Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển - từ thực tiễn thành phố Hải Phòng - 6

Nguyên tắc này vô cùng quan trọng, đó chính là sự ghi nhận quyền giải trình của của chủ thể có thẩm quyền và chủ thể bị xử lý hành chính trong việc xử lý VPHC nói chung và xử lý VPHC trong du lịch nói riêng. Nguyên tắc này được cụ thể hoá tại điều 61 Luật xử lý VPHC 2012.

Mặc dù trên thực tế dù pháp luật trước đây không có quy định nhưng trước khi xử lý VPHC chủ thể có thẩm quyền vẫn phải xác định có VPHC xảy ra hay không để làm cơ sở tiến hành hoạt động xử lý VPHC. Tuy nhiên quan hệ phát sinh từ xử lý VPHC thực chất là một quan hệ quản lý hành chính Nhà nước nên mang đặc trưng là sự áp đặt ý chí của bên sử dụng quyền lực Nhà nước đối với bên VPHC và rất dễ khiến chủ thể có thẩm quyền sẽ áp đặt ý chí một cách chủ quan. Do đó việc quy định rõ trách nhiệm chứng minh vi phạm là đề cao trách nhiệm của chủ thể có thẩm quyền trong việc đảm bảo tính căn cứ thực tiễn của các quyết định xử phạt được ban hành sau này. Mặt khác nguyên tắc này cũng thể hiện sự bảo vệ quyền con người thông qua việc cá nhân, tổ chức có quyền chứng minh mình không vi phạm hành chính có thể tự mình hoặc thông qua người đại diện để thực hiện quyền chứng minh. Việc chứng minh này giúp các chủ thể là đối tượng của quyết định xử phạt hoặc xử lý hành chính tự bảo vệ mình, tránh bị nhìn nhận, đánh giá vụ việc không đầy đủ, thiếu khách quan và dẫn đến xử lý vụ việc thiếu chính xác minh bạch.

Thứ sáu, đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Phạt tiền là một biện pháp chế tài được áp dụng phổ biến khi xử lý VPHC nói chung và xử xử lý VPHC trong lĩnh vực du lịch nói riêng, tuy nhiên cũng như các biện pháp chế tài khác, mục đích của xử phạt là trừng trị, giáo dục chung cho xã hội. Do đó mức phạt tiền đưa ra phải phù hợp với hành vi xâm hại, tính chất mức độ xâm hại của hành vi mang đồng thời mang tính giáo dục đối với đối tượng vi phạm.

Nghị định 153/2013/NĐ-CP quy định: Phạt tiền t 40.000.000 đồng đến

50.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế mà không có Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc [11]. Theo quy định này cá nhân vi phạm bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, còn đối với các pháp nhân vi phạm thì mức phạt tiền sẽ gấp đôi là từ 80.000.000 đồng đến

90.000.000 đồng. Tuy nhiên, cùng một hành vi VPHC kể trên thì mức độ xâm hại của cá nhân và tổ chức là như nhau nhưng thực hiện xử phạt tổ chức gấp đôi cá nhân.

Về h nh thức xử phạt

Hình thức xử phạt vi phạm hành chính nói chung đều thể hiện sự trừng phạt, răn đe của pháp luật hành chính đối với những cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm các quy tắc quản lý nhà nước thông qua việc buộc người vi phạm phải gánh chịu những hậu quả bất lợi về vật chất hoặc tinh thần. Bên cạnh đó, hình thức xử phạt còn mang tính giáo dục đối với cá nhân, tổ chức bị xử phạt, góp phần nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc chấp hành pháp luật và các quy tắc quản lý nhà nước.

Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch bao gồm [30]:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

- Hình thức xử phạt chính, gồm: cảnh cáo phạt tiền;

- Hình thức xử phạt chính hoặc bổ sung, gồm: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính); Trục xuất.

Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển - từ thực tiễn thành phố Hải Phòng - 6

Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính ch bị áp dụng một hình thức xử phạt chính đối với cùng một hành vi vi phạm, tuy nhiên có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung. Hình thức xử phạt bổ sung ch được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính.

Cảnh cáo: được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Hình thức xử phạt cảnh cáo được quyết định bằng văn bản. Việc áp dụng hình thức xử phạt này được tiến hành với thủ tục đơn giản, không phải lập biên bản vi phạm.

Trong xử phạt VPHC về du lịch, đây là trường hợp duy nhất pháp luật quy định áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo đối với HDV du lịch, thuyết minh viên có hành vi không đeo thẻ, giấy chứng nhận trong khi hành nghề [11]. Việc áp dụng cảnh cáo đối với hành vi này là tương đối hợp lý vì mức độ vi phạm nhẹ, hậu quả gây ra có thể không đáng kể đối với xã hội, tuy nhiên trên thực tế hình thức cảnh cáo ít có tính răn đe, ít tác dụng hơn nhiều so với hình thức phạt tiền.

Phạt tiền: là hình thức xử phạt chính được áp dụng nhiều nhất đối với các hành vi vi phạm hành chính. Hình thức xử phạt này tác động trực tiếp đến quyền lợi vật chất, gây hậu quả bất lợi cho người vi phạm. Mức phạt tiền thể hiện mức cưỡng chế của Nhà nước đối với người vi phạm, thể hiện sự đánh giá của Nhà nước về tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm xâm hại trật tự quản lý hành chính nhà nước. Do đó, đây là hình thức xử phạt đem lại hiệu quả cao nhất trong phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật hành chính về du lịch.

Nhà nước quy định mức phạt tối thiểu và mức tối đa, để trên cơ sở đó, căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, nhân thân người vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt quyết định mức phạt cho phù hợp. Trong lĩnh vực du lịch, Nghị định 158/NĐ-CP cũng quy định mức phạt đối với từng loại hành vi từ mức tối thiểu cho đến mức tối đa dựa trên cơ sở xem xét tính chất, mức độ xâm hại của hành vi phạm cụ thể. Ví dụ:

Vi phạm quy định về kinh doanh lữ hành mức phạt từ 1.000.000 đồng đến

50.000.000 đồng

Vi phạm quy định về hướng dẫn du lịch phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ

200.000 đồng đến 20.000.000 đồng

Vi phạm quy định về kinh doanh lưu trú du lịch phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng

Quy định về mức phạt tiền trong lĩnh vực du lịch tại định tại Nghị đinh 158/2013/NĐ-CP và Nghị định 28/2017/NĐ-CP là phù hợp với quy định về mức phạt tối đa đối với lĩnh vực du lịch được quy định tại điều 24 Luật xử lí vi phạm hành chính 2012 là 50.000.000 đồng.

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn

Đối với mỗi vi phạm hành chính, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn [28]. Đây có thể là hình thức xử phạt chính nhưng cũng có thể là hình thức xử phạt bổ sung nhằm mục đích hỗ trợ cho hình thức xử phạt chính, được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính.

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng ch hành nghề (từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành). Ví dụ, tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế từ 12 tháng đến 24 tháng đối với hành vi cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng tư cách pháp nhân, tên, giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế để hoạt động kinh doanh lữ hành. Trong trường hợp này tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế có thời hạn được coi là hình thức xử phạt chính. Tuy nhiên hình thức này cũng có thể là hình thức xử phạt bổ sung, đơn cử trong trường hợp HDV cho người khác sử dụng thẻ HDV du lịch, giấy chứng nhận thuyết minh viên thì ngoài hình thức phạt tiền còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là tước quyền sử dụng thẻ HDV du lịch từ 6 tháng đến 12 tháng.

Đình chỉ hoạt động có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong các trường hợp sau [28]:

- Đình ch một phần hoạt động gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà theo quy định của pháp luật phải có giấy phép;

- Đình ch một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc hoạt động khác mà theo quy định của pháp luật không phải có giấy phép và hoạt động đó gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường và trật tự, an toàn xã hội.

Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính

Tương tự như hình thức tước quyền sử dụng giấy phép, chứng ch hành nghề có thời hạn hoặc đình ch hoạt động có thời hạn, hình thức xử phạt tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. Đây có thể là hình thức xử phạt chính nhưng cũng có thể là hình thức xử phạt bổ sung nhằm mục đích hỗ trợ cho hình thức xử phạt chính, được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính.

Trong xử phạt vi phạm hành chính về du lịch, hình thức này được quy định như hình thức xử phạt bổ sung trong trường hợp HDV sử dụng thẻ HDV du lịch, giấy chứng nhận thuyết minh viên của người khác [11].

Về thẩm quyền xử phạt

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được hiểu là phạm vi quyền lực nhà nước được giao cho cá nhân, tổ chức để áp dụng các hình thức xử phạt hành chính. Thẩm quyền xử phạt VPHC trong lĩnh vực du lịch, có bốn nhóm chủ thể có thẩm quyền xử phạt, đó là:

Nhóm thứ nhất, thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

Phạt cảnh cáo;

Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt trên.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

Phạt cảnh cáo;

Phạt tiền đến 25.000.000 đồng

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng ch hành nghề có thời hạn hoặc đình ch hoạt động có thời hạn;

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt trên

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

Phạt cảnh cáo;

Phạt tiền đến 50.000.000 đồng

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng ch hành nghề có thời hạn hoặc đình ch hoạt động có thời hạn;

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

Nhóm thứ hai, thẩm quyền của cơ quan Thanh tra chuyên ngành

- Thanh tra viên văn hóa, thể thao và du lịch có quyền:

Phạt cảnh cáo;

Phạt tiền đến 500.000 đồng;

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền trên

- Chánh Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có quyền:

Phạt cảnh cáo;

Phạt tiền đến 25.000.000 đồng

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng ch hành nghề có thời hạn hoặc đình ch hoạt động có thời hạn;

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định trên trên.

- Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có quyền:

Phạt cảnh cáo;

Phạt tiền đến 50.000.000 đồng

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng ch hành nghề có thời hạn hoặc đình ch hoạt động có thời hạn;

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

- Trưởng Đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có quyền:

Phạt cảnh cáo;

Phạt tiền đến 35.000.000 Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng ch hành nghề có thời hạn hoặc đình ch hoạt động có thời hạn;

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;

- Trưởng Đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thẩm quyền:

Phạt cảnh cáo;

Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng ch hành nghề có thời hạn hoặc đình ch hoạt động có thời hạn;

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định

Nhóm thứ ba, thẩm quyền của Công an nhân dân

- Chiến sỹ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:

Phạt cảnh cáo;

Phạt tiền đến 500.000 đồng.

- Trạm trưởng, đội trưởng có quyền:

Phạt cảnh cáo;

Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.

- Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an có quyền:

Phạt cảnh cáo;

Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không quá mức tiền phạt trên.

- Trưởng Công an cấp huyện và cấp tương đương có quyền: Phạt cảnh cáo;

Phạt tiền đến 10.000.000 đồng

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng ch hành nghề có thời hạn hoặc đình ch hoạt động có thời hạn;

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không quá mức tiền phạt được quy định trên.

- Giám đốc Công an cấp tỉnh, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy có quyền:

Phạt cảnh cáo;

Phạt tiền đến 25.000.000 đồng

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng ch hành nghề có thời hạn hoặc đình ch hoạt động có thời hạn;

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

- Cục trưởng có quyền: Phạt cảnh cáo;

Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/04/2023