Thực Tế Lượng Khách Du Lịch Giai Đoạn 2013-2017 (Nghìn Lượt)

Nhận thức rõ tiềm năng du lịch thành phố Hải Phòngđược thiên nhiên ưu đãi, là điều kiện thuận lợi cho khai thác và phát triển du lịch biển, bằng hành động cụ thể, thành phố đã ban hành và triển khai Nghị quyết 147/2016/NQ- HĐND của Hội đồng nhân dẫn về uy hoạch tổng thể phát triển văn hoá, thể thao và du lịch thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đã khẳng định cần tăng cường công tác quản lí nhà nước về di sản, di tích; tiếp tục hướng dẫn các địa phương thực hiện công tác tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử, văn hoá xếp hạng cấp thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; hoàn thành đề án về nhiệm vụ giải pháp phát triển du lịch du lịch thành phố giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030; khảo sát xây dựng tuyến điểm du lịch mới tại các quận huyện Đồ Sơn, Kiến Thuỵ, Thuỷ Nguyên; Tích cực chuẩn bị hồ sơ Hạ Long - Cát Bà là di sản thiện nhiên thế giới trình UNESCO; triển khai hàng loạt công trình, cơ sở hạ tầng đồng bộ như tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Cầu Vượt biển Tân Vũ - Lạch Huyện nối liền với Đình Vũ - Cát Hải được đi vào sử dụng là đòn bẩy quan trọng cho sự phát triển du lịch tại Cát Bà. Quy hoạch Cát Bà đến năm 2025 và tầm nhìn 2050 là “cú hích” cho tiềm năng du lịch ngh dưỡng Cát Bà cất cánh, thực tiễn hóa mục tiêu đưa Cát Bà biến thành điểm du lịch xanh mang tầm quốc tế với định hướng phát triển sản phẩm du lịch. Trong tương lai gần, Hải Phòng sẽ trở thành một địa danh du lịch nổi tiếng trong nước và quốc tế, một trong những trọng điểm du lịch hấp dẫn ở vùng ven biển Bắc Bộ, góp phần xứng đáng trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam.

2.1.3. Hoạt đ ng du lịch biển của thành phố ải Ph ng

Trong thời gian qua, hoạt động du lịch tại Hải Phòng có những khởi sắc và chuyển biến tích cực, mang lại hiệu quả thiết thực. Bước đầu đã xây dựng được thương hiệu du lịch của thành phố, tạo bước chuyển biến căn bản trong việc nâng cao tính chuyên nghiệp và chất lượng dịch vụ du lịch, xây dựng văn hóa, đạo đức kinh doanh, đạo đức nghề, góp phần duy trì môi trường kinh doanh du lịch lành mạnh, tạo việc làm ổn định cho hàng vạn lao động, góp phần không

nhỏ vào việc phát triển kinh tế - xã hội chung của thành phố. Hoạt động du lịch Hải Phòng ngày càng có sự chuyển biến cả về lượng và chất, từng bước khẳng định được thương hiệu, vị thế, Hải Phòng dần trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước.

Thứ nhất, quy hoạch bản đồ du lịch của thành phố

Từ lâu nay, khách du lịch đến với Hải Phòng thường tập trung vào hai trọng điểm du lịch chính là quần đảo Cát Bà và bán đảo Đồ Sơn, trong đó Cát Bà đã bứt phá trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, các tuyến du lịch Hải Phòng - Vĩnh Bảo (đền Trạng Trình Nguyễn B nh Khiêm - Đình Nhân Mục - Miếu Cựu Điện - Làng nghề chạm khắc Bảo Hà), tuyến du lịch Hải Phòng - Tiên Lãng (suối nước khoáng nóng) đã góp phần không nhỏ trong việc định hình điểm đến du lịch của Hải Phòng.

Như sự khẳng định tiềm lực của ngành kinh tế mũi nhọn, ngoài những tuyến du lịch “truyền thống” nổi tiếng trên, gần đây UBND thành phố đã ra quyết định công nhận những tuyến du lịch chính, điều đó chứng minh rằng Hải Phòng giàu tiềm năng du lịch trên khắp địa bàn thành phố, gồm các tuyến sau:

Tuyến thứ nhất là tuyến du lịch nội thành tham quan di tích lịch sử như: Bảo tàng thành phố; Nhà hát thành phố, tượng Nữ tướng Lê Chân, đền Nghè, chùa Dư Hàng, đình Hàng Kênh, từ Lương Xâm thờ Đức Vương Ngô Quyền.

Tuyến thứ hai là tuyến du lịch Hải Phòng - Kiến Thụy - Đồ Sơn, bao gồm các điểm di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, ngh dưỡng, tắm biển: chùa tháp Tường Long, đền Bà Đế, biệt thự Bảo Đại, bến Nghiêng, bến tàu Không số, khu du lịch quốc tế Hòn Dấu, đảo Dấu (quận Đồ Sơn); di tích khu tưởng niệm vương triều nhà Mạc và từ đường họ Mạc, đền Mõ (huyện Kiến Thụy).

Tuyến thứ ba là tuyến du lịch Hải Phòng - Thủy Nguyên (tuyến du lịch Bắc sông Cấm) tham quan các điểm: đình Kiền Bái, chùa Mỹ Cụ, làng cau Cao Nhân, quần thể di tích lịch sử danh thắng cấp quốc gia Tràng Kênh - Bạch Đằng (quần thể di tích đền thờ Trần Quốc Bảo - Đền Tràng Kênh).

Việc công bố các tuyến điểm du lịch sẽ góp phần thúc đẩy khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch của địa phương nói chung và du lịch biển nói riêng, tạo không gian du lịch mới đa dạng, phong phú cho người dân Hải Phòng và du khách.

Thứ hai, nâng cao chất lượng hoạt động lữ hành

Tổng cục Du lịch đã tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một loạt các văn bản như Bộ Tiêu chí đánh giá điểm đến du lịch, Bộ Quy tắc Ứng xử văn minh du lịch và các kế hoạch tăng cường công tác quản lý, chấn ch nh hoạt động lữ hành, hướng dẫn du lịch và quản lý điểm đến du lịch. Có thể nói, các văn bản của Bộ trưởng ch đạo đã bao quát toàn diện các vấn đề trong lĩnh vực lữ hành, xác định rõ mục tiêu, biện pháp để tổ chức thực hiện, lấy yêu cầu nâng cao chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách du lịch làm thước đo đánh giá hoạt động lữ hành.

Vì vậy, công tác tăng cường quản lý, chấn ch nh hoạt động lữ hành được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, là một chiến dịch lớn của ngành Du lịch cả nước trong năm 2017. Tổng cục Du lịch đã phát động chiến dịch chấn ch nh và nâng cao chất lượng dịch vụ lữ hành, hướng dẫn du lịch và điểm đến du lịch trên toàn quốc, cụ thể đã phát động chiến dịch nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ lữ hành với thông điệp “Chuyên nghiệp, Uy tín, Chất lượng” cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế, hiệp hội lữ hành, câu lạc bộ du lịch; phát động chiến dịch nâng cao chất lượng hoạt động hướng dẫn du lịch với thông điệp “Chuyên nghiệp, Thân thiện, Yêu nghề” cho các HDV, thuyết minh viên du lịch; phát động chiến dịch nâng cao chất lượng dịch vụ tại điểm đến du lịch với thông điệp “Sạch sẽ, Hấp dẫn, Bản sắc, Thân thiện”; phát động ứng xử văn minh du lịch với thông điệp “Văn minh, Tự trọng, Trách nhiệm” cho khách du lịch; phát động chiến dịch nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch với thông điệp “Chuyên nghiệp, Thương hiệu, Chất lượng” cho tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch; phát động chiến dịch nâng cao chất lượng dịch vụ vận chuyển khách du lịch với thông điệp

An toàn, Chuyên nghiệp, Thân thiện”; phát động chiến dịch nâng cao chất lượng dịch vụ ẩm thực “Vệ sinh, An toàn, Văn minh, Chuyên nghiệp” cho các đối tượng là nhà hàng, cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống; phát động chiến dịch nâng cao chất lượng dịch vụ mua sắm “Uy tín, Chất lượng, Thân thiện” cho các cơ sở mua sắm phục vụ khách du lịch; phát động chiến dịch ứng xử văn minh của cộng đồng dân cư qua thông điệp “Hiếu khách, Thân thiện, Văn minh”. Những hoạt động trên truyền tải đến doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, độ ngũ quản lí doanh nghiệp và người làm du lịch cũng như du khách nhiều thông điệp có ý nghĩa to lớn, có sức lan toả đến nhiều địa phương trong cả nước trong đó có Hải Phòng.

Tính đến thời điểm cuối năm 2017, trên địa bàn thành phố Hải Phòng có 69 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, trong đó 20 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế (17 doanh nghiệp lữ hành quốc tế và 03 chi nhánh lữ hành quốc tế), 44 doanh nghiệp lữ hành nội địa , 01 chi nhánh lữ hành nội địa và 04 đại lý lữ hành. Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế được hướng dẫn triển khai thí điểm cấp thị thực điện tử, sử dụng phiên dịch hỗ trợ HDV trong công tác giới thiệu và phục vụ khách du lịch theo chương trình du lịch.

Trong 05 năm trở lại đây, ngành Du lịch Hải Phòng đã có những bước phát triển mạnh mẽ thể hiện rõ qua tổng số khách du lịch đến với thành phố này và doanh thu du lịch tăng mạnh qua từng năm. Quy mô du lịch của Hải Phòng phát triển nhanh, luôn giữ mức tăng trưởng khá và ổn định, lượng khách du lịch bao gồm khách quốc tế và khách nội địa đến đến Hải Phòng tăng dần, trung bình mỗi năm tăng khoảng 200.000 – 500.000 khách.

Biểu đồ 2.1. Thực tế lượng khách du lịch giai đoạn 2013-2017 (nghìn lượt)


Nguồn số liệu Báo cáo hoạt động của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hải 1

Nguồn số liệu: Báo cáo hoạt động của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Phòng [32,33,34,35,36,37].

Theo báo cáo năm 2017 của Sở Du lịch Hải Phòng, năm 2016 – 2017 lượng khách gia tăng mạnh, từ mức 5,9 triệu lượt khách tăng lên mức 6.706,5 nghìn lượt khách, vượt kế hoạch HĐND thành phố giao 6.500 nghìn lượt khách . Như vậy, năm 2017 tăng 12,45% so với cùng kì năm 2016, tăng 0,1% so với kế hoạch năm 2017, trong đó khách quốc tế đạt 811.000 lượt, tăng 8,42% so với cùng kì năm 2016, tăng 1,76% so với kế hoạch năm 2017. Tổng doanh thu trực tiếp từ lĩnh vực du lịch ước đạt 2.650 t đồng, tăng 11,6% so so với cùng kì năm 2016, tăng 8,16% so với kế hoạch năm 2017.

Xu hướng du khách đến với du lịch biển Hải Phòng ngày một tăng chứng tỏ sự thu hút của cảnh quan thiên nhiên vùng biển đối với du khách, khẳng định sự phát triển mạnh mẽ của du lịch biển và vị thế của du lịch Hải Phòng cũng như triển vọng phát triển của ngành kinh tế mũi nhọn này trong nền kinh tế chung của cả thành phố. Sự phát triển du lịch biển không ch tạo ra thu nhập cho hàng ngàn lao động trực tiếp trong ngành, mà còn tạo thêm thu nhập và nhiều việc làm cho cộng đồng người dân ven biển.

Khách du lịch đến thành phố Hải Phòng chủ yếu là khách đi du lịch biển. Số lượng khách du lịch quốc tế đến vùng biển Hải Phòng chiếm 71,2% tổng lượng khách du lịch quốc tế đến Hải Phòng, khách du lịch nội địa đến vùng biển Hải Phòng chiếm 90% tổng lượng khách du lịch nội địa đến Hải Phòng. Trong số các vùng du lịch ven biển Hải Phòng thì Cát Bà và Đồ Sơn là hai trọng điểm du lịch chủ yếu thu hút số lượng đông đảo cả trong và ngoài nước. Đặc biệt, Cát Bà đã bứt phá trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế, tính đến đầu tháng 11-2017, Cát Bà cán mốc kỷ lục mới, đón vị khách Việt Nam thứ 2 triệu (nghệ sỹ nhân dân Tự Long) và vị khách quốc tế thứ 450 nghìn (Đại sứ Cộng hòa Séc tại Việt Nam, Vitsezslaw Grepl). Sự tăng trưởng nhanh của du lịch trên đảo Cát Bà là yếu tố quan trọng giúp du lịch Hải Phòng hoàn thành kế hoạch đón 6,7 triệu lượt khách trong năm 2017.


Biểu đồ 2.2 T lệ khách du lịch quốc tế đến biển Hải Phòng năm 2017


Vùng biển



Vùng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.


8.8, 29%

71.2, 71%

Nguồn : Báo cáo hoạt động của Sở Du lịch Hải Phòng năm 2017 [37].

Biểu đồ 2.3 T lệ khách du lịch nội địa đến biển Hải Phòng năm 2017


Vùng biển

Vùng c



10%


90%

Nguồn : Báo cáo hoạt động của Sở Du lịch Hải Phòng năm 2017 [37].

Đạt được kết quả trên là do các sản phẩm du lịch biển Cát Bà và các tuyến điểm du lịch vùng phụ cận ngày một phong phú, chương trình du lịch ngày càng có chất lượng, hấp dẫn hơn. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng của thành phố Hải Phòng ngày càng được cải thiện, điều kiện đi lại thuận lợi, đặc biệt là việc khánh thành cầu Tân Vũ - Lạch Huyện kết nối giữa nội thành Hải Phòng với huyện đảo Cát Hải nên đã thu hút đông đảo khách du lịch từ các t nh, thành phố trong cả nước đến với Hải Phòng; Cảng Hàng không quốc tế Cát Bi đi vào hoạt động, có đường bay thẳng đến các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan nên khách du lịch khu vực Đông Bắc Á đến Hải Phòng tăng cao so với những năm trước. Song, các doanh nghiệp du lịch cần phải hướng việc chi tiêu của khách vào phần không có giới hạn, đó là việc mua sắm, dịch vụ giải trí và sử dụng sản phẩm công cộng khác để tăng thêm nguồn thu từ hoạt động du lịch.

Thứ ba, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ hướng dẫn viên

Hướng dẫn viên du lịch là người có vai trò như một “đại sứ”, họ là người thay mặt, đại diện cho đất nước, cho công ty lữ hành đón tiếp khách. Vai trò của

người HDV du lịch là cầu nối giữa các vùng miền của quốc gia cũng như cầu nối hữu nghị giữa Việt Nam với bạn bè năm châu, đồng thời cũng là cầu nối cho du khách tiếp cận các nền văn hóa khác nhau.

Để đáp ứng được được yêu cầu này HDV du lịch cần được đào tạo bài bản và thường xuyên được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng, trau dồi nghiệp vụ du lịch mới có thể tạo nên sự uy tín và thương hiệu cho chính bản thân HDV du lịch, cho doanh nghiệp.

Tổng số HDV du lịch trên địa bàn Hải Phòng đã được cấp thẻ mới, đổi thẻ và cấp lại thẻ là 378, trong đó : 174 thẻ HDV quốc tế, 204 thẻ HDV nội địa. Năm 2017 Sở Du lịch Hải Phòng đã thẩm định và ra quyết định cấp mới 27 thẻ HDV du lịch quốc tế ; 51 thẻ HDV nội địa; 60 giấy chứng nhận thuyết minh viên du lịch; đổi 21 thẻ HDV nội địa, 22 thẻ HDV quốc tế. Bên cạnh đó nhiều lớp bồi dưỡng kiến thức định kỳ cho HDV du lịch được tổ chức để cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình khóa học, từ đó làm cơ sở cấp đổi thẻ HDV đến hạn.

Ngoài việc cấp, đổi thẻ HDV, thuyết minh viên, sở Du lịch Hải Phòng đã tổ chức thành công lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho người điều khiển và nhân viên phục vụ trên các phương tiện đường bộ và đường thủy nội địa vận chuyển khách du lịch tại Cát Bà và cấp 120 giấy chứng nhận cho các học viên có đủ điều kiện tham gia khóa học nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ vận chuyển khách du lịch, đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của du khách.

Thứ tư, đầu tư cơ sở vật chất, cải thiện chất lượng dịch vụ lưu trú du lịch và các dịch vụ khác

Đối với dịch vụ lưu trú du lịch

Tính đến năm 2017, toàn thành phố có gần 450 cơ sở lưu trú tương ứng với 10.000 phòng. Trong đó có 236 cơ sở lưu trú được xếp hạng từ một đến 5 sao. Phân bố các khách sạn chủ yếu ở hai khu du lịch biển Đồ Sơn và Cát Bà và trong nội thành Hải Phòng. Riêng khu vực Cát Bà có 211 cơ sở lưu trú du lịch tương ứng với khoảng 4.000 phòng, ngoài ra khoảng 70 hộ dân có phòng trọ cho khách du lịch thuê (300 phòng). Hải Phòng quy tụ rất nhiều doanh nghiệp FDI

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/04/2023