Nhóm thứ tư, thẩm quyền của đ i biên ph ng, Cảnh sát biển, ải quan, uản lí thị trư ng: Nếu như Nghị định 158/3013 chưa phân định thẩm quyền xử phạt VPHC thì Nghị định 28/2017 NĐ-CP đã phân định rõ thẩm quyền xử phạt VPHC của các chủ thể này.
Trong việc xác định thẩm quyền xử phạt, nếu thuộc thẩm quyền của người thi hành công vụ thì ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp không thuộc thẩm quyền thì chuyển biên bản vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền để ra quyết định xử phạt. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do nhiều cơ quan có thẩm quyền xử phạt thì cơ quan thụ lý đầu tiên là cơ quan có thẩm quyền xử phạt. Nếu là lĩnh vực chuyên ngành thì về nguyên tắc lĩnh vực quản lý của ngành nào thì ngành đó trực tiếp ra quyết định xử phạt. Vấn đề quan trọng là việc xử phạt phải phải đảm bảo đúng nguyên tắc, thẩm quyền theo quy định của pháp luật nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước cơ sở “nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật” và hạn chế tối đa tình trạng phải hủy quyết định xử phạt vi phạm hành chính vì xử phạt không đúng thẩm quyền nếu có khiếu nại, khởi kiện xảy ra. Điều này phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của những quy định pháp luật.
Tiểu kết chương 1
Trên cơ sở những quy định của pháp luật xử lý VPHC, kết hợp với những kiến thức trong lĩnh vực du lịch, chương 1 đã luận giải được những vấn đề lí luận cơ bản về cơ sở pháp lý của xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển tại Hải Phòng, cụ thể là đã phân tích được các khái niệm liên quan đến đề tài và đặc điểm của nó; đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển, đồng thời phân tích được cơ sở pháp lý về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển, gồm các vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển và mức xử phạt, nguyên tắc xử phạt, hình thức xử phạt và thẩm quyền xử phạt.
Chương 2
THỰC TRẠNG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH BIỂN TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
2.1. Tình hình hoạt động du lịch biển tại thành phố Hải Phòng
2.1.1.Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã h i của ải Ph ng
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc Điểm Của Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Du Lịch Biển
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Du Lịch Biển
- Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển - từ thực tiễn thành phố Hải Phòng - 6
- Thực Tế Lượng Khách Du Lịch Giai Đoạn 2013-2017 (Nghìn Lượt)
- Hiện Trạng Cơ Sở Lưu Trú Ở Hải Phòng Giai Đoạn 2013 - 2017
- Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Trong Hoạt Đ Ng Hư Ng Dẫn Du Lịch
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
Hải Phòng là thành phố duyên hải nằm ở hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình thuộc đồng bằng sông Hồng; phía Bắc và Đông Bắc giáp thành phố Quảng Ninh, phía Tây Bắc giáp thành phố Hải Dương, phía Tây Nam giáp thành phố Thái Bình và phía Đông là biển Đông với đường bờ biển dài 125km, nơi có 5 cửa sông lớn là Bạch Đằng, Cửa Cấm, Lạch Tray, Văn Úc và sông Thái Bình. Diện tích tự nhiên là 1.507,57km2 chiếm khoảng 0,45% diện tích tự nhiên của cả nước. Thành phố Hải Phòng cách thủ đô Hà Nội 102 km về phía Đông Đông Bắc.
Hải Phòng ngày nay là thành phố trực thuộc Trung ương - là đô thị loại 1 cấp quốc gia, gồm 7 quận: Ngô Quyền, Hồng Bàng, Lê Chân, Dương Kinh, Đồ Sơn, Kiến An và Hải An; 6 huyện ngoại thành: Thuỷ Nguyên, An Dương, An Lão, Kiến Thuỵ, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo; 2 huyện đảo: Cát Bà, Bạch Long Vĩ. Tổng cộng 223 đơn vị hành chính cấp xã, phường và thị trấn (70 phường, 143 xã, 10 thị trấn).
Hải Phòng từ lâu nổi tiếng là cảng biển quốc tế lớn nhất ở miền Bắc, một đầu mối giao thông quan trọng với hệ thống giao thông đường thuỷ, bộ, đường sắt, hàng không trong nước và quốc tế, là cửa chính ra biển của thủ đô Hà Nội và các thành phố phía Bắc; là đầu mối giao thông quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trên hai hành lang-một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam Trung Quốc. Chính vì vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội vùng châu thổ sông Hồng, Hải Phòng được xác định là một cực tăng trưởng phát triển kinh tế- xã hội vùng kinh tế động lực phía Bắc: Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh; là
trung tâm kinh tế- khoa học- kĩ thuật tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong những trung tâm phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước.
Tính đến tháng 12/2017 dân số Hải Phòng là 2.307.705 người, trong đó dân cư thành thị chiếm khoảng 46,1% và dân cư nông thôn chiếm khoảng 53,9%. Mật độ dân số khoảng 1.207 người/km2. Là thành phố đông dân thứ 3 ở Việt Nam, sau Hà Nội và thành phố Hồ Chính Minh.
Thành phần dân cư Hải Phòng khá đa dạng, có những nét đặc trưng và khác biệt so với các thành phố khác, chủ yếu là người Kinh, Hải Phòng còn đón nhận nhiều dân di cư ở các địa phương trong cả nước đến làm ăn, sinh sống, ngoài ra còn có một số người Pháp và người Hoa, trải qua nhiều biến cố lịch sử ngày nay họ vẫn đóng vai trò là một bộ phận cư dân của thành phố.
Năm 2017 thành phố Hải Phòng đã đạt được những kết quả cao, nổi bật, toàn diện trên mọi lĩnh vực, đưa thành phố trở thành điểm sáng của cả nước về phát triển kinh tế - xã hội. Các ch tiêu kinh tế đều đạt mức tăng trưởng cao, so với cùng kì, cao hơn bình quân chung trong cả nước các địa phương trọng điểm kinh tế khác. Tính đến hết năm 2017, tiêu biểu một số mặt sau [49]:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) ước đạt 14,1%, cao nhất từ 1994 đến nay và cao nhất cả nước, phản ánh sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thành phố. Ch số công nghiệp (IIP) tăng 21,6%; kim ngạch xuất khẩu đạt trên 6,3 t USD, tăng 22,18%; vốn đầu tư toàn xã hội đạt 68,853 t đồng, tăng 20,34%; sản lượng hàng qua cảng đạt trên 92 tiệu tấn, tăng 16,67%; thu ngân sách trên địa bàn thành phố ước đạt 71.700,3 t đồng, tăng 20,68 so với cùng kì; chi ngân sách địa phương ước đạt 20.144,9 t đồng, tăng 24,6 so với cùng kì; thu hút khách du lịch đạt trên 6,7 triệu lượt, tăng 12,45% so với cùng kì 2016; Tổng doanh thu từ hoạt động du lịch gồm dịch vụ lưu trú, ăn uống và các các dịch vụ khác đạt 15,705,5 t đồng, tăng 18,18% so với cùng kì 2016.
Kết cấu hạ tầng giao thông của thành phố phát triển mạnh mẽ, đồng bộ, hiện đại. Khánh thành cầu và đường Tân Vũ – Lạch Huyện, cầu vượt Lê Hồng Phong, cầu vượt Nguyễn B nh Khiêm, cầu Tam Bạc; khởi công xây dựng hạ tầng kĩ thuật Khu đô thị mới Bắc sông Cấm, tuyến đường bộ ven biển, cầu Đăng, cầu Hàn, cải tạo đường Ngô Gia Tự, Ngô Quyền, đường nối từ quốc lộ 10 đến thị trấn Minh Đức, tuyến đường từ khu 37 vào khu di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ danh nhân văn hoá Trạng trình Nguyễn B nh Khiêm… Triển khai thủ tục đầu tư các dự án hạ tầng giao thông chiến lược cho phát triển kinh tế xã hội đã được Thủ tướng chấp thuận, như đường và cầu Tân Vũ – Lạch Huyện 2, Cầu Vũ Yên, cầu Nguyễn Trãi, nhà ga hành khách số 2 tại Cảng hàng không quốc tế Cát Bi, Đẩy mạnh xã hội hoá gồm cả lĩnh vực giao thông như công trình cầu Tam Bạc, cầu Vũ Yên I nối Thuỷ Nguyên với đảo Vũ Yên.
Chỉnh trang đô thị thành phố theo hướng văn minh, hiện đại, phát triển không gian đô thị, khởi công xây dựng một số khách sạn năm sao, hạ tầng khu đô thị cũ tiếp tục được quan tâm đầu tư, cải tạo, nâng cấp, hình thành một số khu đô thị mới văn minh hiện đại (khu đô thị xi măng, Agape) nhằm tạo sự thay đổi lớn về diện mạo đô thị. Thành phố tiếp tục nghiên cứu điều ch nh quy hoạch đáp ứng nhu cầu phát triển và tạo ra khu vui chơi giải trí.
Thu hút đầu tư mọi lĩnh vực, đa dạng về nguồn vốn nhằm điều ch nh cơ cấu kinh tế thành phố. Tập đoàn Sungroup khởi công giai đoạn I quần thể du lịch sinh thái Cát Bà, tiến tới mục tiêu đưa Cát Bà trở thành khu du lịch sinh thái thông minh đầu tiên ở Việt Nam. Ngoài ra các tập đoàn lớn như Vingroup, Aeon tiếp tục thực hiện đầu tư vào các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chế tạo ô tô, xây dựng trung tâm mua sắm,… Năm 2017, tổng số vốn đầu tư vào Hải Phòng đạt trên 11.000 t đồng và coi là năm thu hút đầu tư thành công.
ĩnh vực văn hoá - xã hội có chuyển biến tích cực, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao. Các sự kiện chính trị, văn hoá quan trọng, các ngày lễ lớn của đất nước và thành phố được tổ chức chu đáo, an toàn, ân tượng,
nhất là tổ chức giao lưu văn hoá Nhật Bản và triển lãm hoa Anh Đào, k niệm 62 năm giải phóng Hải Phòng, Lễ hội Hoa Phượng đỏ, đại hội thể dục thể thao thành phố năm 2017.
Cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh chuyển biến rõ nét. Hải Phòng nằm trong nhóm 10 địa phương hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư Việt Nam. Liên tục 4 năm xếp hành 2/63 t nh thành phố cải cách về thủ tục hành chính. Ch số năng lực cạnh tranh cấp t nh (PCI) năm 2016 tăng 7 bậc so với năm 2015, xếp hạng 21/63 đơn vị hành chính cấp t nh.
Hoạt động đối ngoại được triển khai tích cực toàn diện, góp phần chủ động hội nhập quốc tế, mở rộng không gian kinh tế, tăng cường liên kết vùng. Công tác quốc phòng- an ninh, trật tự được duy trì tốt, không để xảy ra bị động bất ngờ trong mọi tình huống, bảo đảm môi trường sống an toàn cho nhân nhân dân và các nhà đầu tư. Những kết quả nổi bật trên của thành phố Hải Phòng chứng tỏ sự ch đạo rõ nét, quyết liệt của Thành uỷ Hải Phòng, HĐND, UBND thành phố, sự nỗ lực, đổi mới sáng tạo, đoàn kết, thống nhất cao của các cấp, các ngành và nhân dân thành phố quyết tâm đưa Hải Phòng trở thành thành phố phát triển toàn, hiện đại trong đó trú trọng phát triển kinh tế du lịch dựa trên khai thác tiềm năng và nguồn lực của biển.
2.1.2. Tiềm năng du lịch biển của Hải Ph ng
Thành phố Hải Phòng nằm ở vị trí cửa ngõ phía đông bắc trên lưu vực đồng bằng sông Hồng, kiến trúc Hải Phòng mang dáng dấp của nét kiến trúc châu Âu ở Việt Nam nửa đầu thế k XX. Khu phố cũ soi mình bên dòng sông Cấm và những những con đường rợp bóng hoa phượng vĩ, Hải Phòng có một tên gọi khác theo tên của loài hoa rực lửa này - “Thành phố Hoa Phượng đỏ”. Không yêu kiều như Hà Nội hay sôi động như Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng có những sắc thái riêng không thể lẫn với bất kỳ thành phố nào trên cả nước. Đến với Hải Phòng để có thể hiểu thêm về nền văn minh lúa nước đặc trưng vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng; đến với Hải Phòng để có thể thấy sự
hiện diện của nét văn hóa Châu Âu trong phong cách kiến trúc như Nhà hát lớn, Bảo tàng thành phố, Nhà thờ lớn…; đến với Hải Phòng là đến với thiên đường của du lịch sinh thái biển, hoà mình cùng với nhịp thở tự nhiên của khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà và bán đảo Đồ Sơn.
Tài nguyên du lịch của Hải Phòng giàu có và đa dạng cả về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Bờ biển Hải Phòng dài hơn 125 km, với 5 cửa sông lớn: Bạch Đằng, Văn Úc, Cấm, Thái Bình, Lạch Tray. Địa hình bờ biển khúc khuỷu quanh co, nhiều đảo, hang động đẹp và rất nhiều những bãi tắm tự nhiên kỳ thú thuận tiện để phát triển du lịch. Bán đảo Đồ Sơn, quần đảo Cát Bà, khu di tích lịch sử và danh thắng Tràng Kênh - Bạch Đằng Giang nằm phía Đông Bắc thành phố, khu di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Danh nhân văn hoá Trạng Trình Nguyễn B nh Khiêm tại Vĩnh Bảo, cụm di tích Đền Nghè và tượng Nữ Tướng Lê Chân tại trung tâm thành phố, khu tưởng niệm Vương triều nhà Mạc - quần thể các di tích lịch sử khảo cổ bên cạnh các công trình kiến trúc được xây mới tại huyện Kiến Thụy, cụm di tích tháp chùa Tường Long ở Đồ Sơn... Đó là những địa danh du lịch nổi tiếng không ch đối với người Hải Phòng, mà còn đối với khách du lịch thập phương.
Với hàng trăm Đình, Đền, Chùa, Miếu cùng với những lễ hội truyền thống đậm đà bản sắc văn hoá miền biển: hội chọi trâu Đồ Sơn, hội đua Thuyền Rồng ở Cát Bà, hát Đúm ở Thuỷ Nguyên, Đánh Đu ở núi voi - An Lão, múa rối nước, nghề tạc tượng ở Đồng Minh - Vĩnh Bảo, hội thả Đèn trời... có thể nói Hải Phòng là một vùng đất có truyền thống lịch sử, văn hoá lâu đời và là thành phố tiềm ẩn nhiều thế mạnh để phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững.
Trong hệ thống các tuyến, điểm du lịch trọng điểm quốc gia, Hải Phòng luôn giữ một vị trí quan trọng, một cực hút và cũng là điểm trung chuyển trên tuyến du lịch quốc gia và nối với quốc tế. Điều kiện phát triển du lịch của Hải Phòng cả về đường bộ, đường biển, đường hàng không đều hết sức thuận lợi, đóng góp vào sự phát triển chung của hệ thống các tuyến, điểm du lịch quốc gia trọng điểm của Việt Nam, trong đó tuyến du lịch Hà Nội - Đồ Sơn - Cát Bà - Hạ
Long là một trong 3 hành lang phát triển du lịch Hà Nội - Hải Phòng đã thực sự trở thành động lực phát triển du lịch của các vùng trong cả nước, góp phần thực hiện các mục tiêu của ngành và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Đối với vùng du lịch Bắc Bộ, Hải Phòng cũng được xác định là một trong ba hạt nhân để tập trung phát triển mang tính động lực thúc đẩy sự phát triển du lịch của cả vùng. Theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của cả vùng du lịch Bắc Bộ thì Hải Phòng có vị trí quan trọng trên tuyến du lịch ven biển theo đường bộ đó là tuyến Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng nối với Hạ Long - di sản thiên nhiên của thế giới. Cùng với tuyến đường cao tốc Hải Phòng - Hà Nội nối Hải Phòng với các thị trường khách du lịch của cả vùng.
Về đường biển, Hải Phòng là địa phương có ưu thế hơn hẳn các địa phương khác trong vùng Bắc Bộ để phát triển tuyến du lịch đường biển. Thông qua cảng biển quốc tế Hải Phòng, vùng Bắc Bộ không những tiếp cận được với các thị trường khách du lịch từ các vùng khác trong cả nước mà còn tiếp cận với thị trường du lịch quốc tế.
Về đường hàng không, Hải Phòng có sân bay Cát Bi là sân bay quốc tế lớn thứ hai của vùng Bắc Bộ, nối Hải Phòng với các thị trường khách du lịch trong cả nước như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… đồng thời là cửa khẩu quốc tế nối Hải Phòng với Ma Cao (Trung Quốc) bằng đường hàng không, đáp ứng được việc vận chuyển khách bằng máy bay hành khách lớn.
Về đường sắt, Hải Phòng được nối với Hà Nội bằng tuyến đường sắt Hải Phòng - Hà Nội và nối với tuyến đường sắt đi Lào Cai - Vân Nam (Trung Quốc), đi Lạng Sơn - Quảng Tây (Trung Quốc) và nối với tuyến đường sắt xuyên Việt Bắc - Nam.
Với hệ thống giao thông quan trọng, thuận lợi và là một cực của tam giác tăng trưởng kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Hải Phòng hội tụ đầy đủ mọi điều kiện thuận lợi trong phát triển du lịch nói riêng, kinh tế xã hội nói chung và là cơ hội để thu hút khách du lịch.