Hiện Trạng Cơ Sở Lưu Trú Ở Hải Phòng Giai Đoạn 2013 - 2017

và các tập đoàn kinh tế lớn vào đầu tư, tuy nhiên, thành phố vẫn còn thiếu vắng các cơ sở lưu trú đẳng cấp tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay thành phố có 4 dự án khách sạn 5 sao đang triển khai xây dựng, dự kiến hoàn thành và đi vào hoạt động vào năm 2019-2020 nhằm cung cấp dịch vụ ngh dưỡng cao cấp của du khách.

Bảng 2.1: Hiện trạng cơ sở lưu trú ở Hải Phòng giai đoạn 2013 - 2017

Đơn vị : cơ sở


Năm

2013

2014

2015

2016

2017

Tổng số cơ sở lưu trú

322

405

428

437

447

Số cơ sở lưu trú

được xếp hạng


195


203


206


214


236

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển - từ thực tiễn thành phố Hải Phòng - 9

Nguồn : Báo cáo hoạt động của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Phòng [32,33,34,35,36,37].


Năm 2017, Tổng cục Du lịch đã phát động chiến dịch chấn ch nh và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch một cách toàn diện, trong đó bao gồm cả dịch vụ lưu trú, với thông điệp “Sạch sẽ, Thân thiện, Đồng bộ, Chuyên nghiệp”; Thực hiện thông điệp của cơ quan quản lí ngành, hầu hết các khách sạn ở Hải Phòng đều rất coi trọng tiêu chí xanh, thân thiện môi trường, đây cũng là mối quan tâm của du khách, đặc biệt là du khách quốc tế.

Bảng 2.2: Hiện trạng cơ sở lưu trú ở Hải Phòng được xếp hạng năm 2017

Đơn vị : cơ sở


Loại/ hạng cơ sở

lưu trú


1 sao


2 sao


3 sao


4 sao


5 sao

Biệt thự

cao cấp

Căn hộc

cao cấp

Số cơ sở lưu trú

được xếp hạng


50


51


05


08


02


01


01


Nguồn : Báo cáo hoạt động của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Phòng năm 2017 [37].

Theo đánh giá chung của Vụ khách sạn, các khách sạn ở Hải Phòng nhìn chung đạt chất lượng cấp hạng đã được công nhận. Qua kiểm tra, đánh giá các cơ sở lưu trú ở Hải Phòng, vệ sinh môi trường xung quanh và trong khách sạn tốt, nhìn chung các khách sạn đều ch nh trang để đón các sự kiện của Năm Du lịch quốc gia 2013, Lễ hội Hoa Phượng đỏ các năm liên tiếp 2013 - 2017. Hầu hết các khách sạn đều thực hiện tốt công tác phòng, chống cháy nổ, bảo đảm an ninh, an toàn, vệ sinh an toàn thực phẩm cho khách. Tuy nhiên, đoàn cũng nhắc nhở và yêu cầu các đơn vị bổ sung khi một số khách sạn thiếu đèn sự cố và sơ đồ thoát hiểm đặt trong phòng ngủ khách sạn, thiếu một số biển báo thoát hiểm. Tuy nhiên, chưa có khách sạn nào có buồng nguyên thủ, số lượng buồng cao cấp còn hạn chế. Đây là yếu tố khiến du lịch Hải Phòng bị hạn chế sức hút đối với khách cao cấp, bỏ lỡ các cơ hội tổ chức hội thảo, hội nghị quốc tế, khu vực tầm cỡ.

Để nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ du khách, ngành Văn hóa- Thể thao và Du lịch Hải Phòng đã nỗ lực chủ động trong việc kế hoạch, tổ chức các hội nghị, lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức nhằm nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị khách sạn và bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng lao động, cán bộ quản lý các khách sạn; bồi dưỡng kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường cho các cơ sở lưu trú…

Huyện đảo Cát Hải đã cử các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra việc chấp hành pháp luật về lĩnh vực du lịch đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch. Các cơ sở lữ hành, lưu trú vi phạm các quy định về kinh doanh dịch vụ du lịch bị phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm; đôn đốc, hướng dẫn làm thủ tục phân loại, xếp hạng cơ sở lưu trú theo quy định, qua đó đã công bố cấp biển hiệu đạt chuẩn phục vụ du lịch cho các nhà hàng và cơ sở lưu trú. Đến nay, tại khu du lịch Cát Bà đã có 18 nhà hàng và 25 cơ sở lưu trú được cấp Nhãn hiệu chứng nhận Khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà. Huyện đảo cũng đã phối hợp mở 3 lớp tập huấn nghiệp vụ du lịch, cấp chứng ch du lịch và thuyết minh viên du lịch cho 355 học viên nhằm cải thiện chất lượng phục vụ của nhân viên theo

hướng chuyên nghiệp, giao tiếp nhiều ngoại ngữ, thân thiện, nói năng nhẹ nhàng, rõ ràng, tạo cảm giác thoải mái cho du khách. Hiện nay tại khu du lịch Cát Bà đã có 100% cơ sở lưu trú và nhà hàng đăng ký niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, qua đó đã hạn chế tình trạng cò mồi, chặt chém trong dịch vụ ăn uống, lưu trú đối với du khách [51].

Thời gian tới, huyện Cát Hải đang tiếp tục đẩy mạnh kiểm tra chấn ch nh đối với các cơ sở kinh doanh, dịch vụ du lịch, nhất là các cơ sở lưu trú, nhà hàng và tàu chở khách; tập trung khắc phục những hạn chế, bất cập từng bước xây dựng thương hiệu du lịch Cát Bà xanh đẹp trong mắt du khách.

Các dịch vụ khác

Hệ thống các cơ sở phục vụ ẩm thực tại Hải Phòng vô cùng đa dạng và phong phú. Hầu hết các khách sạn, nhà khách, nhà ngh đều có cơ sở ăn uống. Ngoài ra hệ thống các nhà hàng, các quán ăn từ cao cấp đến bình dân rất đa dạng luôn sẵn sàng phục vụ khách du lịch cũng như nhân dân địa phương suốt ngày đêm.Theo số liệu thống kê gần đây nhất của Sở Y tế Hải Phòng, hiện tại trên địa bàn thành phố có khoảng 21.390 cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm các loại bao gồm: 9.005 cơ sở sản xuất, 4.432 cơ sở kinh doanh, 7.953 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Các món ăn được các đầu bếp lành nghề chế biến từ Hải sản của vùng biển Hải Phòng như tôm, cua, cá, sò, ngao... và các món ăn đặc sản sản của miền biển Hải Phòng như bánh đa cua, gỏi sứa, nem hải sản… Hương vị và cách chế biến làm du khách ấn tượng và khó lòng quên được ẩm thực nơi đây. Tuy nhiên, một vấn đề cần được quan tâm hàng đầu đó là vệ sinh thực phẩm, đồ uống, chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên và vấn đề giá cả còn chưa thực sự hấp dẫn du khách bởi lẽ một số cơ sở còn buông lỏng việc quản lý vệ sinh thực phẩm, đồ uống, giá cả còn tuỳ tiện, chất lượng phục vụ còn thấp; việc thanh kiểm tra và xử lý có phần gắt gao hơn nhưng nhìn chung vẫn mang tính thời điểm, chưa kiểm soát được thực phẩm tươi sống, thực phẩm thuỷ sản tiêu dùng nội địa, thức ăn đường phố, thực phẩm bán ở quán ăn, nhà hàng.

Sở Y tế Hải Phòng đã giao Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm thực hiện công tác kiểm tra, giám sát cấp giấy chứng nhận bản công bố hợp quy ATTP, tổ chức ký cam kết bảo đảm ATTP; Công tác phổ biến chính sách pháp luật về ATTP cũng được chú trọng, trung bình hàng năm trên địa bàn TP. Hải Phòng thực hiện được: 100 hội nghị với khoảng 6.000 người tham dự, 700 buổi nói chuyện cho khoảng 20.000 người, 8.000 lượt phát thanh,1.000 lượt truyền hình,

5.000 tờ áp phích, 1.000 băng rôn, khẩu hiệu, 60 đĩa hình, 200 băng đĩa âm, 150 bài viết được đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử. Điều này thể hiện sự nỗ lực của cơ quan quản lí nhà nước về VSATTP của Hải Phòng.

Riêng tại huyện Cát Hải, với mục tiêu nâng cao chất lượng phục vụ, xây dựng môi trường du lịch văn minh, lịch sự, mang lại sự hài lòng cao nhất cho khách du lịch đến với đảo Cát Bà, Cát Hải đã quản lý chặt chẽ về giá cả thị trường, giá phòng lưu trú cũng như dịch vụ ăn uống, yêu cầu niêm yết công khai giá phòng và giá dịch vụ khác; đẩy mạnh công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, an toàn bãi tắm biển, an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường và ch nh trang cảnh quan khu du lịch biển; tập trung cao công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch.

Thứ năm, nâng cao chất lượng dịch vụ vận chuyển khách du lịch

Tính đến năm 2017, trên địa bàn Hải Phòng có 77 tàu thuỷ vận chuyển khách du lịch, trong đó có 21 phương tiện thủy nội địa đăng ký tham gia chở khách tuyến Hải Phòng - Cát Bà với 25 chuyến/ chiều đi/ ngày, tổng cộng 50 chuyến/ ngày. Tuyến đường đi Cát Bà này có chuyến chạy thẳng, chuyến theo đoạn tuyến như: Bến Bính - Cát Bà (9 chuyến/ chiều/ ngày), Bến Bính - Cái Viềng (6 chuyến/ chiều/ ngày); Đình Vũ - Cái Viềng (10 chuyến/ chiều/ ngày). Với số lượng phương tiện và số chuyến được cấp phép 2 chiều (đi/về) mỗi ngày như trên, so với lượng khách hằng ngày cơ bản đáp ứng đủ. Tuy nhiên, vào ngày cao điểm, nhất là dịp ngh lễ, cuối tuần, số phương tiện trên hầu như quá tải

hành khách. Những ngày đông khách, Cảng vụ đường thủy nội địa Hải Phòng thường cấp phép cho các doanh nghiệp tăng chuyến để vận chuyển khách, đáp ứng kịp thời nhu cầu người dân, yêu cầu phát triển du lịch Hải Phòng.

Trong mùa du lịch biển 2016, 2017, lượng khách du lịch đến Cát Bà đông, nhu cầu đi lại bằng tàu thủy tăng cao, các cơ quan quản lí liên tục phối hợp tổ chức kiểm tra các phương tiện thủy, nếu phát hiện sai phạm, sẽ đình ch hoạt động phương tiện. Sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng liên quan góp phần xây dựng hình ảnh du lịch biển, đảo trong lòng du khách về thành phố Hải Phòng, hiếu khách, thân thiện và an toàn.

Cùng với phương tiện tàu thuỷ, ô tô đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển khách du lịch. Trong hơn 150 đơn vị kinh doanh vận chuyển khách du lịch bằng ô tô, trong đó chủ yếu là xe từ 8 -47 chỗ ngồi với gần 700 đầu xe đăng kí hoạt động kinh doanh vận chuyển, chưa kể 26 doanh nghiệp kinh doanh vận tải taxi với hơn 1.800 đầu xe. Sở Du lịch Hải Phòng đã từng tổ chức nhiều hội nghị triển khai Thông tư liên tịch số 05/2011/TTLT - BVHTTDL - BGTVT quy định về vận chuyển khách du lịch bằng ôtô và cấp biển hiệu cho xe ô tô vận chuyển khách du lịch. Xe ô tô có biển hiệu được vận chuyển khách du lịch trong thành phố, được ưu tiên trong việc bố trí nơi dừng, đỗ thuận tiện để đón, tiễn khách du lịch tại bến xe, nhà ga, sân bay.

Theo đánh giá của phòng nghiệp vụ du lịch Sở Du lịch, lợi ích của việc triển khai cấp biển hiệu rất rõ ràng, thiết thực vì Thông tư quy định cụ thể nội thất, tiện nghi đối với xe ôtô vận chuyển khách du lịch; với lái xe và nhân viên phục vụ trên xe ôtô vận chuyển khách du lịch; hồ sơ đề nghị và thủ tục cấp biển hiệu xe ôtô vận chuyển khách du lịch; thời hạn biển hiệu cũng như những ưu tiên đối với ôtô có biển hiệu. Chẳng hạn, đoàn khách đi xe 45 chỗ để đến khách sạn Nam Cường (Tray holtel), khách du lịch phải chuyển tải từ khu vực cầu vượt Lạch Tray bằng phương tiện nhỏ hơn, vì đây là đoạn đường cấm loại xe này, song, nếu xe đó có biển hiệu vận chuyển khách du lịch thì được phép đi vào

khách sạn. Mặt khác, phong cách phục vụ của đa số lái xe vận tải du lịch Hải Phòng chưa đạt chuẩn. Thực tế cho thấy những ứng xử cá nhân rất nhỏ của lái xe có thể làm hỏng tour du lịch. Do vậy, việc cấp biển xe gắn liền với quy định đối với lái xe và nhân viên phục vụ, trong đó có cấp giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ du lịch là cần thiết và hữu ích. Điều này không những nâng cao văn hóa trong ứng xử của lái xe mà còn hướng đến sự chuyên nghiệp hóa trong hoạt động vận tải khách du lịch.

Tóm lại, hoạt động du lịch của thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013 – 2017 bước đầu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, chắp cánh cho du lịch Hải Phòng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển bền vững và từng bước đưa Hải Phòng trở thành trọng điểm du lịch quốc gia; phát triển du lịch kết hợp với giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, bản sắc địa phương; phát triển du lịch trên cả thị trường khách nội địa và khách quốc tế.

Mặc dù đạt được nhiều kết quả khả quan và được đánh giá là điểm đến hấp dẫn nhưng theo đánh giá của nhiều chuyên gia, kết quả hoạt động du lịch Hải Phòng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có. Hải Phòng vẫn chưa khai thác hết những thế mạnh về địa lý, tài nguyên du lịch tự nhiên của biển Đồ Sơn và Cát Bà, chưa khai thác hết tiềm năng của nguồn nhân lực du lịch; các hoạt động lưu trú, lữ hành, vận chuyển du lịch, nguồn nhân lực…đều bộc lộ những hạn chế nhất định; du lịch Hải Phòng hiện chưa xây dựng được sản phẩm đặc trưng, chưa có điểm nhấn. Điều này phần nào ảnh hưởng đến khả năng đóng góp của ngành du lịch đối với kinh tế - xã hội thành phố.

2.2. Kết quả xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển tại thành phố Hải Phòng

2.2.1. Xử lý vi phạm hành chính trong hoạt đ ng lữ hành

Kinh doanh dịch vụ lữ hành là một trong những hoạt động chủ yếu của du lịch nói chung và du lịch biển nói riêng. Trong hoạt động kinh doanh lữ hành thì

có các vi phạm chủ yếu như: Vi phạm quy định về thông báo hoạt động kinh doanh lữ hành; vi phạm quy định về kinh doanh lữ hành; vi phạm quy định về kinh doanh đại lý lữ hành.

Nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động du lịch, hướng tới mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, UBND thành phố Hải Phòng đã có văn bản ch đạo các cơ quan chức năng tiếp tục tăng cường công tác quản lý hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa và lữ hành quốc tế cũng như việc đôn đốc triển khai mở tuyến du lịch biên giới.

Gần đây, Sở Du lịch thành phố Hải Phòng tiến hành kiểm tra hoạt động lữ hành trên địa bàn còn có tình trạng vi phạm như: hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế trong khi không được cấp phép kinh doanh lữ hành quốc tế; không đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn doanh nghiệp kinh doanh lữ hành.

Tình trạng “tour 0 đồng” hay “tour giá rẻ”, “tour giá thấp” không ch xảy ra ở Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu mà khu vực phía bắc có thể nói tâm điểm của “tour 0 đồng” là Quảng Ninh. Khách Trung Quốc ồ ạt kéo đến Vịnh Hạ Long, một số rất ít du khách tiếp tục hành trình đến đảo Ngọc Cát Bà. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê trong hơn 2,2 triệu khách quốc tế đến Việt Nam 2 tháng đầu năm 2017, lượng khách Trung Quốc đứng đầu bảng với hơn 650.000 lượt, tương ứng 10 khách quốc tế, có 3 khách là người Trung Quốc. Việc khách Trung Quốc đến cửa khẩu Việt Nam và qua đường bộ tăng nhanh trong thời gian qua có nhiều nguyên nhân. Điều này, chứng tỏ việc thực thi chính sách visa điện tử tại cửa khẩu của chúng ta đã bắt đầu phát huy tác dụng, thể hiện cơ chế cởi mở, thông thoáng góp phần thu hút lượng khách du lịch lớn đến Việt Nam.

Thực tế, trong những năm gần đây Trung Quốc luôn là thị trường khách trọng điểm số 1 của du lịch Việt Nam. Năm 2016 Việt Nam đón tới 2,7 triệu du khách Trung Quốc. Du lịch Việt Nam luôn xác định đây là thị trường trọng điểm để chúng ta ưu tiên quảng bá, xúc tiến thương mại. Điều này cũng chứng tỏ công

tác quảng bá, xúc tiến giới thiệu sản phẩm du lịch của Việt Nam đến với thị trường Trung Quốc đã bắt đầu phát huy tác dụng.

Các công ty lữ hành Trung Quốc nhận khách du lịch với giá thấp hơn chi phí thực tế rồi bán đoàn cho đối tác. Họ yêu cầu khách du lịch bỏ tiền ra để mua vé máy bay, tiền lưu trú còn lại toàn bộ chi phí dịch vụ ăn uống thì phải thỏa thuận với doanh nghiệp của bên đối tác. Để giảm chi phí và bù lỗ, phía đối tác thường đưa du khách vào các cơ sở mua sắm để lấy tiền hoa hồng bù lỗ. Kết quả là lợi nhuận đều rơi vào tay các nhà khai thác tour du lịch nước ngoài chứ không phải ngành du lịch nước nhà. Thái Lan đã từng có bài học về việc tương tự, theo thống kê, Thái Lan đã thất thu khoảng 305 tỷ baht (gần 9 tỷ USD mỗi năm). Thực tế từ quý 1 năm 2017 đến nay, lượng khách Trung Quốc vào Quảng Ninh tăng đột biến theo hình thức kinh doanh “tour 0 đồng”, khoảng 5.000 người/ngày, cuối tuần có thể tăng lên 10.000-15.000 lượt khách. Song, nghịch lí là ngành du lịch Quảng Ninh gần như không thu được gì, hầu hết dòng tiền ch chảy vào túi doanh nghiệp lữ hành và các đơn vị cung cấp dịch vụ, buôn bán quà lưu niệm.

Cát Bà mặc dù không phải là điểm nóng của “tour 0 đồng’’, “tour giá rẻ” nhưng cũng đặt ra bài toán cho cơ quan quản lí nhà nước về du lịch một hình thức kinh doanh lữ hành mới, đòi hỏi sự chủ động chủ động trong việc tìm giải pháp để ứng xử phù hợp với hình thức kinh doanh lữ hành này khi chưa có quy định của pháp luật đồng thời chủ động đề phòng “tour 0 đồng”, “tour giá rẻ” làm biến tướng hoạt động kinh doanh lữ hành gây thất thoát thuế, tổn hại cho ngân sách nhà nước khi nhiều cửa hàng có dấu hiệu trốn thuế, từ đó, dẫn đến đến việc quản lý hoạt động của du khách cũng như đảm bảo chất lượng dịch vụ không được như cam kết ban đầu, du khách có thể phải chi trả cao hơn và phát sinh những dịch vụ không mong muốn, hoặc đưa du khách vào các điểm mua sắm để từ đó HDV hưởng hoa hồng từ các cơ sở kinh doanh là hoàn toàn bất lợi cho du khách, làm méo mó hình ảnh du lịch của quốc gia nói chung và của Hải Phòng nói riêng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/04/2023