Ảnh Hưởng Của Các Khu Công Nghiệp Đến Đời Sống Hộ Nông Dân Ở Huyện Phổ Yên


- Nền kinh tế của huyện có bước tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế huyện chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, đã và đang hình thành các khu công nghiệp lớn với các ngành nghề đa dạng và phong phú.

- Quỹ đất đi khá lớn và thuận lợi cho phát triển các ngành phi nông nghiệp, nhất là những ngành cần sử dụng nhiều yếu tố đầu vào là đất đai.

- Cán bộ và nhân dân các dân tộc huyện Phổ Yên có truyền thống đoàn kết, hiếu học, có kinh nghiệm và sáng tạo trong sản xuất và vượt mọi khó khăn để xây dựng quê hương Phổ Yên giàu mạnh.

- Nguồn lao động khá dồi dào, có trình độ văn hoá khá do đã được phổ cập THCS, có điều kiện học nghề thuận lợi do gần các cơ sở đào tạo của tỉnh và Trung ương.

- Về chính sách thu hút đầu tư: Trong những năm gần đây, với chủ chương thu hút đầu tư, huyện Phổ Yên đã và đang tích cực thực hiện công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu đô thị, khu du lịch sinh thái, nhằm đáp ứng các yêu cầu của nhà đầu tư.

b. Những khó khăn

- Xuất phát điểm kinh tế thấp, thu nhập và sức mua của người dân còn thấp và vốn tự có còn nhỏ.

- Trình độ chuyên môn, kĩ thuật của người nông dân còn thấp

- Lao động nông nghiệp chưa hình thành được tác phong công nghiệp nên chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

- Những lợi thế về vị trí địa lí hiện nay chưa được khai thác triệt để do kết cấu hạ tầng còn yếu kém, các chính sách vĩ mô chưa hấp dẫn các nhà đầu tư.

- Địa hình, khí hậu thích hợp cho nền sản xuất đa canh, nhưng cũng gây không ít khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Các xã vùng đồi núi nếu

Ảnh hưởng của các khu công nghiệp đến đời sống hộ nông dân ở huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên - 9


không có biện pháp canh tác hợp lí sẽ dẫn đến xói mòn, rửa trôi làm thoái hoá tài nguyên đất.

- Ngành công nghiệp sản phẩm chưa có thị trường đầu ra ổn định nên các doanh nghiệp chưa yên tâm bỏ vốn đầu tư, khả năng tiếp cận thị trường của các sản phẩm còn bị hạn chế.

- Nền kinh tế của huyện có những tồn tại thường nảy sinh như mất cân đối giữa phương thức sản xuất và lực lượng sản xuất, thiếu vốn đầu tư, chưa khai thác hết tiềm năng, lao động dư thừa nhưng thiếu lao động có trình độ cao, thiết bị công nghệ lạc hậu, sản phẩm kém sức cạnh tranh.

- Kết cấu hạ tầng giao thông, thuỷ lợi cống thoát nước, dịch vụ tài chính ngân hàng… chưa theo kịp nhu cầu phát triển của xã hội.

- Trên lĩnh vực văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng đặc biệt nổi lên vấn đề tệ nạn xã hội ngày càng diễn biến phức tạp, số lượng lao động thiếu việc làm do mất đất nông nghiệp có chiều hướng gia tăng, trình độ dân trí thấp, đời sống một số bộ phận người dân vẫn còn khó khăn và phân bố không đều, phân hoá giàu nghèo còn rò nét, sản xuất hàng hoá còn chậm phát triển.

- Cơ cấu kinh tế; ngành nông nghiệp còn chiếm tỉ trọng lớn, công nghiệp tuy tăng nhưng tỉ trọng còn bé. Tài nguyên khoáng sản qúi hiếm gần như không còn, nên điều kiện để phát triển ngành công nghiệp còn hạn chế.

2.2. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐẾN ĐỜI SỐNG HỘ NÔNG DÂN Ở HUYỆN PHỔ YÊN

2.2.1. Thực trạng phát triển các khu công nghiệp của huyện Phổ Yên

2.2.1.1. Khái quát chung về các khu công nghiệp của huyện Phổ Yên

Các khu công nghiệp tập trung

1, Khu công nghiệp Nam Phổ Yên

Khu công nghiệp Nam Phổ Yên đã được ghi trong Danh mục chương trình, dự án ưu tiên nghiên cứu đầu tư (giai đoạn 2006- 2010) ban hành kèm theo Quyết định số 58/2007/QĐ-TTg ngày 04/5/2007 của Thủ tướng Chính


phủ, Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.

KCN Nam Phổ Yên được xác định mở rộng quy mô diện tích trên cơ sở 02 KCN nhỏ xã Trung Thành; KCN nhỏ Nam Phổ Yên xã Thuận Thành và KCN nhỏ Tân Đồng theo Quyết định số 88/2004/QĐ - UB ngày 13/01/2004 về việc Phê duyệt phương án quy hoạch chung các KCN nhỏ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

- Tên gọi: Khu công nghiệp Nam Phổ Yên- tỉnh Thái Nguyên.

- Quy mô diện tích: 310 ha.

- Vị trí, địa điểm: Nằm ở phía nam huyện Phổ Yên, giáp huyện Sóc Sơn thủ đô Hà Nội - cách sân bay Nội Bài 25 km, gồm các khu sau:

Khu A: Thuộc xã Trung Thành - diện tích khoảng 50ha được xác định trên cơ sở KCN nhỏ Trung Thành.

Khu B: Thuộc xã Thuận Thành - diện tích khoảng 82ha được xác định trên cơ sở (bao gồm diện tích của các doanh nghiệp: CTy CP Quân Thành; CTy CP thực phẩm đồ uống Vĩnh Phúc, Cty Cổ phần PRIME Phổ Yên, Cty CP Xuân Kiên (VINAXUKI). Hiện tại 2 khu A và B đã đi vào hoạt động và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn đã ổn định sản xuất.

Khu C: Thuộc xã Trung Thành - diện tích khoảng 48 ha được xác định trên cơ sở KCN nhỏ Trung Thành.

Khu D: Thuộc xã Đồng Tiến – diện tích 130 ha

- Chủ đầu tư: Khu công nghiệp Nam Phổ yên đã có 2 doanh nghiệp đăng ký thực hiện đầu tư kinh doanh hạ tầng kĩ thuật Khu công nghiệp cụ thể như sau:

+ Công ty TNHH đầu tư phát triển hạ tầng Lệ Trạch (Đài loan): Đầu tư vào khu A (diện tích 50 ha) và khu C (diện tích 48,5 ha).

+ Công ty TNHH Xuân Kiên - VINAXUKI: Đầu tư vào khu B (diện tích 40 ha trong số 131,5 ha của khu này).


Hiện nay chủ đầu tư đang tiến hành GPMB và san lấp mặt bằng

- Tính chất ngành nghề KCN: Lắp ráp Ôtô, cơ khí, điện tử, Chế biến thực phẩm, đồ uống; giết mổ gia súc, gia cầm; chế biến thức ăn nhanh; hoá dược; dụng cụ y tế; dụng cụ thú y; dệt may, da giầy, thủ công mĩ nghệ; chiết nạp gas; cấu kiện bê tông, sản xuất vật liệu xây dựng.

- Hạ tầng kỹ thuật của KCN Nam Phổ Yên:

Vị trí xác định Quy hoạch KCN Nam Phổ Yên là vị trí có nhiều thuận lợi nằm gần trục quốc lộ số 3 và điểm đấu nối đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, gần cụm cảng Đa phúc, gần Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, hệ thống điện lưới quốc gia; nguồn cung cấp nước là Sông Công (sát KCN) đồng thời là nơi thoát nước thải sau khi đã được xử lí.

2, Khu công nghiệp Tây Phổ Yên

Đây là khu vực mới được xác định thành lập KCN, UBND tỉnh Thái Nguyên đã có văn bản thoả thuận và cho phép lập hồ sơ QHCT Khu công nghiệp - công nghệ cao.

- Tên gọi: Khu công nghiệp công nghệ cao Tây Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên.

- Quy mô diện tích: 320 ha.

- Vị trí: Thuộc xã Minh Đức, Đắc Sơn, Vạn Phái huyện Phổ Yên.

- Tính chất ngành nghề KCN: Thu hút các ngành công nghiệp công nghệ cao, sản xuất phụ tùng ôtô, lắp ráp ôtô, công nghiệp quốc phòng...

- Hạ tầng kỹ thuật KCN:

Đây là KCN nằm phía Tây huyện Phổ Yên cách khu đông dân. Có hệ thống điện lưới Quốc gia đi qua; đường tỉnh lộ 261 tỉnh Thái Nguyên đã và đang thi công tuyến đường liên huyện Phổ yên - Đại từ - Định hoá.Với diện tích 320 ha nhà đầu tư sẽ có đủ diện tích thi công đầy đủ các công trình, hạ tầng kỹ thuật phục vụ KCN một cách độc lập: Cấp điện, cấp nước, thoát nước,


nhà máy xử lí nước thải và các công trình: Nhà ở cho công nhân và các công trình hạ tầng xã hội khác phục vụ KCN cũng như dân cư lân cận.

3, Khu công nghiệp Yên Bình: Đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng.

- Vị Trí: nằm trên địa bàn hai huyện Phổ Yên và huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên.

+ Phía Bắc: giáp đường Tỉnh lộ 261

+ Phía Đông: Giáp sông Cầu

+ Phía Nam: giáp sông Cầu

+ Phía Tây: giáp đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên và Quốc lộ 3 Tổng diện tích KCN 2.000 ha

- Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Yên Bình

- Thuận lợi: Các đường giao thông chính hiện có và dự kiến bao gồm: Quốc lộ số 3 và Đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, đường sắt Hà Nội Thái Nguyên, tỉnh lộ 261, tỉnh lộ 266, đường dự kiến nối quốc lộ số 37 với quốc lộ số 3 dài 10,2 km Cách trung tâm Hà Nội 50 km cách sân bay quốc tế Nội bài 20 km; cách Cảng sông Đa Phúc 4,5 km; cách Cảng Hải Phòng 135 km.

Cấp điện: Nguồn điện chính cấp cho khu vực là đường trung thế 35 kv đi theo hướng tỉnh lộ 261 và tỉnh lộ 266, bên cạnh đó đi qua phía tây khu vực nghiên cứu còn có đường 110 kv theo hướng Bắc Nam

Khả năng kết nối với hạ tầng cấp tỉnh và quốc gia rất thuận lợi Có nguồn nhân lực lớn đáp ứng được nhu cầu phát triển

Các cụm công nghiệp

1, CCN cảng Đa Phúc: Thuộc xã Thuận Thành. Qui mô 95,4ha; Vốn đầu tư 480 tỉ đồng.

2, CCN Tân Đồng: Thuộc xã Tân Đồng. Qui mô 100ha; Vốn đầu tư khoảng 3.600 tỉ đồng.

3, CCN Bắc Sơn: Thuộc Thị trấn Bắc Sơn. Qui mô 6,6ha; Vốn đầu tư khoảng 130 tỉ đồng.


4, CCN Tân Hương - Thống Thượng: Thuộc xã Đắc Sơn. Qui mô 47ha; Vốn đầu tư khoảng 150 tỉ đồng.

5, CCN Vân Thượng: Thuộc xã Hồng Tiến. Qui mô 69ha và được chia làm 2 cụm: Cum 12A diện tích 47ha, cụm 12B diện tích 22ha; Vốn đầu tư khoảng 200 tỉ đồng.

6, CCN Bãi Bông: Thuộc Thị trấn Bãi Bông. Qui mô 4ha gồm 2 cụm nhỏ là cum 12A diện tích 2ha, cụm 13B diện tích 2ha; Vốn đầu tư khoảng 120 tỉ đồng.

2.2.1.2. Chính sách ưu đãi đầu tư để phát triển các khu công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên

1, Ưu đãi về giá thuê đất và tiền thuê đất

Giá thuê đất bình quân chưa có phí hạ tầng không quá 10 USD/m2/50 năm; có chi phí hạ tầng không quá 20 USD/m2/50 năm, giá thuê đất được ổn định 05 năm.

Có thể được miễn tiền thuê đất trong toàn bộ thời gian thực hiện dự án hoặc 15 năm, 11 năm, 07 năm, 03 năm tuỳ danh mục dự án và địa bàn đầu tư.

2, Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp Mức thuế suất và thời gian ưu đãi thuế:

Tuỳ theo danh mục dự án và địa bàn ưu đãi đầu tư, áp dụng thuế suất 10% trong 15 năm hoặc thuế suất 15% trong 12 năm hoặc thuế suất 20% trong 10 năm kể từ khi bắt đầu thực hiện sản xuất kinh doanh. Hết thời hạn ưu đãi, doanh nghiệp nộp thuế theo mức thuế suất bình thường.

Miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp kể từ khi có thu nhập chịu thuế.

Tuỳ theo danh mục dự án, sử dụng lao động và địa bàn đầu tư trong tỉnh, áp dụng miễn từ 02, 03 hay 04 năm đầu và giảm 50% số thuế phải nộp cho 02, 03, 05, 06,07, 08 hay 09 năm tiếp theo. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp khi thực hiện các hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.


3, Ưu đãi về thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng

Miễn thuế nhập khẩu và thuế GTGT đối với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây truyền công nghệ thuộc loại trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để tạo tài sản cố định; Nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất sản phẩm xuất khẩu hoặc cung cấp cho các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu

4, Các biện pháp hỗ trợ nhà đầu tư

Hỗ trợ kinh phí đào tạo lao động địa phương vào làm việc với mức 500.000đồng/người.

Giao đất sạch; đáp ứng điều kiện đường giao thông, điện nước đến chân hàng rào KCN.

2.2.1.3. Các chính sách giải phóng mặt bằng và ổn định đời sống người dân vùng ảnh hưởng

Ban hành kèm theo Quyết định 2044/2005/QĐ-UBND ngày 30 tháng 9 năm 2005 là quy định thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn theo Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ.

Chương II: Bồi thường, hỗ trợ đất

Điều 10: Bồi thường, hỗ trợ đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân 1, Thực hiện điều 10 Nghị định 197/2004/NĐ - CP ngày 03/12/2004

của Chính phủ và điểm 4 phần II thông tư số 116/2004/TT - BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính.

2, Hạn mức đất nông nghiệp: thực hiện theo điều 70 luật đất đai năm 2003 điều 69 Nghị định 181/2004/NĐ - CP.

3, Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất mà trước đây Nhà nước đã có quyết định quản lí, nhưng thực tế chưa quản lí hoặc tự chia cắt cho hộ gia đình, cá nhân mượn đang sử dụng để sản xuất nông nghiệp, tính bồi thường, hỗ trợ như sau:


a, Thời điểm trước ngày 15/10/2003 mà hiện trạng đến nay vẫn sử dụng để sản xuất nông nghhiệp thì được xác định hỗ trợ bằng mức bồi thường đất nông nghiệp (không bao gồm các khoản hỗ trợ).

b, Thời điểm từ ngày 15/10/2003 đến ngày 01/7/2004 mà hiện trạng đến nay vẫn sử dụng để sản xuất nông nghiệp thì được hỗ trợ bằng 70% mức bồi thường đất nông nghiệp (không bao gồm các khoản hỗ trợ).

4, Đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư, đất vườn ao liền kề với đất ở trong khu dân cư quy định tại khoản 2 điều 10 Nghị định 197/2004/NĐ - CP và tại tiết 4.3 điểm 4 phần 2 Thông tư 116/2004/TT - BTC, tính bồi thường theo giá đất nông nghiệp trồng cây lâu năm hạng 2 và được hỗ trợ thêm như sau:

a, Đất nông nghiệp cùng thửa với đất ở nhưng không được xác định lại là đất ở thì hỗ trợ 50% mức chênh lệch giá đất ở với đất nông nghiệp đã bồi thường liền kề, cùng vị trí.

b, Đất vườn, ao có nguồn gốc cùng thửa với đất ở nhưng không xác định lại là đất ở thì được hỗ trợ 30% mức chênh lệch giữa giá đất ở với đất nông nghiệp đã bồi thường liền kề, cùng vị trí.

c, Đất vườn ao liền kề với đất trong khu dân cư, đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư được hỗ trợ 20% mức chênh lệch giữa giá đất ở với đất nông nghiệp đã bồi thường liền kề, cùng vị trí.

d, Mức hỗ trợ tại khoản a, b, c khoản này nếu thấp hơn qui định tại khoản 5 điều này thì tính theo quy định tại khoản 5 điều này.

5, Đất nông nghiệp khu vực đô thị không thuộc khoản 4 điều này, tính bồi thường theo hạng đất nông nghiệp đang quản lí và hỗ trợ thêm như sau:

a, Mức 55.000đ/m2 đối với các phường Hoàng Văn Thụ, Phan Đình

Phùng, Trưng Vương, Quang Trung, Đồng Quang của Thành phố Thái Nguyên. b, Mức 45.000đ/m2 đối với các phường Gia Sàng, Túc Duyên, Tân

Thịnh, Thịnh Đán, Quang Vinh của Thành Phố Thái Nguyên.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022