Thông Số Thanh Chống Xiên Và Giằng Đầu Cừ Larsen


Tính toán dựa vào các công thức trình bày ở mục 2.5. d = h = 170×2 = 340mm = 0,34m





(


)


(


)


(


)



Bảng 3.3 – Thông số cừ Larsen FSP – IV dùng trong mô hình


Thông số

Ký hiệu

Giá trị

Đơn vị

Bề rộng

d

0,34

m

Trọng lượng riêng

5,6

kN/m3

Loại ứng xử

-

Linear, non-isotropic

-

Môđun đàn hồi

E1

24,749.106

kPa


E2

1,237.106

kPa

Môđun cắt

G12

1,237.106

kPa


G13

2,496.106

kPa


G23

7,489.105

kPa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.


3.2.2.3. Thông số thanh chống xiên và giằng đầu cừ Larsen

Thanh chống xiên tại góc hố đào và giằng đầu cừ Larsen sử dụng thép hình H300×300×10×15tại cao trình MĐTN, sử dụng thép mác SS400 (CCT42) có mô đun đàn hồi E = 2,1×108 kN/m2, cường độ tính toán f = 2450 kG/cm2, fv = 1350 kG/cm2.

Bảng 3.4 – Đặc trưng vật liệu của thanh chống xiên và gằng đầu cừ


Thông số

Ký hiệu

Thanh chống và

giằng đầu cừ

Đơn vị

Diện tích mặt cắt ngang

A

119,8.10-4

m2

Trọng lượng riêng

78,5

kN/m3

Ứng xử của vật liệu

-

Linear

-

Môđun đàn hồi

E

2,1.108

kN/m2

Moment quán tính

I2

20,4.10-6

m4


I3

0,675.10-6

m4


3.2.3. Thông số cọc sử dụng trong mô hình

Công trình sử dụng móng cọc ống bê tông ly tâm ứng suất trước PHC đường kính 600mm, chiều dày thành ống 100mm. Cọc ống loại A, có diện tích mặt cắt ngang 15.7080mm2, cường độ bê tông cọc là 78,5N/mm2. Cọc sử dụng 6 cây thép đường kính 7,1mm. Sự phá hoại của cọc sẽ dựa vào moment gây nứt cọc là Mcr = 166,8kN.m. Mô đun đàn hồi của bê tông được dùng trong phân tích là 30.000Mpa. Hệ số possion 0,2.

Trong phân tích nếu ta sử dụng mô hình cọc ống thì sẽ tạo ra số phần tử lớn, điều này cần hạn chế trong mô phỏng bằng phần PLAXIS 3D Foundation. Vì khi số phần tử tăng lên đồng nghĩa thời gian và khối lượng tính toán sẽ tăng lên. Để đơn giản hóa trong quá trình phân tích chúng ta đề xuất phương án sử dụng cọc đặc để mô phỏng. Cọc đặc này sẽ có đường kính 600mm bằng đường kính ngoài của cọc ống, mục đích đảm bảo mặt đón lực của 2 cọc là như nhau. Mô đun đàn hồi của bê tông cũng được quy đổi tương đương thông qua công thức:


( )


() ()

()


Trong đó:

Ed – Mô đun đàn hồi của bê tông cọc đặc. Er – Mô đun đàn hồi của bê tông cọc ống. Jd – Moment quán tính cọc đặc.

Jr – Moment quán tính cọc ống. Dn – Đường kính ngoài của cọc.

Dt – Đường kính trong của cọc ống.

Chúng ta tiến hành mô phỏng trên PLAXIS 3D Foundation 2 trường hợp sử dụng cọc đặc và cọc ống, trong đó cọc đặc được quy đổi độ cứng tương đương với cọc ống. Biểu đồ chuyển vị của cọc trong 2 trường hợp theo giai đoạn đào, hình 3.12

A b Hình 3 11 – Chuyển vị tại các giai đoạn thi công đào của cọc rỗng và 1

a b

Hình 3.11 – Chuyển vị tại các giai đoạn thi công đào của cọc rỗng và cọc đặc

a) Chuyển vị của cọc khi đào đến cao độ -1,2m

b) Chuyển vị của cọc khi đào đến cao độ -2,4m


Hình 3 12 – Kết quả chuyển vị của cọc rỗng và cọc đặc có độ cứng 2

Hình 3.12 – Kết quả chuyển vị của cọc rỗng và cọc đặc có độ cứng tương đương

Nhận xét: Chuyển vị của cọc đặc có độ cứng tương đương với cọc ống cho kết quả chuyển vị giống với chuyển vị của cọc ống.

Kết luận: Vậy để đơn giản hóa mô phỏng cọc ống trong PLAXIS 3D Foundation ta có thể quy đổi về cọc đặc với độ cứng tương đương, nhưng không thay đổi đường kính ngoài của cọc để đảm bảo điều kiện đón lực như nhau.

Bảng 3.5 – Đặc trưng vật liệu của cọc sử dụng trong mô hình


Thông số

Ký hiệu

Giá trị

Đơn vị

Loại cọc

-

Massive circular pile

Đường kính cọc

d

0,6

M

Trọng lượng riêng

14

kN/m3

Mô đun đàn hồi

E

2,41.107

kN/m2

Hệ số possion

0,2

-


3.2.4. Phụ tải mặt đất

Xung quanh công trình có 3 mặt tiếp giáp với đường, khoảng cách từ công trình đến các công trình dân dụng khá xa nên trong luận văn này bỏ qua tải này. Trong quá trình thi công còn có tải của máy thi công, nên phụ tải được lấy là 10 kN/m2 và cách mép ngoài tường cừ Larsen là 2,5m, đặt ở mặt đất tự nhiên

(MĐTN). Ngoài ra, khi thi công đào, đất được chuyển và tập kết cách hố đào khoảng 11m trên diện tích 200m2 và cao khoảng 4m nên chúng ta lấy bằng 70kN/m2.

3.2.5. Điều kiện mực nước ngầm

Mực nước ngầm xuất hiện cách MĐTN -1,5m. Toàn bộ hố đào được thực hiện trong lớp đất số bùn sét có hệ số thấm rất bé nên sẽ không xuất hiện dòng thấm từ bên ngoài vào trong hố đào. Nước xuất hiện cục bộ trong hố đào sẽ dùng rãnh thu về các hố và bơm ra ngoài.

Hình 3 13 – Mặt bằng vị trí khối đất 3 2 6 Phân tích ảnh hưởng của cọc 3

Hình 3.13 – Mặt bằng vị trí khối đất.


3.2.6. Phân tích ảnh hưởng của cọc bên trong hố đào ứng với trường hợp thực tế.

3.2.6.1. Mô hình trong PLAXIS 3D Foundation


Hình 3 14 – Mặt bằng mô hình trong phân tích phần tử hữu hạn a b Hình 3 15 4

Hình 3.14 – Mặt bằng mô hình trong phân tích phần tử hữu hạn


A b Hình 3 15 – a Chia lưới 2D b Chia lưới 3D Hình 3 16 – Mô hình cọc 5

a) b)

Hình 3.15 – a) Chia lưới 2D; b) Chia lưới 3D


Hình 3 16 – Mô hình cọc tường và hệ neo a b Hình 3 17 – Các giai đoạn thi 6

Hình 3.16 – Mô hình cọc, tường và hệ neo


A b Hình 3 17 – Các giai đoạn thi công đào a Đào đến cao độ 1 8m b Đào 7

a) b)

Hình 3.17 – Các giai đoạn thi công đào

a) Đào đến cao độ -1,8m

b) Đào đến cao độ -3,8m


3.2.6.2. Kết quả tính toán


Hình 3 18 – Biến dạng của hố đào khi đào đến cao độ 3 8 so với MĐTN Hình 8

Hình 3.18 – Biến dạng của hố đào khi đào đến cao độ -3,8 so với MĐTN


Hình 3 19 – Vùng biến biến dạng dẻo 9

Hình 3.19 – Vùng biến biến dạng dẻo

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/05/2022