Đổi Mật Khẩu Đăng Nhập, Tạo Thêm/ Xóa Tài Khoản Người Dùng


Hình 3 44 – Màn hình chọn Windows Recovery  Trong Recovery bạn nhấp vào liên kết 1

Hình 3.44 – Màn hình chọn Windows Recovery


Trong Recovery bạn nhấp vào liên kết Create a recovery drive.



Hình 3 45 – Màn hình chọn Create a recovery drive Windows sẽ tìm kiếm một ổ đĩa 2

Hình 3.45 – Màn hình chọn Create a recovery drive


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Windows sẽ tìm kiếm một ổ đĩa thích hợp để lưu trữ các bản sao lưu hoặc bạn cũng có thể chọn một vị trí trên mạng để sao lưu.


Trong hộp thoại Select Where You Want to Save Your Backup chọn một vị trí mà bạn 3

Trong hộp thoại "Select Where You Want to Save Your Backup”, chọn một vị trí mà bạn muốn lưu backup. Lưu ý rằng bạn có thể lưu backup của mình vào ổ DVD, ổ cứng ngoài hoặc ổ cứng trong. Tốt nhất là các bạn nên sử dụng một ổ đĩa ngoài có định dạng NTFS với tối thiểu không gian trống cho image hệ thống hiện hành.

Hình 3 46 – Màn hình chọn nơi lưu backup  Sau khi chọn ổ đĩa nhấp nút Next 4

Hình 3.46 – Màn hình chọn nơi lưu backup

Sau khi chọn ổ đĩa, nhấp nút Next để tiếp tục

Trong hộp thoại What Do You Want to Back Up?, sử dụng tùy chọn mặc định Let Windows Choose nếu bạn muốn backup các file dữ liệu trong các thư viện, các thư mục Windows mặc định, desktop và tạo image hệ thống. Chọn Let Me Choose để bạn tự chọn các thư viện và thư mục muốn backup và có tạo image hệ thống hay không.

Nhấp nút Next để tiếp tục.


Xem lại các thiết lập backup của bạn Nhấp nút Save Settings và Run Backup để 5

Xem lại các thiết lập backup của bạn. Nhấp nút Save Settings và Run Backup để bắt đầu quá trình backup.

Sau khi chọn xong, bạn bấm nút Next, bây giờ bạn sẽ xem lại những công việc cần sao lưu đã chính xác chưa và chắc chắn rằng tất cả mọi thứ đã hoàn tất.

Để thực hiện Restore: từ mục Backup and Restore, chọn file backup, click Restore my files.

3.4.12.Đổi mật khẩu đăng nhập, tạo thêm/ xóa tài khoản người dùng

Khi sử dụng máy tính thì đa phần thông tin cần được bảo mật, để tránh máy tính bị truy cập trái phép khi chưa có sự đồng ý của chủ nhân ta cần thiết lập mật khẩu bảo vệ máy tính. Đồng thời ta cũng có thể tạo nhiều tài khoản sử dụng cho máy tính. Có nhiều cách để cấu hình, tài liệu hướng dẫn cách đơn giản và nhanh nhất:

Bấm chuột phải vào Computer/ chọn Manage / Chọn nhóm Local Users and Groups:

Hình 3.47 – Màn hình thao tác tài khoản người sử dụng

Để thay đổi thông tin tài khoản ta bấm chuột phải vào tài khoản:


Set Password: Thiết lập mật khẩu cho tài khoản

Delete: Xóa tài khoản này khỏi máy tính

Rename: Đổi tên tài khoản

Để tạo mới tài khoản cho máy tính ta bấm chuột phải vào Users/ chọn New User…:


Hình 3.48 – Màn hình Tạo mới tài khoản sử dụng

Tại màn hình New User, ta nhập các thông số cần thiết như hình trên rồi bấm Create để tạo mới tài khoản.

3.4.13.Cách sử dụng wifi, mạng có dây, cách ngắt/mở card mạng

Đối với Laptop sử dụng Windows 8 thì thường card Wifi được cài đặt sẵn trong máy tính, ở góc phải dưới cùng thanh Taskbar có biểu tượng Wifi ta nhấn vào nó để tiến hành kết nối. Chú ý là máy tính đôi khi dùng phím cứng để thiết lập, bạn phải chắc chắn là Wifi đã được kích hoạt.


Hình 3 49 – Màn hình kết nối Wifi Khi nhấn vào biểu tượng WIFI máy tính sẽ 6

Hình 3.49 – Màn hình kết nối Wifi

Khi nhấn vào biểu tượng WIFI, máy tính sẽ tìm ra những Wifi sẵn sàng kết nối, ta chọn Wifi cần kết nối/ bấm Connect/ nhập mật khẩu rồi bấm Next.

Đối với mạng có dây: Phải đảm bảo card mạng đã được kích hoạt, dây cắm mạng kết nối tốt, thông thường khi cắm dây thì máy tính tự động kết nối ra internet, đôi khi không kết nối được có thể do lỏng dây hoặc card mạng đã bị tắt. Để kiểm tra card mạng ta làm như sau:

Bấm chuột phải vào biểu tượng Network/ chọn Properties/ chọn Change adapter settings

Hình 3 50 – Màn hình kiểm tra card mạng có dây  Nếu như có dấu chéo đỏ như 7

Hình 3.50 – Màn hình kiểm tra card mạng có dây

Nếu như có dấu chéo đỏ như trên tức là chưa cắm dây, nếu không có chéo đỏ mà biểu tượng bị mờ thì card mạng bị tắt ta cần kích hoạt: Bấm chuột phải vào card mạng/ chọn enable


Hình 3 51 – Màn hình kích hoạt card mạng 3 4 14 Tùy chỉnh các chương trình khi 8

Hình 3.51 – Màn hình kích hoạt card mạng


3.4.14.Tùy chỉnh các chương trình khi khởi động HĐH

Để tùy chỉnh ta hiển thị Task Manager bằng cách bấm chuột phải vào Taskbar/ chọn Task Manager:

Hình 3 52 – Màn hình chọn Task Manager Hình 3 53 – Màn hình Task Manager  Trong 9

Hình 3.52 – Màn hình chọn Task Manager


Hình 3 53 – Màn hình Task Manager  Trong cửa sổ Task Manager máy tính cung cấp chi 10

Hình 3.53 – Màn hình Task Manager

Trong cửa sổ Task Manager, máy tính cung cấp chi tiết cho chúng ta biết các chương trình đang chạy: Xử lý CPU, bộ nhớ, không gian lưu trữ, mạng…

Processes: Các chương trình đang được thực thi

Performance: Thống kê quá trình xử lý máy tính

App History: Lịch sử các ứng dụng được thực thi


Startup: Danh sách các chương trình, dịch vụ được thực thi cùng lúc khi máy tính khởi động. Ta có thể tắt bớt để giúp tăng tốc khởi động máy tính (bấm chuột phải/ Disable):

Users: Danh sách các tài khoản đang sử dụng trên máy tính

Details: Chi tiết các chương trình được thực hiện

Services: Danh sách các dịch vụ trong máy tính, để tắt dịch vụ ta chọn Stop, để kích hoạt ta chọn Start:

3.5. Windows Explorer


3.5.1. Giao diện chính


Windows Explorer giúp quản lý tài nguyên máy tính như tập tin, thư mục, ổ đĩa…. và và những tài nguyên trong hệ thống mạng. Với Windows Explorer, các thao tác như sao chép, xóa, đổi tên thư mục và tập tin,... được thực hiện một cách thuận tiện và dễ dàng.

Để khởi động Explorer, có thể double click trên Computer, hoặc tìm từ mục Search, hoặc R_Click lên ô Start, chọn File Explorer hoặc nhấn tổ hợp phím Windows + E.

Cửa sổ làm việc của Windows Explorer gồm các phần:


Hình 3 54 – Màn hình Windows Explorer  Thanh tiêu đề Hiển thị tên đối tượng 11

Hình 3.54 – Màn hình Windows Explorer


Thanh tiêu đề: Hiển thị tên đối tượng, ta có thể di chuyển cửa sổ bằng cách kéo di chuyển chuột trên thanh tiêu đề. Góc phải thanh tiêu đề có 3 nút thu nhỏ, phóng to, đóng cửa sổ.

Thanh Ribbon: Chứa 4 tab chính File, Home, Share, View. Mỗi tab có các tính năng chuyên biệt. File: Hiển thị hệ thống, điều hướng nhanh tới thư mục trước đó; Home: Thao tác sao chép, cắt dán, xóa, đổi tên, tạo thư mục…, Share: Chia sẻ; View: Cách hiển thị thư mục, tập tin, cấu hình một số thông số quan trọng khác.

Cửa sổ trái (Folder): Trình bày cấu trúc thư mục của các đĩa cứng và các tài nguyên kèm theo máy tính, bao gồm ổ đĩa mềm, ổ đĩa cứng, ổ đĩa CD... Những đối tượng có dấu mũi tên ngang ở phía trước cho biết đối tượng đó còn chứa những đối tượng khác trong nó nhưng không được hiển thị, có thể mở rộng khi click vào.

Cửa sổ giữa: Liệt kê nội dung của đối tượng được chọn tương ứng bên cửa sổ trái.

Cửa sổ phải (Preview pane): Hiển thị nhanh nội dung tập tin được chọn. Có thể tắt hiển thị cửa sổ này.

Thanh địa chỉ (Address): Cho phép nhập đường dẫn thư mục/tập tin cần tới hoặc để xác định đường dẫn hiện hành.

Xem tất cả 161 trang.

Ngày đăng: 10/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí