Ảnh hưởng của kế hoạch thuế đến giá trị doanh nghiệp: Trường hợp các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết ở Việt Nam - 11




nghiệp niêm yết tại Brazil

- Yếu tố quản trị theo từng thị trường cổ phiếu; mức độ tập trung sở hữu

- Lợi nhuận gộp; dòng tiền thuần từ

hoạt động; LEV; SIZE; CAPINT

- Càng tăng nợ và đầu tư vào tài sản cố đinh nhiều: làm giảm GTDN. Ngược lại đối với lợi nhuận gộp và dòng tiền thuần

Tang (2017)

Giá trị của né tránh thuế: sự khác biệt giữa các quốc gia

Hồi quy OLS dữ liệu của 46 quốc gia từ 2001-2010

- Tobin’s Q điều chỉnh

- Chênh lệch giữa ETR kế toán với STR của từng quốc gia

- Cấp độ doanh nghiệp, né tránh thuế làm gia tăng giá trị cổ đông.

- Cấp độ quốc gia: kết quả không đồng nhất, cả thuận chiều, nghịch chiều & không có ý nghĩa thống kê.

- Khác về luật, độ kiểm soát tư lợi, quản trị & hiệu lực pháp luật

Akbari & cộng sự (2018)

Mối quan hệ giữa tránh thuế & GTDN điều tiết bởi việc làm đẹp lợi nhuận: so sánh giữa

hồi quy truyền

Hồi quy truyền thống đơn tầng, mô hình ảnh hưởng hỗn hợp đa tầng &

Bayse để xử lý

- Tobin’s Q

- BTD/ASSET

- Khả năng quản trị

- Tổng tài sản; MA, ROA; LEV; NOL; PPE; INTAN; size;

growth; AGE; OCF; loại thị

- Tránh thuế không tạo ra GTDN

- Quản trị có ảnh hưởng lên mối quan hệ giữa tránh thuế và GTDN

- Doanh nghiệp càng làm đẹp lợi nhuận thì GTDN càng cao

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của kế hoạch thuế đến giá trị doanh nghiệp: Trường hợp các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết ở Việt Nam - 11



thống và Bayes mô hình đa tầng

mô hình đa tầng tại Iran

trường giao dịch cổ phiếu; giá thị trường của cổ phiếu

- Cả 3 phương pháp xử lý dữ liệu đều cho cùng một kết luận.

Tarmidi & cộng sự (2019)

Ảnh hưởng của quản trị lợi nhuận và KHT đến GTDN điều tiết bởi chất lượng kiểm toán

Hồi qua dữ liệu 481 công ty sản xuất tại SGD Indonesia

2013-2017

- Tobin’s Q

- Lợi nhuận gộp; ETR

- Chất lượng kiểm toán

- SIZE; AGE; LEV; Doanh

thu/tổng tài sản; tài sản ngắn hạn/nợ ngắn hạn

- Lợi nhuận gộp/KHT cùng chiều GTDN nhưng không có ý nghĩa

- AQ làm yếu đi sự ảnh hưởng của EM/KHT lên GTDN nhưng không có ý nghĩa

Khaoula & Moez (2019)

Ảnh hưởng của hội đồng quản trị đến mối quan hệ giữa KHT và GTDN:

Trường hợp các doanh nghiệp niêm yết tại Châu Âu

Hồi quy GLS dữ liệu của 105 doanh nghiệp niêm yết, trong giai đoạn 2005

- 2012

- Log Tobin’s Q

- ETR

- Quy mô, Tỷ lệ thành viên không điều hành, Chủ tịch HĐQT đồng thời là giám đốc/không, Tỷ lệ nữ trong HĐQT, số giám đốc trong ban kiểm toán nội bộ

- SIZE; cổ tức; tỷ lệ tăng trưởng

của doanh nghiệp; ROA; lạm phát

- ETR càng cao GTDN càng tăng

- Các biến điều tiết: ngược chiều, có ý nghĩa, trừ quy mô hội đồng quản trị và số lượng giám đốc trong ban kiểm toán nội bộ

- SIZE, cổ tức, tỷ lệ lạm phát: ngược chiều đến GTDN

- Tốc độ tăng trưởng, ROA: thuận chiều đến GTDN

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ các nghiên cứu trước


2.3.3. Khoảng trống nghiên cứu

Kết quả khảo lược và thảo luận các nghiên cứu trước của Luận án cho thấy không thể chỉ ra ngay chiều hướng ảnh hưởng của KHT đến GTDN. Điều này hàm ý rằng cần tiếp tục thực hiện các nghiên cứu để bổ sung, mở rộng kiến thức về vấn đề này trong từng bối cảnh nghiên cứu cụ thể, đặc biệt là đánh giá ảnh hưởng mang tính điều tiết về đặc trưng quản trị doanh nghiệp. Trong nghiên cứu công phu về KHT, Wilde &Wilson (2018) giải thích về sự không thống nhất trong chiều hướng ảnh hưởng của KHT đến GTDN trong các nghiên cứu trước là do thiếu lý thuyết nền để kiểm định các giả thuyết cũng như sự nhận thức mờ nhạt của thị trường về giá trị của KHT, đồng thời các nhà nghiên cứu cũng khẳng định quản trị doanh nghiệp là yếu tố điều tiết đối với giá trị của KHT trong doanh nghiệp.

Kết quả khảo lược và thảo luận các nghiên cứu trước cũng cho thấy các nghiên cứu chủ yếu dựa trên lý thuyết đại diện truyền thống để đánh giá sự ảnh hưởng của một số yếu tố gây ra vấn đề người đại diện có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa KHT và GTDN. Phần lớn các nghiên cứu đánh giá sự ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu và đặc điểm của hội đồng quản trị đến mối quan hệ KHT và GTDN. Về cơ bản các nghiên cứu trước đã xác định câu trả lời dựa theo lý thuyết đại diện, tuy nhiên chỉ phân tích các vấn đề giữa chủ sở hữu và nhà quản trị mà chưa đề cập đến mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đông lớn và cổ đông nhỏ hoặc sự đánh đổi của cổ đông kiểm soát là Nhà nước - giữa mục đích thu thuế và mục đích gia tăng giá trị tài sản sở hữu. Đây là một đặc điểm quan trọng cần được phân tích, đặc biệt đối với các doanh nghiệp ở nước có nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam.

Kết quả lược khảo của Luận án cho thấy các nghiên cứu về ảnh hưởng của KHT đến GTDN ở Việt Nam còn rất ít, trong đó chưa có nghiên cứu làm rõ vai trò điều tiết của yếu tố quản trị đến mối quan hệ giữa KHT và GTDN. Thực tế nhiều doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam còn chịu sự chi phối của cổ đông Nhà nước. Nguyen & Phan (2017) cho biết trong giai đoạn 2009-2015 ở Việt Nam mức sở hữu Nhà nước bình quân 27,83% và tỷ lệ sở hữu Nhà nước càng cao mức né tránh thuế càng thấp. Sở hữu Nhà nước tại Việt Nam là một yếu tố quan trọng tác động đến né tránh thuế nói riêng và tổng thể kế hoạch thuế nói chung. Trong giai


đoạn 2015-2019, theo mẫu nghiên cứu của Luận án gồm 513 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại HOSE và HNX có trung bình 149 doanh nghiệp có mức sở hữu kiểm soát/chi phối bởi Nhà nước (Nhà nước sở hữu ≥ 50% số cổ phần tại doanh nghiệp), trong đó số lượng doanh nghiệp có sở hữu Nhà nước ở mức chi phối năm 2015 là 146 doanh nghiệp và năm 2019 là 137 doanh nghiệp, nghĩa là có giảm nhẹ. Vì vậy, Luận án cho rằng mức sở hữu chi phối/kiểm soát của Nhà nước tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam là một yếu tố quan trọng để luận giải rõ hơn cho sự ảnh hưởng của KHT đến GTDN. Đây chính là khoảng trống chưa được đề cập trong các nghiên cứu trước đây, đặc biệt là làm rõ KHT chịu sự ảnh hưởng của mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đông kiểm soát – cổ đông Nhà nước với các cổ đông khác hoặc sự đánh đổi của cổ đông Nhà nước - giữa mục đích thu thuế và mục đích gia tăng giá trị tài sản sở hữu.

Tóm lại, Luận án cho rằng rất cần thiết thực hiện nghiên cứu về sự ảnh hưởng của KHT đến GTDN trong bối cảnh đặc thù của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam, trong đó cần làm rõ vai trò điều tiết của sở hữu Nhà nước đối với mối quan hệ giữa KHT đến GTDN.


------------------------------------------------------------------


TÓM TẮT CHƯƠNG 2


Chương 2 là nội dung quan trọng của Luận án về quan điểm lý thuyết và khảo lược các nghiên cứu trước có liên quan về ảnh hưởng của KHT đến giá trị doanh nghiệp. Về quan điểm lý thuyết, Luận án đi từ trình bày khái quát về các vấn đề cơ bản có liên quan đến kế hoạch thuế, sở hữu Nhà nước và giá trị doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, Luận án truy xuất các lý thuyết nền làm căn cứ để đánh giá ảnh hưởng của kế hoạch thuế đến giá trị doanh nghiệp, bao gồm lý thuyết đại diện, lý thuyết nhà quản lý, lý thuyết “bàn tay hỗ trợ”, lý thuyết “bàn tay can thiệp có động cơ”, lý thuyết quyền lực chính trị và lý thuyết chi phí chính trị. Các lý thuyết này cho thấy kế hoạch thuế ảnh hưởng thuận chiều/ngược chiều/không ảnh hưởng cho cả trường hợp không điều tiết và điều tiết bởi sở hữu Nhà nước. Trên cơ sở đó, khung lý thuyết của Luận án được xác định: (i) KHT ảnh hưởng thuận chiều lên mối quan hệ giữa kế hoạch thuế và giá trị doanh nghiệp trong trường hợp không có biến điều tiết. (ii) Điều tiết bởi sở hữu Nhà nước ảnh hưởng ngược chiều lên mối quan hệ giữa kế hoạch thuế và giá trị doanh nghiệp.

Luận án cũng đã lược khảo 01 nghiên cứu thực nghiệm hiện có tại Việt Nam và 23 nghiên cứu thực nghiệm tại các quốc gia khác, qua đó khẳng định được sự cần thiết phải mở rộng các nghiên cứu về ảnh hưởng của KHT đến GTDN trong những bối cảnh cụ thể.

Kết thúc chương 2, Luận án đã chỉ ra khoảng trống nghiên cứu về thiếu khung lý thuyết nền để luận giải thuyết phục kết quả nghiên cứu cho trường hợp các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán chính thức tại Việt Nam nói riêng và doanh nghiệp Việt Nam nói chung.


Chương 3:

MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU


Hình 3 trình bày quy trình nghiên để đánh giá ảnh hưởng của KHT đến GTDN của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết ở Việt Nam cụ thể như sau:

Bước 1: Luận án khái quát về KHT, sở hữu Nhà nước và giá trị doanh nghiệp, xây dựng khung lý thuyết để luận giải cho ảnh hưởng của KHT đến giá trị doanh nghiệp, đồng thời khảo lược các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan để xác định khoảng trống nghiên cứu.

Bước 2: Đề tài xây dựng mô hình, lập phương trình hồi quy dự kiến, giải thích các biến trong mô hình và đưa ra các giả thiết nghiên cứu. Ngoài ra, Luận án chọn mẫu nghiên cứu và chia mẫu có mục đích nhằm đánh giá vai trò của sở hữu Nhà nước ở mức kiểm soát/không đến mối quan hệ giữa KHT và GTDN.

Bước 3: Luận án thu thập và xử lý dữ liệu theo mô hình nghiên cứu và đối với các mẫu nghiên cứu đã được xác định trong Bước 2.

Bước 4: Luận án sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích tương quan và hồi quy dữ liệu bảng để xác định kết quả nghiên cứu.

Bước 5: Luận án thực hiện kiểm định các giả thuyết bằng kiểm định F hoặc kiểm định T tại mức ý nghĩa 1%, 5% hoặc 10% để xác định biến độc lập, các biến kiểm soát và biến điều tiết có ý nghĩa thống kê nhằm giải thích cho biến phụ thuộc; đồng thời tiến hành các kiểm định để lựa chọn giữa Pooled OLS, FEM và REM.

Bước 6: Tiến hành kiểm định các khuyết tật của mô hình: hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng, tự tương quan, phương sai sai số thay đổi. Trong trường hợp không có các khuyết tật, đề tài kết hợp với bước 5 để thực hiện bước 7; khắc phục bằng phương pháp GLS để tìm ra kết quả hồi quy cuối cùng kèm theo kiểm định các giả thuyết nghiên cứu tại bước 5 và chuyển sang bước 7.


Bước 7: Từ kết quả hồi quy, Luận án tiến hành thảo luận, kết luận và đưa ra các gợi ý, khuyến nghị nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu. Ngoài nội dung thảo luận dựa vào kết quả phân tích hồi quy, Luận án sử dụng phân tích thống kê mô tả và phân tích tương quan bằng hệ số tương quan nhằm đảm bảo sự vững chắc hơn cho việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu, để giải quyết mục tiêu nghiên cứu, qua đó kỳ vọng các gợi ý, khuyến nghị sẽ đảm bảo tính khoa học và thực tiễn.

Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu


1. Khảo lược cơ sở lý thuyết và

bằng chứng thực nghiệm

2. Thiết kế mô hình & mẫu nghiên cứu

3. Thu thập và xử lý dữ liệu nghiên

cứu

4. Lựa chọn phương pháp và xác

định kết quả nghiên cứu

5a. Kiểm định các giả

thuyết nghiên cứu

5b. Kiểm định lựa

chọn kết quả hồi quy

Không có

6. Kiểm định các vi phạm

cơ bản của mô hình

7. Thảo luận, kết luận và

gợi ý, khuyến nghị


Nguồn: Tổng hợp của tác giả


3.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.2.1. Khái quát mô hình nghiên cứu

Lý thuyết nhà quản lý và lý thuyết đại diện cho thấy sự ảnh hưởng của KHT (biến độc lập) đến GTDN (biến phụ thuộc). Theo lý thuyết nhà quản lý, các hoạt động thuế hướng tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận sau thuế do chủ định giảm chi phí thuế của nhà quản trị. Ngược lại, dựa trên lý thuyết đại diện, sự mâu thuẫn lợi ích giữa nhà quả trị và cổ đông gây ra hậu quả doanh nghiệp càng khai thác các hoạt động thuế, GTDN càng giảm.

Các biến kiểm soát được lựa chọn trong mô hình dựa trên lý thuyết đại diện, Lý thuyết chi phí chính trị và Lý thuyết quyền lực chính trị. Lý thuyết Jensen & Meckling (1976) đồng thời chỉ ra: (i) Sở hữu của cổ đông lớn ảnh hưởng đến GTDN. (ii) Nợ có ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp do lãi suất trả cho chủ nợ phụ thuộc vào nhà quản trị đại diện cho các cổ động. Ngoài ra, lý thuyết chi phí chính trị và lý thuyết quyền lực chính trị cùng chỉ ra yếu tố về quy mô doanh nghiệp, đặc thù phân bổ tài sản của doanh nghiệp là các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến GTDN.

Biến điều tiết – sở hữu của cổ đông chi phối được rút ra từ nội dung của lý thuyết đại diện của Jensen & Meckling (1976). Theo lý thuyết “bàn tay hỗ trợ” và lý thuyết “can thiệp có động cơ”, sở hữu của cổ đông chi phối có ảnh hưởng thuận/nghịch chiều đến mối quan hệ giữa KHT và GTDN.

Về các nghiên cứu thực nghiệm trước đây, nội dung lược khảo chỉ ra tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa KHT và GTDN. Nhiều nghiên cứu cùng cho kết luận về sự ảnh hưởng của yếu tố quản trị (được đại diện bởi các biến khác nhau tùy theo đặc điểm chung của doanh nghiệp tại mỗi quốc gia), đến mối quan hệ giữa KHT và giá trị doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các yếu tố về đặc điểm chung của doanh nghiệp có ảnh hưởng mang tính kiểm soát đến GTDN như: mức độ đầu tư vốn, đòn bẩy tài chính, quy mô doanh nghiệp.

Vì vậy ngoài các cặp lý thuyết nền nêu trên, để nghiên cứu về ảnh hưởng của KHT đến GTDN, Luận án chủ yếu dựa trên mô hình của Desai & Dharmapala

Xem tất cả 249 trang.

Ngày đăng: 12/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí