật độ gieo sạ đến năng suất lúa MTL645 trong vụ Hè Thu năm 2010 tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Luận văn tốt nghiệp đại học – Trường Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Văn Luật, 2001. Cây lúa Việt Nam thế kỷ 20. Nhà xuất bản Nông nghiệp.


Nguyễn Văn Hoan, 1995. Kỹ thuật thâm canh lúa ở hộ nông dân. NXB Nông nghiệp Hà Nội.

Nguyễn Văn Hoan, 2003. Cẩm nang cây lúa. Thâm canh cây lúa cao sản. Tập 1 Nhà xuất bản nông thôn.

Nguyễn Xuân Trường, 2004. Ảnh hưởng của ba mức độ vùi rơm rạ vào đất đến sinh trưởng và năng suất lúa hè thu 2003 trên đất phèn nặng xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang Giang. Luận văn tốt nghiếp đại học, Khoa Nông Nghiệp & SHƯD ,Đại Học Cần Thơ .Trang 15-35.

Phạm Sĩ Tân, 2008. Bón phân cho lúa ngắn ngày vùng phù sa ngọt đồng bằng sông Cửu Long. Viện Lúa Đồng bằng Sông Cửu Long. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2008.

Phạm Văn Chương, 2002. Nghiên cứu sinh lý thực vật phục vụ thâm canh tăng năng suất lúa. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 2/2002, trang 114-122.

SETTER. T.L, M.J. KROFF, K.G. CASSMAN and G.S KHUSH, 1994. Yield

potential of rice: past, present and future perspectives. IRRI. Los Banos, Philippines. 1994. P 21.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/05/2022