Những Ảnh Hưởng Nổi Bật Của Dung Thông Tam Giáo Trong Lĩnh Vực Chính Trị - Xã Hội Thời Lý – Trần

Đạo thời dưỡng khí an thần.

Thuốc trừ tà bệnh, chuyên cần luyện đan. Thích độ nhân miễn tam đồ khổ,

Thoát cửu huyền thất tổ siêu phương. Nho dùng tam cương, ngũ thường, Đạo gìn ngũ khí, giữ giềng ba nguyên. Thích giáo nhân tam quy, ngũ giới,

Thể một đường xe phải dụng ba. [28, 145]

"Nhà Nho có tam tài, nhà Phật có tam thế, nhà Đạo có tam thanh, cũng chẳng khác gì trời có mặt trời, trăng, sao, như vạc ba chân, quan hệ mật thiết với nhau và không tách rời nhau được. Nói cho rò là lễ nhạc, hình, chính của nhà Nho dùng để ngăn ngừa lòng người khiến cho người ta xu hướng về điều thiện và cấm chỉ các điều ác, xa rời cái xấu và tăng thêm cái đẹp, hiển nhiên là như vậy. Thanh tĩnh, từ bi của nhà Phật, trừ bỏ nghiệp chướng cứu người độ vật, cùng đi đến chỗ giác ngộ, thì đó lại là uyên vi trong uyên vi. Nhà Nho chủ trương chỉnh đốn luân thường, duy trì giáo hóa, làm cho người ta đổi thói bạc làm thói hậu, bỏ điều bạo chăm điều nhân. Đó là công việc rò ràng. Nhà Đạo chủ trương rửa sạch lụy trần, từ bỏ tham dục, vượt còi phàm vào còi thánh, cùng chung duyên lành thì đó lại là huyền diệu trong huyền diệu. Sách Đại học nói. Sáng tỏ đức mình, làm mới đức dân, dừng ở chỗ chí thiện. Kinh Phật nói Bát nhã ba la mật, nói "bồ đề tát đóa", nói Ma ha tát. Về ý nghĩa, hai đằng có trái ngược nhau đâu... Cho nên Tam giáo vẫn là một môn, ba dòng vẫn là một lý, vốn không phải nước lửa, đen trắng, ngọt đắng có tính chất chống lại nhau... Thế mới biết Nho tức là Thích mà Thích tức là Nho. Đạo cũng là Nho mà Nho cũng là Đạo". Cuối bài, Trịnh Tuệ kết luận: Ai hay Tam giáo bất đồng,Thích Ca, Lão Tử cùng dòng Nho Gia... [28, 145 ]

Tam giáo tuy phân làm ba song suy đến rốt ráo về phương diện đạo đức dạy đời cũng chỉ một nhà, tuy công dụng ở đời có khác nhưng lại hỗ trợ cho nhau

trong việc giáohóa, cứu độ, trị an dân chúng. Tam giáo như ba ngả đường mà cùng dẫn về một đích điểm. Quan niệm Tam giáo không thể thiếu một, vì thiếu một thì sẽ nguy hiểm, cũng như chiếc vạc phải đủ ba chân, bầu trời phải đủ mặt trời, mặt trăng và các vì sao (tam quang, nhật, nguyệt, tinh). Trong Xã hội phong kiến cũ phải vững vàng ba mối giềng trung chánh bậc giữa đó là ba cương

: quan hệ của bậc Vua trị nước với dân, giữa cha với con, giữa vợ với chồng (tam cương: quân thần cương, phụ tử cương, phu thê cương).

Tuy Tam giáo ra đời chủ yếu từ thực trạng của xã hội Trung Quốc và du nhập vào Việt Nam từ lâu. Mục đích của những người tiếp nhận du nhập và phát triển Tam giáo nhằm giải đáp vấn đề và nhiệm vụ thực tiễn của xã hội Việt Nam ta đặt ra lúc bấy giờ là sự cần thiết phải khắc phục cái “Thực trạng” đó, phải ổn định trật tự, kỷ cương của xã hội và đưa xã hội từ “ loạn” tới “trị”. Tại thời Lê sơ bị chi phối bởi hoàn cảnh xã hội vànhững yêu cầu của thực tiễn xã hội đặt ra như vậy, Tam giáo với tư cách là hệ thống rộng lớn sâu sắc đề cập tới nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội và con người như : Chính trị, xã hội, triết học và đặc biệt là lĩnh vực đạo đức, đạo đức chính trị.Khi vào Việt Nam qua các đời, vì có sự tương thích và không tương thích mà các nội dung thế giới quan triết học ít được chú ý, còn nội dung chính trị đạo đức cơ bản được chú trọng tiếp biến trở thành của Việt Nam qua nhiều đời làm nên tư tưởng chính trị và đạo đức truyền thống. Tam giáo thẩm thấu với tư tưởng yêu nước bản địa được coi là những học thuyết đạo đức tại Việt Nam đưa ra những quan niệm về thiện ác, đạo làm người cùng những chuẩn mực, những qui tắc, quy phạm đạo đức để điều chỉnh hành vi con người trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân với gia đình, quốc gia, thiên hạ là sự tổng hợp chắt lọc, những quan niệm về đạo đức trong Tam giáo trở nên là một nội dung của “đạo trị quốc” mà sau này các nhà Nho cũng như các bậc minh quân ở Việt Nam và luôn coi đó là kim chỉ nam trong suốt quá trình trị vì của mình.

Tiểu kết chương 1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

Tư tưởng chính trị - xã hội thời Lý - Trần được hình thành xuất phát từ những điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa tư tưởng của nước ta giai đoạn đầu thế kỷ X đến cuối thế kỷ XIV, đồng thời phản ánh những nhu cầu và nhiệm vụ thực tiễn của quốc gia Đại Việt là thống nhất về chính trị - xã hội, củng cố trật tự xã hội, duy trì địa vị thống trị và bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền, chống giặc ngoại xâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trước hiểm họa xâm lược . Đó là những tiền đề hình thành tư tưởng chính trị -xã hội thời Trần.

Cùng với đó, văn hóa và tư tưởng của dân tộc Đại Việt cũng không ngừng được tiếp biến, giao thoa và phát triển, đó là sự kết hợp hài hòa các dòng văn hóa được du nhập và tồn tại trong thời kỳ này là: Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo. Đó đã là những điều kiện và tiền đề giúp xã hội Đại Việt đi vào thế phát triển ổn định, kinh tế phát triển, văn hóa tư tưởng ngày càng hưng thịnh, trực tiếp quyết định đến sự hình thành tư tưởng chính trị - xã hội và đến lượt nó, tư tưởng chính trị - xã hội lại hướng dẫn, chỉ đạo các hoạt động xây dựng và bảo vệ quốc gia Đại Việt dưới thời Trần.

Ảnh hưởng của dung thông tam giáo đến tình hình chính trị - Xã hội ở Việt Nam thời Lý – Trần - 6

Thực tiễn ấy đòi hỏi giai cấp thống trị thời Trần phải xây dựng và hoàn thiện tư tưởng chính trị - xã hội có khả năng quản lý và điều hành đất nước ngày càng quy mô, toàn diện hơn, giải quyết thỏa đáng các mâu thuẫn nảy sinh trong xã hội; đồng thời tư tưởng chính trị - xã hội đó phải đáp ứng được nhu cầu xã hội đặt ra trong quá trình phát triển, không chỉ nhằm bảo vệ địa vị, quyền lợi của giai cấp thống trị phong kiến thời Lý - Trần, mà quan trọng hơn cả là tiến hành thắng lợi công cuộc đấu tranh giữ nước, xây dựng và phát triển Đại Việt về mọi mặt.

CHƯƠNG 2. NHỮNG ẢNH HƯỞNG NỔI BẬT CỦA DUNG THÔNG TAM GIÁO TRONG LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI THỜI LÝ – TRẦN


2.1 Ảnh hưởng của sự dung thông tam giáo đến đường lối trị nước thời Lý – Trần

Trong thời Lý – Trần, những quan niệm về độc lập tự chủ của đất nước có liên hệ khăng khít với sự nhận thức về nhân dân vì nhân dân là lực lượng quyết định trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Luận điểm “ dĩ dân vi bản” ( lấy dân làm gốc) là một luận điểm cốt lòi trong tư tưởng của Nho giáo, nhưng vai trò của Phật giáo cũng được phát huy cao độ, tinh thần Phật giáo đã là chất liệu cố kết nhân tâm, là cầu nối giữa chính quyền trung ương với địa phương. Từ đó, cho thấy, sự kết hợp giữa các tam giáo luôn luôn xuất hiện cùng nhau trong các tư tưởng chính trị xã hội thời kỳ này.

Thời kỳ này, tư tưởng dân bản, thân dân được thể hiện khá đậm nét trong đời sống xã hội, là sản phẩm của tư tưởng chính trị Nho giáo, nó đã được bồi bổ làm phong phú và có sức sống bởi những tư tưởng bình đẳng của Phật giáo, trong một xã hội mà phân tầng xã hội còn khá mờ nhạt.

Những đại biểu về tư tưởng của giai cấp phong kiến nước ta thời Lý thường coi “ ý dân”, “lòng dân” là một điều đáng quan tâm khi tiến hành các hoạt động chính trị. Đối với họ, “ý dân”, “lòng dân” trở thành căn cứ, mục đích cho những chủ trương chính trị lớn như chủ trương dời đô, kế vị, thay đổi vương triều, hay phát động chíến tranh. Đào Cam Mộc, một quyền thần có công gây dựng triều Lý đã đặc biệt quan tâm đến lòng dân, đến ý muốn của trăm họ và coi đó là cơ sở ủng hộ Lý Công Uẩn lên ngôi. Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn cũng khẳng định “Trên vâng mệnh trời, dưói theo ý dân, thấy thuận tiện thì thay đổi. Cho nên vận nước lâu dài phong tục ổn định”. [29, 69]

Các vua Lý đều có những câu nói về trách nhiệm của mình đối với dân như “thuận lòng dân” (vua Lý Thái Tổ), hay “yêu dân như con” (vua Lý

Thánh Tông). Quan hệ vua quan – thần dân là khá gần gũi, dân chúng kinh thành Thăng Long trong những ngày hội ( như hội đền Quảng Chiếu) đựơc vào tận Đoan Môn tham dự. Triều đình còn cho phép vào điện Long Trì đánh chuông kêu cầu oan ức. Đầu năm, vua Lý Anh Tông đã ra tận ruộng, cày ruộng tịch điền cùng dân chúng.

Ngay từ đầu thời Lý, xu thế tập trung quyền lực vào tay nhà vua đã được thể hiện rò. Nhưng tính chất tập quyền của thời kỳ này là một kiểu tập quyền thân dân, quyền lực của nhà vua và triều đình dựa trên sự ủng hộ của dân. Mô hình này đã phát huy cao độ tính chất làng – nước hoà đồng đã hình thành từ buổi đầu dựng nước. Thay vì dựa vào quân đội thường trực mạnh như thời Đinh, nhà Lý thực thi chính sách “Ngụ binh ư nông ” ( gửi lính vào nhà nông) với nguyên tắc“ tĩnh vi nông, động vi binh” (khi hoà bình thì làm nhà nông, lúc chiến tranh thành chiến binh). Theo đó, triều đình quản lý chặt chẽ dân đinh, thường xuyên tổ chức các kỳ huấn luyện quân sự cho các trai làng, sau đó họ lại trở về làm ruộng như các nông dân khác. Khi có chiến tranh, họ tòng quân nhập ngũ, tham gia chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Để thực thi chính sách này, nhà Lý phải dựa vào làng xã trên cơ sở thực thi đường lối thân dân.

Nhận rò vai trò của nhân dân như vậy, sự quan tâm đến đời sống và nguyên vọng của nhân dân đã được xem là việc hàng đầu của đạo trị nước. Trong bài Văn lộ bố , khi đánh Tống của Lý Thường Kiệt có nói: “ Trời sinh ra dân chúng vua hiền ắt hoà mục. Đạo làm chủ dân, cốt ở nuôi dân” [29, 69]

Kế tục sự nghiệp của triều Lý, triều Trần ( 1225 – 1400 ) đã phát triển mô hình tập quyền thân dân lên một tầm cao mới.

Trần Thái Tông khi đang đêm bỏ kinh thành vào núi Yên Tử, đã kết hợp hành động xuất gia tu hành Phật giáo với cách diễn đạt về chủ nghĩa dân bản theo tinh thần Nho giáo: “ Trẫm muốn ra ngoài chơi để được nghe tiếng nói của dân, xem xét lòng dân, cho biết tình trạng khó khăn của dân”. [29, 70]

Các vua thời Trần có những quan hệ khá gần gũi với dân chúng, chứ không chỉ ngồi yên vị trên ngai vàng xa cách như các triều đại sau này. Sử cũ chép, các vua thường xuyên đi xuống các làng mạc địa phương, thăm hỏi việc đắp đê, gặt hái, đánh cá, dự các lễ hội đấu vật, đua thuyền hoặc vi hành đi chơi phố, có khi “ thâu đêm suốt sáng”. Dấu hiệu gây ấn tượng nhất của tinh thần thân dân đó là Thượng hoàng Trần Thánh Tông mời các bô lão trong nước đến dự Hội nghị Diên Hồng, hỏi ý kiến về việc đánh giặc Nguyên, thật sự có ý nghĩa là một “quốc dân đại hội” trong thời kỳ này.

Quan điểm thân dân của các vua Trần đã được các triều thần văn vò tán đồng ủng hộ. Sử gia Lê Văn Hưu đã đưa ra quan điểm: “ trời sinh ra dân mà đặt vua để chăn dắt, chứ không phải để cung phụng riêng cho nhà vua”. [29, 70]

Tư tưởng lấy dân là gốc của vị tướng kiệt xuất, anh hùng giải phóng dân tộc Trần Quốc Tuấn – Hưng Đạo Vương được quán xuyến trong mọi chủ trương , chính sách của triều đình. Tư tưởng chính trị của Trần Quốc Tuấn được thể hiện thông qua một số tác phẩm, tiêu biểu nhất là Hịch tướng sĩ và những câu nói bất hủ của ông được các nhà sử học ghi lại qua thực tiễn 3 lần lãnh đạo kháng chiến chống quân Nguyên. Thông qua Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn đã thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm đánh giặc của quân dân nhàTrần. Đứng trước quân Nguyên thiện chiến, tàn bạo và hùng mạnh hơn nước ta gấp nhiều lần, ông đánh tan tư tưởng sợ giặc, phát huy tinh thần quyết chiến, quyết thắng trong binh sĩ và nhân dân. Phê phán tư tưởng tự mãn, lối sống hưởng lạc, ông khích lệ tướng sĩ bảo vệ danh dự, lợi ích của dân tộc và của cá nhân, không thờ ơ với vận nước lâm nguy, kêu gọi nêu cao tinh thần thượng vò, chuẩn bị giết giặc.

Ông chủ trương thân dân, dựa vào dân để đánh giặc cứu nước. Theo ông, triều đình “phải khoan thư sức dân” quan tâm đến đời sống nhân dân,vì chính họ có sức mạnh vô địch. Ông nêu bật chân lý của chiến tranh giữ nước là phải

đoàn kết toàn dân tộc, vì theo ông, chỉ khi “vua tôi đồng lòng, anh em hoà thuận, cả ước góp sức” thì mới thắng được giặc. Bản thân ông luôn nêu gương về đoàn kết, xoá bỏ hiềm khích gia đình, đặt lợi ích của dân tộc lên trên. Sự nhất trí cao trong bộ máy lãnh đạo đã tạo niềm tin tuyệt đối của nhân dân vào triều đình, đã tạo thành sức mạnh vô địch để chiến thắng kẻ thù. Tư tưởng “khoan thư sức dân” mà Trần Quốc Tuấn đưa ra là sự vận dụng một nội dung tư tưởng của người sáng lập Nho giáo Khổng Tử về chính sách “huệ dân”. Có thể nói, trong nhận thức của Trần Quốc Tuấn thì nhân dân chính là nơi chứa chất những tiềm lực to lớn về kinh tế, quốc phòng đảm bảo vững chắc cho nền độc lập, tự chủ và chủ quyền của đất nước. Vì vậy, ông đã coi việc “khoan thư sức dân là kế sâu gốc, bền rễ” và là “thượng sách để giữ nước”.

Như vậy, tuy kế thừa Nho giáo, song Trần Quốc Tuấn đã nâng cao nhận thức đó lên mang tính đúng đắn, sáng suốt về một cuộc chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Chân lý đó có tính chất phổ biến cho mọi cuộc chiến tranh chính nghĩa nhằm chống lại các đội quân xâm lược hùng mạnh. Chân lý đó đã được ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên ở thế kỷ XIII và thực tiễn chống ngoại xâm của dân tộc ta qua hàng chục thế kỷ xác nhận là hoàn toàn đúng đắn. Có tiếp nhận tư tưởng đức trị song lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, Trần Quốc Tuấn đã nâng thành quan điểm lý luận chỉ đạo sát hợp với thực tiễn bảo vệ và xây dựng Tổ quốc của nhân dân ta. Đánh giá về vai trò của nhân dân trong cuộc kháng chiến thời Trần, nhà sử học Phan Huy Chú viết: “Thế là đời Trần, nhân dân ai cũng là binh, nên mới phá được giặc dữ, làm cho thế nước được mạnh” [2, 316].

Ở đây, tư tưởng Nho, Phật, Đạo đã gặp nhau, diễn giải rò quan điểm “thân dân” ghi ở đầu sách Đại học: “Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại thân dân, chỉ ư chí thiện” ( cái đạo học lớn là làm rò đức sáng, thân thiết với nhân dân, đứng vững ở điều thiện). Còn Đạo đức kinh của Lão Tử cũng đã viết tương tự: “ Bậc thánh nhân không có thành kiến, lấy tấm lòng thiên hạ làm tấm lòng mình”

Tóm lại, trên phương diện tư tưởng thời Lý – Trần, sự quan tâm nhân dân được đề cập đến như một vấn đề cấp thiết của đạo trị nước, và cũng là một yếu tố của khái niệm đức trị trong Nho học. Có thể thấy rò sự kế thừa tư tưởng đức trị khi bàn về vai trò của dân. Như Nho giáo truyền thống, các nhà tư tưởng Việt Nam thời Lý -Trần luôn coi dân là gốc nước, luôn nêu lên rằng, ông vua muốn được nước phải được lòng dân, việc làm phải hợp ý dân. Nhưng nếu như ở Nho giáo Trung Quốc, dân không phải là mọi thần dân nói chung, mà chỉ là những người biết nghe và làm theo giáo hoá, biết tuân phục mới được gọi là dân, thì trong quan niệm của các nhà Nho Việt Nam thời Lý - Trần, dân được xem là toàn thể nhân dân, là trăm họ, là đồng bào. Như Trần Minh Tông nói: “Hết thảy sinh dân đều là đồng bào của ta. Nỡ lòng nào để cho bốn bể khốn cùng” [32, 787].

Dân còn là cả những người dân đen đau khổ, đói rét, như lời Trần Nguyên Đán: “Dân muôn nước như cá trong vạc nước sôi” [14, 174]. Với Lý Thường Kiệt, dân còn bao gồm cả những người dân nước ngoài: “chỉ có ý phân biệt quốc thổ, không phân biệt chúng dân” [34, 320].

Ở Việt Nam thời Lý -Trần, tư tưởng “đức trị” được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa truyền thống nhân đạo của dân tộc với tinh thần từ bi, bác ái, nhân từ của Phật giáo và tư tưởng “đức trị” tiến bộ của Nho giáo, nhằm mục đích cuối cùng là đoàn kết toàn dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điều này phần nào được thể hiện qua bài thơ của Trần Dụ Tông:

“Đường Việt, hai vua hiệu Thái Tông,

Đường xưng: Trinh Quán, Việt: Nguyên Phong. Kiến Thành bị giết, An Sinh sống,

Miếu hiệu tuy đồng, đức chẳng đồng.” [33, 242]

Ở trong Hịch tướng sĩ, một người ảnh hưởng tư tưởng trung - hiếu - nghĩa của Nho giáo như Trần Quốc Tuấn, nhưng vẫn chan chứa tinh thần bình đẳng bác ái, vô ngã của Phật giáo: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/06/2022