Khái Niệm Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Du Lịch Biển

ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu cầu khác của khách du lich. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội thiết thực cho nước (địa phương) làm du lịch và bản thân doanh nghiệp" [17, tr.16].

Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu đưa ra các khái niệm du lịch xét trên nhiều góc độc khác nhau. Cụ thể, du lịch được hiểu trên hai khía cạnh và xem xét dưới góc độ cầu du lich (khách du lịch) và cung du lịch (ngành du lịch) như sau: [41, tr.29]

Thứ nhất, du lịch là một dạng ngh dưỡng sức, tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: ngh dưỡng, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa nghệ thuật.

Thứ hai, du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyên thống lịch sử và văn hóa dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ. Theo quan niệm này du lịch chính là một ngành kinh tế tổng hợp.

Theo luật du lịch Việt Nam 2017: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác [30].

Tổng hợp các cách tiếp cận như trên, du lịch bao gồm hai thành tố, đó là:

Thứ nhất, du lịch là một nhu cầu, hiện tượng xã hội: sự di chuyển và lưu trú tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích thư giãn, phục hồi sức khoẻ, nâng cao hiểu biết, thỏa mãn nhu cầu nhận thức về tự nhiên xã hội tại điểm đến.

Thứ hai, đó là một ngành hay hoạt động kinh doanh: Cung cấp các ấn phẩm, dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú.

Cách hiểu về du lịch như vậy có ý nghĩa thúc đẩy quan điểm phát triển đúng đắn về du lịch, tránh hiểu phiến diện về du lịch, ch nhìn nhận du lịch theo góc độ nhu cầu xã hội hoặc góc độ ngành kinh tế.

1.1.2. Khái niệm du lịch biển

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Vùng biển Hải Phòng được ưu đãi về tài nguyên du lịch tự nhiên và bề dày văn hóa lịch sử truyền thống của người Hải Phòng đã tích tụ những giá trị ăn hóa tinh thần độc đáo làm phong phú nguồn tài nguyên du lịch nhân văn, tạo điều kiện thuận lợi cho Hải Phòng phát triển du lịch biển. Theo đó, có thể khái quát như sau: Du lịch biển là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người đến vùng biển nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch gắn với biển.

Du lịch biển được thực hiện ở khu vực có biển nhằm phục vụ nhu cầu của khách du lịch về ngh dưỡng, vui chơi giải trí, khám phá, mạo hiểm,... trên cơ sở khai thác tài nguyên du lịch biển bao gồm tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn.

Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển - từ thực tiễn thành phố Hải Phòng - 3

Tài nguyên du lịch biển tự nhiên là các điều kiện về địa hình, cảnh quan thiên nhiên ven biển, quần thể sinh vật trên cạn, dưới dưới đáy biển, mặt nước biển, sóng biển, gió biển, cát biển và các hòn đảo tự nhiên, khí hậu biển, Hải Phòng tiêu biểu các vùng tài nguyên du lịch biển sau đây:

Biển Cát Bà thuộc huyện Cát Hải được thiên nhiên ưu đãi dành cho nhiều hòn đảo tuyệt đẹp, những bãi cát trắng mịn màng tại những bãi diển danh tiếng, rất nhiều hang động kỳ thú trên bờ và nằm dưới biển, tài nguyên sinh vật biển giàu có và phong phú từ lâu đã được du khách trên thế giới biết đến và ưa chuộng như hải sản quý phục vụ chế các món ăn rất hấp dẫn khách du lịch gần xa như tôm, cua, sò huyết, sá sùng, bào ngư.... ; những tài nguyên sinh vật biển

còn là nguồn cung cấp nguyên liệu như đồi mồi, ngọc trai, san hô, gỗ quý cho các ngành thủ công, mỹ nghệ sản xuất những mặt hàng mà người nước ngoài ưa chuộng. Nhìn chung, hệ thống đảo và bán đảo ven bờ biển của Hải Phòng có giá trị rất lớn trong phát triển du lịch đặc biệt là loại hình tham quan, ngh dưỡng và khám phá.

R ng quốc gia Cát Bà nằm trên đảo Cát Bà là một Vườn Quốc Gia đặc biệt, với sự kết hợp của nhiều hệ sinh thái khác nhau: Hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi, hệ sinh thái rừng ngập nước trên núi cao, hệ sinh thái rừng ngập mặn vùng duyên hải, hệ sinh thái vùng biển với các rạn san hô gần bờ, hệ thống hang động và hệ canh tác nằm giữa các thung lũng. Sự đa dạng của các kiểu rừng đã hình thành nên sự phong phú của khu hệ động, thực vật Cát Bà. Năm 2004, tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc (UNESCO - Tiếng Anh) đã chính thức công nhận khu dự trữ sinh quyển thế giới Cát Bà về các giá trị nổi bật, hệ sinh thái và đa dạng sinh học. Cát Bà chứa đựng tài nguyên sinh vật phong phú phục vụ du lịch, thu hút nhiều du khách đến tham quan. Khu rừng nguyên sinh nhiệt đới ở đây có hệ động thực vật vô cùng phong phú. Thực vật có 741 loài, động vật có 282 loài. Đặc biết voọc Cát Bà là loài thú đặc biệt quý hiếm trên thế giới ch còn lại ở Việt Nam.

Vùng biển Đồ Sơn là khu ngh mát và tắm biển nổi tiếng ở miền Bắc Việt Nam, nơi đây có sự kết hợp hài hòa giữa những bãi cát trắng mịn màng, biển cả mênh mông đậm màu phù sa và một bên là những ngọn núi đồi thông, phi lao... Với khí hậu, phong cảnh và địa hình được thiên nhiên ưu đãi cùng với sự đầu tư mạnh mẽ vào Casino, khu du lịch đảo Dáu với bể bơi nhân tạo lớn nhất Châu Á, vườn chim, vườn thú, khu vui chơi giải trí, khu Đà Lạt thu nhỏ, các khách sạn đẳng cấp 3 đến 5 sao, ngọn hải đăng cổ kính hơn trăm tuổi…, nơi đây hằng năm thu hút rất đông du khách đến vui chơi giải trí.

Tài nguyên du lịch biển nhân văn là tổng thể các giá trị văn hóa, lịch sử, các thành tựu chính trị và kinh tế có ý nghĩa đặc trưng cho sự phát triển của du

lịch biển như các các công trình xây dựng (khu vui chơi giải trí, khu thể thao, viện bảo tàng hải dương học...), các làng xã ven biển với nghề thủ công đặc trưng, các di tích lịch sử, các lễ hội văn hoá truyền thống trên vùng đất ven biển, các sản vật được chế tạo dựa vào khai thác tài nguyên biển... Mảnh đất giàu bản sắc văn hoá của vùng biển đã sản sinh nguồn tài nguyên du lịch nhân văn đặc sắc của Hải Phòng, cụ thể thể là:

Các di tích lịch sử văn hoá: Hải Phòng còn gìn giữ được rất nhiều di tích lịch sử văn hoá, nhiều đền, chùa, tháp, lăng miếu và các sinh hoạt văn hoá dân tộc ở từng làng xã. Hiện nay Hải Phòng có 162 di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia và cấp thành phố. Trong số đó có 62 di tích xếp hạng cấp quốc gia và 27 di tích được xếp hạng cấp thành phố tập trung ở 7 quận huyện ven biển, chiếm 54,94% tổng số. Các di tích lịch sử này có giá trị rất lớn đối với du lịch, hợp lại thành bộ sưu tập quý giá trong kho tàng di sản văn hoá Việt Nam bao gồm nhiều công trình kiến trúc như: Tháp Tường Long, Bến tàu không số K15, Đền Nghè, Chùa Hàng, Chùa Vẽ, Núi Voi, Đền Ngô Quyền, Đền Trần Quốc Bảo, Đền Nguyễn B nh Khiêm...

L hội truyền thống: là loại hình sinh hoạt văn hoá, sản phẩm tinh thần của người dân được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử. Lễ hội là sự kiện thể hiện truyền thống quý báu đó của cộng đồng, tưởng nhớ những anh hùng chống giặc ngoại xâm, những người có công chống chọi với thiên tai, trừ ác thú bảo vệ cộng đồng, những lương y chữa bệnh cứu người... Lễ hội của người dân vùng biển Hải Phòng rất đa dạng và phong phú, thu hút nhiều khách du lịch như: Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn; lễ hội đền Trạng; lễ hội xuống biển; hội du xuân ở Thuỷ Nguyên; hội đình Dư Hàng; hội đền Phò Mã (đền Dẹo); hội đền Nghè; Lễ hội hát đúm Thuỷ Nguyên; lễ hội pháo đất Vĩnh Bảo; hội đua thuyền truyền thống trên biển (đảo Cát Hải); hội đền An Lư; múa rối cạn và múa rối nước....Trong đó đặc trưng nhất là lễ hội chọi trâu Đồ Sơn. Đây là một trong

những lễ hội được chọn là tiêu biểu của toàn quốc trong chương trình hành động quốc gia.

Các tài nguyên du lịch nhân văn khác như các ngành nghề thủ công truyền thống ven biển như nghề làm muối, làm mắm Cát Hải, nuôi trồng hải sản Cát Bà; nghệ thuật ẩm thực, ca múa nhạc, chợ quê.... cũng tạo nên sự hấp dẫn du khách bốn phương. Với 17 làng nghề truyền thống, hoạt động trên nhiều lĩnh vực như thủ công mỹ nghệ, cơ khí, đúc đồng, đúc gang, làm đồ thờ tự và tạc tượng. Nhờ những ngành nghề truyền thống ở đây khá đa dạng nên không ch có khả năng khai thác phục vụ du lịch, mà còn có giá trị về mặt cội nguồn văn hoá như tổ chức cho du khách tham quan các làng nghề kết hợp tham dự những lễ hội và di tích có liên quan đến các vị tổ nghề truyền thống. Bên cạnh đó Hải Phòng còn có những vùng chợ quê từ lâu nổi tiếng bởi những đặc trưng được gìn giữ và lưu truyền nhiều thế hệ. Mỗi chợ quê đều có những nét đẹp riêng, thể hiện phong tục tập quán địa phương, mang đậm bản sắc văn hoá miền biển Hải Phòng.

1.1.3. Các loại h nh du lịch biển

Với những đặc điểm địa hình tự nhiên và các lễ hội phong tục truyền thống khá đặc biệt, vùng biển Hải Phòng thích hợp cho việc phát triển nhiều loại hình du lịch biển dưới đây:

- Du lịch sinh thái, ngh dưỡng cao cấp (đảo Cát Bà, Đồ Sơn);

- Du lịch vui chơi giải trí, tắm biển, mua sắm (Hải Phòng, Đồ Sơn, đảo Cát Bà);

- Du lịch văn hóa - lịch sử - lễ hội - làng nghề (Đồ Sơn, đảo Cát Bà và Cát Hải);

- Du lịch khoa học chuyên đề nghiên cứu rừng nguyên sinh, các hang động, các hệ sinh thái nhiệt đới tiêu biểu, địa chất (đảo Cát Bà, Rừng quốc gia Cát Bà);

- Du lịch thám hiểm các hang động, lặn biển, leo núi, chèo thuyền kayak (đảo Cát Bà);

- Tour du lịch liên hoàn Đồ Sơn - Cát Bà - Hạ Long;

- Du lịch MICE (Meeting, Incentive, Conference, Exhibition - là loại hình du lịch kết hợp hội họp, khen thưởng, hội nghị, hội thảo, triển lãm được các công ty tổ chức cho nhân viên, đối tác, khách hàng);

- Các dịch vụ du lịch mới, chất lượng cao: thủy phi cơ, kinh khí cầu, du thuyền, thủy cung, ...

Du khách đến với thành phố cảng tham gia các loại hình du lịch khác nhau đều liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến việc khai thác và sử dụng tài nguyên du lịch biển Hải Phòng. Đề cập đến du lịch Hải Phòng là đề cập đến du lịch đặc trưng về miền biển.

Hải Phòng thực hiện chiến lược phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn chính là phát triển các loại hình du lịch biển, khai thác giá trị toàn diện của tài nguyên du lịch biển phục vụ cho du lịch. Du lịch biển không ch sinh lời cho chính ngành du lịch, mà còn tạo ra sức lan tỏa rất lớn trong các khu vực dân cư, ngành nghề kinh tế khác, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường biển và đảm bảo quốc phòng - an ninh, cụ thể là:

- Du lịch biển đảo tạo công ăn việc làm thông qua sự phát triển các dịch vụ và hoạt động thương mại, góp phần cải thiện đời sống của người dân địa phương.

- Sự hiện diện dân sự trên biển, đảo chính là cách tốt nhất để khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

- Bên cạnh đầu tư xây dựng hạ tầng, nhiều hoạt động giải trí, thể thao trên bờ, mặt nước và dưới biển đã được tổ chức để tăng sức hấp dẫn cho du lịch biển, như chèo thuyền, lướt ván, đua thuyền, bóng chuyền bãi biển, dù lượn, khinh khí cầu.

- Để phục vụ phát triển du lịch, nhiều dự án xanh, bảo vệ môi trường thiên nhiên, biển, đảo đã được triển khai, qua đó giảm các hoạt động khai thác hủy diệt môi trường và hệ sinh thái.

- Du lịch biển còn giúp phát triển các thương hiệu sản vật địa phương

như: nước mắm Cát Hải, mực câu Cát Bà, mật ong rừng Cát Bà, bánh đa cua, nem hải sản…

Song để đảm bảo thực hiện mục tiêu của thành phố cảng: “Xây dựng, phát triển du lịch Hải Phòng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chủ lực, bền vững, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, khác biệt, thân thiện với môi trường, có thương hiệu, có sức cạnh tranh trong nước và quốc tế. Chú trọng phát triển du lịch biển, đảo theo chiều sâu, có chất lượng cao; mang đậm bản sắc về vùng đất, con người Hải Phòng”[19] thì việc đảm bảo một môi trường an ninh du lịch biển an toàn, trật tự, văn hoá, văn minh là vô cùng thiết yếu trong chiến lược phát triển du lịch biển. Hoạt động xử phạt những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển do cơ quan chức năng ở Hải phòng tiến hành góp phần quan trọng trong việc đảm bảo một môi trường an toàn, trật tự, văn hoá, văn minh cho phát triển du lịch biển.

1.2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển

1.2.1. Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển

Khái niệm vi phạm hành chính lần đầu tiên được nêu ra trong Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính ngày 30/11/1989. Điều 1 của Pháp lệnh này đã ch rõ: Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.

Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 1995 không trực tiếp đưa ra định nghĩa vi phạm hành chính, mà gián tiếp quy định thông qua khái niệm xử phạt vi phạm hành chính tại khoản 2 Điều 1 như sau: Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy tắc về quản lý nhà nước mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 tại khoản 2 Điều 1 của Pháp lệnh này cũng gián tiếp đưa ra khái niệm vi phạm hành chính: Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.

Hiện nay khái niệm vi phạm hành chính được định nghĩa rất rõ ràng “Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính” [28]. Những hành vi vi phạm hành chính rất đa dạng, phức tạp, diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực của quản lý nhà nước, song đều có chung một số đặc điểm sau:

Một là, vi phạm hành chính (VPHC) đều là những hành vi bằng hành động hoặc không hành động trái với các quy định của pháp luật, xâm hại đến trật tự quản lý nhà nước đang được duy trì và bảo vệ, làm ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên, tính chất và mức độ xâm hại của hành vi vi phạm hành chính mặc dù nguy hiểm cho xã hội song chưa đủ các yếu tố cấu thành tội phạm được quy định tại Bộ luật hình sự.

Hai là, chủ thể của hành vi vi phạm hành chính là tổ chức hoặc cá nhân. Đối với tổ chức, thì hành vi này được thực hiện bởi cá nhân nhưng dưới danh nghĩa tổ chức (do tổ chức giao, phân công hoặc thực hiện hành vi nhân danh tổ chức đó). Các chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính là tổ chức hoặc cá nhân có năng lực chịu trách nhiệm hành chính.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, cá nhân là chủ thể của vi phạm hành chính phải là người không mắc các bệnh làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi và đủ độ tuổi do pháp luật quy định. Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi là chủ thể của vi phạm hành chính với lỗi cố ý. Người đủ từ 16 tuổi trở lên là chủ thể của vi phạm hành chính trong mọi trường hợp (vi phạm do lỗi cố ý hay vô ý). Tổ chức là chủ thể vi phạm hành chính là các cơ quan nhà

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/04/2023