(2009), Wahab & Holland (2012), Akbari & cộng sự (2019) và điều chỉnh cho phù hợp với thực tế của các doanh nghiệp Việt Nam hiện còn chịu sự chi phối của Nhà nước, đặc biệt là qua mức sở hữu kiểm soát tại các doanh nghiệp niêm yết. Nhà nước có thể thực hiện mục tiêu của mình bằng nhiều cách khác nhau, trong đó có quyền biểu quyết dựa trên mức sở hữu chi phối.
02 mô hình nghiên cứu của Luận án như sau:
(1) FVi,t = β0 + β1 * TPi,t + β2 * SOWNi,t + β3 * CAPINTi,t + β4 * LEVi,t
+ β5 * SIZEi,t + εi,t
(2) FVi,t = β0 + β1.TPi,t + β2.SOWNi,t + β3.(TP.SOWN)i,t + β4.CAPINTi,t + β5.LEVi,t + β6.SIZEi,t + εi,t
Trong đó:
Có thể bạn quan tâm!
- Thống Kê Nghiên Cứu Về Ảnh Hưởng Của Kht Đến Gtdn Khi Không Có Yếu Tố Điều Tiết
- Thống Kê Nghiên Cứu Về Ảnh Hưởng Của Yếu Tố Điều Tiết Đến Mối Quan Hệ Giữa Kht Và Gtdn
- Ảnh hưởng của kế hoạch thuế đến giá trị doanh nghiệp: Trường hợp các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết ở Việt Nam - 11
- Thống Kê Số Lượng Doanh Nghiệp Trong Mẫu Nghiên Cứu
- Đã Mô Tả Quy Trình Nghiên Cứu Của Đề Tài Với 7 Bước Thực Hiện, Được Mô Tả Dạng Sơ Đồ Và Luận Giải Nội Dung Cụ Thể Từng Bước.
- Kết Quả Hồi Quy Theo Pooled Ols, Fem Và Rem - Mô Hình 1
Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.
- FV là biến phụ thuộc, thể hiện giá trị doanh nghiệp.
- TP là biến độc lập, thể hiện kế hoạch thuế.
- SOWN là biến kiểm soát, thể hiện tỷ lệ sở hữu Nhà nước
- TP.SOWN là biến tương tác giữa SOWN với TP, theo đó đề tài xác định vai trò điều của sở hữu Nhà nước đến ảnh hưởng của TP đến FV.
- CAPINT là biến kiểm soát, thể hiện mức độ đầu tư vốn.
- LEV là biến kiểm soát, thể hiện đòn bẩy tài chính
- SIZE là biến kiểm soát, thể hiện quy mô doanh nghiệp.
- β0 là hệ số chặn.
- β lần lượt là hệ số hồi quy của các biến độc lập, biến tương tác và biến kiểm soát
- i và t tương ứng với từng doanh nghiệp và theo từng năm
- là sai số ngẫu nhiên
Mô hình 1 giúp Luận án thực hiện mục tiêu đầu tiên về đánh giá ảnh hưởng của KHT đến GTDN, trường hợp các doanh nghiệp phi tài chính ở Việt Nam. Tiếp theo, mục tiêu thứ 2 về đánh giá vai trò điều tiết của sở hữu Nhà nước đến mối quan hệ giữa KHT và GTDN được thực hiện qua Mô hình 2. Luận án kỳ vọng kết quả xử lý dữ liệu dựa trên 2 mô hình cho mẫu chung và mẫu phân nhóm theo mức sở hữu kiểm soát của Nhà nước sẽ giúp Luận án thực hiện mục tiêu thứ 3 về đề xuất, khuyến nghị KHT phù hợp với GTDN theo hoạch định tài chính của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết ở Việt Nam khi có và không có điều tiết bởi sở hữu Nhà nước
3.2.2. Giải thích biến và giả thuyết nghiên cứu
3.2.2.1. Giải thích biến
Căn cứ vào các lý thuyết nền đã xác định và các nghiên cứu trước có liên quan, Luận án lựa chọn các biến và đưa ra giải thuyết nghiên cứu trong nội dung dưới đây. Ngoài ra, khái quát về các biến và kỳ vọng dấu được trình bày trong Bảng 3.1. Trước hết là các biến trong mô hình 1.
Biến phụ thuộc FV
Dựa theo nghiên cứu của Desai & Dharmapal (2009), tác giả dùng Tobin’s Q để đo lường FV, cho doanh nghiệp thứ i tại thời điểm t. Tuy nhiên để xác định chính xác chỉ số này là không khả thi, đặc biệt trong điều kiện của Việt Nam. Vì vậy đề tài Luận án tính Tobin’s Q gần đúng theo đề xuất của Chung & Pruitt (1994) và đã được áp dụng trong một số nghiên cứu (Bryant-Kutcher & cộng sự, 2012; Santana & Rezende, 2016; Tang, 2017). Công thức tính Tobin’s Q điều chỉnh cụ thể như sau:
Tobin’s Q =
Tổng giá trị sổ
+
sách của nợ
Tổng giá thị trường của cổ phiếu
Tổng giá trị tài sản theo sổ sách
Căn cứ vào chỉ số Tobin’s Q, sự so sánh giữa giá trị của công ty so với chi phí thay thế tổng tài sản sẽ quyết định hành vi của nhà đầu tư đối với cổ phiếu của công ty (Tobin, 1969). Chỉ số Tobin’s Q có thể bằng, lớn hơn hoặc nhỏ hơn 1. Theo đó, Tobin’s Q lớn hơn 1 có nghĩa là thị trường định giá cao giá trị công ty và nhà đầu tư cũng kỳ vọng về tương lai tốt đẹp của doanh nghiệp. Ngược lại, Tobin’s nhỏ hơn 1 nghĩa là doanh nghiệp bị thị trường định giá thấp và nhà đầu tư đang bi quan về triển vọng của doanh nghiệp. Với cách lập luận này Tobin (1969) nhìn nhận giá trị doanh nghiệp dựa trên cơ hội tăng trưởng của nó.
Luận án lựa chọn Tobin’s Q để đo lường giá trị doanh nghiệp bởi chỉ số này có nhiều ưu điểm:
(i) Phản ánh được mối quan hệ giữa các quyết định tài chính, chiến lược hoạt động của doanh nghiệp và giá trị doanh nghiệp (Damodaran, 2012). Tobin’Q được coi là một chỉ số tốt để phản ánh kỳ vọng của thị trường về tăng trưởng và hoạt động tài chính dài hạn (Aivazian & Qui, 2005).
(ii) Cách tính phù hợp với một mẫu lớn các doanh nghiệp thuộc nhiều ngành nghề khác nhau. Tobin’s q được coi như giá trị hiện tại bằng tiền của doanh nghiệp. Chỉ số này tốt hơn lợi nhuận kế toán và làm giảm sự sai lệch (distortions) do luật thuế và chế độ kế toán.
(iii) Chỉ số này được chọn vì nó phản ánh được giá trị của cả công ty, bao gồm nợ.
(iv) Tobin’q phù hợp để đánh giá kết quả của KHT trong bối cảnh thực tế của vấn đề người đại diện. Lý thuyết đại diện đã chỉ ra giá trị công ty được xác định bằng giá trị của vốn cổ phần của cổ đông cộng với giá trị nợ vay bên ngoài. Do vậy, chỉ số Tobin’ Q điều chỉnh cũng thống nhất với cách tiếp cận của lý thuyết này và tính đến tổng nợ của công ty.
Biến độc lập TP
Luận án xác định đo lường biến TP bằng thuế suất hiệu dụng kế toán (viết gọn là ETR), được đo lường như sau:
ETR =
Tổng chi phí thuế thu nhập (hiện hành và hoãn lại) Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
Thuế suất hiệu dụng kế toán phản ánh gánh nặng thuế của doanh nghiệp so với thu nhập tạo ra trong kỳ. ETR thấp hơn thuế suất theo luật định (Statutory tax rate
- STR) thể hiện doanh nghiệp đã có quyết định mang lại những lợi ích về thuế và ngược lại. ETR càng nhỏ có nghĩa là các doanh nghiệp tận dụng tốt KHT hoặc KHT có kết quả tích cực. Dưới góc độ quản lý tài chính, các nhà quản lý doanh nghiệp sẽ tìm cách giảm ETR, góp phần gia tăng lợi nhuận và tiến đến gia tăng giá trị tài sản của công ty cũng như của cổ đông.
Với mục tiêu đánh giá tổng thể về KHT, tác giả lựa chọn ETR làm thước đo KHT bởi ETR đảm bảo tính đại diện, tính công khai, dễ tiếp cận và tính phổ biến, cụ thể:
Tính đại diện cho KHT: Ở góc độ vi mô, ETR phản ánh chung gánh nặng thuế của toàn bộ công ty, kể cả các hoạt động thuế chủ động của doanh nghiệp (Dyreng & cộng sự, 2008). Ngoài ra, ETR phản ánh được cả chênh lệch tạm thời và chênh lệch vĩnh viễn, bởi vì nó bao hàm khoản thuế cộng dồn của năm trước và khoản thuế hoãn lại tới năm sau. Vì vậy, ETR kế toán là một thước đo đánh giá tổng thể KHT, hiệu quả của việc lập KHT cũng như gánh nặng thuế thực tế doanh nghiệp phải chịu (Armstrong & cộng sự, 2012; Rego, 2003). Không những thế, chỉ số này cho phép đo lường mức độ rủi ro cũng như chất lượng của các chiến lược thuế được chấp nhận, phản ánh khái quát và cơ bản ảnh hưởng của các động cơ thuế khác nhau. Ở góc độ vĩ mô, ETR nhận diện tính trung lập11 trong hệ thống thuế giữa các công ty có gánh nặng thuế khác nhau. Sự không công bằng về các động cơ thuế được phản ánh qua ETR, gánh nặng thuế của công ty và loại công ty chịu gánh nặng này.
11 Tính trung lập nghĩa là sắc thuế không làm kìm hãm hoạt động sản xuất, dẫn tới phúc lợi xã hội (tổng hiệu dụng) của nền kinh tế bị giảm đi.
Tính công khai và dễ tiếp cận: ETR cũng là một chỉ tiêu dễ tiếp cận từ báo cáo tài chính công khai của doanh nghiệp (Kubick & cộng sự, 2020). Ngoài ra, thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế đã nộp là một thông tin bí mật giữa doanh nghiệp và cơ quan thuế, hoàn toàn không thể tiếp cận trực tiếp và buộc phải sử dụng các thông tin công khai từ báo cáo tài chính (Stewart, 1980; Manzon & Plesco, 2002; Desai & Dharmapala, 2006…).
Tính phổ biến trong các nghiên cứu về đánh giá kết quả của KHT: ETR là thước đo được dùng phổ biến và phù hợp đối với nghiên cứu thực hiện để đánh giá tổng thể về KHT của một lượng lớn doanh nghiệp, dựa vào thông tin công khai trong báo cáo tài chính (Wilde & Wilson, 2018; Dyreng & cộng sự, 2017; Hanlon & Heitzman, 2010)
Như vậy, trong điều kiện của các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam, đề tài nghiên cứu đồng thuận với khá nhiều nghiên cứu cho rằng KHT tác động thuận chiều đến giá trị doanh nghiệp (Bryant-Kutcher & cộng sự, 2012; Khaoula & cộng sự, 2015; Tang & cộng sự, 2017…). Nói cách khác khi doanh nghiệp càng tối giảm chi phí thuế, giá trị doanh nghiệp càng tăng. Vì vậy, biến độc lập KHT (đo lường bằng ETR kế toán) được kỳ vọng dấu âm (Bảng 3.1).
Các biến kiểm soát: Các biến kiểm soát được đưa vào mô hình là những biến có ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp, phản ánh đặc điểm chung của doanh nghiệp, được rút ra từ các lý thuyết nền, đồng thời tìm thấy qua khá nhiều nghiên cứu trước đây như: mức đầu tư vốn (CAPINT), đòn bẩy tài chính (LEV) và quy mô doanh nghiệp (SIZE). Ngoài ra, nghiên cứu này bổ sung vào mô hình biến kiểm soát là sở hữu Nhà nước (SOWN), xuất phát từ bối cảnh kinh tế của Việt Nam, cũng như vai trò của Nhà nước đối với các doanh nghiệp niêm yết.
Sở hữu Nhà nước - SOWN
Nghiên cứu của Desai & Dharmapala (2009) đã chỉ ra rằng sở hữu của nhà đầu tư tổ chức tác động cùng chiều đến giá trị doanh nghiệp. Cơ cấu sở hữu nói chung và sở hữu của cổ đông chi phối nói riêng là một yếu tố quan trọng chi phối hiệu
quả quản trị doanh nghiệp, phản ảnh qua GTDN. Trong bối cảnh sau chuyển đổi nền kinh tế của Việt Nam, Nhà nước đóng vai trò quan trọng, đặc biệt tỷ lệ góp vốn của Nhà nước tại 513 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trong mẫu nghiên cứu của Luận án bình quân giai đoạn 2015-2019 là 25,29% và số lượng các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết có mức sở hữu ≥ 50% bình quân trong giai đoạn là 149 doanh nghiệp. Vì vậy, Luận án chọn biến sở hữu Nhà nước làm biến kiểm soát trong Mô hình 1, được đo lường như sau:
Tỷ lệ ở hữu của Nhà nước= Giá trị cổ phần của Nhà nước
Tổng giá trị cổ phần của công ty
Chỉ số này cho thấy tỷ lệ sở hữu của Nhà nước trong giá trị thị trường của công ty càng lớn chứng tỏ khả năng ảnh hưởng đến doanh nghiệp càng cao. Trong bối cảnh của Việt Nam, theo lý thuyết “bàn tay hỗ trợ” sở hữu Nhà nước góp phần hỗ trợ doanh nghiệp (helping hand) và doanh nghiệp tận dụng được lợi thế về quy mô. Ngoài ra, Nhà nước - cổ đông lớn trong doanh nghiệp là có thể giảm chi phí đại diện do dễ dàng thống nhất mục tiêu giữa nhà quản trị và cổ đông. Sở hữu Nhà nước đem lại ưu thế chính trị cho doanh nghiệp trong việc giảm gánh nặng thuế, từ đó góp phần gia tăng giá trị doanh nghiệp.
Như vậy Luận án cho rằng sở hữu Nhà nước tại các doanh nghiệp niêm yết trong mẫu nghiên cứu ảnh hưởng thuận chiều đến giá trị doanh nghiệp (Bảng 3.1).
Mức đầu tư vốn (CAPINT)
Trong quản trị tài chính nhà đầu tư cần cân nhắc quyết định đầu tư trong môi trường thuế. Mức độ đầu tư vốn là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh đặc điểm chung của công ty về kết quả đầu tư vào tài sản cố định và có ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp (Wahab & Holland, 2012). Luận án đo lường CAPINT bởi tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản, cụ thể như sau:
Tỷ trọng tài sản cố
=
định trong tổng tài sản
Tài sản cố định Tổng tài sản
Các doanh nghiệp có mức đầu tư vốn cao có lợi thế về lá chắn thuế. Ngoài ra, các doanh nghiệp thâm dụng tài sản cố định có đòn bẩy hoạt động cao, nghĩa là doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận cao hơn khi tăng sản lượng sản xuất và doanh thu.
Trong khung lý thuyết về KHT của Scholes & Wofson (1992) và Karayan & Swenson (2007) đều chỉ ra rằng các doanh nghiệp có mức đầu tư vốn lớn có thể linh hoạt thay đổi phương án tính khấu hao tài sản cố định để thay đổi giá trị khấu hao trong hiện tại hoặc tương lai, từ đó tạo ra khoản chênh lệch thuế tạm thời có lợi cho doanh nghiệp. Do đó, CAPINT được kỳ vọng có dấu dương (Bảng 3.1).
Đòn bẩy tài chính (LEV)
Lý thuyết đại diện và các nghiên cứu trước đã chỉ ra đòn bẩy tài chính là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị doanh nghiệp (Wahab & Holland, 2012; Desai & Dharmapala, 2009). Luận án đo lường LEV bằng tỷ số nợ (debt ratio). Luận án lựa chọn cách đo lường LEV này để hạn chế sự ảnh hưởng có thể không thống nhất của từng loại nợ, ngắn hạn hoặc dài hạn, cụ thể:
Tổng nợ
Tỷ số nợ =
Tổng tài sản
Chỉ số LEV càng cao đồng nghĩa với việc doanh nghiệp lựa chọn tài trợ vốn bằng nợ càng cao. Ưu điểm của nợ vay là tạo ra lá chắn thuế, tăng chi phí được trừ và giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Tuy nhiên, mặt trái của việc thâm dụng vốn nợ là ảnh hưởng đến sức khỏe tài chính của doanh nghiệp và có thể dẫn đến kiệt quệ tài chính (Graham, 2012; Lê Hoàng Vinh & cộng sự, 2019). Ngoài ra, nghiên cứu của Vo & Ellis (2017) về ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam đã chỉ ra các doanh nghiệp có LEV ở mức thấp có giá trị doanh nghiệp cao hơn. Do đó, LEV được kỳ vọng có dấu âm (Bảng 3.1).
Quy mô doanh nghiệp (SIZE)
Để giảm bớt sự khác biệt giữa các doanh nghiệp, Luận án đo lường quy mô doanh nghiệp (SIZE) bằng logarit của tổng tài sản. Chỉ số này phản ánh lợi thế theo quy mô của doanh nghiệp, chỉ số này càng lớn hàm ý quy mô doanh nghiệp
càng lớn. Các doanh nghiệp quy mô lớn có thể đạt lợi thế kinh tế về quy mô thông qua KHT (Rego, 2003).
Lý thuyết chi phí chính trị và lý thuyết quyền lực chính trị đã chỉ ra rằng quy mô doanh nghiệp có thể tạo ra chi phí hoặc lợi ích cho doanh nghiệp. Ngoài ra, khung lý thuyết về KHT của Scholes & Wofson (1992) và Karayan & Swenson (2007) cùng chỉ ra rằng các doanh nghiệp quy mô lớn hơn dễ thực hiện KHT hơn. Vì vậy, Luận án xác định quy mô doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp. Luận án cho rằng quy mô của các doanh nghiệp Việt Nam mang lại lợi ích nhiều hơn chi phí. Quan điểm này đồng thuận với kết quả nghiên cứu của Akbari & cộng sự (2018) về quy mô doanh nghiệp ảnh hưởng thuận chiều lên giá trị doanh nghiệp. Vì vậy, biến SIZE được kỳ vọng dấu dương (Bảng 3.1).
Trong Mô hình 2, ngoài các biến phụ thuộc, biến độc lập và các biến kiểm soát như trong Mô hình 1, SOWN còn đóng vai trò là biến điều tiết (Moderating variable) đối với mối quan hệ ảnh hưởng của biến TP lên biến FV, theo đó xuất hiện thêm biến tương tác TP*SOWN trong Mô hình 2 so với Mô hình 1.
Biến tương tác: TP*SOWN
Biến TP*SOWN để đánh giá sự tương tác của sở hữu Nhà nước và KHT có ảnh hưởng như thế nào đến giá trị các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam, được tính bằng tỷ lệ sở hữu Nhà nước nhân với thuế suất hiệu dụng, tính cho từng doanh nghiệp. Luận án đưa vào mô hình biến điều tiết sở hữu của Nhà nước tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết ở Việt Nam, áp dụng cho cả mẫu chung và mẫu phân loại doanh nghiệp. Thực tế ở Việt Nam theo nghiên cứu của Nguyen & Phan (2017), sở hữu Nhà nước có ảnh hưởng đến né tránh thuế của 460 doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2010-2015. Ngoài ra, Desai & Dharmapala (2009) cũng cho rằng mức sở hữu chi phối của cổ đông ảnh hưởng mang tính điều tiết đến mối quan hệ giữa né tránh thuế và GTDN.