Tâm lý ngại thay đổi. Đặc tính của người Việt Nam là ưa thích sự cố định, gắn bó với gia đình, không thích chuyển công việc và đi công tác. Trong kinh doanh, các doanh nghiệp, do đó, thường không năng động trong việc nghiên cứu và mở rộng thị trường, thay đổi mẫu mã sản phẩm, dây chuyền sản xuất cũng như tìm kiếm thị trường mới.
Tâm lý mê tín và tuỳ tiện trong công việc chung. Người Việt Nam còn khá mê tín trong công việc. Theo kết quả của cuộc điều tra, khi được phỏng vấn, nhiều doanh nghiệp cho biết họ vẫn duy trì việc cúng rằm và mồng một trong doanh nghiệp, lựa chọn ngày giờ đẹp để ký kết hợp đồng và khởi công xây dựng công trình, trong kinh doanh rất tin vào âm dương ngũ hành, tử vi, tướng số. Trong khi đó, các tác phong công nghiệp vẫn còn thiếu sót. Thói quen tuỳ tiện co giãn giờ giấc, thay đổi lịch làm việc, sử dụng tài sản công vô tổ chức... vẫn diễn ra phổ biến. Việc tuân thủ các quy tắc trong doanh nghiệp chưa có được sự tôn trọng của toàn thể các nhân viên.
Tâm lý coi trọng khoa bảng từ thời phong kiến vẫn còn ảnh hưởng nặng nề tới cơ chế sử dụng lao động ở Việt Nam hiện nay. Nhiều doanh nghiệp chỉ dựa vào bằng cấp và bảng điểm để tuyển dụng lao động. Có những công việc chỉ cần kỹ năng lành nghề với trình độ học vấn trung học cơ sở nhưng người tuyển dụng vẫn yêu cầu ứng viên phải có bằng đại học. Tâm lý học để lấy điểm, lấy bằng để xin được việc ổn định, lương cao phổ biến đã tạo ra một lớp lao động thiếu kỹ năng làm việc và thực tế nghề nghiệp một cách trầm trọng trong những năm gần đây. Điều này còn trở thành bài toán khó cho các doanh nghiệp sử dụng lao động nhất là trong thời kỳ hội nhập quốc tế như hiện nay.
Những tác động tiêu cực trên không thể thay đổi một sớm một chiều, bởi nó đã ăn sâu vào tiềm thức của các thành viên trong doanh nghiệp, tuy vậy, cần nghiêm túc phê phán và dứt khoát thay đổi, bởi nếu không đây sẽ là vật cản rất lớn cho việc xây dựng và phát triển VHDN Việt Nam hiện đại trong thời kỳ hội nhập.
1.2. Tác động của quá trình hội nhập tới văn hoá doanh nghiệp Việt Nam
Xu thế toàn cầu hoá đang có những tác động lớn lao đến mọi mặt của nền kinh tế nước ta, trong đó các doanh nghiệp là những tế bào chịu ảnh hưởng lớn nhất. Thực tế chỉ ra rằng, nếu chúng ta không muốn bị đẩy ra ngoài các cuộc chơi trong thương
mại quốc tế, hoặc không muốn trở thành nạn nhân của những thương vụ bất bình đẳng, chúng ta cần phải có một nền VHDN đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu cao của văn hoá tiêu dùng ở các thị trường xuất khẩu và để có thể hợp tác với các đối tác nước ngoài có một nền VHDN hiện đại.
Tuy nhiên, qua quá trình điều tra 45 doanh nghiệp và tham khảo số liệu của các cuộc điều tra khác, tác giả nhận thấy rằng hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam, dù đã tham gia hoạt động xuất khẩu trên dưới 10 năm nay, vẫn chưa đánh giá hết được tác động của yêu cầu hội nhập đối với VHDN của mình. Chỉ 8 doanh nghiệp cho rằng xu thế toàn cầu hoá và hội nhập có tác động lớn đến VHDN. Chính vì thế, hầu hết các doanh nghiệp được điều tra đã không chú ý tới việc đa dạng hoá công tác nghiên cứu thị trường ở các nước đối tác. Chỉ 22.22% các doanh nghiệp được điều tra thực sự quan tâm tới vấn đề hội nhập và mở rộng việc nghiên cứu đối tác nước ngoài. Còn lại 62,22% chỉ nghiên cứu đối tác quan trọng nhất, thậm chí chưa quan tâm tới những yêu cầu của xu thế hội nhập và tỏ ra mơ hồ trước những diễn biến quan trọng của tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam.18
18 Số liệu từ đề tài SVNCKH, Giải pháp xây dựng và phát triển VHDN Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Đại học Ngoại thương Hà Nội, 2004
THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÌ SỰ TRƯỜNG TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
2.1. Nhận thức về Văn hóa doanh nghiệp
2.1.1. Nhận thức về khái niệm văn hoá doanh nghiệp
Ngày nay, thuật ngữ “văn hoá doanh nghiệp” có thể nói không còn quá xa lạ với các doanh nghiệp Việt Nam, ngay cả với các nhân viên bình thường nhất. Tuy nhiên, nhận thức được một cách đúng đắn thế nào là VHDN thì vẫn còn rất hạn chế. Điều này được thể hiện rõ qua cuộc điều tra do tác giả tiến hành.
Bảng 2.1: Nhận thức của các doanh nghiệp về khái niệm VHDN
Văn hóa doanh nghiệp có nghĩa là | Số DN lựa chọn | Tỷ lệ (%) | |
1 | Các thực thể hữu hình, hoạt động văn hoá bề nổi của doanh nghiệp. | 10 | 22,22 |
2 | Các triết lý kinh doanh của doanh nghiệp | 11 | 24,44 |
3 | Niềm tin, thái độ, giá trị tồn tại trong doanh nghiệp | 13 | 28,89 |
4 | Câu trả lời khác | 9 | 24,45 |
Có thể bạn quan tâm!
- Giai Đoạn Chín Muồi Và Nguy Cơ Suy Thoái
- Vai Trò Của Vhm Đối Với Sự Phát Triển Của Doanh Nghiệp
- Các Ảnh Hưởng Tới Văn Hóa Doanh Nghiệp Của Doanh Nghiệp Việt Nam Hiện Nay
- Những Khó Khăn Mà Doanh Nghiệp Gặp Phải Trong Quá Trình Xây Dựng Và Phát Triển Văn Hoá Doanh Nghiệp
- Một Số Nền Văn Hóa Doanh Nghiệp Việt Nam Tiêu Biểu
- Yêu Cầu Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp Mạnh Trong Giai Đoạn Hiện Nay
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
Từ kết quả trên, có thể thấy số doanh nghiệp hiểu biết về VHDN rất khác nhau và còn khá mơ hồ. Trong số 45 doanh nghiệp được hỏi, có tới 10 doanh nghiệp quan niệm VHDN chỉ là các thực thể hữu hình, những hoạt động văn hoá bề nổi như lễ hội, sinh hoạt văn nghệ, văn hoá tập thể, các lễ nghi trong doanh nghiệp. Trong khi đây mới chỉ là cái vỏ hữu hình của VHDN. Với quan niệm về VHDN quá đơn giản như vậy, các doanh nghiệp sẽ không tránh khỏi việc chạy theo hình thức, phát triển VHDN một cách hời hợt, bề nổi và không thể đi đến sự phát triển bền vững được. Có 13 doanh nghiệp khác lại quan niệm VHDN là các triết lý kinh doanh của doanh nghiệp. Cách hiểu này, có lẽ do ảnh hưởng của "cơn sốt" triết lý kinh doanh từ các tập đoàn nổi tiếng trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Việt Nam gần đây.
Chỉ có 11 doanh nghiệp có cái nhìn sâu hơn tới các giá trị ngầm định bên trong doanh nghiệp.
Tuy nhiên, có một điều thú vị là khi tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp một số thành viên khác của các doanh nghiệp này về khái niệm VHDN mà không có các phương án lựa chọn sẵn, đã có rất nhiều câu trả lời bất ngờ như: "VHDN là làm ăn có hiệu quả và có ích cho đất nước" hay "VHDN là ngày càng nâng cao thương hiệu trên thị trường", "VHDN là giữ uy tín cho công ty và tôn trọng khách hàng"... Bên cạnh một số ít đối tượng được phỏng vấn có cái nhìn tương đối đầy đủ về VHDN (đây đều là những người đã may mắn được các doanh nghiệp cử đi tham gia một số hội thảo, khoá đào tạo và diễn đàn về VHDN), số đông còn lại đều chưa có được nhận thức đúng đắn về vấn đề này. Một số người còn hùng hồn đưa ra một trong các nguyên tắc kinh doanh của doanh nghiệp mình và coi đó là VHDN.
Như vậy, chỉ với câu hỏi VHDN là gì nhưng đã có rất nhiều cách hiểu khác nhau. Vì lẽ đó, việc làm rõ cách hiểu VHDN là một yêu cầu bức thiết hiện nay để giúp các doanh nghiệp trong việc xây dựng và phát triển VHDN của mình.
2.1.2. Nhận thức về vai trò của văn hoá doanh nghiệp
Cùng với sự xuất hiện của các cuộc hội thảo, tuyên truyền về VHDN trên các phương tiện thông tin đại chúng, cũng như việc giao lưu với các doanh nghiệp trên thế giới, nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng đã có những nhận thức ban đầu về vai trò của VHDN.
Biểu đồ 2.2: Nhận thức của các doanh nghiệp về vai trò của VHDN
35,56
%
33,33
%
8,89
%
13,33%
8,89
%
Gắn kết các thành viên, giảm xung đột Giảm rủi ro
Tạo động lực làm việc
Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Điều phối và kiểm soát hoạt động
Theo kết quả điều tra 45 doanh nghiệp, có tới 15 doanh nghiệp (chiếm 33,33%) cho rằng VHDN sẽ giúp gắn kết các thành viên trong doanh nghiệp với nhau; 6 doanh nghiệp (13,33%) nhận định vai trò quan trọng nhất của VHDN là tạo động lực làm việc cho nhân viên; 4 doanh nghiệp (chiếm 8,89%) lại cho rằng thực ra vai trò chính của VHDN là tạo nên năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Có một điều bất ngờ là có tới 16 doanh nghiệp còn lại khẳng định vai trò quan trọng nhất của văn hóa doanh nghiệp là điều phối và kiểm soát hoạt động. Và, 4 doanh nghiệp còn lại cho rằng VHDN có thể làm giảm các rủi ro lựa chọn. Những nhận định khác nhau này bắt nguồn từ động cơ kinh doanh cũng như mối quan tâm đặc biệt của mỗi doanh nghiệp hiện nay. Những doanh nghiệp cho rằng VHDN là để nhằm tạo nên năng lực cạnh tranh và hội nhập là những đối tượng rất nhạy cảm với vấn đề hội nhập. Họ nhấn mạnh yếu tố văn hoá tiêu dùng và các ảnh hưởng của văn hoá du nhập đối với VHDN của mình.
Những hiểu biết của các doanh nghiệp về vai trò và khái niệm VHDN cũng được phản ánh bởi kết quả điều tra về mức độ quan tâm của lãnh đạo và nhân viên trong doanh nghiệp về VHDN. Chỉ có 29 doanh nghiệp, lãnh đạo và các cán bộ chủ chốt có được sự quan tâm đặc biệt tới vấn đề VHDN; còn 16 doanh nghiệp khác, họ vẫn coi đây chỉ là một vấn đề bình thường như các vấn đề kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với nhận thức của các nhân viên bình thường, có tới 5 doanh nghiệp cho biết các nhân viên của họ không hề quan tâm tới VHDN; 20 doanh nghiệp khác, các nhân viên chỉ quan tâm tới vấn đề này ở mức độ bình thường và chủ yếu là trong những dịp phong trào này được dấy lên trong doanh nghiệp; 20 doanh nghiệp còn lại trả lời các nhân viên của họ đã chú tâm tới vấn đề VHDN, nhưng nhận thức của các nhân viên về VHDN nói chung và văn hoá của doanh nghiệp mình thì lại không đồng đều và vẫn còn nhiều hạn chế.
Qua tham khảo từ các cuộc hội thảo về văn hoá kinh doanh và VHDN cũng như từ kết quả của cuộc điều tra do tác giả tiến hành, có thể nhận thấy đã có không ít doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu quan tâm đến việc đầu tư cho xây dựng và phát triển VHDN. Một số doanh nghiệp tiên phong đã chủ động tổ chức các buổi thảo luận về xây dựng VHDN cũng như cử cán bộ của mình tham gia các khoá đào tạo về VHDN.
Tuy nhiên, do thực trạng về nhận thức và nguồn lực tài chính, hầu hết các doanh nghiệp chưa có được sự đầu tư thoả đáng và khoa học cho việc xây dựng và phát triển VHDN. Chỉ có 14 doanh nghiệp trong tổng số 45 doanh nghiệp được điều tra có bộ phận chuyên trách về xây dựng VHDN, 31 doanh nghiệp cho rằng vấn đề này do lãnh đạo đảm nhiệm hoặc thuộc thẩm quyền của công đoàn và phòng tổ chức. Chính do những nhận thức thiếu sót về mức độ cần thiết của việc đầu tư để xây dựng VHDN mà các yếu tố hiện đại, tiến bộ trong các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa được tạo ra.
Có một bộ phận các doanh nghiệp chỉ chú tâm đến việc trang trí cho kiến trúc và diện mạo công sở, đến trang phục nhân viên và các biểu hiện bề nổi khác của VHDN. Theo kết quả điều tra 45 doanh nghiệp, bên cạnh 12 doanh nghiệp nhà nước, một số doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác hàng năm đều có quỹ riêng cho các hoạt động văn hoá, giải trí, nghỉ mát cho nhân viên. Có tới 30 doanh nghiệp, các lãnh đạo thường trực tiếp điều hành và tham gia các hoạt động văn hoá tập thể. Tuy nhiên, những đầu tư trên chỉ mang tính chất hình thức và không có nhiều giá trị trong việc xây dựng VHDN trong lâu dài một khi chính bản thân các thành viên trong doanh nghiệp cũng chỉ cho rằng đây là các hoạt động giải trí bình thường, đôi khi còn là một sự ép buộc đối với họ.
Ngược lại, một số doanh nghiệp khác lại đặc biệt chú trọng tới các vấn đề nhận thức, đào tạo, nêu cao tinh thần tương thân tương ái, phẩm chất đạo đức trong công việc. Có những doanh nghiệp dành một khoản đầu tư lớn cho giáo dục, tổ chức các hoạt động từ thiện và đóng góp cho xã hội, trong khi đó lại lơ là vấn đề đời sống vật chất của chính các thành viên trong doanh nghiệp.
Vấn đề đầu tư cho xây dựng và phát triển VHDN của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay cũng vẫn chỉ mang tính giải pháp tạm thời, chưa tính tới sự phát triển lâu dài. Theo kết quả điều tra, trong số 45 doanh nghiệp, chỉ có 6 doanh nghiệp đã xây dựng được cho mình chiến lược VHDN; 11 doanh nghiệp đã bắt đầu nhận thức được vấn đề này, nhưng mới chỉ ở giai đoạn ý tưởng; 28 doanh nghiệp còn lại chưa ý thức được việc cần phải có chiến lược VHDN. Chính vì thế mà đầu tư của các
doanh nghiệp cho xây dựng VHDN vẫn chưa nhắm được vào đúng trọng tâm, chưa được tiến hành một cách khoa học và thống nhất trong doanh nghiệp.
Nói tóm lại, cũng vì chưa có nhận thức đầy đủ mà đầu tư cho VHDN vẫn chưa thoả đáng và hiệu quả. Nhưng ngược lại, cũng chính vì đầu tư chưa thoả đáng mà nhận thức của các doanh nghiệp về vấn đề xây dựng và phát triển VHDN vẫn chậm được cải thiện.
2.2. Đầu tư cho xây dựng VHDN của các doanh nghiệp Việt Nam
Qua tham khảo từ các cuộc hội thảo về văn hoá kinh doanh và VHDN cũng như từ kết quả của cuộc điều tra do tác giả tiến hành, có thể nhận thấy đã có không ít doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu quan tâm đến việc đầu tư cho xây dựng và phát triển VHDN. Một số doanh nghiệp tiên phong đã chủ động tổ chức các buổi thảo luận về xây dựng VHDN cũng như cử cán bộ của mình tham gia các khoá đào tạo về VHDN.
Tuy nhiên, do thực trạng về nhận thức và nguồn lực tài chính, hầu hết các doanh nghiệp chưa có được sự đầu tư thoả đáng và khoa học cho việc xây dựng và phát triển VHDN. Chỉ có 14 doanh nghiệp trong tổng số 45 doanh nghiệp được điều tra có bộ phận chuyên trách về xây dựng VHDN, 31 doanh nghiệp cho rằng vấn đề này do lãnh đạo đảm nhiệm hoặc thuộc thẩm quyền của công đoàn và phòng tổ chức. Chính do những nhận thức thiếu xót về mức độ cần thiết của việc đầu tư để xây dựng VHDN mà các yếu tố hiện đại, tiến bộ trong các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa được tạo ra.
Có một bộ phận các doanh nghiệp chỉ chú tâm đến việc trang trí cho kiến trúc và diện mạo công sở, đến trang phục nhân viên và các biểu hiện bề nổi khác của VHDN. Theo kết quả điều tra 45 doanh nghiệp, bên cạnh 12 doanh nghiệp nhà nước, một số doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác hàng năm đều có quỹ riêng cho các hoạt động văn hoá, giải trí, nghỉ mát cho nhân viên. Có tới 30 doanh nghiệp, các lãnh đạo thường trực tiếp điều hành và tham gia các hoạt động văn hoá tập thể. Tuy nhiên, những đầu tư trên chỉ mang tính chất hình thức và không có nhiều giá trị trong việc xây dựng VHDN trong lâu dài một khi chính bản thân các
thành viên trong doanh nghiệp cũng chỉ cho rằng đây là các hoạt động giải trí bình thường, đôi khi còn là một sự ép buộc đối với họ.
Ngược lại, một số doanh nghiệp khác lại đặc biệt chú trọng tới các vấn đề nhận thức, đào tạo, nêu cao tinh thần tương thân tương ái, phẩm chất đạo đức trong công việc. Có những doanh nghiệp dành một khoản đầu tư lớn cho giáo dục, tổ chức các hoạt động từ thiện và đóng góp cho xã hội, trong khi đó lại lơ là vấn đề đời sống vật chất của chính các thành viên trong doanh nghiệp.
Vấn đề đầu tư cho xây dựng và phát triển VHDN của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay cũng vẫn chỉ mang tính giải pháp tạm thời, chưa tính tới sự phát triển lâu dài. Theo kết quả điều tra, trong số 45 doanh nghiệp, chỉ có 6 doanh nghiệp đã xây dựng được cho mình chiến lược VHDN; 11 doanh nghiệp đã bắt đầu nhận thức được vấn đề này, nhưng mới chỉ ở giai đoạn ý tưởng; 28 doanh nghiệp còn lại chưa ý thức được việc cần phải có chiến lược VHDN. Chính vì thế mà đầu tư của các doanh nghiệp cho xây dựng VHDN vẫn chưa nhắm được vào đúng trọng tâm, chưa được tiến hành một cách khoa học và thống nhất trong doanh nghiệp.
Tóm lại, cũng vì chưa có nhận thức đầy đủ mà đầu tư cho VHDN vẫn chưa thoả đáng và hiệu quả. Nhưng ngược lại, cũng chính vì đầu tư chưa thoả đáng mà nhận thức của các doanh nghiệp về vấn đề xây dựng và phát triển VHDN vẫn chậm được cải thiện.
2.3. Hiện trạng nền văn hóa doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
2.3.1. Các thực thể hữu hình
Nhóm yếu tố mang tính chất bề nổi này giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, bởi vì đó là những gì cộng đồng người tiêu dùng và các đối tác sẽ chú ý đầu tiên và dùng nó để có những đánh giá ban đầu về VHDN của tổ chức. Theo kết quả điều tra, khoảng 10 năm trở lại đây, cùng với việc cải thiện mẫu mã và nhãn hiệu của sản phẩm, các doanh nghiệp của Việt Nam cũng đã bắt đầu quan tâm tới vấn đề hình thức và bề nổi của VHDN.
Lôgô và các biểu tượng của doanh nghiệp