Quan Niệm Và Nhận Thức Về Lễ Nhạc Của Các Vua Triều Nguyễn


Lịch đại Đế Vương 6 lần tấu nhạc. Tế Giao, Miếu, đàn Xã tắc và Lịch Đại Đế Vương đều múa bát dật, văn - võ vũ sinh có 64 người. Tế Văn miếu đức Khổng Tử 6 lần tấu nhạc, múa Lục giật, văn, võ vũ sinh có 48 người.

Bát dật nghĩa là 8 hàng, trình diễn khúc này phải có 8 hàng vũ sinh con trai, mỗi hàng 8 người, cộng là 64 người. Có 2 ban là võ vũ ban và văn vũ ban. Bên võ hiệu cờ tinh, bên văn hiệu cờ mao, mỗi bên có một vũ sư điều khiển.

Võ vũ sinh đội mũ xung thiên có chóp, mặc áo song khai màu lục, tay hẹp, ngoài buộc dây, chân đi hia. Văn vũ sinh đội mũ tú tài, mặc áo giao lĩnh màu xanh, tay rộng, đính bổ tử thêu chim hạc, chân đi hia.

Khi tế vũ sinh chia làm 8 hàng, đứng ở phía Đông và phía Tây quay mặt vào nhau, gần chỗ dàn nhạc, nghe xướng (sơ hiến lễ), quan tư chung đánh 3 tiếng chuông, bát âm nổi nhạc, võ vũ sư phất cờ tinh dẫn võ vũ sinh 64 người, chia 8 hàng đứng 2 bên tả hữu ngoài thềm, quay mặt vào theo điệu nhạc mà múa. Vũ sinh tay trái cầm cái mộc sơn son thếp vàng, tay phải cầm cái búa lưỡi thếp vàng, cán sơn son, vừa “thài” vừa múa.

Đợi múa xong, quan tư khánh đánh 3 tiếng khánh, võ vũ sư dẫn bọn vũ sinh về đứng vào chỗ cũ. Đến lúc xướng (á hiến lễ), quan tư chung đánh 3 tiếng chuông, bát âm nổi nhạc, thì văn vũ sư phất cờ mao dẫn văn vũ sinh 64 người ra xếp hàng như trước mà múa. Vũ sinh tay trái cầm ống sáo sơn son, tay phải cầm cái vũ đuôi chim trĩ. Múa xong quan tư khánh đánh 3 tiếng khánh, văn vũ sư cũng dẫn bọn vũ sinh về đứng ở chỗ cũ như trước.

Bảng so sánh số lần tấu nhạc và múa Bát dật trong các cuộc lễ tế cung đình triều Nguyễn:


Tên các cuộc lễ tế

Số lần tấu nhạc

Tế Nam Giao

9 lần tấu nhạc (múa bát dật)

Tế Thái miếu

9 lần tấu nhạc (múa bát dật)

Tế Hưng miếu

9 lần tấu nhạc (múa bát dật)

Tế Thế miếu

9 lần tấu nhạc (múa bát dật)

Tế Đàn xã tắc

7 lần tấu nhạc (múa bát dật)

Tế miếu Lịch Đại Đế Vương

6 lần tấu nhạc (múa bát dật)

Tế văn miếu Đức khổng tử

6 lần tấu nhạc (múa lục giật)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.

Âm nhạc trong lễ tế đàn Nam Giao Huế - 5


Bảng so sánh múa Bát dật Việt Nam và Hàn Quốc


(Tư liệu điền dã thực tế tại Huế ngày 29 tháng 12 năm 2010)


Tên gọi

Bát dật Việt Nam

Bát dật Hàn Quốc

Màu sắc trang phục

- văn vũ sinh màu xanh biển


- võ vũ sinh màu xanh lá cây

- màu đỏ

ống tay

- hẹp

- rộng

- màu đen

- màu đen

Đạo cụ

- gậy và sáo dài hơn

- gậy và sáo ngắn hơn

Âm nhạc

- tao nhã

- Thần đạo

múa

- nghi thức

- nghi thức

Trong qui trình tế Giao, khi bắt đầu cuộc lễ, Thông tán xướng, khỉ chung cổ (chuông, trống đánh ba hồi), Nội tán xướng: tấu Hoàng thượng nghệ


bái vị (Đại nhạc tấu, gồm các nhạc khí Trống, Kèn , Thanh la, Tù và…). Tiếp theo Nội tán xướng: Tấu nghệ hương án tiền… (Bát âm nổi nhạc), khi vua thắp hương xong, bát âm nghỉ, vũ sinh thài khúc An thành chi chương trong lễ đón các thần. Khi vua đi lên đàn (Đại nhạc tấu), khi vua lên đến đàn thì Đại nhạc dừng… Và trong suốt quá trình hành lễ, các dàn nhạc đánh theo qui định với số lượng các bài bản cũng được qui định hết sức chặt chẽ như: Ngũ đối thượng, Ngũ đối hạ, Tẩu mã, Lục triệt hoa mã đăng… (trong Đại nhạc), Long Ngâm, mười bài ngự… (trong Tiểu nhạc), các bài thài trong ca chương với sự có mặt của dàn Bát âm… Và âm nhạc lúc này giữ một vị trí hết sức quan trọng là phương tiện giao tiếp duy nhất với thế giới thần linh. Âm nhạc chính là phần hồn của đại lễ lớn nhất Việt Nam trong lễ tế đàn Nam Giao vào thời quân chủ phong kiến.

1.6. Âm nhạc gắn với lịch sử lễ tế

1.6.1. Quan niệm và nhận thức về lễ nhạc của các vua triều Nguyễn

Theo quan niệm của Khổng Tử2 (551-479 TCN) thì chữ lễ trước hết dùng để nói về việc thờ cúng thần linh và nó bao hàm cả ngữ nghĩa cúng tế, sau đó phần lễ ở góc độ rộng hơn là lễ giáo, lễ nghĩa mang tính quy cách, nề nếp, gia phong, đồng thời nó còn đề cập đến những phong tục, tập quán của mọi tầng lớp trong xã hội. Con người cũng đã chấp nhận quan, hôn, tang, tế… và cuối cùng chữ lễ còn bao gồm cả quyền hành của nhà vua và cách sắp đặt cơ cấu tổ chức xã hội.

Còn nhạc, trong cuốn “Kinh nhạc” đức Khổng Tử có ghi chép: “nhạc do âm mà ra, âm được phát sinh từ lòng người, có cung bậc cao, thấp, trong, đục khác nhau mà âm lại chia làm 5 bậc gọi là ngũ âm. Những tiếng kim (sắt, đồng), thạch (đá), ty (tơ), trúc (tre), những điệu múa và khúc ca đều là nhạc.”


2Khổng Tử cùng thời với nhà triết học Hy Lạp – Pythagoro.


Như vậy, quan niệm về âm nhạc của Khổng Tử mang tính tổng hợp của âm thanh nhạc cụ, giọng hát hay còn gọi là thi ca và điệu múa của người nghệ sỹ. Nhạc là tạo sự hòa nhã từ tâm hồn con người đến cử chỉ và làm cho cử chỉ được trang nghiêm mà vẫn dịu dàng, hòa hợp với tình cảm. Nguyễn Trãi đã tiếp thu quan điểm này để soạn lễ nhạc trình lên vua Lê Thái Tổ.

Tuy đức Khổng Tử giải thích riêng về âm nhạc như một nghệ thuật âm thanh, nhưng vẫn trên tinh thần Nho học, nghĩa là:

- Lấy nguyên lý điều hòa trong quy luật sinh hóa âm dương ngũ hành (mọi biến hóa, thay đổi của vũ trụ được nằm trong quy luật của âm dương ngũ hành).

- Lấy âm thanh để làm nền tảng và nguồn cội của nhạc.


- Lấy sự biểu hiện muôn hình, muôn vẻ của âm thanh là thi ca.


- Coi phần văn hóa của thi ca là sự thể hiện phong phú của ca múa.


Chính bốn yếu tố này là sự khác biệt cơ bản đối với phương Tây, đây là những giá trị về thẩm mỹ, đạo đức, nhân học mang tính chiều sâu mà người phương Đông đã thể hiện nó từ bao đời nay. Các triều đại nhà Nguyễn đã tiếp thu những quan niệm và tư tưởng này để xác định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của lễ nhạc trong lễ tế đàn Nam Giao. Tuy nhiên, họ đã có những sáng tạo và kết hợp hài hòa với truyền thống văn hóa dân tộc để tạo ra những sắc thái riêng trong quá trình hành lễ, đồng thời đã đặt vị trí và vai trò của âm nhạc là những yếu tố không thể thiếu được trong lễ tế đàn Nam Giao.

Trong suốt 143 năm trị vì của 13 đời vua triều Nguyễn đều nhất quán tư tưởng đưa Nho giáo lên thành quốc giáo (quá trình này bắt đầu từ thời Lý, phát triển mạnh vào thời Lê và hoàn chỉnh vào thời Nguyễn), bởi Nho giáo trọng lễ, lễ là bao gồm các việc tế tự mà việc tế tự lớn nhất trong nước là tế


Giao. Tế Giao là tế trời, là tôn thờ cái gốc của vũ trụ và của muôn loài, và chỉ có Thiên tử mới được tế trời, vì vậy tế Giao là điều quan trọng đối với vua, chúa, vì không biết tế Giao coi như không biết lễ thì không trị được nước, bởi trong Nho giáo việc tế Giao là hết sức quan trọng mà không thể thiếu sót được. Hơn nữa trong chế độ quân chủ, tế Giao là một lợi khí của giai cấp thống trị nó giúp cho việc cai trị trở nên dễ dàng và hợp lý hơn. Các đời vua triều Nguyễn đều rất thông hiểu sự giáo hóa trong Nho giáo, vì ở đó lễ là phần trọng yếu, lễ quan hệ đến luân lý, phong tục, chính trị, là cái trật tự của trời, đất. Sách lễ ký xưa nói rằng: “Trời cao, đất thấp, muôn vật khác nhau, cho nên thánh nhân mới nhân đó mà định ra lễ chế, để phân tôn tri trật tự, trời đất và vạn vật lưu hành không nghỉ, rồi hội hợp khí tính cho điều hòa để hợp đức mà sinh dục thế mới thành ra có nhạc vậy”. Các bậc thánh nhân khi xưa đều lấy lễ nhạc để giáo huấn đạo đức, nhân cách, luân lý trị vì thiên hạ. Năm 1802, vua Gia Long lên ngôi hoàng đế tại thành Phú Xuân, qua năm Quí hợi (1803), ngày Ất dậu, tháng 2 làm lễ hợp tế trời, đất tại Giao đàn đắp trên một cánh đồng làng An Ninh, vua dụ Bộ Lễ rằng: “tế trời là lễ lớn sao có thể đơn giản được?”... Bèn sai các quan Bộ Lễ tham khảo điển lễ tế Giao châm chước bàn định để thi hành [81, q.20, tr.102]. Theo sử liệu, dưới thời Gia Long đã có hai đội Tiểu nam, Tiểu hầu chuyên trông coi về nhạc và luyện tập múa hát, sau đó hợp nhất lại thành Việt tương đội vào năm Gia Long thứ ba (1803), còn nhạc lễ thì xuất hiện dưới thời Minh Mạng (1820- 1840), khi chế độ quân chủ triều Nguyễn đã ổn định. Trong gần 150 năm trị vì của các vua triều Nguyễn, nhạc lễ cung đình đã được phục hưng và phát triển rực rỡ chưa từng thấy trong lịch sử âm nhạc cung đình của các triều đại phong kiến Việt Nam.

1.6.2. Âm nhạc gắn với qui trình và lịch sử lễ tế đàn Nam Giao qua các đời vua triều Nguyễn

Âm nhạc là một thành tố quan trọng không thể thiếu trong các nghi lễ


cung đình của các triều đại vua chúa Việt Nam, đặc biệt dưới triều Nguyễn, một triều đại được coi là thịnh vượng và có nhiều công lao nhất trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, văn học nghệ thuật, sử học… Cho nên, âm nhạc trong lễ tế đàn Nam Giao được các vua triều nguyễn đặc biệt coi trọng, thông qua các tài liệu: Mười ngày ở Huế của Phạm Quỳnh [82]; Kinh thành Huế và tế Nam Giao của Leopold Cadière [109]; Khảo sát nhạc lễ cung đình Huế của Nguyễn Đình Sáng [83]; Nhã Nhạc triều Nguyễn của Vĩnh Phúc [68]; Những đại lễ và vũ khúc của vua chúa Việt Nam của Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề [22]; Sự tích đàn Nam Giao và các cuộc lễ tế Giao tại Huế của Lê Văn Phước; Khâm định Đại Nam hội điển sử lệ - nội các triều Nguyễn, quyển 86-99 [79]Đã cung cấp cho chúng ta nhìn nhận một cách khá toàn diện về âm nhạc gắn với qui trình lễ tế Giao tại Huế như sau:

Bắt đầu từ đạo ngự (đạo ngự chỉ dành riêng cho nhà vua), khi không có vua chủ tế thì không có đạo ngự, đạo ngự tuyệt đối không có đàn bà tham gia, số người tham gia đạo ngự nhiều hat ít tùy theo mỗi triều đại. Thời Gia Long, Minh Mạng thường có 5000 người tham gia gồm hoàng thân, bá quan văn võ, quân lính, voi ngựa trải dài hàng cây số, di chuyển rất chậm… Thời Bảo Đại năm 1942, tham gia đạo ngự có khoảng 1000 người). Theo qui trình của cuộc tế Giao, đạo ngự bắt đầu di chuyển từ điện Cần chánh đến Ngọ môn và từ Ngọ môn đến Giao đàn và vai trò của âm nhạc được thể hiện rất rõ ngay từ lúc khởi đầu này cho đến khi hoàn tất lễ tế Giao.

Đạo ngự từ điện Cần chánh đến Ngọ môn, ban nhạc chính cử (tấu) 10 bản nhạc (thập thủ liên hoàn) gồm các bài: Phẩm tuyết, Nguyên tiêu, Bình bán, Xuân phong, Long hổ, Cổ bản, Phú lục, Kim tiền, Lưu thủy và Tẩu mã. Trong khi tấu ban nhạc phải căn sao cho lúc vua đến Đại cung môn thì vừa dứt bài Tẩu mã. Lúc này quan hỏa lệnh thét to tiếng “i- a” gọi là “nạt dậy” để xua đuổi ma quỉ tránh đường cho vua đi, quan hỏa lệnh mở cửa, ở kỳ đài nổ 9


phát súng lệnh, chuông trống trên lầu Ngọ môn đánh liên tục cho đến khi đạo ngự ra đến cửa Thượng tứ mới ngừng.

Đạo ngự từ Ngọ môn đến đàn Nam Giao được chia thành các đội hình: Tiền đạo, Trung đạo, Hậu đạo. Trong các đội hình này đều có dàn Đại nhạc, Tiểu nhạc, Nhã nhạc nhưng không cử để giữ nghiêm tĩnh, tập trung tất cả cho giờ hành lễ, sau khi lễ xong trở về mới cử nhạc để tỏ ý vui mừng. Tuy nhiên trong đoàn ngự đạo vẫn đánh chiêng trống từng ba tiếng một theo qui định. Trong lễ tế Giao, ngoài phần Đại nhạc mở đầu và kết thúc thì âm nhạc chính trong tế Giao là các bài ca chương, từ lễ nghinh thần đến khi vua trở về Trai cung có 10 lần tấu nhạc:

- Lễ nghinh thần tấu bài An thành chi chương


- Lễ điện ngọc bạch tấu bài Triệu thành chi chương


- Lễ tiến trở tấu bài Tiến thành chi chương


- Lễ sơ hiến tấu bài Mỹ thành chi chương


- Lễ á hiến tấu bài Thụy thành chi chương


- Lễ chung hiến tấu bài Vĩnh thành chi chương


- Lễ triệt soạn tấu bài Doãn thành chi chương


- Lễ tống thần tấu bài Hy thành chi chương


- Lễ đốt văn tế tấu bài Hựu thành chi chương


- Khi vua trở về Trai cung tấu bài Khánh thành chi chương


Khi vua từ Trai cung trở về Đại cung môn thì tất cả chuông, trống đều đánh, Quân nhạc, Đại nhạc, Nhã nhạc… đều cử tỏ ý vui mừng vì cuộc tế Giao đã hoàn thành [82].


Tiểu kết

Đàn Nam Giao không chỉ là nơi để các triều đại vua, chúa ở từng thời đại khác nhau tế lễ trời, đất, cầu mong cho muôn dân quốc thái dân an, ấm no hạnh phúc, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, mà công trình này còn là nét đẹp văn hóa của người dân xứ Huế. Một công trình do những bàn tay tài hoa của mọi thế hệ sáng tạo ra, nó tiềm ẩn trong đó nhiều giá trị khác nhau như: văn hóa tâm linh, văn hóa không gian và môi trường, ý nghĩa phong thủy, nghệ thuật kiến trúc, văn hóa ứng xử giữa con người với trời, đất, chư vị thánh thần, liệt tổ, liệt tông. Đây có thể coi là nơi hội tụ hồn thiêng sông núi, một khí phách hào hùng của dân tộc ta được tiếp nối từ nguồn mạch truyền thống văn hóa dân tộc từ bao đời nay. Một đặc điểm khác cần nhấn mạnh là đàn Nam Giao không phải là nơi tế lễ quỉ thần và hoạt động đồng cốt trong cúng bái, mê tín dị đoan, mà ở đây yếu tố con người là quyết định, con người làm nên tất cả những giá trị văn hóa tinh thần (trong đó văn hóa tâm linh là nổi trội), để tồn tại trong đấu tranh dựng nước và giữ nước từ bao đời nay. Đây là điều khác biệt với các quốc gia phương Đông trong văn hóa tín ngưỡng - tôn giáo, văn hóa dân tộc, văn hóa ứng xử của con người với con người, con người với trời, đất, với không gian văn hóa… Bởi vậy, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa là trách nhiệm không chỉ của riêng ai, mà là trách nhiệm của mọi tầng lớp, mọi sự tổng hòa về đạo đức, nhân cách và trách nhiệm đối với sự tàn phá, sự vô cảm của con người.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/01/2024