Tăng Cường Công Tác Tuyên Truyền, Phổ Biến Chính Sách, Pháp Luật Du Lịch

hành vi VPHC trong lĩnh vực du lịch, ngoài hành vi VPHC của cá nhân, tổ chức kinh doanh du lịch, cần xác định hành vi VPHC của khách du lịch (khách nội địa, khách quốc tế), hành vi VPHC khi thực hiện các dịch vụ du lịch khác,… để làm căn cứ quan trọng trong việc xác định hành vi VPHC trong lĩnh vực du lịch, từ đó xác định chủ thể VPHC, xác định thẩm quyền xử lý VPHC và biện pháp xử lý phù hợp. Đơn cử, dịch vụ liên quan khác - cũng là các dịch vụ được cung cấp trong chương trình du lịch, nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu ăn, ở, lưu trú, đi lại, tham quan, giải trí của du khách, ngoài các dịch vụ mà Luật Du lịch 2017 đề cập như dịch vụ ăn uống, mua sắm, thể thao, vui chơi, giải trí, chăm sóc sức khỏe [30] còn có dịch vụ liên quan khác phục vụ khách du lịch - là những dịch vụ nào? Hiện nay chưa có quy định về các dịch vụ du lịch lặn biển, leo núi, thám hiểm, khám phá hang động… cũng như dịch vụ du lịch hội nghị, hội thảo, khen thưởng, triển lãm… Vì thế, khi phát sinh các quan hệ này cũng như khi có những hành vi vi phạm xảy ra trong thực tế thì thiếu căn cứ pháp lý để xử lý vi phạm.

- Bổ sung hành vi vi phạm "lợi dụng hoạt động hướng dẫn du lịch để thuyết minh, cung cấp thông tin làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự và an toàn xã hội". Thực tế khi xảy ra hành vi này đã không có căn cứ pháp lí để xử lí hành vi tiếp tay cho người nước ngoài hướng dẫn du lịch cho khách du lịch nước ngoài tại các khu du lịch , điểm du lịch của Việt Nam. Tại Khánh Hòa, "hướng dẫn viên" người Trung Quốc xuyên tạc lịch sử, văn hóa của Việt Nam, tuy nhiên như báo giới phản ánh việc xử lý vi phạm lại dựa trên cở sở là những hành vi sai phạm trong việc sử dụng lao động nước ngoài trái phép, không thực hiện chế độ lập, lưu trữ hồ sơ theo quy định để làm căn cứ tước giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế và trục xuất số lao động nước ngoài về nước. Đây là lỗ hổng trong pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực du lịch khi trong thực tế thị trường du lịch ngày càng mở rộng, các chủ thể nước ngoài tham gia vào hoạt động du lịch đa dạng, phong phú. Do đó cần thiết phải dự báo được các hành vi vi phạm của chủ thể nước ngoài hoạt động du lịch tại Việt Nam.

- Nghiên cứu bổ sung quy định pháp luật điều ch nh “tour 0 đồng”, “tour giá rẻ”. Cần nhìn nhận bản chất của hiện tượng này dưới lăng kính sự vận động của thị trường để có quan điểm pháp luật ứng xử phù hợp. Tour giá rẻ hay tour 0 đồng không bắt lỗi được công ty gửi khách, không bắt lỗi được công ty đón khách cũng không bắt lỗi được khách du lịch bởi phần lớn do hệ quả cung cầu của thị trường kèm theo sự cạnh tranh khốc liệt. Thái độ ứng xử của người dân hay các biện pháp quản lý của địa phương phải xoay quanh lợi ích chính đáng của du khách làm trung tâm.

Thái Lan năm 2016 đã từng áp dụng ch nh đốn “tour 0 đồng”, “tour giá rẻ”, nhưng ch trong một thời gian rất ngắn lượng khách Trung Quốc đến Thái Lan sụt giảm nghiêm trọng, thị trường vô cùng ảm đạm. Sau đó, Thái Lan đã phải dần điều ch nh, nới lỏng thị trường; Các nước Âu Mỹ đều chấp nhận sự tồn tại của tour giá rẻ trên thị trường, nhưng phải thông tin cho khách du lịch biết rõ dịch vụ bao gồm và không bao gồm, vì thế tỷ lệ khiếu kiện của du khách rất ít; Đài Loan đã áp dụng biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn bằng video để du khách cảnh giác với hàng nhái và những cái “bẫy mua sắm” và đã phát huy hiệu quả rất tốt .

Từ kinh nghiệm của các quốc gia đã ứng xử mềm dẻo với tour “tour 0 đồng”, “tour giá rẻ”, thiết nghĩ Việt Nam cũng không thể cứng nhắc tuyên chiến với loại hình tour này. Vậy xây dựng quy định pháp luật điều ch nh vấn đề này cần thiết dựa trên nền tảng là phải quản lý chặt chẽ các công ty lữ hành đón khách quốc tế, nghiêm cấm hành vi “mua đoàn” hoặc bán lại đầu khách cho HDV, nghiêm cấm hành vi lừa dối, ép buộc khách mua sắm… đồng thời đặt ra chế tài xử phạt vi phạm nghiêm khắc kèm theo biện pháp tước thẻ HDV du lịch và tước giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế.

3.2.1.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật du lịch

Trong bối cảnh Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng xác định mục tiêu tổng quát: Xây dựng, phát triển du lịch Hải Phòng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chủ lực, bền vững, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất,

kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, khác biệt, thân thiện với môi trường, có thương hiệu, có sức cạnh tranh trong nước và quốc tế. Chú trọng phát triển du lịch biển, đảo theo chiều sâu, có chất lượng cao; mang đậm bản sắc về vùng đất, con người Hải Phòng và đặt ra ch tiêu: Phấn đấu đến năm 2020 đón 8 triệu lượt khách, tốc độ tăng trung bình 8,2%/năm; Tổng doanh thu du lịch đạt 3.500 tỷ đồng, tăng trung bình 8,9%/năm; 100% nhân viên làm việc trong các cơ sở dịch vụ và cán bộ quản lý du lịch được đào tạo, bồi dưỡng nghề, kiến thức du lịch; Xây dựng đảo Cát Bà theo mô hình đảo sinh thái, thông minh, không có khí thải của phương tiện cơ giới đường bộ, trở thành khu du lịch quốc gia… Hải Phòng đã xác định du lịch là ngành nghề kinh tế mũi nhọn làm chủ lực, vậy làm thế nào để toàn thể cơ quan, ban ngành và nhân dân nhận thức về phát triển du lịch một cách nghiêm túc, đúng đắn đó là nhiệm vụ của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật du lịch - là một trong những chức năng trong công tác quản lý Nhà nước của ngành Du lịch; đây là khâu đầu tiên của quá trình thi hành pháp luật, nhằm đưa các quy định của pháp luật về lĩnh vực du lịch đến với cán bộ và nhân dân Hải Phòng. Vì vậy, đòi hỏi công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật phải có phương hướng triển khai như sau:

Trước hết, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật Du lịch. Các cấp ủy đảng, chính quyền, Ủy ban mặt trận tổ quốc, các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội trong t nh, nhất là những trọng điểm du lịch cần phải nghiêm túc tiếp thu, quán triệt các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến cơ chế, chính sách nói chung, pháp luật về du lịch nói riêng, nhất là Luật Du lịch và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan cho cán bộ, công chức, đảng viên và nhân dân để vừa góp phần đưa pháp luật đi vào cuộc sống, tạo môi trường hoạt động du lịch lành mạnh, nâng cao nhận thức của mọi người về mục đích, vai trò, ý nghĩa của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội, về yêu cầu tăng cường công tác quản lý nhà nước (QLNN) về du lịch trong tình hình mới. Trú trọng tác triển khai các văn bản pháp luật

mới có liên quan cho cán bộ, công chức, viên chức trong ngành từ t nh đến cơ sở một cách thường xuyên và coi nhóm đối tượng này là trọng tâm, bởi có hiểu biết pháp luật thì mới phục vụ tốt nhiệm vụ chuyên môn; thực thi pháp luật đúng đắn để làm gương cho người dân học tập.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Thứ hai, đổi mới về nội dung, phương thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và các cơ chế, chính sách về du lịch phải đa dạng, hấp dẫn, gây sự thu hút khán thính giả và phải tiến hành thường xuyên, liên tục, thông qua các hình thức khác nhau như xây dựng chuyên mục phát trên các đài phát thanh - truyền; đăng tải các nội dung, chuyên mục du lịch trên trên trang website chính thức của Bộ VHTTDL, Sở Du lịch thành phố Hải Phòng, Báo Hải Phòng, các tạp chí chuyên đề, tài liệu sinh hoạt của tổ nhân dân tự quản; tổ chức nghiên cứu, học tập trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, các đoàn thể, các doanh nghiệp trên địa bàn t nh; tổ chức các cuộc tọa đàm, hội thảo chuyên đề; đưa vào chương trình giáo dục học đường, nhất là bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông về thái độ đối với môi trường du lịch và tài nguyên du lịch, giá trị của các di sản; thái độ, cách ứng xử thân thiện, mến khách đối với các du khách trong và ngoài nước...

Thứ ba, trách nhiệm của cơ quan chuyên trách quản lý nhà nước về du lịch trong việc nâng cao ý thức pháp luật du lịch cho khách du lịch là điều hết sức quan trọng trong việc định hướng hành vi, thái độ của du khách. Thông qua việc phát hành các tờ rơi, tờ gấp, ấn phẩm ngắn gọn và xúc tích, trong đó tóm tắt những quy định thiết yếu ch dẫn cho du khách khi đến du lịch, ch dẫn các hành vi không được làm, các hành vi bị nghiêm cấm như ứng xử thiếu văn minh, thiếu thân thiện với con người và môi trường,… Đồng thời thông qua vai trò của HDV du lịch giúp cho khách du lịch hiểu, tự nguyện chấp hành các quy định của pháp luật nói chung và của địa phương nói riêng.

Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển - từ thực tiễn thành phố Hải Phòng - 14

Để đảm bảo cho công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đạt được hiệu quả cao nhất, cần có sự phối hợp giữa Sở du lịch thành phố với các

đơn vị quản lý du lịch cấp quận, huyện cùng để thực hiện chương trình phát miễn phí các tài liệu, ấn phẩm đến từng cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố.

Thứ tư, tuyên truyền, giáo dục về lợi ích thiết thực của du lịch đối với cộng đồng dân cư. Đi đôi với công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về du lịch, cần giáo dục phổ biến lợi ích thiết thực của du lịch như vấn đề giải quyết việc làm, tạo thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân và lợi ích của cộng đồng dân cư nơi có dự án khai thác phát triển, qua đó nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho quần chúng nhân dân về vai trò của du lịch trong phát triển KT-XH của Hải Phòng, nhất là tại những khu, điểm có tài nguyên du lịch. Từ đó nhân dân chung tay cùng Nhà nước trong việc hỗ trợ phục dựng các lễ hội truyền thống, xây d ựng những sản phẩm du lịch đặc thù, duy trì các làng nghề truyền thống… nhằm thu hút du khách ngày càng đến với Hải Phòng đông hơn. Đồng thời cũng nhất thiết phải tuyên truyền giáo dục quyền lợi và nghĩa vụ của dân cư trên địa bàn du lịch cũng như quyền lợi và trách nhiệm của các chủ kinh doanh du lịch để họ có ý thức trách nhiệm đối với hoạt động du lịch của địa phương.

3.2.1.3. Thành lập lực lượng cảnh sát du lịch chuyên trách

Thực tế ngành du lịch Việt Nam chưa xứng với triển vọng của một ngành kinh tế mũi nhọn mà ngành du lịch đang hướng đến vào năm 2020. An ninh du lịch và nâng cao chất lượng hoạt động du lịch của nước ta chưa được đảm bảo khiến chất lượng dịch vụ và hình ảnh du lịch Việt Nam được cải thiện chưa đáng kể. Quan trọng nhất vẫn là “ý thức nghề nghiệp” của người làm du lịch, của cộng đồng dân cư, một khi chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm xây dựng và đóng góp cho ngành công nghiệp không khói trở thành ngành kinh tế chủ lực của địa phương và của quốc gia thì việc nâng cao chất lượng dịch vụ và cải thiện hình ảnh du lịch nước nhà vẫn là thách thức. Việc đảm bảo an ninh du lịch phụ thuộc lớn vào sự kiểm tra giám sát của các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng trong khi định biên của các cơ quan này có hạn thì việc phòng

chống các tệ nạn chặt chém du khách, cò mồi, lừa đảo ngày càng nhiều. Vậy giải pháp nào để đảm bảo an ninh du lịch là bái toán đặt ra đối Việt Nam. Đề cập đến việc thành lập lực lượng cảnh sát du lịch chuyên trách nhận được nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận, trong đó có những ý kiến bất đồng vì vấn đề nở phình biên chế, vấn đề chồng chéo chức năng nhiệm vụ.

Bản thân tác giả nghiên cứu và nhận thấy một số quốc gia trong khối ASEAN như Thái Lan, Malaysia đã rất thành công với mô hình cảnh sát du lịch chuyên trách. Cảnh sát du lịch tại những quốc gia này đã góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng của ngành du lịch. Ở Việt Nam, để bảo đảm an ninh an toàn cho xã hội nói chung đã có các lực lượng cảnh sát hình sự, cảnh sát điều tra, công an các phường, xã, lực lượng bảo vệ dân phố… tại các địa phương. Tuy nhiên hỗ trợ du khách thông tin về luật pháp, phong tục, văn hóa và điểm đến tại địa phương cũng như tuần tra thường xuyên để bảo vệ du khách ở những khu du lịch trọng điểm chưa được quy định là nhiệm vụ thường xuyên của các lực lượng trên. Thiết nghĩ đảm trách nhiệm vụ này tốt nhất là một lực lượng chuyên trách - cảnh sát du lịch, được đào tạo nghiệp vụ, hướng dẫn xử lý các tình huống, họ sẽ có mặt tại các địa điểm du lịch thực hiện nhiệm vụ tuần tra, giải đáp thắc mắc của du khách và người dân làm dịch vụ du lịch, đảm bảo an ninh, an toàn trật tự cho du khách. Lực lượng này được trao thẩm quyền để giải quyết nhanh rắc rối phổ biến mà khách du lịch gặp phải như nạn trộm cắp, bán hàng rong, chặt chém, chèo kéo du khách mà không để khách du lịch mất thời gian chờ đợi lâu do phải chuyển hồ sơ vụ việc đến các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm. Cũng không loại trừ đằng sau hoạt động du lịch là các âm mưu xấu, lợi dụng hoạt động du lịch để nắm bắt thông tin, tuyên truyền kích động lôi kéo, ảnh hưởng an ninh trật tự, an toàn đất nước. Vì vậy, để đảm bảo an ninh an toàn trật tự cho khách du lịch đó là phải thành lập lực lượng cảnh sát du lịch. Điều này giúp cho khách du lịch yên tâm về vấn đề trật tự, an ninh an toàn trong du lịch Việt Nam, đồng thời cũng giúp ổn định trật tự xã hội tại những trọng điểm du lịch.

3.2.2. Giải pháp cụ thể

3.2.2.1. Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động du lịch trên địa bàn Hải Phòng

Thanh tra là một chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước, là hoạt động kiểm tra, xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan quản lý nhà nước đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân; được thực hiện bởi một cơ quan chuyên trách theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.

Theo Nghị định 173/2016/NĐ-CP quy định tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành văn hóa, thể thao và du lịch, nội dung thanh tra ngành du lịch được quy định riêng, cụ thể là thanh tra những vấn đề sau: Việc chấp hành pháp luật về kinh doanh lữ hành nội địa, quốc tế, kinh doanh đại lỹ lữ hành; việc chấp hành pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch; việc chấp hành pháp luật về hướng dẫn du lịch; việc chấp hành pháp luật khác liên quan đến hoạt động du lịch.

Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động du lịch trên địa bàn Hải Phòng là một nhiệm vụ trọng trách đối với sự nghiệp phát triển du lịch của Hải Phòng. Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động du lịch trên địa bàn sẽ giúp cho công tác quản lý nhà nước của các cấp, các ngành đạt hiệu quả. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát trong hoạt động du lịch cần trú trọng:

Thứ nhất, phải xác định trọng điểm cần thanh tra, kiểm tra đối với các hoạt động du lịch, dịch vụ. Hoạt động thanh tra, kiểm tra nhằm mục đich vừa thúc đẩy các doanh nghiệp kinh doanh trung thực, minh bạch, vừa giúp Nhà nước phát hiện những sai sót của doanh nghiệp để có những biện pháp xử lý kịp

thời, đảm bảo sự tôn nghiêm của pháp luật. Vì vậy, để công tác thanh tra, kiểm tra nói riêng, quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch nói chung có hiệu lực, hiệu quả cũng như đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp kinh doanh du lịch, đội ngũ thanh tra du lịch phải thường xuyên thanh tra kiểm tra các tuyến, điểm du lịch trọng điểm; kiểm tra việc thực hiện các quy định của ngành chức năng đối với phương tiện vận chuyển du lịch; kiểm tra việc bảo đảm công tác an ninh trật tự, an toàn vệ sinh thực phẩm, cấp cứu thủy nạn và vệ sinh môi trường tại các điểm du lịch, các khu vực công cộng, nhằm bảo đảm an toàn cho du khách khi đến ngh dưỡng; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng dịch vụ của các cơ sở lưu trú, thẩm định các cơ sở lưu trú, hoạt động của các đơn vị lữ hành.

Thứ hai, đổi mới phương thức thanh tra, kiểm tra, kiểm soát. Hoạt động thanh tra du lịch được thực hiện dưới nhiều hình thức, thường xuyên, đột xuất, chuyên ngành hoặc liên ngành để kịp thời phát hiện VPHC trong lĩnh vực du lịch. Trình tự, thủ tục thanh tra, kiểm tra phải được nghiên cứu và thiết lập lại một cách hết sức khoa học để làm sao cho vừa đảm bảo được mục đích, yêu cầu thanh tra, kiểm tra, vừa có sự kết hợp, phối hợp với các cơ quan chức năng khác để tiến hành gọn nhẹ, không trùng lắp, chồng chéo, giảm bớt thời gian, không gây phiền hà cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

Thứ ba, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các tổ chức kinh doanh du lịch và khách du lịch. Sự phối hợp đồng bộ nhịp nhàng sẽ giảm thiểu nguy cơ xâm hại đến khách hàng, xây dựng thương hiệu du lịch, bảo vệ quyền lợi du khách, góp phần đảm bảo an ninh du lịch. Đơn cử, trước hành vi “chặt chém” đang lộng hành hiện nay, đã đến lúc phải quyết liệt loại trừ các hành vi “chặt chém” đối với khách du lịch trong nước và khách quốc tế tại các địa điểm du lịch. Đó là cách làm ăn cơ hội, không nghĩ đến những lợi ích lâu dài, không có tinh thần xây dựng và bảo vệ uy tín, lừa những du khách nhẹ dạ, thậm chí còn hăm dọa họ để thu lợi trước mắt, thể hiện sự thiếu tôn trọng, coi thường du khách. Đây cũng là một trong

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 11/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí