phương Bắc du nhập chiếm ưu thế hơn. Do ảnh hưởng từ phương Bắc xuống, hay Bắc tông, Phật giáo Việt Nam chủ yếu thuộc ngành đại thừa. Trái lại, do ảnh hưởng từ phương Nam lên, hay Nam tông, các nước lân bang như Lào, Cam-pu-chia, Thái thuộc ngành tiểu thừa.
Họ là những người đầu tiên truyền đạo Phật vào nước ta với tín ngưỡng đơn sơ: thờ Phật, đốt trầm, tụng kinh, chữa bệnh, trừ tà và bày phép cúng dường, bố thí cho dân bản địa cùng truyền pháp Tam quy Ngũ giới cho cư dân ở đây chứ chưa có sự truyền giảng kinh điển gì.
Từ cuối thời kỳ Bắc thuộc, Phật giáo đã lan rộng đến nhiều vùng đất ở nước ta và đã xuất hiện một lớp cao tăng người Việt, trong đó nhiều người đã đến Trung Quốc, xuống Nam Dương, sang Ấn Độ, hiểu rộng, biết nhiều, kiêm thông Hán ngữ và Phạn ngữ, có thể coi là những trí thức đương thời. Lực lượng Phật giáo với các nhà sư và các tín đồ đã thực sự tham gia vào cuộc vận động giải phóng dân tộc, đứng vào hàng ngũ nhân dân chống áp bức, giành lại nền độc lập cho đất nước.
Sau chiến thắng của Ngô Quyền trên song Bạch Đằng năm 938, đất nước đã được độc lập, nhà nước độc lập non trẻ lại đang cần một điểm tựa về ý thức, một công cụ tinh thần để xây dựng và quản lý đất nước. trong bối cảnh đó, Phật giáo là một lựa chọn được ưu tiên.
Dưới thời nhà Lý, tư tưởng Phật giáo đã khẳng định được tầm quan trọng trong đời sống tâm linh, tinh thần của dân tộc ta. Phật giáo lúc này không chỉ có ảnh hưởng đến đời sống tâm linh, đời sống văn hóa dân tộc mà còn chi phối cả đời sống chính trị - xã hội. Ở giai đoạn lịch sử này,vương triều phong kiến trong sự phát triển ngày càng quy củ của mình, cần tìm chỗ dựa tinh thần vững chắc, làm cơ sở cho chủ trương chính sách cai trị của giai cấp phong kiến và chiếm được sự đồng tình ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội. Do vậy, những lời giáo huấn của Đức Phật đều được truyền bá rộng rãi trong nhân dân. Phật giáo trong giai đoạn từ Lý Nam Đế trở đi đã
chính thức đứng ra gánh vác trách nhiệm trước dân tộc và đạo pháp do yêu cầu đoàn kết để bảo vệ độc lập của Tổ quốc đã trở nên bức thiết. Phật giáo thời kỳ này đã chỉ ra rằng, trong mỗi con người đã tiềm tàng tính Phật và con người có thể xây dựng cho mình một thếgiới an lạc tại chính cuộc đời này. Việc xây dựng một thế giới như thế đòi hỏi mọi người phải đoàn kết với nhau. Vì lẽ đó, thời nhà Lý tư tưởng của Phật giáo đã hỗ trợ cho chính trị một cách hiệu quả thông qua hoạt động của các vị Thiền sư nhập thế, tích cực tranh đấu cho tự chủ của dân tộc, nổi bật là hai Thiền sư Khuông Việt (sư Ngô Chân Lưu) và Vạn Hạnh.Thời Trần, Phật giáo tiếp tục thịnh hành trên cơ sở phát triển từ thời Lý, biểu hiện ở việc nhà nước xây dựng thêm chùa chiền, đúc tượng chuông thờ Phật ởkhắp nơi. Đời Trần Thái Tông, “thượng hoàng xuống chiếu rằng trong nước, chỗ nào có đình trạm đều phải đắp tượng Phật để thờ” [30,13], “làm cầu Lâm Ba ởchùa Chân Giáo, qua hồ Ngoạn Thiềm, đến quán Thái Thanh cung Cảnh Linh, cực kỳ tráng lệ” [30, 21], hay “trùng tu chùa Diên Hựu, xuống chiếu vẫn làm ở nền cũ” [30, 22], năm 1256, cho “đúc 330 quả chuông bằng đồng” [30, 27]. Đến năm 1262, ở hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường, quê hương của các vua Trần, nhà Trần “làm chùa ở phía tây cung Trùng Quang gọi là chùa Phổ Minh” [30, 33] để cho các vua Trần khi nhường ngôi về ngự ở đây. Thế mới thấy ở đầu nhà Trần, Phật giáo thịnh hành đến chừng nào. Trong giai cấp thống trị, không những nhiều vua thời Lý - Trần hầu hết nửa cuộc đời dành cho đất nước, nửa đời còn lại dành cho Phật, mà còn sử dụng Phật giáo như một công cụ tư tưởng để giáo huấn đạo đức, tu dưỡng nhân cách, củng cố khối đoàn kết trong nội bộ vương hầu quý tộc và trong nhân dân. Vị vua đầu tiên của nhà Trần là Trần Thái Tông - tập đại thành đầu tiên của Phật giáo Việt Nam. Trong lời đề tựa cho tác phẩm “Thiền tông chỉ nam ca”, Trần Thái Tông viết: “Phật không chia Nam Bắc, đều có thể tu mà tìm; tính người có trí ngu, cũng
nhờ giác ngộ mà thành đạt. Vì vậy, phương tiện dẫn dụ người mê muội; con đường tắt sáng tỏ lẽ tử sinh, ấy là đạo giáo của đức Phật. Đặt mực thước cho hậu thế; làm khuôn mẫu cho tương lai, ấy là trách nhiệm của tiên thánh... Thế thì nay lẽnào trẫm không coi trách nhiệm của tiên thánh là trách nhiệm của mình, giáo lý của đức Phật là giáo lý của mình ư” [32, 27-28].
Tuệ Trung Thượng Sỹ với quan niệm đạo với đời không tách rời nhau, đời cũng là đạo và đạo cũng là đời:
“Hải giốc thiên đầu thị dưỡng chân”
Dịch nghĩa:
Có thể bạn quan tâm!
- Ảnh hưởng của dung thông tam giáo đến tình hình chính trị - Xã hội ở Việt Nam thời Lý – Trần - 2
- Những Tiền Đề Tư Tưởng Cho Sự Dung Thông Tam Giáo Nho – Phật – Đạo
- Ảnh hưởng của dung thông tam giáo đến tình hình chính trị - Xã hội ở Việt Nam thời Lý – Trần - 4
- Những Ảnh Hưởng Nổi Bật Của Dung Thông Tam Giáo Trong Lĩnh Vực Chính Trị - Xã Hội Thời Lý – Trần
- Ảnh Hưởng Của Sự Dung Thông Tam Giáo Trong Việc Xây Dựng Và Phát Triển Giáo Dục - Khoa Cử
- Ảnh hưởng của dung thông tam giáo đến tình hình chính trị - Xã hội ở Việt Nam thời Lý – Trần - 8
Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.
“Góc bể chân trời là nơi nuôi dưỡng chân tính của ta” [32, 226]
Và
“Tu tri thế hữu nhân trung Phật Hưu quái lô khai hỏa lý liên”
Dịch nghĩa;
“Nên biết rằng đời có vị Phật trong đám người bình thường Thì đừng lạ gì đóa sen nở ra trong lò lửa” [32, 259]
Như vậy, ông đã mong muốn thiết lập nên một hệ tư tưởng mới phù hợp với hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ. Tuệ Trung Thượng Sỹ, cũng như các bậc tài trí trong thiên hạthời bấy giờ, đứng trước vận mệnh tồn vong của dân tộc, không khoanh tay đứng nhìn, dù đi theo đường lối tu Phật nhưng không xuất gia mà vừa tham vấn thiền học, vừa nhập thế giúp đời bằng những hành động cụ thể đáp ứng đòi hỏi của thời cuộc là đuổi giặc, cứu nước, đem lại hòa bình cho đất nước, hạnh phúc cho muôn dân. Tiếp tục đảm đương trọng trách đó, Trần Nhân Tông, sau khi hoàn thành sứ mệnh lịch sử mà dân tộc giao phó, lãnh đạo thành công cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông, thổi bùng lên tinh thần bất khuất, ý thức tự cường dân tộc; đã từ bỏ địa vị cao sang, phú quí tột cùng, chấp nhận sống tu hành đạm bạc, theo nếp sống thiện của Phật giáo:
“Yên bề phận khó, Kiếm chốn dưỡng thân; Khuất tịch non cao,
Náu mình sơn dã.” [32, 533]
Trần Nhân Tông đề cao yếu tố con người đến cao độ, mang lại niềm tin vững chắc vào sức mạnh tinh thần nơi con người, mọi người đều có thểtìm được chân tâm ở chính mình.
“Bụt ở trong nhà; Chẳng phải tìm xa.
Nhân khuấy bản nên ta tìm Bụt;
Đến cốc hay chỉn Bụt là ta.” [32, 506].
Ông còn hô hào dân chúng khắp nơi theo nếp sống “thập thiện” của Phật giáo, trở thành tổ thứ nhất của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Thiền phái này phát triển đạt đến đỉnh cao ở Pháp Loa rồi đến thoái trào sau khi tổ thứ ba là Huyền Quang mất. Với tinh thần nhập thế tích cực, các thiền sư của thiền phái Trúc Lâm đã hướng vào xã hội để phụng sự dân tộc, hòa mình vào đời sống xã hội, lo lắng, đóng góp công sức vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Do vậy, đó là những hành động mang mục đích và ý nghĩa xã hội tích cực. Những hành động đó kết hợp với tư tưởng nhân bản đềcao sứcmạnh và ý chí con người, lôi cuốn, khuyên răn con người vào cuộc sống đức độ “từ, bi, hỷ, xả”của Phật giáo, đã không chỉ vì mục đích chính trị của giai cấp thống trị mà còn vì chính cuộc sống của con người, của nhân dân Đại Việt.
Các nhà sư vừa giỏi Phật học vừa biết Nho học trở thành những người trí thức cần thiết cho triều đại như thiền sư Khuông Việt, thiền sư Pháp Thuận, thiền sư Vạn Hạnh,… Từ đó cho thấy, văn hoá Phật giáo thời Lý – Trần đã tiếp thu tính nhập thế trong đời sống kinh tế, xã hội, chính trị , tạo được mối liên hệ của văn hoá Phật giáo với chính quyền phong kiến, một lớp tăng nhân nổi tiếng thế tục hoá và tích cực tham gia vào chính trị cùng chính quyền, giữ
mối quan hệ trực tiếp, lấy phương thức đặc biệt của tôn giáo để phục vụ chính trị, xây dựng một tiểu hệ thống kiến trúc thượng tầng bền vững
Mặt khác, ở những thế kỷ đầu độc lập, Nhà nước trung ương tập quyền mới thành lập chưa khẳng định ngay được công cụ thống trị về mặt tư tưởng của mình. Phật giáo bấy giờ đã phát triển, dễ dàng được chấp nhận để làm công cụ thống trị tinh thần cần thiết đó.
Đạo Phật dưới thời Lý – Trần đã ảnh hưởng đến đường lối cai trị của Nhà nước đó chính là chính sách thân dân, khoan dung và đối trọng với nó là tư tưởng của Nho giáo để bổ sung cho sự thiếu hụt của Phật giáo.
1.3.3 Khái quát về Đạo giáo
Học thuyết Lão Trang trong sáu, bảy thế kỷ trước công nguyên ở Trung Quốc (thời Xuân thu Chiến quốc), là một trong các học thuật tư tưởng nổi tiếng. Các đạo gia khởi thuỷ Lão Tử Trang không chủ trương những điều Tôn giáo huyền bí, trước cảnh thiên hạ đại loạn họ chọn cuộc sống thuận với tự nhiên, bỏ lễ nghĩa ẩn dật, di dưỡng thiên chân, đời sau Đạo gia chuyển biến. Từ thế kỷ I, thời Đông Hán (Hậu Hán), với Trương Đạo Lăng, cái học Lão Trang biến thành một Tôn giáo, gọi là Đạo giáo, Lão giáo và tiếp tục phân phái, có phái thiên về luyện khí, luyện đan để cầu trường sinh, bất lão thường tự nhận là Đạo giáo thần tiên .Đạo giáo phát triển muôn vẻ. Các đạo sĩ (phương sĩ) chuyên tâm vào bùa chú (phù chú hay phù lục), luyện đan. Họ được gọi là phái thần tiên đan đỉnh và phù lục.
Toàn bộ kinh điển Đạo giáo rất phức tạp, gồm 5.485 quyển, gọi chung là Đạo tạng, gồm Chính Đạo tạng, Tục Đạo tạng. Càng về sau Đạo giáo có nhiều môn phái, rất phức tạp, một số phái chủ yếu là:
- Phái Chính nhất (Thiên sư đạo), phát triển mạnh ở phương Nam, tôn Trương Đạo Lăng làm Thiền sư; con cháu họ Trương đời đời làm thủ lãnh. Các đạo sĩ không xuất gia, gọi là hoá cư đạo sĩ.
- Có phái kết hợp với đủ loại ma thuật để trừ tà, chữa bệnh gọi là Đạo giáo phù thuỷ. Phái Đạo giáo này vào Việt Nam được biết đến nhiều.
- Phái Toàn Chân, xuất hiện thời Liêu Kim, phát triển rộng ở phương Bắc, có cả Đạo sĩ và đạo cổ, đều xuất gia, gọi là Mao Sơn đạo sĩ.
Có thể Đạo giáo du nhập Việt Nam khoảng thế kỷ II, bấy giờ đã mang màu sắc Đạo giáo, nguyên vì ở Trung Quốc, sau khi Hán Linh Đế mất (năm 189), xã hội đại loạn, người Hán có học chạy sang Giao Châu lánh nạn rất đông, trong đó có nhiều đạo sĩ tịch cốc (nhịn ăn), luyện pháp trường sinh. Quan lại Trung Quốc sang đô hộ nước Nam hầu như đều sính phương thuật.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, quyển 3, Thái thú Sĩ Tiếp (Sĩ Nhiếp) lâm bịnh, chết đã ba ngày, lại được một đạo nhân là Đồng Phụng đến cho thuốc cải tử hoàn sinh. Lại chép việc Thứ sử Trương Tân (sang Giao Châu từ năm
201) hay đội khăn đỏ, đọc kinh sách Đạo giáo có nhiều phương thuật. Đời Đường, năm 865, Cao Biền sang nước Nam đàn áp các cuộc khởi nghĩa của dân Việt. Họ Cao là một thuật sĩ có hạng, chuyên về phong thủy, ráo riết tìm phá long mạch, trấn yểm các nơi anh linh tú khí của nước Nam, cố ý cho nước Nam không còn sinh nhân tài, anh hùng hào kiệt, sẽ phải lệ thuộc dưới ách đô hộ của phương Bắc đời đời, song không trấn áp nổi linh khí mạnh mẽ của đất phương Nam Ngũ lĩnh này. Mấy khuynh hướng tiêu biểu của Đạo giáo Việt Nam trước thời Lê Thánh Tông.
a. Khuynh hướng phù chú trừ tà ma :
Tiêu biểu là hình thức trừ ma tà bằng bùa chú trong một thời gian dài có ảnh hưởng đến sinh hoạt dân gian xã hội. Chẳng hạn, cọp được coi là loài thú có thể khu trừ tà ma, do đó nhiều nhà dân, chùa miếu có dán bùa vẽ hình cọp trước cửa để trấn trạch che chở gia đình, và lá bùa ấy có tên "Trừ tà trị bệnh, trấn trạch bình an".
Có thời kỳ bùa chú Đạo giáo có sức lôi cuốn nông dân vào các hội bí mật, hoặc để tương trợ nhau chống lại cường hào ác bá, hoặc để mưu đồ quốc gia đại sự.Đời Trần Phế đế, ở lộ Bắc Giang có Nguyễn Bố, năm 1379 xưng Vương, hiệu Đường lang Tử Y. Đời Hồ có Trần Huy cũng dùng phương thuật thu hút đông người theo bị Hồ Quý Ly dẹp năm 1403.
b.Khuynh hướng phong thủy và sấm ký
Khoa phong thuỷ (địa lý) ở nước Nam và việc tiên tri loan truyền sấm ký rất được quần chúng tin theo. Từ đời Lý đã sử dụng phương thức Sấm ký để tạo thanh thế Đời Trần - Hồ ở lộ Tân Hưng có Trần Quốc Kiệt làm quan chức An Phủ sứ, soạn hình thế địa mạch cạ.
Sấm ký cũng được nhiều Cao Tăng sử dụng. Làng Cổ Pháp, tỉnh Bắc Ninh, trong Phái Tỳ -niđda -lưu -Chi (Vinitaruci) có nhiều nhân vật lừng lẫy: sư Định Không (thế kỷ VIII, đời thứ tám); sư La Quý An (852 - 939, đời thứ mười), sư Vạn Hạnh (thế kỷ XI, đời thứ mười hai) ...
c. Khuynh hướng trường sinh, bí thuật tu tiên :
Vua Trần Dụ Tông (1341 -1369) cầu đạo trường sinh với đạo sĩ Huyền Vân tu ở núi Niết (núi Phụng Hoàng), huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Đời Trần Thuận Tông (1388 -1398) có quan tri huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, tên Từ Thức, người Hoả Châu cầu trường sinh.
Đời Trần - Hồ ở xã Cố Định, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá, có Trần Tu vào ẩn tu ở núi Nưa (Na Sơn) cầu trường sinh.
d. Phương hướng cầu thanh tĩnh, nhàn lạc theo tinh thần thuận tự nhiên phóng khoáng.
Triết lý vô vi thanh tĩnh của Lão Trang ảnh hưởng giới Nho sĩ rất nhiều, tạo cho con người xu hướng nhàn dật, ưa thích gần thiên nhiên, tìm cái thú nhàn lạc bên chén rượu cuộc cờ, tiêu dao với mây núi gió trăng ngón đàn, vần thơ, hay nét thư hoạ ... Xu hướng này thích hợp khi con người không gặp thời, hoặc khi đã mỏi mệt vì đời phồn tạp. Vì thế, Nho sĩ Việt Nam thời xưa luôn luôn dự bị hành trang cho bản thân tư tưởng Lão Trang an nhàn xuất xứ. Gặp thời hay sung mãn khí huyết, được thi thố tài năng thì xuất, tham gia Triều Chính. Lúc mất ngủ, muốn thanh nhàn bất đắc chí, khi tuổi già hay chán quan trường thì tự rút lui chốn bụi trần xin về thiên nhiên, điền dã.
Đạo giáo kết hợp với thần đạo Việt Nam làm thành nét tín ngưỡng đặc sắc. Từ lâu đời, người Việt có một đức tin sâu sắc vào sự trường cửu của anh linh những công thần, hào kiệt. Lúc sống, họ làm rường cột chống đỡ sơn hà xã tắc, cứu dân giúp nước, khi thác, trở thành Thần Thánh hiển tích, âm phù mặc trợ cho đồng bào. Thần đạo Việt Nam giản dị như vậy, và đó cũng là một khía cạnh truyền thống yêu nước và lòng kính trọng nghìn đời của dân tộc đối với các vị tiên liệt anh hùng, những bậc kỳ tài của đất nước. Cái đình làng, tục thờ Thành Hoàng, Đền thờ hay Lăng, Miếu các danh tướng lương thần đều là nét tín ngưỡng Thần đạo của người Việt.
Đạo giáo cũng như đạo Phật đã khéo dung hợp, hòa nhập với những tín ngưỡng cổ truyền trong lòng xã hội Việt Nam. Trong lúc đất nước mất chủ quyền, chính tín ngưỡng thần đạo đã nuôi dưỡngý thức quốc gia, khơi lòng yêu nước, để khi thời cơ đến thì gây phong trào khởi nghĩa, đánh đuổi ngoại xâm. Vua quan Trung Quốc đã nhiều phen thất bại khi tìm cách dập tắt tín ngưỡng bản địa này của người Việt để hòng duy trì ách xâm lược của phương Bắc suy đồi thất bại.Trong toàn bộ lịch sử lâu dài vừa đấu tranh giữ nước vừa ra sức dựng nước, dân tộc Việt Nam đã chiến đấu bất khuất, không phải chỉ đối đầu với phương tiện vật chất hữu hình, mà còn có cả sức mạnh Thần thiêng vô hình nên dần dần bồi đắp đức tin mãnh liệt vào hồn thiêng sông núi, tin rằng có biết bao thế hệ anh linh tiền nhân dân tộc đang hậu thuẫn cùng đứng chung chiến tuyến với chính nghĩa của dân tộc để bảo vệ sự độc lập, thống nhất, trường tồn của Việt Nam.
Tam giáo ví như ba cỗ xe cùng đi đến một đích. Đối chiếu ba cặp phạm trù tam cương, ngũ thường (của Nho) với tam nguyên, ngũ khí (của Đạo), và với tam quy, ngũ giới (của Phật) Sư Trịnh Tuệ diễn giải bằng bài thơ về quan niệm vai trò đối với giáo hoá đạo đức của Tam giáo rất hay như sau:
Trong nơi danh giáo có ba,
Nho hay giúp nước, sửa nhà, trị dân.