Yêu Cầu Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp Mạnh Trong Giai Đoạn Hiện Nay

thành 15 giới luật Đạo kiếm Gami19. 15 giới luật này được in thành sách và được treo ở những nơi dễ nhìn nhằm nhắc nhở mọi thành viên luôn ứng xử theo các chuẩn mực đạo đức chung của tổ chức.

Việc xây dựng và phát triển văn hoá luôn là một trong những hoạt động trọng tâm của công ty. Nơi đây đối với các nhân viên không chỉ là một gia đình mà còn là một trường học lớn – nơi không những đào tạo chuyên môn, giáo dục tư tưởng văn hóa mà còn là môi trường tu dưỡng rèn mỗi thành viên trưởng thành. Hàng năm công ty đều tổ chức các đợt đào tạo về kỹ năng làm việc và văn hóa công ty cho toàn bộ nhân viên. Đây cũng là điểm đặc sắc của Gami bởi toàn bộ hoạt động đào tạo đều do chính công ty tự đảm nhiệm, với mô hình 2 chiều mà người thầy chính là những nhân viên trưởng thành đi trước phụ trách.

3.2.2. Tinh hoa quản lý


Ngoài ra, để cạnh tranh thành công, Gami còn xây dựng 3 trụ cột sau:


3.2.2.1. Học thuyết kinh doanh Gami


Tầm nhìn của một tổ chức

Gami xác định tầm nhìn của công ty phải nhắc về những ước mơ, mong muốn cao đẹp mà công ty muốn vươn tới, xác định rõ ràng những giá trị tinh thần cốt lõi mà công ty muốn chia sẻ. Đó chính là ước muốn lâu dài của công ty không chỉ là tiền bạc, lợi nhuận mà chính là nguyên nhân sâu xa cho sự tồn tại và phát triển của GAMI, đó là những giá trị tạo ra sự khác biệt giữa con người GAMI với các cá nhân khác, giữa GAMI với các tổ chức khác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Xin trích dẫn 1 phần trong GAMI ca (Nhạc sỹ Huy Tuấn sáng tác) để minh chứng cho tầm nhìn của GAMI: “Xe ta về rộn vang tổ ấm. Cùng bao hạnh phúc bao tiếng cườiNhững ngôi nhà mọc lên rạng rỡCùng Gami ta đi vào tương lai

Lý thuyết lãnh đạo từ khá lên xuất sắc

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp mạnh vì sự trường tồn và phát triển của doanh nghiệp Việt Nam - 10

Trải qua quá trình thăng trầm phát triển, Công ty đã rút ra 5 nguyên tắc hành động cần thiết để tiếp tục xây dựng công ty lên xuất sắc:


19 Tham khảo thêm trong Phụ Lục

Nguyên tắc 1:


Cần phải xây dựng đội ngũ lãnh đạo, biết nhìn thẳng vào hiện thực, có ý chí, kiên định giải quyết vấn đề đến cùng cho dù vấn đề đó khó khăn đến đâu. Đồng thời, biết cách hành động, tự tin và bình tĩnh, khiêm tốn và sáng tạo, hướng tham vọng vào Công ty chứ không phải bản thân, tránh xa sự bợ đỡ, khoe khoang.

Nguyên tắc 2:


Trong quản lý, quan trọng nhất phải tìm ra người thích hợp rồi mới xác định đến làm gì. Rất cần nghiêm khắc để đưa những người không phù hợp ra khỏi đội ngũ, đưa những người xứng đáng vào vị trí, dành cho họ những cơ hội lớn để phát huy tài năng sở thích của mình. Gami phải biết giới hạn sự tăng trưởng dựa trên khả năng. Công ty có thể lôi kéo đủ những người thích hợp cho sự tăng trưởng đó.

Nguyên tắc 3:


Trong kinh doanh (cũng như trong đời mỗi người), chúng ta luôn gặp những tình huống khó khăn, chúng ta phải biết chấp nhận đối mặt với nó như là một thực tế khắc nghiệt mà chúng ta phải vượt qua và chiến thắng nó. Chúng ta tâm niệm là phải tạo ra một môi trường Công ty có những người thợ thích hợp với bầu không khí vởi mở, biết nhìn thẳng vào vấn đề, biết giải quyết những mâu thuẫn, có niềm tin, kiên định vào sự thành công tốt đẹp trong những dự định của mình.

Nguyên tắc 4:


Gami sẽ trở nên đứng đầu thị trường trong ngành kinh doanh khi và chỉ khi tìm ra Quan điểm Nhím 20 của mình và kiên định thực hiện theo nó.

Nguyên tắc 5:


Các công ty Gami chỉ có thể đạt được thành tích xuất sắc, trở thành một tập đoàn kinh tế tư nhân hùng mạnh khi biết xây dựng một văn hoá kỷ luật bao gồm có đội ngũ cán bộ có kỷ luật, trách nhiệm công việc cao, biết tư duy nghiêm khắc để tìm ra quan điểm Nhím của mình, và hành động kinh doanh chỉ gắn chặt với quan điểm Nhím đó mà thôi.


20 Quan điểm tập trung làm xuất sắc 1 việc

3.2.2.2. Chu trình đào tạo tích cực nội bộ


Đào tạo tài năng kinh doanh là mục đích của chu trình đạo tạo nội bộ. Để có các tài năng kinh doanh, Gami cho rằng phải tập trung cho đào tạo các kỹ năng của CBNV.

Để làm được điều này cần tổ chức doanh nghiệp như một trường học lớn với một môi trương “dạy học” khắp công ty. Điều này còn đúng hơn nữa, trong nền kinh tế tri thức, chỉ bằng cách đó học tập liên tục, các CBNV mới biết tập hợp và chia sẻ kiến thức để có thể làm việc tốt nhất.

Hiện nay, GAMI tiếp thu các kinh nghiệm đó và đang tích cực xây dựng môi trường dạy học trên toàn bộ hệ thống hàng năm từ Nam ra Bắc theo sơ đồ sau:



Học thuyết đào tạo Sáng tạo tri thức

Thu hút nhà lãnh đạo và quá trình đào tạo tương hỗ

Thầy

Trò

Tạo ra khung cảnh cho việc đạo tào nhân viên tương hỗ

Cam kết xây dựng hệ đào tạo riêng Tự tin để học và dạy

Có học thuyết đào tạo Giảm bớt thứ bậc Cam kết học

Tạo ra một quá trình tương tác 2 chiều


Hình 2.5: Chu trình đào tạo tích cực


– Nội dung chương trình DạyHọc: được cập nhật có chọn lọc, được tổng hợp định hướng, tích luỹ và truyền tải, phản hồi trên toàn hệ thống. Các chu trình dạy học lặp lại, lặp lại theo vòng xoáy đi lên và cứ thế, dòng tri thức ngày càng cuộn dâng, nâng những Con Người Gami lên những tầm cao mới với tầm nhìn ngày càng xa vào tương lai và những năng lực lao động sáng tạo ngày càng vượt trội.

– Phong cách DạyHọc: người lãnh đạo là người thầy vừa truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm, chiến lược, văn hóa Gami, .. cho CBNV vừa học từ CBNV. “Hãy coi công việc là một quá trình học hỏi suốt đời và Gami là trường học lớn nâng đỡ các bước chân trên con đường đi đến thành công của bạn” (trích 15 giới luật).

Các giá trị tinh thần, các nhân vật hình mẫu, các điển hình xuất sắc được công nhận, tuyên dương, được chuyển tải qua đa dạng các hình thức: qua bản thân các sự kiện, lễ hội, qua các nghi thức công nhận, qua tính Dạy Học ngầm của các sự kiện, qua bản thân các chu trình, chương trình DayHọc và qua các công cụ truyền đạt khác như nguyệt san nội bộ “Nhịp sống”, diễn đàn Gami online “Gami.com.vn”, sách “10 năm Gami”, “Văn hóa mạnh Gami”, Bài hát “Gami ca”,...v.v. Trong đó các thuật ngữ văn hóa, thuật ngữ quản trị riêng của Gami đã tạo nên một dạng ngôn ngữ đặc thù Gami mà ngôn ngữ là phương tiện căn bản nhất của mọi nền văn hóa.


Như vậy, với sự nỗ lực xây dựng một nền văn hóa Mạnh nhằm tạo dựng cho Gami một sự phát triển vững mạnh, có thể tin tưởng rằng, trên bước đường thực hiện sứ mệnh của mình: “Nhà ở & ôtô cho mỗi gia đình Việt Nam", Gami sẽ tạo dựng cho mình một tương lai đang được cả tập thể cùng dựng xây và phấn đấu:

"Xe ta về rộn vang tổ ấm. Cùng bao hạnh phúc, bao tiếng cười ... Những ngôi nhà mọc lên rạng rỡ, những công trình ích nước lợi nhà, cùng Gami ta đi vào tương lai

... Vì một đất nước yên vui và ta sẽ luôn đồng lòng. Cùng nhau đi tới tương lai, vinh quang ngày mai.” trích Gami Ca

CHƯƠNG 3‌

PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÌ SỰ TRƯỜNG TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM


1. YÊU CẦU XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP MẠNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Vòng xoáy của toàn cầu hoá đã buộc tất cả các quốc gia phải xác định cho mình con đường duy nhất để tồn tại, tránh bị tụt hậu và khẳng định vị thế của mình, đó chính là thích nghi và hội nhập. Trong xu thế đó, từng ngành, từng lĩnh vực, từng doanh nghiệp của mỗi quốc gia đều phải chủ động hoà chung cùng nhịp phát triển đi lên của nền kinh tế thế giới và văn hoá kinh doanh hiện đại.

Tuy nhiên, để có thể hội nhập thành công, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những chiến lược hội nhập thích hợp và lâu dài để tận dụng các cơ hội và hạn chế được những tác động tiêu cực trong quá trình hội nhập. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp phải vừa đảm bảo được sự thích nghi với môi trường kinh doanh thời đại mới, vừa có bản lĩnh để tạo ra nét đặc trưng riêng cho mình. Sự thích nghi và nét đặc trưng đó được tạo nên bởi chính văn hoá của doanh nghiệp.

Thực tế cho thấy, các đối tác, các nhà đầu tư nước ngoài khi tiến hành nghiên cứu thị trường Việt Nam ngày càng quan tâm hơn tới môi trường kinh doanh nói chung và VHDN nói riêng của các bạn hàng của họ. Đã có nhiều doanh nghiệp nước ta bỏ lỡ cơ hội hợp tác kinh doanh ngay trong chuyến thăm quan đầu tiên của đoàn đàm phán nước ngoài tới doanh nghiệp vì lý do: VHDN không đáp ứng được việc hợp tác lâu dài hoặc không đủ tạo cơ sở lòng tin. Trường hợp các nhà đầu tư nước ngoài phải bỏ về nước sau những mâu thuẫn không thể giải quyết được với bên liên doanh Việt Nam hoặc những tranh chấp phải đưa ra kiện tụng trước toà cũng không phải là hiếm. Những vấn đề trên, phần nào cũng bắt nguồn từ chính sự thiếu hoàn chỉnh trong VHDN của chúng ta hiện nay.

Chia sẻ về yêu cầu xây dựng VHDN ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập, trong cuộc hội thảo “Xây dựng VHDN” do VCCI phối hợp với Học viện Hành chính Quốc gia tổ chức, ông Đào Duy Quát, Phó ban Tư tưởng Văn hoá TW đã phát biểu: "Một thực trạng, một nguy cơ rất nghiêm trọng của nền kinh tế Việt Nam: đó là sự tụt hậu xa hơn nữa của nền kinh tế nước ta so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nguy cơ này chỉ còn tính tháng, tính năm đối với hàng loạt doanh nghiệp. Có thể khẳng định sự tụt hậu này bắt nguồn từ văn hoá của từng công ty, từng chủ doanh nghiệp" .

Trong khi đó, xây dựng VHDN, qua kiểm nghiệm thực tế đã và đang mang lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp Việt Nam. Trong diễn đàn về Xây dựng và phát triển VHDN do Câu lạc bộ Doanh nhân 2030 và Thời báo Kinh tế Sài Gòn phối hợp tổ chức, hầu hết các nhà nghiên cứu và các doanh nhân quan tâm đến vấn đề này đều cho rằng: đối với các doanh nghiệp Việt Nam, trong xu thế hội nhập, xây dựng và phát triển VHDN sẽ mang lại rất nhiều lợi ích.

Hơn nữa, ở địa vị của một nước đang phát triển, chúng ta càng phải nhận thức rõ hơn yêu cầu của việc xây dựng và phát triển VHDN. Bởi vì, bên cạnh việc để đáp ứng tốt nhu cầu trong nước, các doanh nghiệp Việt Nam phải tính đến những đòi hỏi cao hơn về khả năng đáp ứng văn hoá tiêu dùng những nước bạn hàng, nhằm thực hiện mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu. Trong khi đó, những thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Mỹ, EU, Đông Bắc á đều là những nước có nền văn hóa kinh doanh rất phát triển. Ngay cả các nước láng giềng trong ASEAN, những năm gần đây cũng đã rất chú trọng phát triển văn hoá doanh nghiêp của mình, và một thực tế là họ thường dễ dàng có được lòng tin của đối tác nước ngoài hơn các doanh nghiệp Việt Nam. Như vậy, VHDN đóng vai trò như một lực lượng bảo đảm cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia thị trường thế giới.

Thực tế xây dựng VHDN tại những doanh nghiệp tiên phong của Việt Nam cũng chứng minh cho yêu cầu cấp bách của việc phát triển rộng rãi phong trào xây dựng VHDN ở nước ta:

Như nhiều người thường nói, FPT luôn muốn tạo ra sự khác biệt và giữ vị trí tiên phong trong nhiều lĩnh vực, trong đó có VHDN. So với thế hệ những doanh nghiệp

tiên phong của Việt Nam, FPT là một doanh nghiệp nổi bật. Tuy nhiên, FPT không xây dựng văn hóa doanh nghiệp vì sự nổi bật ấy mà vì sự “trường tồn”. Thực tế là, với những nỗ lực của ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên, FPT đã xây dựng được cho mình một VHDN đặc sắc, tôn vinh sự sáng tạo và sức mạnh tập thể trong công việc. Theo Tổng Giám đốc Trương Gia Bình, VHDN chính là “quyền năng” chắp cánh cho FPT vươn tới những thị trường tin học phát triển nhất trên thế giới....

Kín đáo và thiên về chiều sâu, công ty GAMI lại xây dựng cho mình VHDN dựa trên sự hoà đồng, tinh thần tương thân tương ái giữa các thành viên trong doanh nghiệp, không phân biệt lãnh đạo hay nhân viên. Trong đó lồng ghép các chương trình văn hóa định kỳ như: “Công ty và bạn”, “Gami ngôi nhà chung”, “Trao phần thưởng cho con em CBNV đạt thành tích học tập xuất sắc”, v.v. Cđã thành truyền thống, hàng năm tập đoàn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tập thể/quà tặng theo văn hóa dân tộc như các buổi đi lễ chùa đầu năm, kỷ niệm 83, tết thiếu nhi 16, lễ rằm tháng bẩy, kỷ niệm ngày thương binh liệt sỹ, liên hoan vui trung thu cho thiếu nhi Gami, Kỷ niệm ngày phụ nữ việt nam, Nô en... Xương sống của chuỗi sự kiện là Chương trình xây dựng văn hóa và chuyên nghiệp hóa Gami, với hàng loạt các hoạt động có hệ thống về văn hóa tinh thần, thể thao, phong trào thi đua…để từng Gamian (người Gami – nhân viên Gami) đều nắm rõ và phải nắm rõ lịch sử Tập đoàn, cùng nhau xây dựng, duy trì và phát triển Văn hóa Gami nhằm tạo ra sự đồng thuận, gắn bó bền chắc, tăng cường tính sáng tạo và nâng cao hiệu quả công việc Vì thế, cũng không lạ gì khi công nhân của GAMI coi Công ty là nhà và cống hiến hết mình với thái độ và trách nhiệm lao động tốt nhất .

Đây chỉ là một vài ví dụ về sự thành công của những doanh nghiệp Việt Nam đã sớm nhận thức được và bắt tay vào xây dựng VHDN của mình. Những ví dụ này, cùng với những lợi ích kể trên đã cho thấy yêu cầu cấp bách của việc xây dựng và phát triển VHDN đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập.

2. PHƯƠNG HƯỚNG XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP MẠNH CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

2.1. Phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc


Doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế và VHDN là một thành phần hữu cơ của văn hoá dân tộc. So với các thành phần khác của văn hoá dân tộc thì VHDN năng động hơn nhiều vì nó gắn liền với sự phát triển của kinh doanh. Nhưng cũng chính từ sự phát triển năng động đó mà có thể dẫn đến hai khả năng: Thứ nhất, nếu VHDN phát triển phù hợp với trình độ phát triển của hoạt động kinh doanh và phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc thì nó sẽ là yếu tố tích cực thúc đẩy doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung phát triển đi lên. Thứ hai, nếu VHDN không theo kịp trình độ phát triển của kinh doanh và không phù hợp với các yếu tố văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc nó sẽ trở thành yếu tố kìm hãm doanh nghiệp và nền kinh tế. Do vậy, những định hướng cho việc xây dựng VHDN là hết sức cần thiết để đảm bảo cho sự phát triển hiệu quả và bền vững, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp Việt Nam đang trong giai đoạn đầu xây dựng VHDN.

Xuất phát từ bài học kinh nghiệm của dân tộc, tiếp nhận thành tựu trí tuệ của thời đại, Đảng và Nhà nước ta cũng đã có những nhận thức mới về vai trò của văn hoá trong phát triển: "Kinh tế và văn hoá gắn liền với nhau hết sức chặt chẽ, kinh tế không tự mình phát triển nếu thiếu nền tảng văn hoá và văn hoá không phải là sản phẩm thụ động của kinh tế. Phát triển trên cơ sở kết hợp hài hoà kinh tế và văn hoá là sự phát triển năng động, có hiệu quả và vững chắc nhất".

Vì vậy trong quá trình xây dựng VHDN Việt Nam, cần quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng. Đó là văn hoá Việt Nam phải soi đường cho kinh doanh, kinh doanh phải được tiến hành trên cơ sở tôn trọng những giá trị tốt đẹp của con người, để phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân, chứ không phải để làm giàu bằng mọi giá. Phải làm sao để trong ý thức của mọi doanh nghiệp, ý chí tự chủ, tự tin, lòng yêu nước, tự hoà dân tộc, luôn gắn kết với chiến lược phát triển kinh doanh.

2.2. Khai thác các giá trị tinh thần thích hợp trong doanh nghiệp Việt Nam


Trong phạm vi một xã hội, vai trò quan trọng hàng đầu của xây dựng văn hóa chính là khơi dậy những giá trị truyền thống, sức mạnh tiềm tàng của dân tộc trong quá khứ biến thành nguồn sức mạnh, động lực cho phát triển xã hội trong hiện tại và tương lai. Trong quá trình xây dựng nề VHDN Mạnh ở Việt Nam, nguồn lực quan

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 19/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí