Mô Hình Chấm Điểm Xhtd Cá Nhân Của Ernst & Young (E&y)


hàng, số món vay, có tài khoản thanh toán hay không, có tài khoản tiết kiệm hay không. Thông qua 22 biến số này, để xác định mức ảnh hưởng của các biến số đến rủi ro tín dụng và qua đó thiết lập một mô hình điểm số tín dụng cá nhân áp dụng cho các ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam.

Nghiên cứu của Stefanie Kleimeier và Đinh Thị Thanh Huyền về mô hình điểm số tín dụng cá nhân áp dụng cho các ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam gồm 2 phần: Chấm điểm nhân thân và năng lực trả nợ; chấm điểm với ngân hàng. Căn cứ vào tổng điểm đạt được xếp loại theo mức giảm dần từ Aaa đến D.

Hạn chế của mô hình:

Thứ nhất, công trình nghiên cứu này không đưa ra cách tính điểm cụ thể cho từng chỉ tiêu.

Thứ hai, để vận dụng được mô hình này đòi hỏi các NHTM phải tự thiết lập thang điểm cho từng chỉ tiêu phù hợp với thực trạng và hệ thống cơ sở dữ liệu cá nhân của ngân hàng mình

Thứ ba, hệ thống 22 chỉ tiêu trên chịu sự ảnh hưởng, tác động rất lớn từ yếu tố vùng miền. Tuy nhiên trong nghiên cứu này, tác giả không đề cập đến tác động của yếu tố vùng miền lên việc đánh giá, phân tích mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu đến khả năng trả nợ. Do vậy, việc xác định điểm số và trọng số của các chỉ tiêu thực sự chưa đảm bảo độ chính xác cao.

1.1.6. Mô hình chấm điểm XHTD cá nhân của Ernst & Young (E&Y)

Mô hình này gồm hai phần: Chấm điểm khả năng trả nợ (trọng số của tổng

điểm là 40%); Chấm điểm nhân thân (trọng số của tổng điểm là 60%).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 303 trang tài liệu này.

Các chỉ tiêu chấm điểm cá nhân gồm:

(1) Khả năng trả nợ gồm 7 chỉ tiêu sau: Dư nợ /tài sản ròng; tình hình trả nợ; tình hình chậm trả lãi; các dịch vụ sử dụng tại ngân hàng; đánh giá khả năng trả nợ;

Xếp hạng tín dụng nội bộ theo phân khúc thị trường tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - 4

thu nhập ròng; số tiền trả nợ theo kỳ hạn/nguồn trả nợ.

(2) Thông tin về thân nhân được đánh giá trên 10 chỉ tiêu sau: Công việc hiện tại; thời gian làm công việc hiện tại; tình trạng chỗ ở; cơ cấu gia đình; số người sống trực tiếp phụ thuộc vào người vay; rủi ro nghề nghiệp; bảo hiểm nhân mạng.


Trong mô hình này, E&Y chú trọng nhiều hơn đến các thông tin về nhân thân. Hệ thống đánh giá của E&Y có 10 mức giảm dần từ A+ đến D. Căn cứ vào tổng điểm đạt tối đa giảm dần từ 100 điểm của từng cá nhân để xếp hạng tương ứng.

- Kết quả chính đạt được của công trình

Mô hình chấm điểm XHTD cá nhân của E&Y có những điểm tương đồng với mô hình điểm số tín dụng cá nhân áp dụng cho các ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam của Đinh Thị Thanh Huyền và Stefanie Kleimeie và mô hình điểm số tín dụng cá nhân của FICO.

Mô hình chấm điểm XHTD cá nhân của E&Y hiện nay đang được áp dụng tại nhiều NHTM trong đó có Agribank.

Hạn chế của mô hình:

Thứ nhất, những chỉ tiêu được sử dụng để chấm điểm được lựa chọn mang tính cảm tính và kinh nghiệm của các chuyên gia.

Thứ hai, với các chỉ tiêu trên, yếu tố vùng miền chi phối rất mạnh mẽ. Do đó, nếu sử dụng một hệ thống chung cho tất cả các khách hàng có vùng miền khác nhau sẽ khó có thể chính xác trong việc đánh giá xếp hạng khách hàng.

Như vậy, đã có rất nhiều nhà nghiên cứu, các tổ chức đã đưa ra những mô hình XHTDNB, mỗi mô hình và phương pháp xếp hạng đều có những điểm mạnh và những điểm còn hạn chế để có thể áp dụng ở một số lĩnh vực, quốc gia trên thế giới. Do nhận thức rõ tầm quan trọng của XHTDNB đối với hoạt động kinh doanh, nhiều NHTM Việt Nam hiện nay đã xây dựng và áp dụng hệ thống XHTDNB cho riêng ngân hàng mình; chưa có một hệ thống xếp hạng tín dụng thống nhất. Bản thân các hệ thống này cũng được xây dựng dựa trên phương pháp chuyên gia là chủ yếu. Bên cạnh đó, trình độ, năng lực nguồn nhân lực của các các NHTM Việt Nam hiện nay đáp ứng cho hoạt động này còn rất hạn chế. Do đó, việc đánh giá các khoản tín dụng cũng như đánh giá khả năng của khách hàng thực sự chưa chính xác và mang nặng tính chủ quan của người thực hiện công tác chấm điểm và xếp hạng.

Để các NHTM Việt Nam có cơ sở nghiên cứu và xây dựng hệ thống XHTDNB thống nhất và đảm bảo tính chính xác hơn và mang lại hiệu quả trong hoạt động tín dụng, cần thiết phải đưa ra một hệ thống XHTDNB với một hệ thống


chỉ tiêu, chỉ số với trọng số được tính toán dựa trên cơ sở định lượng một cách khoa học nhằm loại bỏ bớt yếu tố chủ quan của con người trong công tác XHTDNB của các NHTM.

1.2. Một số công trình nghiên cứu liên quan đến XHTDNB

Ngoài một số phương pháp và mô hình XHTD đã được áp dụng trên thế giới và Việt Nam nêu trên, đã có nhiều công trình nghiên cứu trong nước và trên thế giới về XHTDNB. Các công trình này có thể coi là “lăng kính đa chiều” trong việc nhìn nhận, đánh giá và giải pháp về những vấn đề còn vướng mắc, tồn tại của hệ thống XHTDNB.

1.2.1. Luận án Tiến sĩ “Những giải pháp chủ yếu hạn chế rủi ro tín dụng NHTM Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”.

Luận án Tiến sĩ của tác giả Nguyễn Hữu Thủy, năm1996, đã đề cập đến một số khó khăn chủ yếu trong việc hạn chế rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam như: Mở rộng quy mô tín dụng vượt quá khả năng quản lý, điều hành; cạnh tranh giữa các ngân hàng không lành mạnh dẫn đến việc hạ thấp tiêu chuẩn đánh giá khách hàng trong hoạt động cấp tín dụng; thông tin tín dụng không đầy đủ, thiếu độ chính xác và lạc hậu; trình độ, năng lực cán bộ còn nhiều hạn chế trong việc phân tích, đánh giá và nắm bắt môi trường kinh doanh của ngân hàng cũng như của các khách hàng.

Phân tích trên đây cho thấy những khó khăn trong việc đánh giá XHTDNB của các NHTM các yếu tố hiện nay.

1.2.2. Luận án Tiến sĩ “Các biện pháp của NHTM nhằm hạn chế rủi ro trong cho vay đối với các doanh nghiệp”.

Luận án Tiến sĩ của tác giả Lê Thị Hiệp Thương (2012) “Các biện pháp của NHTM nhằm hạn chế rủi ro trong cho vay đối với các doanh nghiệp”. Tác giả khẳng định rủi ro tín dụng là rủi ro cơ bản trong hoạt động cho vay. Qua đó, luận án đã đưa ra một số giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay đối với doanh nghiệp như công tác quản trị, kiểm soát cho vay…, đồng thời tác


giả cũng đề cập đến một trong những phương pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng là XHTDNB.

1.2.3. Luận án Tiến sĩ “Luận cứ khoa học về xác định mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống NHTM Việt Nam”.

Tác giả luận án Tiến sĩ là Lê Thị Huyền Diệu (2009). Luận án đã hệ thống hóa rõ nét nội dung cơ bản của quản lý rủi ro tín dụng. Trên cơ sở đó, đưa ra các mô hình quản lý rủi ro và điều kiện áp dụng. Tác giả đã đề cập đến việc áp dụng 03 mô hình quản lý rủi ro của các NHTM Việt Nam gồm: Mô hình tổ chức, quản lý rủi ro; mô hình đo lường rủi ro và mô hình kiểm soát rủi ro. Theo đó, tác giả cũng nghiên cứu và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng có liên quan mật thiết đến mô hình đánh giá XHTDNB tại các NHTM.

1.2.4. Luận án Tiến Sĩ "Hoàn thiện phương pháp xếp hạng tín nhiệm trong phân tích tín dụng của các NHTM Việt Nam"

Với luận án này, tác giả Trần Thị Kỳ (2003) đã giải quyết được một số những vấn đề liên quan đến việc XHTD tại các NHTM. Thông qua hệ thống số liệu thực tế, tác giả đã minh chứng vai trò quan trọng của tín dụng ngân hàng cũng như rủi ro tín dụng tồn tại một cách tất yếu khách quan. Do vậy, để nâng cao được chất lượng, hiệu quả của công cụ XHTD cần dựa trên việc phân tích các rủi ro tín dụng tại các NHTM.

1.2.5. Luận án Tiến sĩ “Xây dựng mô hình XHTD đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong nền kinh tế chuyển đổi”.

Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hòa (2009), tác giả của luận án đã nghiên cứu sâu về các mô hình XHTD trên thế giới và tại Việt Nam, nghiên cứu về sự chuyển đổi của nền kinh tế trong giai đoạn khủng hoảng và giải quyết các vấn đề mang tính vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam. Tác giả đã xây dựng mô hình XHTD cho các doanh nghiệp Việt Nam. Trên cơ sở kế thừa những mô hình XHTD hiện hành trên thế giới, tác giả đã đưa ra một mô hình XHTD rất chi tiết, mang tính thực tiễn cao dành cho các doanh nghiệp với những đặc thù của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, việc áp dụng mô hình này vào các NHTM vẫn còn gặp nhiều khó khăn do sự phức tạp của


mô hình và sự thiếu phù hợp đối với một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở các khu vực nông nghiệp nông thôn.

Trên cơ sở hệ thống hóa về lý luận và thực tiễn của XHTD, luận án vận dụng và tiến hành phân tích và đánh giá các kết quả đã được nghiên cứu trước đây cũng như thực trạng ở Việt Nam hiện nay. Tác giả khẳng định: “Không có một phương pháp hay mô hình nào là toàn năng mà phải xây dựng mô hình riêng phù hợp với đặc điểm của quốc gia đó …”. Việc XHTD cần phải đảm bảo tính khách quan, khoa học, phù hợp với từng chủ thể trong nền kinh tế đặc biệt trong một nền kinh tế còn nhiều bất cập: thiếu cơ sở pháp lý, thông tin bất cân xứng…

1.3. Một số bài báo, bài nghiên cứu chuyên đề liên quan đến XHTD

Ngoài những công trình nghiên cứu của Việt Nam trên đây còn có rất nhiều bài viết phân tích chuyên sâu về phương pháp luận đã được công bố trên tạp chí LBF, như phân tích DA tiếp đó là phân tích mô hình logistics. Trong bài viết của Alman trên tạp chí JBF tháng 6 năm 1967 đã phát triển mô hình phân biệt là cơ sở cho mô hình tiếp cận theo phương pháp này. Các kết quả này đã được sử dụng làm cơ sở cho việc phát triển các mô hình ở hơn 25 quốc gia. Lawrence (1992) sử dụng mô hình logistics dự báo xác suất vỡ nợ của những người vay mua nhà có thế chấp. Smith và Lawrence (1995) sử dụng mô hình logistics trong lựa chọn biến tốt nhất khi dự báo vỡ nợ của các quốc gia. Họ cho rằng, sử dụng dữ liệu trả nợ trong quá khứ là quan trọng nhất trong dự báo vỡ nợ…

Những mô hình đo lường rủi ro tín dụng mới (Newer models of credit risk measurement), với cơ sở lý thuyết chắc chắn được gọi là mô hình “rủi ro của phá sản”. Ở đó, phá sản được hiểu một cách đơn giản nhất, doanh nghiệp đi đến phá sản khi giá trị thị trường của tài sản nhỏ hơn giá trị của các khoản nợ phải trả. Những mô hình này được đưa ra bởi Wilcox (1973) và Scott (1981). Theo nhận định của Scott mô hình rủi ro phá sản là một trường hợp đặc biệt của mô hình định giá quyền chọn (OPM – Option Pricing Model) của Back và Scholes, Merton (1974) cũng như của Hull và White (1995).

1.4. Khoảng trống nghiên cứu

Nghiên cứu tổng quan về thực hiện XHTD hiện nay cho thấy còn tồn tại một số khoảng trống sau:


Một là, việc sử dụng phương pháp XHTD và xây dựng hệ thống chỉ tiêu, thang điểm, cách tính điểm số ở mỗi NHTM có sự khác biệt, dẫn đến kết quả xếp hạng của cùng 01 đối tượng được xếp hạng có thể khác nhau.

Hai là, hệ thống chỉ tiêu xếp hạng không được xây dựng riêng cho từng nhóm đối tượng có những đặc điểm kinh tế, sinh sống khác nhau, dẫn đến việc đánh giá xếp hạng chưa thực sự sát với khả năng sử dụng vốn, khả năng trả nợ của đối tượng được chấm điểm.

Ba là, các chỉ tiêu ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng chưa có cách tính điểm cụ thể mà thường được xác định bằng phương pháp chuyên gia, dẫn đến kết quả chấm điểm còn hạn chế.

Bốn là, chưa đi sâu vào nghiên cứu XHTD đối với khách hàng cá nhân – khách hàng có hệ thống thông tin nhân thân rất khó xác định một cách chính xác. Đây là trở ngại lớn cho các NHTM trong hoạt động XHTDNB cho đối tượng khách hàng này.

Các công trình, bài viết thường tập trung giải quyết các vấn đề còn tồn tại đối với hệ thống chỉ tiêu định lượng trong hệ thống XHTD doanh nghiệp mà chưa quan tâm nhiều đến nghiên cứu cho đối tượng khách hàng cá nhân. Tại nghiên cứu về mô hình điểm số tín dụng cá nhân áp dụng cho các ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam của Stefanie Kleimeier và Đinh Thị Thanh Huyền và mô hình chấm điểm XHTD cá nhân của Ernst & Young (E&Y) đã đề cập đến mức ảnh hưởng của các biến số đến rủi ro tín dụng và qua đó thiết lập một mô hình điểm số tín dụng cá nhân áp dụng cho các ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu này không đưa ra cách tính điểm cụ thể cho từng chỉ tiêu, để vận dụng được mô hình này đòi hỏi các NHTM phải tự thiết lập thang điểm cho từng chỉ tiêu phù hợp với thực trạng và hệ thống cơ sở dữ liệu cá nhân của ngân hàng mình.

Luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu các khoảng trống nêu trên để hoàn thiện mô hình XHTDNB. Đặc biệt Luận án sẽ đi sâu nghiên cứu XHTD khách hàng cá nhân tại Agribank - Ngân hàng có lượng khách hàng cá nhân lớn nhất Việt Nam hiện nay thông qua phân khúc thị trường nhằm mục tiêu đánh giá khách hàng một cách khách quan và chính xác hơn.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của luận án, tác giả đã nghiên cứu tổng quan một số công trình nghiên cứu, bài viết liên quan đến đề tài nghiên cứu cụ thể là:

- Nghiên cứu một số mô hình xếp hạng tín dụng như: Mô hình chấm điểm theo các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, mô hình điểm số của Altman, mô hình Logistic, mô hình điểm số tín dụng cá nhân của FICO, mô hình điểm số tín dụng cá nhân áp dụng cho các ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam của Stefanie Kleimeier và Đinh Thị Thanh Huyền, mô hình chấm điểm XHTD cá nhân của Ernst & Young.

- Tóm tắt một số bài viết, công trình nghiên cứu liên quan đến XHTDNB như Luận án Tiến sĩ của các tác giả: Nguyễn Hữu Thủy (1996), Lê Thị Hiệp Thương (2012), Lê Thị Huyền Diệu (2009), Trần Thị Kỳ (2003), Nguyễn Trọng Hòa (2009)… và một số bài báo, bài nghiên cứu chuyên đề trên thế giới. Trên cơ sở phân tích, đánh giá kết quả đã đạt được và những hạn chế tồn tại của các công trình nghiên cứu, tác giả đã tìm ra 04 vấn đề còn tồn tại là khoảng trống của các nghiên cứu về XHTDN, nhằm nghiên cứu để khắc phục trong Luận án ở những chương tiếp theo.


CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ THEO PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM


2.1. Phân khúc thị trường của ngân hàng thương mại

2.1.1. Thị trường của NHTM

Ở mỗi góc độ tiếp cận khác nhau, ở mỗi giai đoạn trong quá trình phát triển kinh tế hàng hoá, thị trường có thể được khái niệm theo nhiều cách khác nhau.

Theo David Begg (2008), “Thị trường là tập hợp các sự thoả thuận thông qua đó người bán và người mua tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hoá và dịch vụ”. [5] Theo cách hiểu này thì người ta nhấn mạnh đến các quan hệ trao đổi cũng như thể chế và các điều kiện thực hiện việc mua bán.

Theo Philip Kotler(2008): “Thị trường là tập hợp những người mua hàng hiện tại và tương lai” [31]. Với cách tiếp cận này, ông cho rằng khách hàng là thị trường và quy mô của thị trường vô cùng rộng lớn. Khả năng phát triển thị trường hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng mở rộng khách hàng.

Như vậy thị trường có thể được hiểu:

Theo nghĩa hẹp thì thị trường là cụm từ chỉ nơi gặp gỡ giữa người bán, người mua, ở đó diễn ra các hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa và tiền tệ. Phạm vi của thị trường không bị giới hạn về mặt thời gian và không gian; ở đâu có sự trao đổi, buôn bán, có sự lưu thông hàng hoá thì ở đó có thị trường. Đây là cách hiểu thị trường gắn với yếu tố địa lý của hành vi tham gia thị trường, đòi hỏi phải có sự hiện hữu của đối tượng được đem ra trao đổi.

Theo nghĩa rộng, thị trường là các hiện tượng kinh tế được phản ánh thông qua trao đổi và lưu thông hàng hoá cùng với các quan hệ kinh tế giữa người và người trong quá trình trao đổi, mua bán hàng hoá và các dịch vụ.

Theo đó, thị trường không nhất thiết phải là một địa điểm cụ thể. Theo đó, người bán và người mua có thể không trực tiếp trao đổi, mà có thể qua các phương tiện khác để thiết lập nên thị trường.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/12/2022