Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển - từ thực tiễn thành phố Hải Phòng - 15

những nguyên nhân chính kìm hãm sự phát triển của ngành du lịch của nước nhà, khiến nhiều du khách “một đi không trở lại”.

Theo Nghị định số 109/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn, tại điều 12 quy định: phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm phải niêm yết giá theo quy định của pháp luật; Niêm yết giá không đúng quy định, không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng; vi phạm từ lần thứ hai trở lên phạt tiền từ 300.000 đến 500.000 đồng; phạt tiền từ 5 đến10 triệu đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân định giá.

Hành vi không niêm yết giá, tự ý nâng giá hoặc bán hàng sẽ làm mất lòng tin của khách hàng. Nhằm ngăn chặn nạn “chặt chém” du khách, các cơ quan chức năng cần thường xuyên kiểm tra, siết chặt việc quản lý giá tại các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch, kinh doanh ăn uống, vận chuyển khách du lịch, kinh doanh các dịch vụ vui chơi, đặc biệt là trong các dịp lễ, tết.

Muốn đẩy lùi được vấn nạn cần phải tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và các tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch, khách du lịch. Việc tung lực lượng chức năng ra quân kiểm tra, giám sát vào những dịp lễ tết sẽ giúp ngăn chặn đồng thời kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm nhằm chặn đứng cơ hội vi phạm. Ngoài ra, để tránh bị “chặt chém” trước khi đi du lịch, mỗi người dân cần tham khảo thông tin về các dịch vụ nơi mình sắp đến, đặt trước khách sạn và tham khảo về giá trước khi sử dụng dịch vụ hay mua sắm. Có như vậy ngành du lịch mới có được uy tín, khôi phục niềm tin đối với du khách, nhất là du khách nước ngoài. Nếu để kéo dài tình trạng bị “chặt chém”, chẳng những ngành du lịch sa sút doanh thu mà uy tín quốc gia cũng bị tổn thất.

Thứ tư, tăng cường sự phối hợp của các cơ quan thanh tra liên ngành trong việc kiểm tra, phát hiện và xử lý những vi phạm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động du lịch. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch không thuộc quy

định tại Nghị định 158/2013 thì áp dụng quy định tại các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khác để xử phạt. Chính vì vậy, cần sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đồng bộ tất cả các hoạt động trong cơ sở kinh doanh du lịch thông qua việc xây dựng kế hoạch hoạt động tổng thể của các cơ quan quản lý chuyên ngành về du lịch, y tế, phòng cháy chữa cháy, tài nguyên môi trường, thị trường, giao thông bộ, giao thông thủy nội địa, ANTT,… Qua đó giúp cho các cơ quan chức năng phối hợp thanh - kiểm tra, phát hiện, xử lý vi phạm một cách toàn diện cơ sở kinh doanh, phương tiện vận chuyển, góp phần xây dựng môi trường du lịch phát triển bền vững, lành mạnh, không ch tập trung vào xử lý vi phạm về lữ hành, hướng dẫn, lưu trú du lịch mà buông lỏng các lĩnh vực khác để khi xảy ra vi phạm mới xử phạt thì quá muộn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới phát triển du lịch.

Thứ năm, xử lý nghiêm minh, kịp thời các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch và tăng cường công tác hậu kiểm. Nếu ch đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát mà không kết hợp chặt chẽ với việc xử lý nghiêm minh, kịp thời các sai phạm thì sẽ không mang lại hiệu quả cao trong việc ngăn chặn, đẩy lùi VPHC trong du lịch. Thực tế cho thấy công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để phát hiện vi phạm rồi vì lí do nào đó mà bỏ qua hoặc ch xử lý thiếu nghiêm khắc, không phù hợp với tính chất, mức độ vi phạm thì không những không hạn chế được những vi phạm mà còn làm cho các chủ thể vi phạm xem thường pháp luật, dẫn tới tình trạng VPHC trong du lịch ngày càng phức tạp. Do đó, việc xử lý một cách nghiêm minh, kịp thời các vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch mới phat huy được tính răn đe, phòng ngừa chung. Sau khi xử phạt VPHC đòi hỏi cơ quan quản lý còn cần thực hiện công tác “hậu kiểm” để đảm bảo việc kiểm tra giám sát thường xuyên việc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả đối với những cơ sở kinh doanh đã có quyết định xử phạt và phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo đúng quyết định xử phạt, đồng thời kịp thời tiếp nhận, giải khiếu nại, tố cáo sau thanh tra, kiểm tra,

xử lý VPHC, tránh kéo dài gây diễn biến phức tạp trong quản lý hoạt động du lịch của địa phương.

Thứ sáu, đảm bảo dân chủ trong hoạt động thanh tra, kiểm tra hoạt động du lịch. Hoạt động thanh tra theo quy định của pháp luật bao gồm xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra; quyết định việc thanh tra, tiến hành thanh tra trên thực tế; báo cáo kết quả thanh tra, kết luận thanh tra và xử lý kết luận thanh tra. Hoạt động thanh tra được các cơ quan nhà nước tiến hành trên cơ sở hoạt động thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành. Các cơ quan thanh tra tiến hành trên cơ sở chương trình, kế hoạch thanh tra đã được thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp phê duyệt hoặc thanh tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao.

Đảm bảo yêu cầu công khai dân chủ trong hoạt động thanh tra, kiểm tra. Theo đó các bước tiến hành hoạt động thanh tra, kiểm tra kể từ khi công bố quyết định phải công khai với sự có mặt của đối tượng thanh tra, để đối tượng thanh tra biết. Bằng quyết định thanh tra và công bố, giao quyết định đó cho đối tượng thanh tra, hoạt động thanh tra đã thực hiện công khai về cả nội dung, thời hạn, thời hiệu thanh tra, công khai thành phần Đoàn thanh tra. Yêu cầu dân chủ được bảo đảm bằng việc các quyền của đối tượng thanh tra và Đoàn thanh tra được tôn trọng thực hiện: thanh tra có quyền chất vấn, đối tượng thanh tra có quyền chứng minh; thanh tra có quyền nhận xét, đánh giá tình hình và ưu điểm, khuyết điểm của đơn vị được thanh tra; đối tượng thanh tra có quyền giải trình; thanh tra có quyền kết luận thanh tra; đối tượng thanh tra có quyền giải trình hoặc khiếu nại kết luận thanh tra... Đối tượng thanh tra có quyền tố cáo những hành vi mà họ cho là trái pháp luật của Đoàn thanh tra, các thành viên Đoàn thanh tra. Việc thực hiện đầy đủ quy trình công việc thanh tra từ việc lập kế hoạch, ra quyết định, kết luận thanh tra, báo cáo kết quả thanh tra giúp cho hoạt động này đảm bảo tính minh bạch, dân chủ, tránh những tiêu cực trong công tác thanh tra, kiểm tra.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Cần công khai kết quả thanh tra, kiểm tra. Kết luận thanh tra là “văn bản có tính pháp lý kết thúc một cuộc thanh tra của Đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên, phản ảnh những kết quả thanh tra: đưa ra những đánh giá, nhận xét về ưu, khuyết điểm của đối tượng thanh tra trong việc thực hiện pháp luật, chính sách, kế hoạch nhà nước, nhiệm vụ được giao; đề xuất, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xử lý đối với cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật; sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách, pháp luật”. Kết luận thanh tra được xây dựng dựa trên cơ sở báo cáo kết quả thanh tra, ý kiến giải trình của đối tượng thanh tra và ý kiến tham gia các cơ quan, đơn vị liên quan (nếu có). Sau khi có kết luận thanh tra, việc công khai kết quả thanh tra, kiểm tra cũng là một yêu cầu đặt ra hiện nay bởi qua thực tế cho thấy việc công khai kết quả thanh tra, kiểm tra còn chung chung, do đó thiếu tính thời sự, chưa đáp ứng, thoả mãn được nhu cầu của báo chí cũng như của độc giả cũng như chưa phát huy được tác dụng tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các chủ thể kinh doanh du lịch, nhân dân và du khách.

3.2.2.2. Đầu tư các nguồn lực cho hoạt đ ng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển

Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển - từ thực tiễn thành phố Hải Phòng - 15

Thứ nhất, nâng cao năng lực đ i ngũ những ngư i làm công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý VP C trong lĩnh vực du lịch

Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch sẽ trở nên hiệu quả hơn khi có sự đầu tư phù hợp, thỏa đáng về nguồn nhân, vật lực. Với điều kiện kinh tế, xã hội như hiện nay cùng với sự xuất hiện các hành vi vi phạm trên lĩnh vực du lịch ngày đa dạng, tinh vi, khó phát hiện, khó xử lý thì đòi hỏi phải được trú trọng đầu tư thích đáng đội ngũ nhân lực phục vụ cho việc xử lý VPHC trong lĩnh vực du lịch biển.

Việc đào tạo, tuyển chọn đội ngũ những người làm công tác thanh tra, kiểm tra có đủ năng lực, trình độ, đáp ứng được yêu cầu của công tác thanh tra, kiểm tra trong tình hình mới là điều cực kì quan trọng trong tiến trình thúc đẩy

ngành du lịch Hải Phòng trở thành ngành kinh tế trọng điểm, mũi nhọn của thành phố. Để có đội ngũ thanh tra tinh thông nghiệp vụ, cần xây dựng và thực hiện cơ chế thi tuyển, tuyển chọn cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ đúng khả năng và trình độ chuyên môn để phát huy sở trường, kiên quyết thay thế những cán bộ có phẩm chất kém và năng lực yếu trong hoạt động thanh tra. Đổi mới cách thức đánh giá cán bộ, cụ thể: Không thể đánh giá cán bộ một cách chung chung mà phải dựa trên tiêu chuẩn đã quy định; năng lực cán bộ phải được đo bằng chất lượng và hiệu quả công việc được giao. Ch khi nào đội ngũ những người làm công tác thanh tra, kiểm tra hội tụ đủ điều kiện, phẩm chất, năng lực chuyên môn, tinh thông nghiệp vụ, làm việc với tinh thần công tâm, trách nhiệm, … lúc đó mới có thể đẩy lùi, chặn đứng được những VPHC, cải thiện môi trường du lịch của thành phố.

Thứ hai, đầu tư trang thiết bị tiên tiến, ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý hoạt đ ng du lịch, phát hiện và xử lý vi phạm

Đầu tư trang thiết bị tiên tiến, ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động quản lý du lịch là một tất yếu của sự phát triển, là nhu cầu tự thân của ngành du lịch cũng như đòi hỏi khách quan của quá trình mở cửa, hội nhập nền kinh tế Việt Nam với khu vực và thế giới. Hiện đại hoá du lịch gồm nhiều yếu tố khác nhau, trong đó ứng dụng công nghệ hiện đại trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch là một bộ phận không thể tách rời.

Đầu tư trang thiết bị tiên tiến, ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ trong việc phát hiện các hành vi vi phạm. Không ch riêng Hải Phòng mà khắp các địa phương trong cả nước, việc thiếu lực lượng thanh tra du lịch nhằm đảm bảo an toàn môi trường du lịch còn là một lỗ hổng trong việc phát hiện sai phạm và xử lý vi phạm, cùng với những chiêu thức hoạt động tinh vi của các doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài đang là những rào cản không dễ gì vượt qua với cơ quan chức năng ngành du lịch. Nếu cơ quan chức năng kiểm soát từ ngay các cửa khẩu phát hiện đơn vị lữ hành nào không có giấy phép kinh doanh lữ

hành quốc tế thì không làm thủ tục xuất nhập cảnh cho cả đoàn, HDV nào không có trong danh sách đăng ký thì không cho phép hoạt động, như vậy hạn chế được HDV chui. Tuy nhiên vô số các vi phạm khác không được phát hiện kịp thời bởi thiếu lực lượng, ch khi phát sinh vấn đề các đơn vị chức năng mới kiểm tra thì đó ch là ngọn của vấn đề. Để hỗ trợ đắc lực cho lực lượng chức năng, phương án đầu tư trang thiết bị tiên tiến, ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ trong việc phát hiện các hành vi vi phạm được cho là phương án tối ưu.

Đơn cử, kinh nghiệm của thành phố Hà Nội trong việc phát hiện và xử lý VPHC trong du lịch là bài học quý đối với nhiều địa phương. Đội cảnh sát hình sự công an quận Hoàn Kiếm đã phối hợp với công an các phường và các cơ quan chức năng lắp đặt hệ thống camera giám sát đối với những trường hợp trộm cắp, móc túi, chèo kéo, đeo bám du khách. Hệ thống camera này được lắp đặt trên các tuyến phố cổ, chợ đêm, những điểm vui chơi, du lịch, văn hóa với trên 400 camera giám sát ghi lại những hình ảnh vi phạm của các đối tượng, qua đó lực lượng chức năng kịp thời phát hiện, ngăn chặn và là căn cứ để xử lý nghiêm các đối tượng này nên năm 2017 tình trạng trên cơ bản đã được giải quyết. Toàn bộ hệ thống camera này đã góp phần hỗ trợ cho lực lượng chức năng đảm bảo ANTT trên địa bàn, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm những đối tượng trộm cắp, móc túi, chèo kéo khách du lịch. Hải Phòng nên học tập kinh nghiệm này để phát hiện vi phạm tại các trọng điểm du lịch Đồ Sơn, Cát Bà.

Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ hiện đại trong NN đối với hoạt động du lịch. Việc tăng cường sử dụng các công nghệ thông tin hiện đại, khai thác hiệu quả sử sụng Internet, thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ công tác QLNN về du lịch; ứng dụng các website trong quảng bá hoạt động du lịch là một đòi hỏi trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với ngành du lịch. Mô hình "chính phủ điện tử" đã được đưa vào ứng dụng nhằm cải

thiện phương thức quản lý hành chính, giúp giới doanh nghiệp và người dân tiếp cận được với các chính sách, cơ chế của Đảng và Nhà nước một cách nhanh nhất. Tương tự, nghiên cứu vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành du lịch, như công tác nhập dữ liệu, tra cứu phần mềm cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính, thống kê về tình hình vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp xử lý VPHC; bên cạnh đó, ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch, thu thập và thống kê hàng ngàn dữ liệu; tiếp nhận và xử lý phản hồi của khách hàng; điều tra, khảo sát, trao đổi, phân tích dữ liệu trong quản lý hoạt động du lịch là vô cùng cần thiết. Việc nghiên cứu, ứng dụng và khai thác một cách hiệu quả công nghệ hiện đại sẽ mang lại những lợi ích rất to lớn cho cơ quan quan lý du lịch.

Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ hiện đại trong phát hiện VPHC phục vụ xử lý kịp thời xử lý VPHC trong lĩnh vực du lịch.

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ hiện đại trong việc quản lý giám sát các hoạt động kinh doanh du lịch, kể từ hoạt động bán chương trình du lịch, HDV du lịch, hoạt động lưu trú du lịch, hoạt động vận chuyển khách du lịch trên các phương tiện ô tô, tàu biển là đòi hỏi tất yếu của quá trình hiện đại hóa. Có thể dẫn chứng quá trình HDV du lịch tác nghiệp có thể coi là hoàn toàn “độc lập tác chiến”, các công ty kinh doanh lữ hành hiện nay chưa có biện pháp quản lý, giám sát các HDV, nhất là HDV quốc tế trong khi thực thi nhiệm vụ. Liệu họ có sử dụng thẻ HDV giả, thẻ HDV hết hạn không, tác phong có nghiêm túc không, chuyên môn có đáp ứng không, có bảo đảm tiêu chuẩn HDV du lịch quốc tế không, có dẫn khách đi đúng các điểm trong lịch trình không,… Thực tế chưa có cách nào để quản lý, giám sát HDV nên nếu có sai phạm cũng khó có thể áp dụng được chế tài xử lý. Nếu có thì sau mỗi chuyến tham quan du lịch, tổ chức cho du khách nhận xét về chất lượng dịch vụ nói chung, trong đó có chất lượng dịch vụ HDV, qua đó các đơn vị, tổ chức liên quan có thể đánh giá lại chất lượng dịch vụ du lịch, trong đó có HDV du lịch. Trường hợp HDV bị đánh giá

kém, thiếu trách nhiệm, làm mất hình ảnh điểm đến, hạ thấp uy tín của doanh nghiệp… thường thì ch bị công ty đó cắt hợp đồng, từ chối bố trí tour, nhưng họ lại đi tour cho công ty khác. Với việc quản lý HDV như hiện nay sẽ khiến các điểm đến nói riêng, du lịch Việt Nam nói chung bị ảnh hưởng rất nhiều bởi những hành vi, thái độ, phong cách thiếu chuẩn mực của HDV.

Cần thiết phải nghiên cứu, ứng dụng thiết bị hiện đại có thể phát hiện được thẻ HDV giả, thẻ HDV hết hạn một cách kịp thời cũng như giám sát được lịch trình của HDV,… qua đó lực lượng chức năng kịp thời chấn ch nh, xử lý vi phạm. Có như vậy mới làm lành mạnh hóa đội ngũ HDV, đặt họ đúng vào vị trí đại sứ - cầu nối giữa du khách và điểm đến.

3.2.2.3. an hành quy chế quản lý hoạt đ ng du lịch trên biển

Để tạo lập k cương, trật tự cho các tàu du lịch trên biển Đồ Sơn và trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà, đặc biệt đối với những tàu có khách lưu trú qua đêm trên vịnh, cần thiết phải ban hành Quy chế quản lý các hoạt động du lịch trên biển một cách kịp thời. Để ban hành được quy chế này, Ủy ban nhân dân huyện Cát Hải và quận Đồ Sơn cần tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt quy hoạch, quản lý địa điểm neo đậu cho tàu thủy lưu trú du lịch qua đêm trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà; nghiên cứu, sắp xếp, theo dõi các hoạt động của đội tàu du lịch; lập phần mềm số hóa đội tàu, phối hợp với Cảng vụ đường thủy nội địa, Bộ đội Biên phòng trong công tác quản lý, kiểm soát; Sở Du lịch tham mưu cho thành phố ban hành Quy chế quản lý hoạt động du lịch trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà; mở các lớp đào tạo cấp chứng ch nghiệp vụ du lịch cho đội ngũ vận hành, khai thác tàu, nhân viên tham gia hoạt động dịch vụ du lịch trên tàu.

“Quản lý các hoạt động du lịch của các tàu du lịch trên vùng biển Hải Phòng” là điều kiện, là cơ sở để cơ quan hữu quan có thẩm quyền trong việc kiểm tra, thanh tra phát hiện sai phạm và xử lý vi phạm trên các tàu du lịch hoạt động kinh doanh du lịch trên biển, chấm dứt tình trạng hiện nay một số tàu hoạt

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 11/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí