Cơ Cấu Lao Động Của Huyện Phổ Yên Năm 2006 - 2008


Tỷ lệ (%)

78.52


76.42


73.75


7.8


2008


18.45


Năm

80





70





60





50





40





30






20

6.42

15.06

6.85

16.73

10





0






2006


2007




LĐ NLNTS

LĐCN, TTCN, XDCB

LĐ TM-DV


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của các khu công nghiệp đến đời sống hộ nông dân ở huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên - 8


Biểu đồ 2.2: Cơ cấu lao động của huyện Phổ Yên năm 2006 - 2008


2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng

- Về mạng lưới giao thông: Phổ Yên có vị trí lợi thế giao thông trên trục quốc lộ 3 dài 18km chạy qua trung tâm huyện theo hướng Bắc - Nam. Từ trục QL này là các đường xương cá chạy đến trung tâm các xã, thị trấn và các khu vực dân cư khác trong huyện bao gồm đường tỉnh lộ 27km, huyện lộ 88km và đường liên xã, liên thôn xóm dài xấp xỉ 400km. Ngoài ra huyện còn có tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên chạy qua dài 19km thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá vào và ra khỏi địa bàn. Bên cạnh đó huyện còn có hệ thống đường thuỷ dài xấp xỉ 70km dồn xuống hạ lưu sông Cầu và Sông Công hợp thành một khu vực được Chính phủ qui hoạch là cụm cảng khu vực phía bắc của cả nước.

- Về thuỷ lợi: Bao trùm lên địa bàn là hệ thống kênh mương Hồ Núi Cốc với gần 400km kênh nhánh của các hồ đập ở vùng miền núi của huyện tạo một


lợi thế rất lớn cho sản xuất và đời sống của nhân dân. Trong 5 năm qua toàn huyện đã bê tông hoá trên 300km kênh mương các loại và xây dựng củng cố 28 trạm bơm điện, đảm bảo phục vụ nước cho phát triển sản xuất trên địa bàn.

- Hệ thống điện, thông tin liên lạc: Cho đến nay, 100% số xã, thị trấn trong huyện đã được sử dụng điện lưới quốc gia với số hộ dùng điện xấp xỉ 100%. Tuy nhiên mạng lưới điện vẫn đòi hỏi phải quy hoạch lại và xây dựng mới cả trạm biến áp và đường dây trung thế mới có thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân.

- Hệ thống bưu chính của huyện phát triển khá hoàn chỉnh với 1 trung tâm bưu điện và 17 điểm văn hoá bưu điện xã và cùng với hệ thống viễn thông phủ sóng trên địa bàn toàn huyện với 3 mạng Vinaphone, Mobifone, Viettel đảm bảo cho liên lạc thông suốt.

- Hệ thống y tế, giáo dục:

+ Huyện có hệ thống y tế khá hoàn chỉnh với 1 trung tâm y tế, phòng khám đa khoa, 18 trạm y tế cơ sở với tổng số 160 giường bệnh đảm bảo được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong huyện, được phục vụ bởi đội ngũ gần 1.700 cán bộ y tế. Hiện nay đã có 8 xã trong huyện đạt chuẩn quốc gia về y tế. Các trạm y tế cơ sở đều có đội ngũ bác sĩ phục vụ. Huyện đang tích cực xây dựng dự án nâng cấp trung tâm y tế thành một bệnh viện lớn trong khu vực. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có bệnh viện C của tỉnh và bệnh viện Quân y 91 của Quân khu I là những địa chỉ đáng tin cậy cho việc khám chữa bệnh của nhân dân.

+ Sự nghiệp giáo dục và đào tạo: Huyện đã tập trung chỉ đạo thực hiện cuộc vận động 2 không với 4 nội dung và phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực do Bộ Giáo dục phát động. Tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, thực hiện tốt chương trình xoá phòng học tạm, xây dựng nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008 - 2011 tăng cường đầu tư


xây dựng thêm cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hoá. Kết quả chất lượng giáo dục học tập trong các cấp học đã được nâng lên. Năm học 2007 - 2008 tỷ lệ xét học sinh tốt nghiệp: THCS đạt 95,37%, tốt nghiệp THPT 82,3%. Trung học bổ túc văn hoá 73,6%. Số giáo viên tiểu học, trung học cơ sở đạt chuẩn và trên chuẩn 100%, giáo viên mầm non đạt chuẩn và trên chuẩn 99,7%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đã vào các trường Đại học, Cao đẳng chiếm 20%. Số trường xây dựng đạt chuẩn Quốc gia là 7 trường, đưa tổng số trường đạt chuẩn Quốc gia toàn huyện lên 36 trường. Bước vào năm học 2008

- 2009 ngành Giáo dục đã chủ động phối hợp với các ngành, các cấp chuẩn bị các điều kiện và tổ chức khai giảng đúng các quy định của Bộ Giáo dục và tổ chức các phong trào thi đua để tiếp tục nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập trong năm học mới. [16]

Tóm lại, những điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, văn hoá, y tế, giáo dục có ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình phát triển của địa phương. Do đó để khai thác hết tiềm năng về lao động, đất đai và các lợi thế khác, huyện Phổ Yên phải đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, đồng thời chú trọng bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực một cách tương xứng. Ngoài ra trong sản xuất nông, lâm nghiệp cần bố trí cơ cấu kinh tế hợp lý, đi sâu chuyên môn hoá, kết hợp với phát triển toàn diện, đẩy mạnh quá trình khuyến nông, khuyến lâm, mở rộng sản xuất hàng hoá nhằm kích thích đầu tư, kích thích nhu cầu, thay đổi nếp sống, nếp nghĩ cũ của nhân dân tạo điều kiện thay đổi và hiện đại hoá bộ mặt nông thôn. Đồng thời trong công tác quản lí nhà nước cũng cần có những cải tiến, hoàn thiện trong các khâu, các lĩnh vực góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái.

2.1.2.3. Kết quả sản xuất

Trong 3 năm qua (2006 - 2008) dưới ánh sáng Nghị quyết đại hội 27 của Đảng bộ huyện, kinh tế huyện Phổ Yên đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu


kế hoạch đề ra. Tổng giá trị sản xuất năm 2008 của huyện là 1.610.675 triệu đồng. Năm 2006 - 2008 kinh tế của huyện đã có sự chuyển biến tích cực. Về giá trị sản xuất, tốc độ tăng trưởng bình quân 2006 - 2008 là 17,61%. Trong đó, ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản chiếm 23,92%, tăng bình quân 2006 - 2008 là 4,06%; ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản chiếm 55,87%, tăng bình quân là 18,74%; ngành dịch vụ chiếm 20,21%, tăng bình quân là 38,87%.

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản tăng nhanh chủ yếu là giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng nhanh, bình quân 2006 - 2008 là 22,79%. Xây dựng cơ bản có tốc độ tăng chậm hơn, bình quân năm 2006 - 2008 là 11,22%. Tuy ngành dịch vụ có cơ cấu nhỏ nhưng lại có tốc độ phát triển nhanh, bình quân 2006 - 2008 tăng 38,87% (Bảng 2.3)



51


Bảng 2.3: Kết quả sản xuất các ngành kinh tế huyện Phổ Yên năm 2006 - 2008

51

(Giá cố định 1994)



Chỉ tiêu

2006

2007

2008

So sánh (%)

Số lượng (tr.đ)

Cơ cấu (%)

Số lượng (tr.đ)

cấu (%)

Số lượng (tr.đ)

Cơ cấu (%)


2007/ 2006


2008/ 2007

BQ 2006-2008

Tổng giá trị sản xuất

1,166,280

100,00

1,318,521

100,00

1,610,675

100,00

113.05

122.16

117.61

I. Ngành NN - LN - TS

355,818

30.51

374,243

28.38

385,245

23.92

105.18

102.94

104.06

1. Nông nghiệp

339,214

95.33

356,755

95.33

365,321

94.83

105.17

102.40

103.79

2. Lâm nghiệp

9,138

2.57

9,604

2.56

11,200

2.91

105,10

116.62

110.86

3. Thuỷ sản

7,466

2.10

7,884

2.11

8,724

2.26

105,60

110.65

108.13

II. Ngành CN, TTCN, XDCB

638,676

54.76

736,854

55.89

899,805

55.87

115.37

122.11

118.74

1. CN, TTCN

410,341

64.25

499,602

67.80

618,602

68.75

121.75

123.82

122.79

2. XDCB

228,335

35.75

237,252

32.20

281,203

31.25

103.91

118.53

111.22

III. Ngành dịch vụ

171,786

14.73

207,424

15.73

325,625

20.21

120.75

156.98

138.87

Ngoài quốc doanh

171,786

100,00

207,424

100,00

326,625

100,00

120.75

156.98

138.87

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Phổ Yên


NLNTS CN-TTCN,XDCB DV

Tỷ lệ (%)

60

54.76

55.89

55.87

50

40

30.51

28.38

30

23.92

20.21

20

14.73

15.73

10

0

Năm

2006 2007 2008


Biểu đồ 2.3: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành kinh kế huyện Phổ Yên 2006 - 2008

Như vậy, trong 3 năm qua, cơ cấu kinh tế của huyện Phổ Yên tuy có sự chuyển dịch tích cực từ nông nghiệp sang công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, tạo bước đột phá về tăng trưởng kinh tế trên địa bàn. Nhưng tốc độ và chất lượng chuyển dịch còn bộc lộ những mặt hạn chế và chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế là huyện cửa ngò phía Nam của tỉnh.

2.1.2.4. Thực trạng mức sống dân cư

Với mục tiêu nâng cao mức sống vật chất, tinh thần, sức khoẻ, đảm bảo cho các tầng lớp dân cư nông thôn có chất lượng cuộc sống cao, môi trường trong sạch, lành mạnh, tuổi thọ được nâng cao. Vì vậy, nâng cao mức sống, vệ


sinh môi trường nông thôn là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá trình độ CNH, HĐH của địa phương. Để nghiên cứu mức sống dân cư huyện Phổ Yên ta xem xét bảng sau:

Bảng 2.4: Các chỉ tiêu về mức sống dân cư


Chỉ tiêu

ĐVT

2006

2007

2008

GTSX/người (Giá CĐ)

Tr. đ

4,30

4,51

4,80

GTSX/người (Giá HH)

Tr. đ

8,14

8,81

12,15

Lương thực/người

Kg

386,3

389,0

391,0

Tỷ lệ đói nghèo

%

23,89

21,14

18,47

Nguồn: Tính toán từ phòng Thống kê huyện Phổ Yên


Qua bảng 2.4: Các chỉ tiêu về mức sống dân cư ta thấy, mức sống của của người dân huyện Phổ Yên có xu hướng tăng lên. Giá trị sản xuất bình quân đầu người tăng đều qua các năm từ năm 2006 - 2008 và cũng khá ổn định, hiện cao hơn mức trung bình của toàn tỉnh. Lương thực bình quân đầu người năm 2008 đạt 391kg/người, cao hơn mức bình quân của toàn tỉnh Thái Nguyên và bằng khoảng 83% mức trung bình của cả nước. Điều này cho thấy vấn đề an ninh lương thực ở huyện Phổ Yên đã được đảm bảo tương đối chắc chắn.

Xoá đói giảm nghèo là một vấn đề mà các cấp lãnh đạo của huyện luôn dành sự quan tâm đặc biệt, chính vì thế mà những năm qua tỷ lệ đói nghèo của toàn huyện đã có sự chuyển biến tích cực, luôn đạt được kết quả tốt. Đến năm 2008 tỷ lệ hộ nghèo của huyện theo chuẩn nghèo mới còn 18,47%. Huyện đã có nhiều chủ trương giúp đỡ những đối tượng nghèo, cho vay vốn, hỗ trợ người nghèo tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục, giải quyết việc làm... Việc


thoát nghèo của huyện chủ yếu được thực hiện thông qua chương trình dự án vay vốn của ngân hàng người nghèo đầu tư cho phát triển sản xuất, giải quyết công ăn việc làm, vì vậy số hộ nghèo đã liên tục giảm từ 23,89% năm 2006 xuống 21,14% năm 2007 và chỉ còn 18,47% năm 2008.

2.1.3 Đánh giá chung về đặc điểm địa bàn nghiên cứu

a. Những thuận lợi

- Về vị trí địa lí: Huyện Phổ Yên là cửa ngò phía Nam của tỉnh Thái Nguyên có vị trí địa lí hết sức thuận lợi cho phát triển kinh tế, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 55 km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 20 km.

Trên địa bàn huyện giao thông tương đối đồng bộ. Bên cạnh đường quốc lộ 3, tuyến đường sắt Hà Thái, đường sông, Quốc lộ 3 mới đang được đầu tư xây dựng với quy mô 4 làn xe chạy qua địa bàn huyện và đấu nối với các khu công nghiệp, các trung tâm kinh tế lớn có tốc độ phát triển kinh tế cao của cả nước như: Thủ đô Hà Nội, tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Quảng Ninh, thành phố Thái Nguyên... Từ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, huyện Phổ Yên đã được tỉnh Thái Nguyên xác định là trọng điểm phát triển kinh tế phía nam của tỉnh.

- Về địa hình phần lớn là đồng bằng, hoặc đồng bằng xen kẽ lẫn đồi núi thấp, tạo nên sự đa dạng về địa mạo và điều kiện tự nhiên: có cả miền núi, trung du, đồng bằng; có hồ Suối Lạnh nằm trong quần thể tiềm năng du lịch hồ Núi Cốc, khu di tích ATK… đây là điều kiện cho sự phát triển nông lâm nghiệp chuyên canh và phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

- Điều kiện khí hậu, đất đai thích hợp cho việc phát triển một nền nông nghiệp phong phú vừa mang tính chất vùng đồi núi bán sơn địa, vừa mang tính chất vùng đồng bằng, thuận lợi cho việc chuyển dịch kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá chất lượng cao phục vụ cho các đô thị, công nghiệp trong tương lai.

Xem tất cả 159 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí