Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Trong Hoạt Đ Ng Hư Ng Dẫn Du Lịch

Xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động lữ hành

Như trên đã phân tích, trong hoạt động kinh doanh lữ hành tại thành phố Hải Phòng đã phát hiện nhiều sai phạm, của các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lữ hành, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch biển.

Qua công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý nhà nước về du lịch, trong những năm vừa qua Sở Du lịch thành phố Hải Phòng tiến hành thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật về hoạt động lữ hành, hướng dẫn và vận chuyển khách du lịch trên địa bàn; các quy định về vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, về niêm yết giá; về khắc phục tình trạng ăn mày, ăn xin tại các điểm đến du lịch.

Trong năm 2017 thành phố đã kiểm tra 48 doanh nghiệp lữ hành, trong đó phát hiện 11 doanh nghiệp có sai phạm về hoạt động kinh doanh lữ hành, tiến hành ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 9 trường hợp, nhắc nhở 2 trường hợp. Các lỗi vi phạm chủ yếu là kinh doanh lữ hành quốc tế khi không có giấy phép và không đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn doanh nghiệp kinh doanh lữ hành.

Trong thanh tra, kiểm tra xử lý VPHC về hoạt động lữ hành, có một số vụ vi phạm phải xử lý như công ty TNHH Du lịch và Thương mại Minh Diễm. Qua công tác nắm tình hình lĩnh vực du lịch trên địa bàn thành phố, Đội An ninh thông tin truyền thông và du lịch (Đội 5) Phòng PA81-Công an Thành phố Hải Phòng đã phát hiện bà Nguyễn Thị Diễm, là Giám đốc Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Minh Diễm (có trụ sở tại xã Lâm Động, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng) tổ chức tour du lịch nước ngoài mặc dù chưa có giấy phép lữ hành quốc tế.

Tiến hành xác minh tìm hiểu, các trinh sát phát hiện vào tháng 6-2017, bà Nguyễn Thị Diễm đã ký hợp đồng về việc cung cấp dịch vụ tổ chức chương trình du lịch quốc tế cho 62 hành khách là cán bộ, công nhân viên của Công ty Thủy lợi Thủy Nguyên đi du lịch Thái Lan. Giá bán tour là 6,9 triệu đồng/người, tổng tiền là 427,8 triệu đồng. Từ ngày 28/6/2017 đến ngày 07/7/2017, Công ty

Thủy lợi Thủy Nguyên đã tổ chức cho nhân viên đi du lịch Thái Lan chia thành 2 đoàn và đi làm 2 đợt.

Như vậy trên cơ sở các tài liệu, chứng cứ thu thập được và qua đấu tranh, xác minh tìm hiểu, Phòng PA81 đã nhanh chóng làm rõ vụ việc. Tại cơ quan công an, bà Nguyễn Thị Diễm đã thừa nhận: Công ty Minh Diễm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành nội địa, không có chức năng tổ chức tour du lịch nước ngoài và chưa được cơ quan quản lý nhà nước cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế. Mặc dù vậy nhưng bà Diễm vẫn đứng ra tổ chức cho Công ty Thủy Lợi Thủy Nguyên đi du lịch Thái Lan; Bà Diễm cũng thừa nhận hoạt động đưa dẫn khách tham quan du lịch Thái Lan đã vi phạm Luật du lịch và các quy định pháp luật liên quan. UBND thành phố ra quyết định xử phạt hành chính với số tiền 45 triệu đồng đối với bà Nguyễn Thị Diễm.

Hoạt động tổ chức tour du lịch nước ngoài trong khi không có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế đã xâm phạm đến trật tự quản lý nhà nước về du lịch, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh, an toàn cho hành khách cũng như ảnh hưởng đến ANTT trong lĩnh vực du lịch lữ hành trên địa bàn thành phố.

Qua 9 lần ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lữ hành, nhận thấy hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lữ hành của thành phố Hải Phòng là đúng quy định về mức phạt, về thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Nghị định 158/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Tổng số tiền thu được từ hoạt động xử phạt là 102 triệu đồng. Tuy nhiên, kết quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành của thành phố Hải Phòng vẫn còn những điểm hạn chế như: Số vụ xử phạt không phản ánh kịp thời số vi phạm xảy ra trên địa bàn. Trong thực tế, với khoảng 70 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trên địa bàn thành phố (trong đó có nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện doanh nghiệp kinh doanh lữ hành lớn của cả nước đóng tại Hải Phòng), số lượng các vi phạm về lĩnh vực lữ hành của thành phố Hải Phòng có thể tương đối nhiều. Tuy nhiên, trong năm mới ch xử lý được

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

09 trường hợp là kết quả không nhiều. Bên cạnh đó một số hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lữ hành cho thấy tính hiệu quả không cao. Ví dụ như doanh nghiệp bị xử phạt, nhưng sau đó cũng đóng cửa, không hoạt động dẫn đến việc quyết định xử phạt không đi vào thực tiễn.

2.2.2. Xử lý vi phạm hành chính trong hoạt đ ng hư ng dẫn du lịch

Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển - từ thực tiễn thành phố Hải Phòng - 10

Hướng dẫn du lịch là một hoạt động thường xuyên của kinh doanh du lịch nói chung và du lịch biển nói riêng. Hướng dẫn du lịch đòi hỏi những trình độ, nghiệp vụ chuyên sâu nhất định. Để đảm bảo quyền và lợi ích của khách du lịch Nhà nước đã ban hành các tiêu chuẩn và phạm vi về hoạt động hướng dẫn du lịch. Các tiêu chuẩn và phạm vi này là cơ sở để các tổ chức, cá nhân hành nghề hướng dẫn du lịch tuân thủ khi tham gia hoạt động này.

Các vi phạm về hướng dẫn du lịch tại vùng biển Hải Phòng chủ yếu là các hành vi vi phạm về thẻ HDV; hoạt động cung cấp thông tin, kết nối dịch vụ, dẫn khách du lịch, hỗ trợ khách du lịch sử dụng các dịch vụ theo chương trình du lịch (cụ thể là nội dung thuyết minh, thông tin về lịch trình, chương trình du lịch, phổ biến các biện pháp bảo đảm an toàn cho khách du lịch); vấn đề người nước ngoài hoạt động hướng dẫn du lịch “chui” tại Hải Phòng có thể nhận định chưa phát hiện, bởi lượng khách quốc tế đến vùng biển Hải Phòng chưa nhiều và chủ yếu là khách lẻ.

Trong quá trình quản lý nhà nước về du lịch nói chung trong đó có du lịch biển nói riêng, Sở du lịch và các cơ quan chuyên môn của thành phố Hải Phòng đã kiểm tra hơn 100 lượt HDV du lịch tại các điểm du lịch Cát Bà, Đồ Sơn và nội thành Hải Phòng, phát hiện vi phạm và xử phạt trên 50 triệu đồng đối với các vi phạm trong lĩnh vực hướng dẫn du lịch như sau:

Một là, các vi phạm về điều kiện HDV du lịch. Theo tiêu chuẩn hiện nay, HDV du lịch nội địa hoặc HDV du lịch quốc tế phải đáp ứng những tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định của Luật Du lịch. Tuy nhiên, qua công tác thanh tra,

kiểm tra đã phát hiện 25 trường hợp HDV du lịch trên địa bàn thành phố Hải Phòng không đáp ứng được tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định.

Hai là, HDV du lịch của một số công ty lữ hành chưa được cấp thẻ HDV của Sở du lịch Hải Phòng nhưng do vào mùa cao điểm, doanh nghiệp đã bố trí cho HDV thực hiện việc dẫn đoàn đi lễ hội. Sở Du lịch Hải Phòng đã kịp thời phát hiện và chấn ch nh trong thời gian vừa qua, đồng thời Sở Du lịch Hải Phòng đã quán triệt các phòng chuyên môn đẩy nhanh tiến độ cấp chứng nhận HDV du lịch để các công ty đủ điều kiện kinh doanh lữ hành nhanh chóng có đủ số HDV đáp ứng được yêu cầu, đã phát hiện 5 trường hợp không có HDV và đã ra quyết định xử phạt. Hiện nay, lực lượng liên ngành đã tăng cường triển khai kiểm tra thường xuyên tại các khu du lịch.

Ba là, có hiện tượng HDV đã vi phạm quy định về lịch trình dẫn đoàn, dẫn đoàn ngoài các địa điểm đã đăng ký, một số HDV liên kết với các nhà hàng, khách sạn hoặc tàu thuyền du lịch nhằm hưởng hoa hồng từ dịch vụ môi giới khách, dẫn đến du khách bị “chặt chém” về giá cả dịch vụ. Tuy nhiên du khách không cung cấp đầy đủ thông tin cho cơ quan chức năng khiến việc vào cuộc truy tìm và xử lý là khó khả thi.

Hiện nay, nhiều trọng điểm du lịch trên cả nước nói chung xuất hiện tình trạng HDV du lịch chui. Đặc biệt, HDV du lịch Trung Quốc không có giấy phép cũng đã sang Việt Nam làm hướng dẫn du lịch. Với trình độ hiểu biết lịch sử, văn hóa, và kinh tế xã hội của Việt Nam một cách hạn chế, những HDV này gây ra sự hiểu nhầm, “xuyên tạc” lịch sử Việt Nam gây ra tình trạng bức xúc trong dư luận.

Với mức giá siêu rẻ, các công ty Trung Quốc đã tự tổ chức những tour du lịch trọn gói theo hệ thống khép kín tại Việt Nam. Họ sử dụng những HDV du lịch dẫn khách theo hành trình trọn gói, từ đặt khách sạn, nhà hàng tới lựa chọn các điểm mua sắm, vui chơi nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Vì hạ thấp giá tour nên họ đẩy giá các dịch vụ khác ở Việt Nam tăng cao nhiều lần để bù chi phí. Điều

này không ch khiến người dân địa phương nước ta không được hưởng lợi từ du lịch, mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng chất lượng dịch vụ và hình ảnh điểm đến Việt Nam, khiến những doanh nghiệp lữ hành chân chính trong nước gặp không ít khó khăn ngay trên sân nhà.

Để qua mặt cơ quan chức năng, họ sẵn sàng thuê người Việt Nam có thẻ HDV du lịch làm “sitting guide” đi cùng đoàn. Nhiệm vụ của “sitting guide” là ngồi một chỗ, không cần làm gì, ch cần xuất trình thẻ để đối phó khi có cơ quan chức năng kiểm tra, còn mọi việc từ thuyết minh tới mua bán đã có HDV du lịch người Trung Quốc đảm nhiệm. Có một số trường hợp sau khi đồng ý làm mới biết mình ch là “bình phong”, song vì tâm lý lo sợ cho nên cũng không dám phản kháng.

Gọi là “chui” song những HDV du lịch Trung Quốc lại ngang nhiên hoạt động. Thủ đoạn thông thường là giả dạng làm du khách, có những người khi phát hiện bị trục xuất về nước, một thời gian sau lại quay trở lại hành nghề. Không ít công ty sử dụng người Trung Quốc hướng dẫn nhưng khi được kiểm tra thì báo cáo là phiên dịch. Tình trạng này không ch khiến những người Việt Nam làm HDV tiếng Trung Quốc bị mất công ăn việc làm ngay trên đất nước mình, nghiêm trọng hơn, họ bị mạo nhận là những HDV du lịch bản địa để thuyết minh về văn hóa, lịch sử Việt Nam, trong khi việc giới thiệu danh lam thắng cảnh, lịch sử, văn hóa Việt Nam cho du khách quốc tế vốn là trách nhiệm được giao cho đội ngũ HDV du lịch trong nước thì nay ở một số nơi trách này đã gần như thuộc về HDV du lịch người Trung Quốc, với những thuyết minh xuyên tạc gây bức xúc dư luận như biển Mỹ Khê - Đà Nẵng thuộc về Trung Quốc.

Cảnh giác trước tình hình trên, Sở Du lịch Hải Phòng phối hợp với Sở ngoại vụ và Công an thành phố đã kiểm tra, rà soát nhằm ngăn chặn, phát hiện HDV du lịch “chui” và chuẩn bị kỹ lưỡng những phương án để xử lý để đảm bảo tình trạng HDV du lịch “chui” không diễn ra. Đồng thời các lực lượng chức năng thành phố Hải Phòng đã thực hiện tương đối tốt việc xử lý VPHC trong

hoạt động HDV du lịch, tuy nhiên, trong thời gian tới thành phố cũng cần tăng cường kiểm tra, thanh tra và xử lý dứt điểm mọi vi phạm trong hoạt động này.

2.2.3. Xử lý vi phạm hành chính trong hoạt đ ng lưu tr du lịch và các dịch vụ bổ sung

Dịch vụ lưu trú du lịch, dịch vụ ăn uống và các dịch vụ bổ sung trong cơ sở lưu trú là hoạt động phổ biến, thường xuyên trong bất cứ chương trình du lịch nào mà du khách đã lựa chọn. Hầu như mọi khách du lịch đều cần nhu cầu lưu trú, ăn uống và sử dụng các dịch vụ khác khi đến một vùng đất mới. Đây cũng chính là hoạt động giữ lại giá trị thặng dư cao cho vùng đất mà nơi du khách đến. Trong bối cảnh cạnh tranh thu hút khách giữa các trung tâm du lịch lớn trong cả nước ngày càng gia tăng như hiện nay, du lịch Hải Phòng cần phải được tăng cường quản lý, trú trọng kiểm soát tình hình an ninh trật tự, an toàn cho du khách, đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả, chất lượng dịch vụ… đảm bảo cho du khách đến Hải Phòng tham quan, ngh dưỡng trong các dịp lễ được an toàn, thoải mái, có ấn tượng đối với các điểm đến du lịch của thành phố.

Thực tế du lịch biển Hải Phòng đang bị ảnh hưởng bởi một số cá nhân hoạt động kinh doanh theo kiểu “chộp giật”, vì lợi ích trước mắt. Bước vào mùa du lịch hàng năm, chính quyền đã ch đạo các cơ quan chức năng liên quan tổ chức hướng dẫn các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở lưu trú, các doanh nghiệp vận tải khách trên địa bàn huyện đăng ký niêm yết giá và bán theo giá niêm yết.

Theo đó, các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch phải đăng ký giá dịch vụ lưu trú. Bảng giá đã đăng kí này được niêm yết công khai tại quầy lễ tân của các cơ sở để du khách dễ dàng nắm bắt thông tin tránh trường hợp bị ép giá. Mức giá đăng ký phải là giá mà các doanh nghiệp, chủ cơ sở lưu trú bảo đảm phù hợp với tiêu chuẩn, quy cách cũng như chất lượng dịch vụ của cơ sở.

Tuy nhiên đến nay có đơn vị vẫn không thực hiện theo hướng dẫn của các cơ quan chức năng. Hiện còn một số khách sạn, nhà hàng không thực hiện niêm

yết giá. Vào những ngày cao điểm, đông khách vẫn còn những nhà hàng bán đồ ăn, thức uống với giá cao hơn thực đơn niêm yết. Một số đơn vị tự ý nâng giá phòng lên mức cao gấp 1,5 đến 2 lần giá niêm yết. Đặc biệt hiện tượng này thường tập trung ở các cơ sở kinh doanh ăn uống và cơ sở lưu trú nhỏ lẻ, các khách sạn nhà ngh giá rẻ, bình dân, chưa đủ tiện nghi và điều kiện kinh doanh lưu trú, chưa được cấp phép lưu trú nhưng đã nhận khách lưu trú du lịch. Ngoài ra còn có trường hợp có giấy phép nhưng lại kinh doanh vượt quá danh mục hàng hoá dịch vụ đăng kí ban đầu, ví dụ kinh doanh dịch vụ mát xa, karaoke không xin phép.

Điều đáng quan tâm là các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch sẽ là nơi trực tiếp phục vụ du khách ngh ngơi và ăn uống, vì vậy rất cần thiết phải thực hiện quy định về niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết, bình ổn giá phòng, giá dịch vụ trong các ngày cao điểm; thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng cường công tác vệ sinh môi trường ở trong và xung quanh khu vực; phổ biến hướng dẫn khách du lịch thực hiện các quy định khi tắm biển, tắm hồ bơi, khi chơi các môn thể thao trên biển, tham gia các loại hình du lịch mạo hiểm khám phá biển và bảo đảm trật tự an toàn giao thông; cảnh báo khách khi sử dụng các dịch vụ bên ngoài cơ sở lưu trú không đảm bảo chất lượng, không niêm yết giá.

Quan điểm của ngành quản lý du lịch là xây dựng Việt Nam trở thành điểm đến an toàn, hấp dẫn, thân thiện. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam từng nói, "chặt chém" là nỗi sợ hãi của du khách tới Việt Nam. Thực tế tình trạng “chặt chém” du khách là một vấn nạn của ngành du lịch, cần quan tâm ch đạo, kiểm tra xử lý nghiêm.

Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh hoạt động trú du lịch và các dịch vụ bổ sung

Trong năm 2016 , đoàn công tác do Tổng cục Du lịch chủ trì phối hợp với Thanh tra Bộ VHTTDL, Sở Du lịch Hải Phòng tiến hành kiểm tra đột xuất 10 khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hải Phòng. Qua kiểm tra, ch có 5 trong tổng số 10 khách sạn, khu ngh dưỡng đợt kiểm tra này giữ được hạng sao đã công nhận

là: Khu ngh dưỡng Sông Giá golf resort 5 sao (huyện Thủy Nguyên); khu ngh dưỡng Cat Ba Island resort and Spa 4 sao (thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải); khách sạn Hùng Long Habour 3 sao (thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải); khách sạn Level 3 sao (quận Ngô Quyền); khách sạn Princess 3 sao (quận Ngô Quyền). 3 khách sạn được cho thời hạn 03 tháng để khắc phục những hạn chế là khách sạn AVANI Habour View 4 sao (quận Ngô Quyền); Làng quốc tế Hướng Dương 4 sao (quận Ngô Quyền); khách sạn Sea Pearl 3 sao (thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải). 2 khách sạn còn lại không đạt chuẩn là Khách sạn Hữu Nghị 4 sao (quận Hồng Bàng) và khách sạn Holiday View 3 sao (thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải) được đoàn kiểm tra kiến nghị Tổng cục trưởng TCDL ra quyết định thu hồi quyết định công nhận hạng lưu trú của 2 khách sạn này.

Trong năm 2017, Sở Du lịch thành phố Hải Phòng phối hợp với các quận Đồ Sơn, Huyện Cát Hải triển khai công tác thanh tra, kiểm tra đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường tại các điểm đến; bên cạnh đó, lực lượng Thanh tra du lịch đã tiến hành thanh tra, kiểm tra với tần suất đều đặn tại các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch, đã phát hiện những vi phạm về niêm yết giá, vi phạm về thủ tục thẩm định cơ sở lưu trú và đã kịp thời chấn ch nh, xử phạt 20 đơn vị vi phạm, đồng thời tập trung ngăn chặn tình trạng bán hàng rong - vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, nơi lòng đường đô thị, trên v a hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, cấm kinh doanh dịch vụ ăn uống, cấm làm nơi trông, giữ xe. Điều này thể hiện rõ sự kiên quyết trong xử lý những vi phạm của các cơ quan chức năng của thành phố Hải Phòng.

Thời gian qua, thành phố Hải Phòng đã tích cực giao nhiệm vụ cho lực lượng chức năng tăng cường liên tục công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về niêm yết giá, giải quyết khiếu nại theo đường dây nóng. Đơn cử gần đây đã xảy ra vụ việc tàu du lịch MH có hành vi gian lận khi tính toán chi phí dịch vụ ăn uống trên tàu và chuyến tham quan Cát Bà với hóa đơn gần 10 triệu đồng. Ngay sau khi nắm được thông tin sai phạm, UBND huyện Cát Hải đã có văn bản đề nghị

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 11/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí