Thống Kê Số Lượng Doanh Nghiệp Trong Mẫu Nghiên Cứu


Như vậy, sở hữu Nhà nước có thể ảnh hưởng thuận chiều hoặc ngược chiều đến mối quan hệ giữa KHT và GTDN. Trong trường hợp ảnh hưởng thuận chiều, nghĩa là sở hữu Nhà nước làm mạnh thêm mối quan hệ giữa KHT và GTDN. Ngược lại, sự ảnh hưởng ngược chiều làm yếu đi mối quan hệ này.

Ở Việt Nam, nghiên cứu của Nguyen & Phan (2017) cho thấy sở hữu Nhà nước tại doanh nghiệp càng cao, doanh nghiệp càng ít né tránh thuế hay giảm khai thác lợi ích của KHT. Tuy nhiên, căn lý vào lý thuyết đại diện và nghiên cứu Adnan & Ahmed (2019), người đại diện là vấn đề chính cần quan tâm của trong quản trị các doanh nghiệp hiện nay. Ngoài ra, khi vận dụng lý thuyết “bàn tay hỗ trợ” vào bối cảnh của nghiên cứu tại Việt Nam, Nhà nước - cổ đông kiểm soát trong doanh nghiệp là một giải pháp để kiểm soát vấn đề người đại diện. Doanh nghiệp giảm được các chi phí nội bộ phát sinh do sự mâu thuẫn về lợi ích giữa cổ đông và người điều hành doanh nghiệp và dễ thống nhất mục tiêu giữa nhà quản trị và cổ đông (đồng thuận với lý thuyết nhà quản lý).

Như vậy, Luận án cho rằng biến điều tiết sở hữu Nhà nước ảnh hưởng thuận chiều lên mối quan hệ giữa KHT và giá trị doanh nghiệp trong trường hợp mức sở hữu kiểm soát (>50%), ngược lại yếu tố này ảnh hưởng ngược chiều lên mối quan hệ giữa KHT và GTDN trong mẫu các doanh nghiệp không có sở hữu kiểm soát bởi Nhà nước và mẫu chung (Bảng 3.1).

3.2.2.2. Giả thuyết nghiên cứu


Trong quản trị tài chính, KHT là một bộ phận quan trọng trong kế hoạch tài chính của doanh nghiệp, hướng tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận sau thuế thông qua các hoạt động thuế có chủ định của nhà quản trị. Lý thuyết đại diện cho rằng các quyết định quản trị không đồng nhất với lợi ích của cổ đông không đem lại giá trị tăng thêm khi thực hiện KHT, thậm chí doanh nghiệp càng khai thác KHT càng làm giảm GTDN (Desai và cộng sự, 2009; Wahab, 2012; Khaoula và cộng sự, 2019…). Tuy nhiên, khi cổ đông chi phối đồng thời là nhà quản trị, các cố gắng giảm nghĩa vụ thuế có chủ định được thực hiện sẽ góp phần nâng cao GTDN. Điều này phù hợp với Lý thuyết nhà quản lý khi luận giải ảnh hưởng thuận chiều của


KHT đến GTDN. Do đó, Luận án đồng thuận với kết quả của các nghiên cứu của Ji và cộng sự (2018), Tang (2017), Bryant-Kutcher và công sự (2012) … trong giả thuyết H1 dưới đây:

H1: KHT ảnh hưởng thuận chiều đến giá trị doanh nghiệp, nghĩa là biến TP đo lường bằng ETR kế toán (viết gọn là ETR) ảnh hưởng ngược chiều lên biến FV, và theo đó ETR càng thấp thì GTDN càng cao.

Desai & Dharpamala (2009) chỉ ra mức độ sở hữu của nhà đầu tư tổ chức là đặc điểm quản trị quan trọng có ảnh hưởng đến GTDN cũng như mối quan hệ giữa KHT và GTDN. Trong bối cảnh của một nền kinh tế sau 35 năm đổi mới, vai trò của Nhà nước có ý nghĩa đáng kể tại nhiều doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam, tùy thuộc vào mức độ sở hữu của Nhà nước tại các doanh nghiệp này. Theo lý thuyết đại diện, cổ đông sở hữu cổ phần ở mức chi phối và đồng thời là nhà quản trị sẽ hóa giải được xung đột lợi ích giữa nhà quản trị và chủ sở hữu, góp phần khai thác các quyết định thuế theo hướng tối đa hóa giá trị cổ đông, gia tăng GTDN và làm mạnh thêm mối quan hệ giữa KHT và GTDN. Lý thuyết nhà quản lý và lý thuyết “bàn tay hỗ trợ” ủng hộ cho luận điểm này. Ngược lại, khi sở hữu của cổ đông Nhà nước ở mức thấp/không kiểm soát, theo lý thuyết “can thiệp có động cơ”, sở hữu Nhà nước tại các doanh nghiệp có thể tạo thêm chi phí do Nhà nước ưu tiên mục tiêu tăng thu ngân sách từ thuế hoặc chịu nhiều chi phí về thủ tục liên quan đến thực hiện KHT. Nghiên cứu của Desai & Dharmapala (2009) và Santana & Rezende (2016) đều cho kết luận về mức độ sở hữu làm mạnh thêm mối quan hệ ngược chiều giữa né tránh thuế và GTDN.

Luận án cho rằng chiều hướng điều tiết của sở hữu Nhà nước đến mối quan hệ giữa KHT và GTDN phụ thuộc vào mức độ sở hữu của Nhà nước có ở mức kiểm soát hay không. Nhìn chung, khi sở hữu Nhà nước ở mức không kiểm soát (nhà nước sở hữu ≤ 50% số cổ phần) sẽ làm suy yếu mối quan hệ giữa KHT và GTDN và sự ảnh hưởng này không thay đổi đối với nhóm doanh nghiệp không có sở hữu kiểm soát bởi Nhà nước. Trong trường hợp sở hữu Nhà nước ở mức kiểm soát (nhà nước sở hữu ≥ 50% số cổ phần), yếu tố sở hữu Nhà nước làm mạnh thêm


mối quan hệ giữa KHT và GTDN. Do vậy, các giả thuyết tiếp theo của đề tài Luận án được phát biểu như sau:

H2a: Nhìn chung, sở hữu nhà ảnh hưởng ngược chiều lên mối quan hệ giữa KHT và GTDN, nghĩa là sở hữu Nhà nước làm suy yếu mối quan hệ giữa KHT và giá trị doanh nghiệp.

H2b: Mức sở hữu kiểm soát của Nhà nước ảnh hưởng thuận chiều lên mối quan hệ giữa KHT và GTDN, nghĩa là sở hữu Nhà nước làm mạnh thêm mối quan hệ giữa KHT và GTDN khi Nhà nước sở hữu ở mức kiểm soát.

H2c: Mức sở hữu không kiểm soát của Nhà nước ảnh hưởng ngược chiều lên mối quan hệ giữa KHT và GTDN, nghĩa là sở hữu Nhà nước làm suy yếu mối quan hệ giữa KHT và GTDN khi Nhà nước sở hữu ở mức không kiểm soát.

Như vậy, sở hữu nhà nước là một yếu tố đặc thù trong nền kinh tế chuyển đổi, có ảnh hưởng đáng kể đến mối quan hệ giữa KHT và GTDN, trong đó theo lý thuyết nhà quản lý, mức độ sở hữu kiểm soát của Nhà nước đem lại cho doanh nghiệp điều kiện tốt để đồng nhất mục tiêu giữa nhà quản trị và cổ đông, từ đó các hoạt động thuế của doanh nghiệp hướng tới tối đa hóa lợi nhuận sau thuế, góp phần gia tăng GTDN. Ngoài ra, Nhà nước với vai trò hỗ trợ doanh nghiệp tạo điều kiện cho doanh nghiệp thuận lợi trong thực hiện KHT. Do vậy, giả thuyết thứ 3 của Luận án được phát biểu như sau:

H3: KHT của doanh nghiệp có điều tiết bởi sở hữu nhà nước phù hợp với hoạch định GTDN hơn so với KHT của doanh nghiệp không có điều tiết bởi sở hữu nhà nước, đặc biệt mức sở hữu kiểm soát của nhà nước làm tăng giá trị tăng thêm từ KHT.


Biến Mô tả Nghiên cứu Đo lường Dấu Ghi chú



Giá trị doanh

FV

nghiệp

Desai & Dharmapala

Tổng giá trị sổ sách của nợ

Tổng giá thị trường

+

của cổ phiếu


TP GAAP -ETR


Tỷ lệ sở hữu cổ

(2009)


Hanlon & Heitzman (2010)

Desai &

Tổng giá trị tài sản theo sổ sách


Tổng chi phí thuế thu nhập

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế


Giá trị vốn cổ phần thuộc SHNN

SOWN

phiếu của Nhà nước

Dharmapala (2009)

+

Tổng giá trị vốn cổ phần của công ty

– Mẫu chung



TP.SOWN

Tương tác giữa KHT với sở hữu Nhà nước

Desai & Dharmapala (2009)


Tỷ lệ sở hữu Nhà nước * ETR

Có sở hữu kiểm soát của

+

Nhà nước


Không có sở hữu kiểm soát

của Nhà nước


Biến

Mô tả

Nghiên cứu

Đo lường

Dấu

Ghi chú


CAPINT


Mức đầu tư vốn

Wahab & Holland (2012)


Tài sản cố đinh/Tổng tài sản


+



LEV


Đòng bẩy tài chính

Wahab & Holland (2012); Desai &

Dharmapala (2009)


Tổng nợ/Tổng tài sản




SIZE

Quy mô doanh nghiệp

Akbari & cộng sự (2018)


Logarit của tổng tài sản


+


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của kế hoạch thuế đến giá trị doanh nghiệp: Trường hợp các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết ở Việt Nam - 13

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ lý thuyết nền và các nghiên cứu trước


3.3. MẪU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU


3.3.1. Mẫu nghiên cứu


Căn cứ vào danh sách các doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao Dịch Chứng Khoán Hồ Chí Minh và Sở Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội, đề tài lựa chọn các doanh nghiệp khi đáp ứng đồng thời các tiêu chí sau đây:

(i) Không phải là những doanh nghiệp thuộc ngành tài chính (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm), bởi các doanh nghiệp này có đặc thù riêng về các quyết định tài chính cũng như báo cáo tài chính.

(ii) Cổ phiếu của doanh nghiệp vẫn còn niêm yết trên thị trường tính đến thời điểm kết thúc năm tài chính 2019.

(iii) Có đầy đủ báo cáo tài chính từ năm 2015 đến năm 2019


(iv) Tất cả báo cáo tài chính được kiểm toán và báo cáo kiểm toán cho ý kiến chấp nhận tính hợp lý và trung thực theo nguyên tắc trọng yếu.

(v) Các doanh nghiệp có đầy đủ số liệu về số thuế phải nộp, thu nhập trước thuế và giá trị của các biến kiểm soát khác.

Với cách thức chọn mẫu nêu trên, đề tài Luận án xác định được mẫu nghiên cứu bao gồm 513 doanh nghiệp trong giai đoạn 2015-2019, danh sách chi tiết tại Phụ lục 1. Nếu phân loại theo sở hữu kiểm soát của Nhà nước, đề tài Luận án đã thống kê được số lượng doanh nghiệp thuộc 2 nhóm theo Bảng 3.2 như sau:

Bảng 3.2. Thống kê số lượng doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu


Năm

Có sở hữu kiểm soát của Nhà nước – Nhóm 1

Không có sở hữu kiểm soát của Nhà nước – Nhóm 2

Tổng cộng

2015

146

367

513

2016

156

357

513

2017

156

357

513

2018

150

363

513

2019

137

376

513


3.3.2. Dữ liệu nghiên cứu


Đề tài được thực hiện trên cơ sở dữ liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo tài chính đã kiểm toán và các tài liệu khác có liên quan từ năm 2015 đến năm 2019 của doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam. Như vậy, đề tài nghiên cứu sẽ sử dụng dữ liệu bảng (panel data), với sự hỗ trợ xử lý dữ liệu của Excel và Eview 10.0. Thời gian lấy dữ liệu là giai đoạn 2015-2019, đảm bảo về thời gian, tính thống nhất của chế độ kế toán và kế thừa và lấp đầy khoảng trống của nghiên cứu trước có liên quan, cụ thể:

(i) Giai đoạn dài: ít nhất là 5 năm


(ii) Thời điểm năm 2015 là thời điểm quy định mới về kế toán đối với các doanh nghiệp phi tài chính được áp dụng, Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp. Điểm mới của Thông tư 200 có nhiều nội dung thay đổi liên quan đến chế độ kế toán thuế trong ghi nhận doanh thu tính thuế, chi phí được trừ, thuế thu nhập hoãn lại hoặc bỏ quy định bắt buộc công khai về “Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước” trong báo cáo tài chính.

(iii) Đề tài nghiên cứu chọn giai đoạn 2015-2019 cũng là giai đoạn tiếp theo so với nghiên cứu của Phan & cộng sự, (2017), nhằm tiếp nối và định giá yếu tố sở hữu Nhà nước đối với KHT, vấn đề chưa được thực hiện bởi bất cứ nhà nghiên cứu nào.

Dữ liệu của đề tài nghiên cứu được trích từ báo cáo tài chính và dữ liệu thống kê được cung cấp bởi Công ty Cổ phần FiinGroup. Dữ liệu nghiên cứu của đề tài được trình bày chi tiết tại Phụ lục 2.

3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Đề tài sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính với phương pháp nghiên cứu định lượng.

3.4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính


Phương pháp định tính được sử dụng để bổ trợ cho phương pháp định lượng sẽ áp dụng để trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ nhất và thứ hai, đồng thời phương pháp định tính cũng được sử dụng để trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ ba của Luận án. Các dữ liệu chữ về các lý thuyết và các nghiên cứu trước có liên quan được tổng hợp, phân tích và đúc kết để xây dựng khung lý thuyết cũng như xác định khoản trống nghiên cứu cho Luận án. Tiếp theo, Luận án xác định căn cứ và lập luận để xây dựng mô hình nghiên cứu, giải thích biến và đưa ra các giả thuyết nghiên cứu. Ngoài ra, Luận án còn sử dụng kỹ thuật chọn mẫu có mục đích, chia mẫu thành nhóm các doanh nghiệp có sở hữu nhà nước ở mức kiểm soát và nhóm các doanh nghiệp có sở hữu nhà nước ở mức không kiểm soát, giúp cho đánh giá và kiểm tra lại chiều hướng ảnh hưởng của KHT đến GTDN và làm rõ sự ảnh hưởng của sở hữu Nhà nước đến mối quan hệ này. Cuối cùng, Luận án sử dụng kỹ thuật thảo luận kết quả nghiên cứu, đúc rút kết luận, phát hiện và khẳng định về điểm mới của Luận án, đồng thời đưa ra các đề xuất, khuyến nghị có liên quan gắn với câu hỏi nghiên cứu thứ ba.

3.4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng


Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để xác định kết quả nghiên cứu nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ nhất và thứ hai, bao gồm các phương pháp kỹ thuật phân tích như sau: thống kê mô tả (Descriptive Statistics), phân tích tương quan (Correlation analysis) và phân tích hồi quy dữ liệu bảng (Panel regression), trong đó:

(i) Thống kê mô tả


Thống kê mô tả được sử dụng nhằm cung cấp thông tin khái quát về các biến trong mô hình nghiên cứu, các chỉ tiêu thống kê mô tả bao gồm: giá trị trung bình (Mean), giá trị nhỏ nhất (Mininum), giá trị lớn nhất (Maxinum), độ lệch chuẩn (Standard deviation) và số quan sát (Observations). Ngoài ra, thống kê mô tả còn cung cấp thông tin khái quát về thực trạng của KHT, GTDN và các vấn đề khác của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam thông qua kết hợp tất cả quan sát của mẫu nghiên cứu.

Xem tất cả 249 trang.

Ngày đăng: 12/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí