Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đến năng suất giống lúa OM4218 trong vụ Hè Thu năm 2012 tại xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang - 2

4.1. KẾT LUẬN 35

4.2. ĐỀ NGHỊ 35

TÀI LIỆU THAM KHẢO 36

DANH MỤC BẢNG


Bảng 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 18

Bảng 3.1 Ghi nhận tổng quan thí nghiệm giống lúa OM4218 sạ với các mật độ khác nhau tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang vụ Hè Thu 2012 22

Bảng 3.2 Thành phần năng suất của giống lúa OM4218 được thí nghiệm ở các mật độ khác nhau tại xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang vụ Hè Thu 2012 28

Bảng 3.3 Năng suất lý thuyết và năng suất thực tế của giống lúa OM4218 được thí nghiệm ở các mật độ khác nhau tại xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang vụ Hè Thu 2012 32

Bảng 3.4 Phân tích hiệu quả kinh tế 34

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 65 trang tài liệu này.

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang 16

Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đến năng suất giống lúa OM4218 trong vụ Hè Thu năm 2012 tại xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang - 2

Hình 3.1: Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đến chiều cao của giống lúa OM4218 vụ Hè Thu năm 2012 tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang 23

Hình 3.2: Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đến số chồi/m2 của giống lúa OM4218 vụ

Hè Thu năm 2012 tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang 25

Hình 3.3: Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đến chiều dài bông của giống lúa OM4218 vụ Hè Thu năm 2012 tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang 27


MỞ ĐẦU

Trên thế giới có nhiều nghiên cứu chứng minh sự tương quan giữa mật độ gieo trồng và năng suất lúa, kết luận rằng năng suất lúa thực sự không thay đổi giữa 2 khoảng cách trồng 10 và 100 buội/m2. Các kết quả này cũng chứng minh rằng cây lúa có khả năng thích ứng rộng với mật độ gieo trồng bằng cách tự điều chỉnh số bông, số nhánh bông/ bông và tỷ lệ hạt chắc tùy thuộc vào điều kiện môi trường (Takeda và Hirota, 1971; được trích bởi Nguyễn Hữu Huân 2011).

Ở nước ta nghề trồng lúa nước đã có từ rất lâu và năng suất lúa ngày càng tăng một phần là do sự góp phần quan trọng của công tác chọn giống lúa, bằng phương pháp cổ truyền, chọn lọc theo kiểu phả hệ, lai hữu tính, ứng dụng công nghệ sinh học như tạo biến dị, nuôi cấy mô, biến đổi gen. Nhờ chính sách đổi mới và khoa học kỹ thuật trong công tác lai tạo, chọn lọc giống lúa ở các viện, trường, trung tâm và cá nhân trong cả nước, qua nhiều năm đã tạo ra rất nhiều giống lúa có năng suất cao, ngắn ngày thích hợp với điều kiện khí hậu, đất đai ở từng địa phương.

Do người dân có tập quán truyền thống gieo sạ với mật độ cao khoảng 200 kg/ha, nhưng trong thực tế lúa là loại cây có khả năng tự điều chỉnh trong quần thể, nếu sạ với mật độ quá cao cây lúa sẽ đẻ nhánh ít hoặc không đẻ nhánh, tỉ lệ chồi vô hiệu cao, thậm chí cây bị chết do cạnh tranh sinh tồn, cùng với đó là việc bón nhiều phân đạm dẫn đến sâu bệnh phát triển mạnh và làm giảm năng suất (Nguyễn Trường Giang, 2010 ). Trên một đơn vị diện tích nếu mật độ càng cao thì số bông càng nhiều. Trong một giới hạn nhất định việc tăng số bông không làm giảm số hạt/ bông và khối lượng nghìn hạt nhưng nếu vượt qua giới hạn nhất định, số hạt/ bông sẽ giảm dần và khối lượng nghìn hạt sẽ giảm dần do sự cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng, vì thế khi cấy quá dầy sẽ làm năng suất giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu cấy mật độ quá thưa đối với giống có thời gian sinh trưởng ngắn ngày khó đạt được số bông tối ưu. Vì vậy, chọn mật độ thích hợp là phương pháp tối ưu nhất để đạt được số lượng hạt chắc nhiều nhất trên một đơn vị diện tích gieo cấy (Nguyễn Thị Nga, 2011). Do đó, đề tài Ảnh hưởng của mật độ sạ đến năng suất giống lúa OM4218 vụ Hè Thu năm 2012 tại xã Vĩnh Thuận Tây, Huyện Vị Thủy, Tỉnh

Hậu Giangđược thực hiện nhằm tìm ra mật độ gieo sạ thích hợp làm tăng năng suất và hiệu quả kinh tế.

CHƯƠNG 1

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1 THỜI KỲ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY LÚA

Về mặt nông học, người ta chia đời sống của cây lúa thành ba giai đoạn chính (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

1.1.1 Giai đoạn tăng trưởng

Giai đoạn này của cây lúa được bắt đầu từ khi hạt nảy mầm cho đến khi bắt đầu phân hóa đòng. Thời gian dành cho giai đoạn này khác nhau tùy theo thời gian sinh trưởng của từng giống lúa. Đối với những giống có thời gian sinh trưởng 120 ngày được trồng ở các nước có khí hậu nhiệt đới, giai đoạn này chiếm 60 ngày (Yosida, 1981). Đối với vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, các giống lúa có thời gian sinh trưởng là 90 ngày thì giai đoạn này chiếm khoảng 30 ngày.

Giai đoạn này cây phát triển về thân lá, chiều cao tăng dần và ra nhiều chồi mới. Cây ra lá ngày càng nhiều và kích thước ngày càng lớn giúp cây lúa nhận được nhiều ánh sáng mặt trời để quang hợp, hấp thụ dinh dưỡng, gia tăng chiều cao, nở bụi và chuẩn bị cho các giai đoạn sau. Trong điều kiện đầy đủ chất dinh dưỡng, ánh sáng và thời tiết thuận lợi, cây lúa có thể bắt đầu nở bụi khi có lá thứ 5-6 (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Thời gian sinh trưởng của cây lúa kéo dài hay ngắn khác nhau chủ yếu là do giai đoạn tăng trưởng này dài hay ngắn (Nguyễn Thành Hối, 2010).

Nhờ sự phát triển của rễ và lá diễn ra cùng lúc nên thúc đẩy sự phát triển mạnh của thân chính và quá trình đẻ nhánh diễn ra đều đặn làm tăng dần số nhánh trên một bụi lúa. Quá trình đẻ nhánh của cây lúa chỉ diễn ra trong một thời gian nhất định được gọi là thời gian đẻ nhánh và thời gian này kết thúc khi cây lúa đạt được số chồi tối đa trên một đơn vị diện tích. Mật độ gieo sạ thưa thì thời gian đẻ nhánh dài hơn so với gieo sạ dày (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997). Sự khác biệt về giống, thời vụ và kỹ thuật canh tác sẽ làm thay đổi thời gian đẻ nhánh của cây lúa.

Trong giai đoạn này những nhánh được hình thành chỉ có hai khả năng, (1) là hình thành nhánh hữu hiệu (nhánh sẽ hình thành bông) và (2) là hình thành nhánh

vô hiệu (nhánh không hình thành bông). Thường thì các nhánh đẻ sớm thì cho bông, còn các nhánh đẻ muộn thì có thể cho bông và không (Yosida, 1981).


Thời gian sinh trưởng của các giống lúa kéo dài hay ngắn khác nhau chủ yếu là do giai đoạn tăng trưởng này dài hay ngắn. Thường các giống lúa rất ngắn ngày và ngắn ngày có giai đoạn tăng trưởng ngắn và thời điểm phân hóa đòng có thể xảy ra trước hoặc ngay khi cây lúa đạt được số chồi tối đa. Ngược lại các giống lúa dài ngày (trên 4 tháng) thường đạt được số chồi tối đa trước khi phân hóa đòng. Thông thường, số chồi hình thành bông (chồi hữu hiệu hay là chồi có ích) thấp hơn so với số chồi tối đa và ổn định khoảng 10 ngày trước khi đạt được số chồi tối đa. Các chồi ra sau đó, thường sẽ tự rụi đi không cho bông được, do chồi nhỏ, yếu không đủ khả năng cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng với các chồi khác, gọi là chồi vô hiệu, trong canh tác người ta hạn chế đến mức thấp nhất việc sản sinh ra số chồi vô hiệu này bằng cách tạo điều kiện cho lúa nở bụi càng sớm càng tốt và khống chế sự mọc thêm chồi từ khoảng 7 ngày trước khi phân hóa đòng trở đi, để tập trung dinh dưỡng cho những chồi hữu hiệu (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

1.1.2 Giai đoạn sinh sản

Giai đoạn này bắt đầu từ lúc phân hóa đòng đến khi lúa trổ bông, giai đoạn này kéo dài khoảng 27 - 35 ngày, trung bình là 30 ngày, giống lúa dài ngày hay ngắn ngày thường không khác nhau nhiều, lúc này số chồi vô hiệu giảm nhanh, chiều cao bắt đầu tăng rò rệt do sự vươn dài của 5 lóng trên cùng. Đòng lúa hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn cuối cùng thoát ra khỏi bẹ của lá cờ: lúa trổ bông (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

Trong đời sống của cây lúa, giai đoạn này được đặc trưng bởi hiện tượng thân chính của lúa vươn cao nhanh làm tăng chiều cao cây, giảm nhanh chóng số nhánh vô hiệu, xuất hiện lá đòng, kéo dài tốt và cuối cùng là trổ bông (Nguyễn Thành Hối, 2003).

Trong giai đoạn này, điều quan tâm nhất chính là sự hình thành và phát triển của đòng lúa, sự phân hóa đòng thường diễn ra sau khi cây lúa đạt được số chồi tối đa. Đây chính là thời kỳ báo hiệu cây lúa chuyển từ pha sinh trưởng sang pha sinh sản. Dấu hiệu đầu tiên là sự vươn lóng diễn ra ở lóng đầu tiên và kế đến là quá trình

hình thành đòng lúa. Sự phát triển của đòng lúa trải qua nhiều quá trình phân chia tế bào và giảm nhiễm. Theo Nguyễn Xuân Trường (2004), thì quá trình này trải qua chín bước, sau khi đòng lúc hình thành hoàn chỉnh thì nhờ sự vươn dài của hai lóng trên cùng mà đòng lúa thoát ra khỏi bẹ lá cờ (được trích dẫn bởi Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997).

Ở giai đoạn này, cây lúa được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, mực nước thích hợp, ánh sáng nhiều, không sâu bệnh và thời tiết thuận lợi thì bông lúa sẽ hình thành nhiều hơn và vỏ trấu sẽ đạt kích thước lớn nhất của giống (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

Như vậy, trong giai đoạn này đặc trưng bởi sự phân hóa và hình thành đòng của cây lúa, quá trình này sẽ quyết định đến số hoa được phân hóa trên bông lúa nên ảnh hưởng đến sự hình thành số hạt/bông, số hạt chắc/bông và tỷ lệ hạt chắc của cây lúa (Nguyễn Trường Giang, 2010).

1.1.3 Giai đoạn chín

Giai đoạn này được tính từ khi cây lúa trổ bông đến khi thu hoạch. Thời gian dành cho giai đoạn này khoảng 30 ngày đối với hầu hết các giống lúa. Tuy nhiên, nếu đất ruộng có nhiều nước, thiếu lân, thừa đạm, trời mưa ẩm, ít nắng trong giai đoạn này thì sẽ làm cho thời gian chín kéo dài hơn và ngược lại (Lê Văn Hòa và ctv., 2001).

Trong giai đoạn này lá lúa sẽ già đi và sự phát triển to dần lên của hạt lúa, hạt lúa tăng trưởng mạnh cả về khối lượng hạt tươi và khối lượng khô trong giai đoạn này. Tuy nhiên, trước khi chín khô tăng chậm, mà khối lượng tươi giảm nhanh chóng do mất nước. Dựa vào sự thay đổi về hình dạng, màu sắc, chất dự trữ và trọng lượng hạt mà quá trình chín của hạt lúa được chia thành các thời kỳ chín sữa, chín sáp, chín vàng và chín hoàn toàn (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

Trong đó quan trọng nhất của giai đoạn này là thời kỳ chín sữa. Trong quá trình chín sữa, các chất dự trữ trong thân lá và sản phẩm quang hợp được chuyển vào trong hạt. Hơn 80% lượng vật chất khô tích lũy trong hạt là do quá trình quang hợp sau trổ cung cấp. Do đó, các điều kiện dinh dưỡng, tình trạng sinh trưởng, phát triển của cây lúa và thời tiết giai đoạn sau trổ trở đi hết sức quan trọng đối với quá trình hình thành năng suất lúa, kích thước và trọng lượng hạt gạo tăng dần làm đầy vỏ trấu (Nguyễn Bảo Vệ, 2003).

Như vậy, trong giai đoạn này thời kỳ chín sữa là quan trọng nhất, do sự tích lũy vật chất khô vào hạt tăng trong điều kiện đầy đủ ánh sáng và dinh dưỡng. Đó là quá trình ảnh hưởng rất lớn đến trọng lượng hạt.

1.2 CÁC THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT

Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) thì năng suất được hình thành và chịu ảnh hưởng của bốn yếu tố gọi là bốn thành phần năng suất: số bông trên đơn vị diện tích, số hạt trên bông, tỷ lệ hạt chắc và trọng lượng 1000 hạt. Năng suất lúa được tính theo công thức:


Y = N x F x w x 10-5 Trong đó:

Y: Năng suất (tấn/ha) N: số hạt/m2

F: tỷ lệ hạt chắc

w: trọng lượng 1000 hạt (g)


Năng suất là chỉ tiêu tổng hợp của tất cả các yếu tố cấu thành năng suất. Trên thực tế, các yếu tố cấu thành năng suất có quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Muốn tăng năng suất lúa không chỉ tác động riêng rẽ từng yếu tố mà phải tác động tổng hợp (Nguyễn Thị Nga, 2011).

1.2.1 Số bông/m2

Số bông/m2 là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến năng suất lúa. Với mật độ gieo sạ khác nhau thì số bông/m2 là khác nhau (Nguyễn Thị Nga, 2011). Số bông trên đơn vị diện tích được quyết định vào giai đoạn sinh trưởng ban đầu của cây lúa (giai đoạn tăng trưởng), nhưng chủ yếu là giai đoạn từ khi cấy đến khoảng 10 ngày trước khi có chồi tối đa, số bông trên đơn vị diện tích tùy thuộc vào mật độ sạ cấy và khả năng nở bụi của lúa. Mật độ sạ cấy và khả năng nở bụi của lúa thay đổi tùy theo giống lúa, điều kiện đất đai, thời tiết, lượng phân bón nhất là phân đạm và chế độ nước. Số bông trên đơn vị diện tích có ảnh hưởng thuận với năng suất lúa (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/05/2022