Ý Nghĩa Khoa Học, Thực Tiễn & Đóng Góp Mới


- Đánh giá ảnh hưởng của KHT đến GTDN đối với trường hợp các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết ở Việt Nam.

- Đánh giá vai trò điều tiết của sở hữu Nhà nước lên mối quan hệ giữa KHT với GTDN tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết ở Việt Nam.

- Đề xuất, khuyến nghị KHT phù hợp với GTDN theo hoạch định tài chính của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết ở Việt Nam khi có và không có điều tiết bởi sở hữu Nhà nước.

1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, đề tài nghiên cứu của Luận án sẽ lần lược trả lời các câu hỏi như sau:

Thứ nhất, với trường hợp các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam, KHT có ảnh hưởng đến GTDN hay không? Nếu có, KHT ảnh hưởng đến GTDN như thế nào?

Thứ hai, sở hữu Nhà nước có điều tiết ảnh hưởng của KHT đến GTDN cho trường hợp các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam hay không? Nếu có, quan hệ điều tiết này như thế nào?

Thứ ba, KHT của các doanh nghiệp có điều tiết bởi sở hữu nhà nước hay KHT của các doanh nghiệp không có điều tiết bởi sở hữu nhà nước phù hợp với hoạch định GTDN hơn? Mức độ sở hữu của nhà nước có ý nghĩa như thế nào đối với giá trị tăng thêm được tạo ra từ KHT?

1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về ảnh hưởng của KHT đến GTDN đối với các doanh nghiệp phi tài chính.

Ảnh hưởng của kế hoạch thuế đến giá trị doanh nghiệp: Trường hợp các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết ở Việt Nam - 3

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu


Về thời gian:


Đề tài nghiên cứu được thực hiện với dữ liệu thời gian 5 năm, tính từ năm 2015 đến năm 2019, sự lựa chọn này đảm bảo phản ánh chính xác KHT trong dài


hạn (Mafrolla, 2019). Ngoài ra, sự lựa chọn nghiên cứu bắt đầu từ năm 2015 nhằm đảm bảo tính nhất quán của hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo Thông tư 200/2014/TT-BTC về chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam, thay thế chế độ kế toán doanh nghiệp trước đó.

Về không gian:


Đề tài nghiên cứu được thực hiện với 513 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán chính thức tại Việt Nam, không bao gồm các doanh nghiệp thuộc những lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm; mẫu nghiên cứu không bao gồm các doanh nghiệp tài chính bởi đặc trưng hoạt động và hệ thống báo cáo tài chính rất khác biệt với doanh nghiệp phi tài chính.

1.5. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


1.5.1. Dữ liệu


Đề tài chủ yếu được thực hiện trên cơ sở dữ liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo tài chính đã kiểm toán hàng năm của các doanh nghiệp và dữ liệu thống kê về sở hữu Nhà nước tại các doanh nghiệp thông qua hệ thống dữ liệu FiinPro được cung cấp bởi Công ty Cổ phần FiinGroup.

1.5.2. Phương pháp nghiên cứu


Luận án sử dụng phương pháp định tính bổ trợ cho phương pháp định lượng để trả lời câu hỏi nghiên cứu cũng như thực hiện mục tiêu nghiên cứu liên quan đến ảnh hưởng của KHT đến GTDN (Creswell, 2018), trong đó:

- Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng như sau: (i) Tổng hợp, phân tích và đúc kết để xây dựng khung lý thuyết cũng như xác định khoảng trống nghiên cứu. (ii) Lập luận để thiết kế mô hình nghiên cứu. (iii) Chọn mẫu có mục đích (purposive sampling method) để đánh giá lại ảnh hưởng của KHT đến GTDN cũng như kiểm định về ảnh hưởng của mức độ sở hữu lên mối quan hệ này. (iv) Thảo luận kết quả nghiên cứu, đúc kết vấn đề nghiên cứu, phát hiện điểm mới và đưa các gợi ý, khuyến nghị có liên quan.


- Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để xác định kết quả nghiên cứu, bao gồm các phương pháp kỹ thuật cụ thể như: Thống kê mô tả (Descriptive Statistics) để nhận diện đặc điểm của bộ dữ liệu và đánh giá sơ bộ về giá trị của từng biến trong mô hình nghiên cứu, Phân tích tương quan (Correlation analysis) để đo lường mối tương quan thống kê giữa các biến và Phân tích hồi quy dữ liệu bảng (Panel data regression) để định lượng hóa và tiên lượng ảnh hưởng của KHT đến GTDN, cũng như vai trò điều tiết của sở hữu nhà nước đến GTDN phi tài chính niêm yết tại Việt Nam.

1.6. Ý NGHĨA KHOA HỌC, THỰC TIỄN & ĐÓNG GÓP MỚI

Kết quả nghiên cứu của đề tài gợi mở nhiều vấn đề thú vị về ảnh hưởng của KHT đến GTDN về cả ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn và đóng góp mới của Luận án.

Về ý nghĩa khoa học

Luận án đã đóng góp ba vấn đề chính cho khoa học lên quan đến ảnh hưởng của KHT đến GTDN, cụ thể:

Một là, đóng góp về lý thuyết. Đầu tiên Luận án khẳng định khung lý thuyết về KHT cần tổng hợp giữa quan điểm của Scholes & Wofson (1992) và Karayan & Swenson (2007), trong đó KHT phải đề cập đến tất cả các bên liên quan, tất cả các loại thuế, tất cả các loại chi phí, và KHT có mục tiêu cuối cùng là tối ưu hóa thuế thông qua mô hình SAVANT thống nhất với mục tiêu chung của doanh nghiệp. Ngoài ra, Luận án đã phối hợp các cặp lý thuyết đối lập để tìm ra khung lý thuyết về ảnh hưởng của KHT đến GTDN, cho trường hợp không/có điều tiết bởi sở hữu Nhà nước, cho cả mẫu nghiên cứu chung và mẫu được chọn có mục đích. Nghiên cứu của Luận án cho kết quả thú vị về: (i) Lý thuyết đại diện có thể giải thích cho cả ảnh hưởng thuận chiều và nghịch chiều của KHT lên GTDN. (ii) Lý thuyết nhà quản lý gợi mở về hướng quản lý phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp Nhà nước bền vững hơn.

Hai là, đóng góp về phương pháp luận nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của Luận án đảm bảo ý nghĩa khoa học bởi việc phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu hỗ trợ, trong đó sử dụng phân tích dữ liệu hiển thị để xác định bối cảnh nghiên


cứu; chọn mẫu có mục đích để phân tích rõ hơn nội dung về ảnh hưởng của KHT đến GTDN trong trường hợp sở hữu Nhà nước ở mức kiểm soát hoặc không kiểm soát, để tìm câu trả lời thuyết phục cho nghiên cứu, dễ dàng phát hiện ra điểm mới cho hướng nghiên cứu tiếp theo và phân tích hồi quy để lượng hóa câu trả lời cho đề tài nghiên cứu. Luận án còn chỉ ra thuế suất hiệu dụng kế toán là thước đo hợp lý để đánh giá tổng thể KHT và sở hữu Nhà nước là thước đo về chất lượng quản trị của các doanh nghiệp niêm yết có sở hữu Nhà nước, đồng thời sở hữu Nhà nước cũng phản ánh sự mâu thuẫn về lợi ích/thống nhất mục tiêu giữa người đại diện với cổ đông hoặc giữa cổ đông Nhà nước với các cổ đông khác hoặc trong chính cổ đông Nhà nước.

Ba là, đóng góp về kết quả nghiên cứu thực nghiệm. Luận án đã làm rõ vấn đề được nêu ra trong nghiên cứu của Wilde & Wilson (2018) về bối cảnh cụ thể tạo nên sự ảnh hưởng của KHT đến GTDN, đó chính là sự điều tiết của sở hữu Nhà nước theo hướng sở hữu ở mức kiểm soát sẽ làm mạnh thêm mối quan hệ giữa KHT và GTDN. Trong bối cảnh của Việt Nam, Luận án đã chỉ ra sở hữu Nhà nước là yếu tố phản ánh cả vấn đề người đại diện, mục tiêu của Nhà nước tại các doanh nghiệp cổ phần và lợi thế chính trị của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết có sở hữu Nhà nước.

Về ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của Luận án gợi ý và khuyến nghị cho cả nhà đầu tư, nhà quản trị, cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan và nhà nghiên cứu. Trước hết, nhà đầu tư cần lưu ý ETR có ảnh hưởng ngược chiều đến GTDN. Cổ phiếu của các doanh nghiệp có sở hữu Nhà nước ở mức kiểm soát có khả năng tăng giá trước các đợt thoái vốn của Nhà nước, tuy nhiên việc hy sinh mục tiêu thu thuế có thể hàm chứa việc chấp nhận rủi ro cao hơn của doanh nghiệp, trong dài hạn có thể ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp (Nguyen & Nguyen, 2020).

Đối với nhà quản trị doanh nghiệp, Luận án là bằng chứng thực nghiệm khẳng định về lợi ích của việc đầu tư vào KHT, bám sát mục tiêu tối ưu hóa thuế theo khung SAVANT của Karayan & Swenson (2007), trong đó chú trọng lợi ích thuế


từ gia tăng mức đầu tư vốn, lợi thế quy mô lớn và hạn chế sử dụng nợ vay vì mục đích lá chắn thuế.

Đối với cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan, kết quả nghiên cứu của Luận án là minh chứng học thuật cho Bộ Tài Chính trong gia tăng tính minh bạch về thông tin thuế của các doanh nghiệp niêm yết, và cơ quan đại diện phần vốn Nhà nước cần trao quyền quản lý và thực hiện tư cách nhà đầu tư tài chính, góp phần phát huy tính chủ động, sáng tạo và tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết.

Đối với các nhà nghiên cứu, Luận án đã bổ sung và mở rộng hơn so với nhiều nghiên cứu trước về ảnh hưởng của KHT đến GTDN vốn còn rất ít ở Việt Nam. Luận án đồng thời gợi ý các nhà nghiên cứu sử dụng chỉ tiêu thuế suất hiệu dụng kế toán để đo lường KHT và sở hữu Nhà nước là thước đo phản ánh sự thống nhất/bất đồng lợi ích giữa nhà quản trị - cổ đông và giữa cổ đông – cổ đông, trong chính cổ đông Nhà nước giữa mục tiêu thu thuế và mục tiêu gia tăng GTDN. Ngoài ra, Luận án cũng gợi ý các nghiên cứu về sự khác biệt giữa thực trạng KHT và chính sách thuế có thể hàm chứa những rủi ro cho cổ đông của công ty.

Về đóng góp mới của Luân án

Luận án có bốn đóng góp mới:

Một là, Luận án đã bổ sung và mở rộng nghiên cứu về ảnh hưởng của KHT đến GTDN, từ trường hợp của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam. So với các nghiên cứu trước có liên quan và đặc biệt là nghiên cứu khảo lược các nghiên cứu về KHT của Wilde & Wilson (2018), Luận án chỉ rõ điểm mới về sự điều tiết của sở hữu Nhà nước lên mối quan hệ giữa KHT và GTDN, cụ thể khi sở hữu Nhà nước ở mức kiểm soát sẽ giúp doanh nghiệp khai thác tốt hơn giá trị của KHT và ngược lại nếu sở hữu Nhà nước dưới mức kiểm soát sẽ làm giảm giá trị của KHT. Kết quả của Luận án ngược với nghiên cứu của Bradshaw et al. (2019) về vai trò kiểm soát của cổ đông Nhà nước lên mối quan hệ giữa chí phí đại diện và KHT. Bradshaw et al. (2019) cho rằng sở hữu nhà nước ở mức kiểm soát ít né tránh thuế hơn, đặc biệt đối với các doanh nghiệp thuộc sự quản lý của chính quyền cấp tỉnh. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu này cũng chỉ ra né tránh


thuế có liên quan đến bất đồng lợi ích giữa cổ đông lớn và cổ đông nhỏ, trong đó cổ đông Nhà nước theo đuổi mục tiêu thu thuế cho ngân sách làm ảnh hưởng đến mục tiêu gia tăng giá cổ phiếu của các cổ đông nhỏ.

Hai là, Luận án có đề xuất mới về mở rộng lý thuyết đại diện hiện trong luận giải ảnh hưởng của KHT đến GTDN. Luận án cho rằng cần bổ sung vào nội dung của lý thuyết đại diện hiện đại về vấn đề: (i) mâu thuẫn của chính cổ đông Nhà nước trong ngắn hạn. (ii) mâu thuẫn về lợi ích giữa cổ đông Nhà nước và các cổ đông khác trong dài hạn. Trong phân tích điểm mới thứ nhất của Luận án đã chỉ ra, kết quả về sự ảnh hưởng của KHT của Luận án khác với các nghiên cứu trước, đặc biệt là nghiên cứu của Bradshaw et al. (2019) về các doanh nghiệp tại Trung Quốc trong giai đoạn 1999-2012. Nói cách khác, trong bối cảnh của Việt Nam giai đoạn 2015-2019, các doanh nghiệp có sở hữu kiểm soát bởi Nhà nước chịu sự ảnh hưởng lớn từ phía Nhà nước. Ngoài ra, môi trường thể chế không đủ mạnh có thể gây ra rủi ro cho các cổ đông. Do vậy, các nội dung đề xuất mở rộng Lý thuyết đại diện hiện đại của Luận án không chỉ mới mà còn lấp đầy khoảng trống về lý thuyết nền để luận giải cho ảnh hưởng của KHT theo đề nghị của Wilde & Wilson (2018). Các nội dung được đề xuất mở rộng này sẽ góp phần lý giải tại sao khi Nhà nước là cổ đông chi phối doanh nghiệp có điều kiện khai thác tốt hơn KHT để gia tăng GTDN trong ngắn hạn, tuy nhiên, trong dài hạn Nhà nước phải đảm bảo mục tiêu thu thuế cho ngân sách.

Ba là, Luận án cho rằng để luận giải đầy đủ về ảnh hưởng của KHT đến GTDN cần sử dụng các cặp lý thuyết đối lập đê xây dựng khung lý thuyết, như lý thuyết đại diện và lý thuyết nhà quản lý, lý thuyết “bàn tay hỗ trợ” và lý thuyết “can thiệp có động cơ”, lý thuyết quyền lực chính trị và lý thuyết chi phí chính trị. Trên cơ sở đó, Luận án gợi mở lý thuyết nhà quản lý có thể đem lại giải pháp khắc phục cho những tồn tại về quản lý phần vốn sở hữu Nhà nước tại các doanh nghiệp cổ phần. Nhà nước cần xác định vai trò chính là nhà đầu tư tài chính trong các doanh nghiệp niêm yết và không can thiệp sâu vào hoạt động quản trị của doanh nghiệp bằng cơ chế kiểm soát và điều chỉnh. Cơ chế quản lý trao quyền sẽ góp


phần dung hòa lợi ích giữa cổ đông và nhà quản trị, mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp là mục tiêu chung.

Bốn là, Luận án đã đạt các mục tiêu cụ thể bằng sử dụng phối hợp nhiềuc phương pháp nghiên cứu, trong đó phương pháp định tính như phân tích biểu đồ, chọn mẫu nghiên cứu có mục đích và phân tích hồi quy, góp phần khẳng định và làm vững thêm kết quả nghiên cứu của Luận án.

1.7. KẾT CẤU TỔNG QUÁT CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài Luận án về ảnh hưởng của KHT đến GTDN được xem xét cụ thể cho trường hợp các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam, được thực hiện theo kết cấu 5 chương nội dung, bao gồm:

Chương 1: Giới thiệu.


Mục tiêu chương 1 là giới thiệu tổng quát về đề tài. Theo đó, Chương 1 sẽ trình bày lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu, qua đó xác định mục tiêu nghiên cứu tổng quát, mục tiêu nghiên cứu cụ thể và câu hỏi nghiên cứu tương ứng, trình bày phạm vi và đối tượng nghiên cứu; ngoài ra, chương này cũng trình bày khái quát dữ liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa và đóng góp thực tiễn của đề tài, và cuối chương này sẽ trình bày kết cấu khái quát các chương của đề tài.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm


Chương 2 sẽ thực hiện khảo lược các cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước về vấn đề nghiên cứu, qua đó chương này sẽ thảo luận để xác định khoảng trống nghiên cứu và định hướng thiết kế nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu của đề tài.

Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu.


Phần đầu tiên của chương 3 là xác định mô hình nghiên cứu của đề tài, giải thích căn cứ chọn biến, cách đo lường các biến cũng như đưa ra các giả thuyết nghiên cứu. Tiếp theo, chương 3 sẽ khái quát và mô tả chi tiết các bước của quy trình nghiên cứu đề tài; sau khi mô tả mẫu nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu, phần cuối chương này sẽ trình bày chi tiết về phương pháp nghiên cứu.


Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.


Chương 4 sẽ trình bày và thảo luận kết quả nghiên cứu theo thống kê mô tả, phân tích tương quan và phân tích hồi quy dữ liệu bảng theo phương pháp ước lượng khác nhau, từ đó kiểm định lựa chọn kết quả hồi quy.

Ngoài ra, sau khi kiểm định một số vi phạm cơ bản cơ bản của mô hình hồi quy như đa cộng tuyến nghiêm trọng, phương sai sai số thay đổi và tự tương quan, nếu mô hình có xảy ra một trong những vi phạm cơ bản này thì kết quả hồi quy sẽ được xác định lại theo phương pháp ước lượng phù hợp để khắc phục.

Chương 5: Kết luận và gợi ý, khuyến nghị.


Chương 5 sẽ đúc rút vấn đề nghiên cứu, qua đó trả lời các câu hỏi nghiên cứu cũng như thực hiện mục tiêu nghiên cứu đã đề ra. Và theo đó, chương này sẽ đưa ra các gợi ý và khuyến nghị về KHT cho các doanh nghiệp nhằm đảm bảo gia tăng GTDN, cũng như gia tăng giá trị tài sản của chủ sở hữu dưới góc độ của quản trị tài chính; kết quả nghiên cứu cũng gợi ý thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư cũng như chủ thể có liên quan trong việc đưa ra các quyết định. Ngoài ra, chương 5 cũng sẽ trình bày những hạn chế của đề tài nghiên cứu và đưa ra gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo.

-----------------------------------------------------------------------------------

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/02/2023