DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC BIẾN
------------------
Tên biến | ||
Tiếng Anh | Tiếng Việt | |
CAPINT | Capital intensive | Mức đầu tư vốn |
FV | Firm value | Giá trị doanh nghiệp |
LEV | Leverage | Đòn bẩy tài chính |
SIZE | Firm size | Quy mô doanh nghiệp |
SOWN | State ownership | Sở hữu nhà nước |
TP | Tax planning | Kế hoạch thuế |
Có thể bạn quan tâm!
- Ảnh hưởng của kế hoạch thuế đến giá trị doanh nghiệp: Trường hợp các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết ở Việt Nam - 1
- Ý Nghĩa Khoa Học, Thực Tiễn & Đóng Góp Mới
- Tổng Quan Về Kế Hoạch Thuế, Sở Hữu Nhà Nước Và Giá Trị Doanh Nghiệp
- Khung Savant Trong Lập Kht Của Karayan & Swenson (2007)
Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN I
LỜI CẢM ƠN II
TÓM TẮT III
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT V
DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC BIẾN VII
MỤC LỤC VIII
DANH MỤC BẢNG XI
DANH MỤC HÌNH XII
Chương 1: GIỚI THIỆU 1
1.1. LÝ DO LỰA CHỌN NGHIÊN CỨU 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 3
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu 3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu 3
1.5. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
1.5.1. Dữ liệu 4
1.5.2. Phương pháp nghiên cứu 4
1.6. Ý NGHĨA KHOA HỌC, ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI 5
1.7. KẾT CẤU TỔNG QUÁT CỦA ĐỀ TÀI 9
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 11
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 12
2.1. TỔNG QUAN VỀ KẾ HOẠCH THUẾ, SỞ HỮU NHÀ NƯỚC VÀ GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP 12
2.1.1. Kế hoạch thuế 12
2.1.2. Sở hữu nhà nước 28
2.1.3. Giá trị doanh nghiệp 30
2.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA KẾ HOẠCH THUẾ ĐẾN GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP VÀ VAI TRÒ ĐIỀU TIẾT CỦA SỞ HỮU NHÀ NƯỚC 32
2.2.1. Lý thuyết đại diện 33
2.2.2 Lý thuyết nhà quản lý 37
2.2.3 Lý thuyết về bàn tay hỗ trợ và lý thuyết bàn tay can thiệp có động cơ 38
2.2.4. Lý thuyết chi phí chính trị và lý thuyết quyền lực chính trị 39
2.2.5. Thảo luận lý thuyết giải thích ảnh hưởng của kế hoạch thuế đến giá trị doanh nghiệp và vai trò điều tiết của sở hữu nhà nước 41
2.3. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CÓ LIÊN QUAN 46
2.3.1. Các nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của kế hoạch thuế đến giá trị doanh nghiệp 47
2.3.2. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của kế hoạch thuế đến giá trị doanh nghiệp khi có biến điều tiết 58
2.3.3. Xác định khoảng trống nghiên cứu 69
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 71
Chương 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 72
3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 72
3.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 74
3.2.1. Khái quát mô hình nghiên cứu 74
3.2.2. Giải thích biến và giả thuyết nghiên cứu 76
3.3. MẪU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 88
3.3.1. Mẫu nghiên cứu 88
3.3.2. Dữ liệu nghiên cứu 89
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 89
3.4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính 89
X
3.4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng 90
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 93
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 94
4.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN 94
4.2. PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN 95
4.2.1. Ma trận hệ số tương quan 95
4.2.2. Phân tích tương quan bằng đồ thị theo giá trị trung bình năm 97
4.3. PHÂN TÍCH HỒI QUY 101
4.3.1. Phân tích kết quả hồi quy của mô hình thứ nhất 101
4.3.2. Phân tích hồi quy mô hình thứ hai 109
4.4. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 113
4.4.1. Ảnh hưởng của kế hoạch thuế đến giá trị doanh nghiệp 113
4.4.2. Vai trò điều tiết của sở hữu nhà nước đối với ảnh hưởng của kế hoạch
thuế đến giá trị doanh nghiệp 115
4.4.3. Ảnh hưởng của các yếu tố khác đến giá trị doanh nghiệp 117
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 122
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý, KHUYẾN NGHỊ 123
5.1. KẾT LUẬN 123
5.2. GỢI Ý VÀ KHUYẾN NGHỊ 127
5.2.1. Đối với các nhà đầu tư 127
5.2.2. Đối với nhà quản trị doanh nghiệp 128
5.2.3. Đối với các cơ quan nhà nước có liên quan 130
5.2.4. Đối với nhà nghiên cứu 133
5.3. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO CỦA ĐỀ TÀI 135
5.3.1. Hạn chế đề tài 135
5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài 135
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 137
TÀI LIỆU THAM KHẢO I
PHỤ LỤC 1 XV
PHỤ LỤC 2 ..............................................................................................................
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu đo lường KHT 18
Bảng 2.2: Thống kê nghiên cứu về ảnh hưởng của KHT đến GTDN 54
Bảng 2.3: Thống kê nghiên cứu về ảnh hưởng của yếu tố điều tiết đến mối quan hệ giữa KHT và GTDN 62
Bảng 3.1: Đo lường các biến nghiên cứu và kỳ vọng dấu 73
Bảng 3.2. Thống kê số lượng doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu 88
Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến 94
Bảng 4.2. Ma trận tương quan 96
Bảng 4.3. Kết quả hồi quy theo Pooled OLS, FEM và REM - Mô hình 1 102
Bảng 4.4. Kiểm định Redundant Fixed Effects – Mô hình 1 103
Bảng 4.5. Kiểm định Breusch-Pagan – Mô hình 1 103
Bảng 4.6. Kiểm định Hausman – Mô hình 1 104
Bảng 4.7. Hệ số phóng đại phương sai – Mô hình 1 105
Bảng 4.8. Kiểm định phương sai thay đổi – Mô hình 1 105
Bảng 4.9. Kết quả hồi quy GLS – Mô hình 1 106
Bảng 4.10. Kết quả hồi quy theo Pooled OLS, FEM và REM - Mô hình 2 107
Bảng 4.11. Kiểm định Redundant Fixed Effects – Mô hình 2 109
Bảng 4.12. Kiểm định Breusch-Pagan – Mô hình 2 109
Bảng 4.13. Kiểm định Hausman – Mô hình 2 110
Bảng 4.14. Kiểm định phương sai thay đổi – Mô hình 2 111
Bảng 4.15. Kết quả hồi quy GLS – Mô hình 2 111
Bảng 5.1. Kỳ vọng và kết quả của các giả thuyết nghiên cứu 125
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Khung SAVANT trong lập KHT của Karayan & Swenson (2007) 24
Hình 2.2 Cơ hội chuyển thuế cho các bên liên quan 26
Hình 2.3. Lý thuyết đại diện – Khía cạnh mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đông và nhà quản trị 37
Hình 2.4 Lý thuyết quản lý: Sự thống nhất mục tiêu 38
Hình 2.5 Khung lý thuyết về ảnh hưởng của KHT đến GTDN và vai trò điều tiết
của sở hữu nhà nước ở Việt Nam 46
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu 73
Hình 4.1: Trung bình theo năm KHT và GTDN của toàn mẫu 97
Hình 4.2. Trung bình KHT và GTDN của các doanh nghiệp có sở hữu kiểm soát bởi Nhà nước 98
Hình 4.3. Trung bình KHT và GTDN của các doanh nghiệp không có sở hữu kiểm soát bởi Nhà nước 99
Chương 1: GIỚI THIỆU
1.1. LÝ DO LỰA CHỌN NGHIÊN CỨU
Kế hoạch thuế (KHT), tiếng Anh là Tax planning, là tập hợp các hoạt động được hoạch định theo hướng khai thác hợp pháp các chính sách, cơ chế nhằm tạo ra các lợi ích về thuế, từ đó kỳ vọng tạo ra giá trị tăng thêm cho công ty. Mục tiêu của KHT là tối ưu hóa khoản thuế phải nộp từ giảm, giãn, miễn và hoãn thuế. Theo đó, KHT có thể đem lại sự gia tăng lợi ích, ảnh hưởng tích cực đến giá trị thị trường của công ty, đồng thời cũng gia tăng giá trị tài sản của chủ sở hữu.
Trong hoạch định tài chính của các công ty, KHT được xác định là một bộ phận không thể thiếu và có ý nghĩa quan trọng, bởi chi phí thuế được ghi nhận và mang tính không đối giá trực tiếp, có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Theo lý thuyết nhà quản lý, nhà quản trị tài chính sẽ cố gắng tiết kiệm chi phí nhằm mang lại cho công ty nhiều lợi nhuận hơn, là cơ sở gia tăng giá trị doanh nghiệp (GTDN).
Nhiều nghiên cứu thực nghiệm trước đây đã đánh giá về sự ảnh hưởng của KHT đến GTDN, tuy nhiên kết quả của các nghiên cứu này là không thống nhất, bao gồm: (i) KHT ảnh hưởng thuận chiều đến GTDN. (ii) KHT ảnh hưởng ngược chiều đến GTDN. (iii) KHT không ảnh hưởng đến GTDN. Nói cách khác, KHT của các doanh nghiệp trong bối cảnh khác nhau có/không ảnh hưởng đến GTDN, đặc biệt là mối quan hệ này phụ thuộc vào đặc điểm quản trị doanh nghiệp. Desai & Dharmapala (2009) là nghiên cứu đầu tiên đề nghị cần đánh giá sự ảnh hưởng của yếu tố quản trị - đại diện là sở hữu của nhà đầu tư tổ chức lên mối quan hệ giữa tránh thuế và GTDN. Tuy nhiên, Desai & cộng sự (2009) và các nghiên cứu trước chỉ dựa trên lý thuyết đại diện truyền thống, vấn đề về mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và nhà quản trị, để giải thích sự ảnh hưởng của KHT đến GTDN mà chưa đề cập đến vấn đề giữa cổ đông lớn và cổ đông nhỏ hoặc mâu thuẫn của
chính cổ đông chi phối Nhà nước trong đánh đổi giữa mục đích thu thuế và mục đích gia tăng giá trị cổ phiếu.
Tại Việt Nam, Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp niêm yết, Nhà nước là cổ đông, đồng thời là người ban hành chính sách thuế và thu thuế. Như vậy, cùng một lúc thực hiện hai chức năng, liệu vai trò của Nhà nước sẽ ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ giữa KHT và GTDN niêm yết hiện nay? Đây là chủ đề nghiên cứu chưa được khám phá trong các nghiên cứu trước có liên quan, đặc biệt cho trường hợp của Việt Nam.
Vì vậy, Luận án sẽ nghiên cứu cơ chế qua đó KHT ảnh hưởng đến GTDN phi tài chính niêm yết tại Việt Nam. Liệu KHT có ảnh hưởng đến GTDN ở Việt Nam hay không? Vai trò điều tiết của sở hữu Nhà nước đến mối quan hệ giữa KHT và GTDN như thế nào? Mức độ sở hữu nhà nước có phải là một yếu tố mới được bổ sung làm rõ hơn ảnh hưởng của KHT đến GTDN hay không?
Luận án tiếp tục mở rộng hơn so với các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về luận giải ảnh hưởng của KHT đến GTDN chủ yếu dựa trên lý thuyết đại diện hiện đại, lý thuyết nhà quản lý và các lý thuyết khác có liên quan. Trong đó, lý thuyết đại diện hiện đại chỉ ra sự mâu thuẫn của chính cổ đông nhà nước khi lựa chọn giữa mục tiêu thu thuế và mục tiêu tăng giá tài sản. Vì vậy, đề tài Luận án về “Ảnh hưởng của kế hoạch thuế đến giá trị doanh nghiệp: Trường hợp các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam” đảm bảo cả ý nghĩa khoa học, giá trị thực tiễn và đóng góp mới.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của đề tài là đề xuất KHT dựa trên đánh giá ảnh hưởng của KHT đến GTDN cho trường hợp các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Căn cứ mục tiêu nghiên cứu tổng quát nói trên, đề tài xác định các mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau: