Ảnh hưởng của dung thông tam giáo đến tình hình chính trị - Xã hội ở Việt Nam thời Lý – Trần - 8

Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Mùa thu, tháng 8 năm...sai Trương Hán Siêu và Nguyễn Trung Ngạn biên định bộ Hoàng triều đại điển và khảo soạn bộ Hình thư để ban hành” [5, 625]. Nguyễn Trung Ngạn đã từng giữ nhiều chức quan trọng, trong đó có thời kỳ ông là người đứng đầu quản lý Kinh đô Thăng Long với chức Đại Doãn Kinh sư (năm 1341). Có một số người đỗ đại khoa khi tuổi đời còn rất trẻ như: trạng nguyên Nguyễn Hiền (13 tuổi), bảng nhãn Lê Văn Hưu (18 tuổi), thám hoa Đặng Ma La (14 tuổi), hoàng giáp Nguyễn Trung Ngạn (16 tuổi). Quan trường không chỉ dành cho những người khoa bảng mà còn mở rộng cho cả nho sinh. Phan Huy Chú nhận xét rằng: Triều Trần dùng người thật công bằng. Tuy đã đặt khoa mục mà việc kén dùng chỉ cốt tài là được, cho nên những nho sĩ có chí hướng thì thường được trổ tài của mình, không đến nỗi bị bó buộc hạn chế vì tư cách, như khoảng đời Hưng Long (1293), Đại Khánh (1314) nhân tài có rất nhiều, mặc áo triều, ở ngôi trọng, học sinh với khoa giáp ngang nhau, lịch duyệt trên đường làm quan chưa hề khác nhau (làm quan ở triều báy giờ duy có Đĩnh Chi, Trung Ngạn là người khoa giáp,còn bọn Hán Siêu, Lê Quát, Phạm Mại đều do học sinh xuất thân), chỉ cần người dùng được, chứ không câu nệ ở đường xuất thân”.

Toàn thư cũng chép: “Mùa thu, tháng 8 (1236), chọn những nho sinh, ai thi đỗ cho vào chầu hậu, sau làm định lệ [5, 448] và tháng 12 năm 1274 “Chọn người Nho học trong nước, người nào có đức hạnh sung vào hầu Đông cung” [5, 487]. Giáo dục khoa cử của nhà nước đã tạo cơ hội cho nho sĩ không chỉ có điều kiện thi thố tài năng, tiến thân trên con đường quan chức mà quan trọng là qua đó nhà nước tuyển chọn được những người tài giỏi phục vụ đất nước. Phác qua các đường nét diện mạo nho sĩ, tình hình khoa cử nói trên cho thấy, càng về cuối thời Trần, vị thế của Nho giáo càng được nâng cao.

Về nội dung giáo dục và thi cử từ thời Lý đến thời Trần đã đạt được một bước tiến đáng kể. Dưới thời Lý và đầu thời Trần, Nho giáo chưa phải là

nội dung duy nhất trong học tập và thi cử. Bởi vì ảnh hưởng của Phật giáo và sự hiện diện phổ biến của Đạo giáo trong thời Lý, cũng như ảnh hưởng của vai trò tăng lữ trong thời gian này đã chi phối mọi mặt sinh hoạt của xã hội trong đó có giáo dục, thi cử. Vào năm 1299, sử cũ cho biết, Nhà nước còn cho in sách Phật giáo pháp sự ban bố cho thiên hạ. Các kỳ thi Tam giáo được tổ chức không chỉ ở thời Lý mà còn ở cả buổi đầu thời Trần. Việc dạy Phật giáo vẫn tiếp tục trong nhân dân và trong các cơ sở chùa tháp của Phật giáo, chủ yếu do các nhà sư đảm nhiệm. Và việc dạy Đạo giáo diễn ra trong các quán do các Đạo sĩ giảng dạy.

Thời Lý – Trần có ba kì thi Tam gíao vào các năm : 1185 dưới thời Lý Cao Tông trị vì; năm 1227 và 1247 dứoi thời Trần Thái Tông trị vì.

Ngoài ra, để nhà nước cấp Độ điệp cho các nhà sư hành đạo, thì họ phải học và thi cả Nho giáo và Phật giáo. Còn để nhà nước cấp Ký lục cho các đạo sĩ hành nghề, họ phải học và thi cả Nho giáo và Đạo giáo

Trong Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú nhận xét: “Đời Lý - Trần đều chuộng Phật giáo và Đạo giáo, cho nên buổi ấy chọn người muốn được thông cả hai giáo ấy, dù là chính đạo hay dị đạo, đều tôn chuộng không phân biệt,mà học trò đi thi khoa ấy (khoa tam giáo) nếu không học rộng biết nhiều thì cũng không đỗ được”[3, 152].

Tuy nhiên cho đến tận lúc này, nội dung học tập và thi cử vẫn chưa được quy định cụ thể, chặt chẽ. Tình hình có sự thay đổi khi nhà Trần cho lập Quốc học viện, tô tượng Khổng Tử, Chu Công và Á Thánh, vẽ tượng 72 người hiền để thờ và xuống chiếu cho các nho sĩ trong nước đến Quốc tử viện để giảng học Tứ thư, Ngũ kinh vào năm 1253. Học Tứ thư gồm Luận ngữ, Mạnh Tử, Đại học, Trung dung; Ngũ kinh gồm: Kinh Dịch, Kinh Lễ, Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Xuân Thu.

Dưới thời Trần, nội dung học tập và thi cử Nho học đã bắt đầu được quy định và cũng khá quy củ. Đến năm 1304, triều đình mới ban hành quy

định về nội dung thi Thái học sinh và quy định này được áp dụng trong cả nước. Các nho sinh trong nước phải trải qua bốn kỳ thi: kỳ thứ nhất thi ám tả; kỳ thứ hai thi kinh nghi, kinh nghĩa, đề thơ, phú; kỳ thứ ba thi chiếu, chế, biểu; kỳ thứ tư thi đối sách.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: Về phép thi thì trước thi ám tả thiên Y quốc và truyện Mục thiên tử để loại bớt. Thứ đến kinh nghi, kinh nghĩa; đề thơ (tức thể cổ thi ngũ ngôn trường thiên) thì hỏi về “vương độ khoan mãnh”, theo luật “tài nan xạ trĩ”; đề phú thì dùng tám vấn đề “đế đức hiếu sinh, diệp vu dân tâm”. Kỳ thứ ba thì thi chế, chiếu, biểu. Kỳ thứ tư thi đối sách [5, 565].

Về sau, trong các kỳ khoa cử về cơ bản đều được tiến hành theo định lệ này. Đến khoa thi Thái học sinh năm 1345 thì không thi chế, chiếu, biểu văn sách. Đặc biệt, từ kỳ thi đó về sau không quy định thi kinh nghi nữa (điều đó thể hiện sự tôn sùng tuyệt đối với Nho giáo), phép thi dùng: ám tả cổ văn, kinh nghĩa, thi phú: “Mùa xuân, tháng 3 (1345), thi thái học sinh, phép thi dùng ám tả cổ văn, kinh nghĩa, thi phú” [5, 628].

Ảnh hưởng của dung thông tam giáo đến tình hình chính trị - Xã hội ở Việt Nam thời Lý – Trần - 8

Ngoài những kỳ thi chọn tiến sĩ và tuyển dụng quan lại bổ sung vào bộ máy nhà nước theo tinh thần Nho giáo, ở nước ta từ giữa thế kỷ XIV, đặc biệt có tính chất phổ biến và trở thành một chủ trương lớn của nhà nước, đó là việc tổ chức các kỳ khảo thí (thi định kỳ hoặc không định kỳ) theo tinh thần “vi quan nhi tắc học” để kiểm tra lại thực lực Nho học của quan lại. Căn cứ vào kết quả của lần khảo thí này, những người đỗ thì được thăng quan tước, còn ai không đỗ sẽ bị giáng chức hoặc bãi chức. Qua nội dung học và đặc biệt là nội dung và phương thức thi cử để chọn nhân tài và chọn người làm quan cho thấy, yêu cầu cơ bản đối với người đỗ đạt, cho bậc nhân tài, cho kẻ làm quan là phải có thực lực Nho học, uyên thâm kinh sách của Nho giáo, phải biết trình bày ý kiến riêng của mình về kinh sách ấy, về thời cuộc xưa và nay và biết đem những điều mình đã học để vận dụng trong trị quốc, an dân...

Như vậy, giáo dục và khoa cử thời Lý - Trần (đặc biệt là từ giữa thế kỷ

XIII) đã thực sự phát triển mạnh và có những đóng góp tích cực cho sự phát triển xã hội phong kiến. Các khoa thi ngày càng được tổ chức thường xuyên và đều đặn đã sản sinh ra một đội ngũ trí thức Nho giáo ngày một đông đảo và trong đó nhiều người được tuyển chọn tham gia vào bộ máy quan liêu của nhà nước phong kiến. Bên cạnh đó, sự lớn mạnh của giới nho sĩ đã thúc đẩy sự phát triển nền học vấn của nước nhà. Nó đã tạo ra một bước nhảy vọt trong lĩnh vực văn hoá, tư tưởng của dân tộc.

2.3 Ảnh hưởng của sự dung thông tam giáo đến việc xây dựng và thực thi phát triển pháp luật

Pháp luật là một trong những lĩnh vực chủ yếu trong lĩnh vực chính trị - xã hội, có quan hệ biện chứng, tác động qua lại với các lĩnh vực khác của xã hội và con người.

Trong chế độ phong kiến ở Việt Nam, Nho giáo với hệ tư tưởng thống trị và pháp luật đều biểu hiện ý chí và công cụ của giai cấp phong kiến thống trị nhằm chế thúc, ràng buộc, bắt mọi ngừoi vào khuôn khổ của chế độ phong kiến và nhằm duy trì trật tự, kỷ cương xã hội, bảo vệ và duy trì sự tồn tại của chế độ đó.

Thời Ngô, Đinh, Tiền Lẽ là thời ki đầu giành được độc lập kéo dài 70 năm ( 939 -1009), sách sử không ghi chép về việc ban hành luật lệ. Nhưng sử sách cũng ghi chép về các biện pháp xử lí được áp dụng dưới các triều Đinh, Tiền Lê. Về nhà Đinh, sử chép: “Vua muốn dùng uy chế ngự thiên hạ, bèn đặt vạc lớn ở sàn triều, nuôi hổ dừ trong cùi, hạ lệnh ràng: "Kẻ nào trái phép phải chịu tội bỏ vạc dầu, cho hổ ăn". Mọi người đều sợ phục, không ai dám phạm” [17, 59].

Nhằm để giữ vững nền độc lập dân tộc, sự thống nhất của quốc và duy trì địa vị thống trị, quyền lợi của mình, duy trì trật tự, kỷ cương xã hội, các triều đại phong kiến này đã áp dụng những hình phạt hết sức tàn khốc, khắc

nghiệt, dã man, tàn bạo đối vơi lương dân, đối với những thế lực chống đối. Bên cạnh đó, pháp luật dưới hình thức tục lệ là phổ biến và có vai trò quan trọng. Thời Tiên Lê, Lê Hoàn cũng giết dễ dàng những quần thần có lỗi, và theo Tông sử thì ông đã đặt hình phạt roi vọt để áp dụng phổ biến cho các tội phạm nhẹ (từ 30 đến 200 roi). Lê Long Đĩnh dùng những hình phạt giết người tàn bạo, phi nhân như thiêu người, xẻo thịt cho chết dần, giam người vào nhà tù dưới nước (thuỷ lao) để nước triều dâng lên làm ngập chết, bắt phạm nhân trèo cây rồi đẵn cây cho đổ, róc mía trên đầu sư,...

Đặc điểm của hình pháp thời ki này là tính chất khắc nghiệt cao độ và việc thực thi tuỳ tiện, bừa bãi của kẻ nắm quyền. Nó phản ánh việc tổ chức nhà nước còn sơ sài, quyền lực tập trung ở bộ máy nhà nước trung ương còn non yếu. Trong buổi đầu của nền quân chủ phong kiến tự chủ, để bảo vệ nền thống trị mới được thành lập còn chưa vững vàng, để trấn áp mạnh mẽ những lực lưọng đối địch nhằm gây uy thế cho mình, các vua quan đã tích cực sử dụng các biện pháp bạo lực mạnh mẽ, các hình phạt tàn khốc đổi với con người. Hình pháp tàn bạo là sự tiếp tục và hỗ trợ cho Đinh Tiên Hoàng chống lại của các lực lượng cát cứ vũ trang đã gây loạn trong thời kì các sứ quân. Lê Long Đĩnh thường bị đánh giá là một hôn quân bạo ngược nếu xem xét trên phương diện đạo đức. Nhưng thực ra những hành vi tàn ác của Lê Long Đĩnh còn có tính chất thị uy vè mặt chính trị, các cuộc "biểu diễn" giết người của ông vê thực chất là để uy hiếp mọi biểu hiện chống đối từ quẩn thần đến dân chúng hơn là tính cách tàn bạo hay hứng thú giết người của cá nhân Lê Long Đĩnh. Điểm này có thể giải thích rằng những hành vi cùa Lê Long Đĩnh được mô tả lại bởi các sử gia là nhà Nho, đứng ở góc độ giáo hoá của Nho gia mà chép sử để “khuyến trừng”, từ việc bản thân ông lên ngôi được là sau khi đã trải qua cuộc chiến tranh tương tàn với chính các anh em cùa mình, mà cùng có thể bắt nguồn từ đặc điểm chung cùa xã hội

Đại Việt lúc đó vẫn chưa được lập trật tự sau nạn chiến tranh và cát cứ. Bạo lực vẫn là vũ khí duy nhất để thể hiện sức mạnh.

Sang triều Lý, Trần, về mặt pháp luật có một điểm quan trọng so với thời kì trước là sự tăng cường hoạt động lập pháp của nhà nước. Lúc này, xã hội Việt Nam đã dần đi vào ổn định nhưng các quan hệ xã hội và mâu thuẫn giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội ngày càng gia tăng và trở nên phức tạp. Do vậy, việc quản lý xã hội bằng “luật tục” không thể đáp ứng được trong việc cai trị, củng cố ngôi vua, trong việc xây dựng chế độ phong kiến và ổn định xã hội. Không thể phủ nhận vai trò của Phật giáo trong việc trị nước, an dân cũng như trong việc hình thành, hoàn thiện đạo đức con ngừoi và đạo đức xã hội. Nhưng Phật giáo chỉ là giáo luật chứ không phải là pháp luật. Phật giáo đề cao đức hạnh, tuy rất cần thiết nhưng không thể đáp ứng những nhu cầu trên, nhất là không thể giúp ngăn ngừa, loại trừ có hiệu quả các hành vi vô đạo đức, vô nhân tính của con người. Ngoài ra, nếu tiếp tục sử dụng những hình luật nghiêm khắc như trước đó, cũng sẽ không thể thu phục được nhân tâm, nhân lực cũng như không thể tập hợp, đoàn kết dân tộc trong việc thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ xây dựng, phát triển chế độ phong kiến và đất nước về mọi mặt mà còn đe doạ sựu ổn định, sự thống nhất quốc gia và địa vị

, quyền uy của nhà vua, của giai cấp phong kiến thống trị.

Bởi vậy, nhà Lý đã lựa chọn Nho giáo là thành tố chủ yếu trong hệ tư tưởng Nho – Phật – Đạo, tăng cường vị trí vai trò của Nho giáo nói chung, tư tưởng đạo đức của Nho giáo nói riêng và vận dụng nó trong việc trị nước, trị dân, quản lý xã hội, nhà nước phong kiến Việt Nam đã ban hành các bộ luật và các văn bản luật khác nhằm phục vụ cho các mục đích chính trị.

Nhà Lý đã ban hành những bộ luật đầu tiên trong lịch sử nước ta. Năm 1042, Lý Thái Tông cho biên soạn bộ Hình thư: “Trước kia, việc kiện tụng trong nước phiên nhiễu, quan lại giữ luật pháp câu nệ luật văn, cốt làm cho khắc nghiệt, thậm chí có người bị oan uổng quá đáng. Vua lấy làm

thương xót, sai trung thư san định luật lệnh, châm chước cho thích dụng với thời thế, chia ra môn loại, biên thành điều khoản, làm thành sách Hình thư cùa một triều đại, để cho nsười xem dễ hiểu. Sách làm xong, xuống chiếu ban hành, dân lây làm tiện. Đên đây phép xử án được bàng thẳng rò ràng, cho nên mới đổi niên hiệu là Minh Đạo và đúc tiền Minh Đạo” [17,98-99]

Đến thời Trần, hoạt động pháp chế lại được tăng cường hơn nữa. Năm 1230, Trần Thái Tông cho “khảo xét các luật lệ của triều trước, soạn thành Quốc triều thống chế và sửa đổi hình luật lễ nghi, gồm 20 quyên” [17, 162],

Sang đời Nhân Tông, năm 1244, “định các cách thức về luật hình” [17, 167], Năm 1341, Trần Dụ Tông “sai Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn làm biên soạn bộ Hoàng triều đại điển và khảo soạn bộ Hình thư để ban hành” [17, 247]. Tên Hình thư Hình luật nói rò tính chất các bộ luật thời đó, về cơ bản là các bộ luật hình. Việc nhà Lý ra lệnh san định luật lệnh, sưu tập lại thành sách là một việc có ý nghĩa lịch sử quan trọng. Điều đó chứng tỏ tính chất tương đối ổn định của chế độ nhà nước trung ương tập quyền, xuất hiện nhu cầu và khẳng định ý chí của giai cấp thống trị băng những luật lệ có giá trị thi hành thống nhất trong cả nước. Trước thời Lý, trong tình hình đất nước còn rối ren do cuộc đấu tranh giữa các khuynh hướng tập trung và phân tán, yêu cầu quy định pháp luật áp dụng chung cho cả nước chưa phải là bức thiết và gặp nhiều khó khăn, thì sang triều Lý, việc biên soạn Hình thư đã biểu hiện ý chí của một tập đoàn thống trị mới có học vấn, có quy mô văn hiến.

Cuốn Hình thư, theo các nhà nghiên cứu luật pháp nổi tiếng như Insun Yu, có chịu ảnh hưởng của luật nhà Đường và phần nào luật nhà Tống. Theo như sách Toàn thư ghi chép lại, bộ Hình thư được áp dụng thống nhất trong cả nước, phạm vi điều chỉnh rộng rãi đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội,con người, hơn nữa bộ luật này còn chịu sự ảnh hưởng của tư tưởng

khoan dung, độ lượng của Phật giáo và cả nhiều tư tưởng của Nho giáo. Tư tưởng đức trị, quan niệm về dân đậm tính nhân văn, nhân bản của Khổng Tử, Mạnh Tử như yêu cầu nhà vua, ngừoi cầm quyền phải luôn yêu thương dân chúng, đặc biệt là ngừoi già, kẻ cô đơn, trẻ con thể hiện khá rò ở bộ luật này

Trong Hình thư đã có những quy định về thập ác, ngũ hình, giảm nhẹ và cho chuộc tội đổi với những đối tượng người già từ 70 - 80 tuổi, trẻ con từ 10 - 15 tuổi, người ốm yếu bệnh tật cùng các hoàng thân, quốc thích từ hàng đại công trờ lên. Cho dù bị ảnh hường của Phật giáo khiến cho việc vay mượn các quan niệm thập ác chỉ dừng ở hình thức, thì điều này cũng đã thể hiện sự vượt xa hơn hẳn luật pháp của các triều đại trước ở chỗ nó đã xác định chuẩn mực của các loại tội phạm tương ứng với các mức hình phạt, trừng trị hay răn đe không còn là tuỳ hứng và bừa bãi như trước nữa.

Song, hình luật thời Lý không phải là chặt chẽ hoàn toàn. Thứ nhất là do ảnh hường của tính khoan dung Phật giáo khiến cho nhà nước thường xuyên đại xá thiên hạ, khoan giảm với những trọng tội, thậm chí tội mưu phản, còn nếu phạm tội gây án mạng, thì cũng chỉ bị xử 100 trượng và thích 50 chữ vào mặt, đồ làm khao giáp. Vì không chú trọng tử hình nên các hình phạt phổ biến dưới thời Lý là xuy và trượng, thậm chí đánh trượng đã là trọng hình. Nội dung của thập ác liên quan đến những loại tội phạm đối với gia tộc, đạo đức và lòng trung hiếu không được chú trọng như việc Lý Thái Tông lên ngôi đã xá miễn và khôi phục danh phận cho hai người em trai mưu toan đoạt ngôi vua. Tính chất của pháp luật thời Lý còn khoan giản và không khắc nghiệt như các triều đại sau. Thứ hai là do chưa xác lập rò cơ chế vận hành và giám sát việc thi hành luật pháp, các thế lực vẫn có thể ngăn cản việc thực thi pháp luật của nhà chức trách, dẫn đèn việc thi hành pháp luật dưới thời Lý vẫn chưa thực hiệu quả và công bằng.

Pháp luật thời Trần, đặc biệt qua bộ Quốc triều hình luật thể hiện rất rò tinh thần trọng pháp, nội dung của bộ luật này và một số văn bản pháp luật

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/06/2022