Loại bỏ những phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, đặc biệt là giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân.
Mặt khác, quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp cũng phải đặt trên nền tảng văn hoá, như ý kiến của ông Lê Đăng Doanh, chuyên viên cao cấp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Để cho kinh doanh có văn hoá, doanh nghiệp có văn hoá thì công sở, cơ quan nhà nước các cấp cũng phải có văn hoá, viên chức phải hành xử đúng pháp luật, có trách nhiệm và có văn hoá. Không thể đòi hỏi doanh nghiệp trong sạch nếu bộ máy tham nhũng, cũng như không thể đòi hỏi doanh nghiệp phải có văn hoá trong khi viên chức nhà nước ứng xử tư lợi và thiếu văn hoá.
Thứ ba, nâng cao nhận thức và tập trung sức mạnh tập thể của toàn giới doanh nhân và cộng đồng xã hội trong xây dựng văn hoá doanh nghiệp
Nhà nước cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về vai trò và yêu cầu cấp bách của việc xây dựng và phát triển VHDN trong thời đại hiện nay. Các hoạt động tuyên truyền không nên chỉ giới hạn trong khuôn khổ các cuộc hội thảo và các buổi toạ đàm mà cần mở rộng xuống tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội, thông qua các phương tiện thông tấn báo chí, các cuộc thi tìm hiểu về VHDN.
Bên cạnh đó, cũng cần có các hình thức biểu dương, khen thưởng những doanh nghiệp tiên phong và thành công trong xây dựng VHDN, tôn vinh những giá trị văn hoá kinh doanh tích cực. Hàng năm, bên cạnh các giải thưởng Sao đỏ, Hàng Việt Nam chất lượng cao... thì những cuộc thi, giao lưu và biểu dương các doanh nghiệp đã thành công trong xây dựng VHDN cũng thực sự rất cần thiết. Cần tạo ra một phong trào sôi động trong toàn giới doanh nhân về xây dựng VHDN Việt Nam thời đại mới.
Thứ tư, cung cấp thông tin, hỗ trợ tư vấn và đào tạo cho doanh nghiệp về kiến thức xây dựng văn hoá doanh nghiệp
Một trong những khó khăn lớn của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển VHDN, đó chính là sự thiếu thông tin chính xác và hệ thống về vấn đề trên. Chính vì thế, Nhà nước cần quan tâm tới việc cung cấp thông tin, hỗ trợ
tư vấn và đào tạo cho các doanh nghiệp về kiến thức xây dựng VHDN. Các cuộc hội thảo, các khoá đào tạo về VHDN cần được tổ chức thường xuyên hơn và mở rộng ra nhiều tỉnh thành trong cả nước, chứ không chỉ dừng lại ở Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh. Cần có những website dành riêng cho việc tư vấn, hỗ trợ; phổ biến kinh nghiệm của các doanh nghiệp đã thành công trong việc xây dựng VHDN, đặc biệt trong bối cảnh tin học hoá kinh tế như ngày nay.
4.2. Quy trình xây dựng Văn hoá Mạnh
Bản chất cốt lõi của VHM là nguyên tắc duy trì triết lý cốt lõi và khuyến khích tiến bộ không ngừng. Từ nguyên tắc này sẽ tạo nên nên cơ cấu, môi trường và nguyên tắc hành động trong VHM. Vì vậy xây dựng VHM bắt đầu từ hình thành một định hướng bền vững bao gồm xác định triết lý cốt lõi và Chiến lược phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Tiếp đó là xây dựng những cơ chế hữu hình bao gồm cơ cấu, môi trường và nguyên tắc hành động nhằm đảm bảo triết lý cốt lõi được duy trì và tiến bộ được khuyến khích.
Hình 3.2 : Nguyên lý xây dựng VHM21
Biểu hiện qua
Kết quả
Xây dựng định hướng bền vững
Triết lý cốt lõi
Chiến lược phát triển
Xây dưng cơ chế hữu hình
Duy trì cốt lõi
Khuyến khích tiến
bộ
Xây dựng VHDN là một quá trình chuyển đổi trong nhận thức, tư duy, cơ cấu, môi trường, hành động của tổng thế doanh nghiệp. Nguyên lý chung là bắt đầu từ cơ sở thấu hiểu về VHDN hiện tại, nhận thức rõ ràng về nền VHDN tương lai, từ đó hình thành những nguyên tắc về tư duy, cơ cấu, môi trường và chuẩn mực hành động trong nền VHDN mới. Quá trình này đồng thợi thực hiện 2 chu trình song song: 1 là
21 Collins JC & Porras JI, Build to Last, Happer Collins, 1997
phá vỡ VH cũ – 1 hình thành VH mới, giống như sự chuyển đổi giữa ngày và đêm, âm và dương.
4.2.1. Giai đoạn 1: Nhận thức và Thấu hiểu Văn hóa hiện tại
Nhận biết môi trường và các điều kiện tác động tới chiến lược của doanh nghiệp
Nhận định môi trường tác nghiệp của doanh nghiệp, xác định các yếu tố gây tác động làm thay đổi chiến lược của doanh nghiệp và công tác xây dựng VHDN trong tương lai.
Đánh giá văn hóa hiện tại và xác định triết lý cốt lõi của VHDN.
Sự thay đổi hay xây dựng VHDN thường bắt đầu bằng việc đánh giá xem văn hoá hiện tại như thế nào và kết hợp với chiến lược phát triển doanh nghiệp. Đánh giá văn hoá là một việc cực kỳ khó khăn vì văn hoá thường khó thấy và dễ nhầm lẫn về tiêu chí đánh giá. Những ngầm định không nói ra hay không viết ra thì càng khó đánh giá. Thường thì con người hoà mình trong văn hoá và không thấy được sự tồn tại khách quan của nó.
Tiếp cận và đánh giá hệ thống về VHDN hiện tại của doanh nghiệp. Từ đó xác định đâu là mục đích cốt lõi , giá trị cốt lõi tiếp tục làm cơ sở cho thành công của doanh nghiệp trong tương lai. Đây là bước cơ bản nhất để xây dựng VHDN. Mục đích và giá trị cốt lõi phải không phai nhoà theo thời gian và là trái tim, linh hồn của doanh nghiệp.
4.2.2. Giai đoạn 2: Xây dựng và Chia sẻ viễn cảnh của doanh nghiệp
Xác định viễn cảnh về doanh nghiệp và Chia sẻ với toàn bộ doanh nghiệp
Xây dựng viễn cảnh mà doanh nghiệp sẽ vươn tới.Viễn cảnh chính là bức tranh lý tưởng về doanh nghiệp trong tương lai, khởi nguồn từ những hoạt động trong hiện tại, với giả định không gặp bất kỳ trở ngại nào (ngoài những trở ngại được xác định từ giai đoạn 1). Viễn cảnh chính là định hướng để xây dựng VHDN.
Một viễn cảnh tốt được tạo lập phải đảm bảo 5 tiêu chí sau22:
- Viễn cảnh phải gắn chặt với doanh nghiệp: Khi xem xét viễn cảnh, chúng ta có thể hiểu được doanh nghiệp đang ưu tiên đầu tư vào đâu? Công việc nào doanh nghiệp đang nỗ lực hoàn thành?.
- Một viễn cảnh tốt hỗ trợ tích cực và hiệu quả cho việc ra quyết định. Khi cơ hội hay khó khăn xuất hiện, bất cứ ai trong doanh nghiệp đều có thể sử dụng viễn cảnh như căn cứ quan trọng để đưa ra quyết định.
- Viễn cảnh phải thể hiện các giá trị và văn hoá của doanh nghiệp. Thâm chí khi có sự thay đổi thì viễn cảnh vẫn phải phát triển trên mục đích, giá trị hiện trạng của doanh nghiệp.
- Viễn cảnh phải nhận thức được và đáp ứng lại những yêu cầu cao hơn của doanh nghiệp. Cần xây dựng một viễn cảnh doanh nghiệp có thể đáp ứng tốt hơn những mong đợi của khách hàng, thích nghi tốt hơn với kỹ thuật hiện đại…
- Tương lai lý tưởng phải được tạo ra từ kết quả của hoạt động trong hiện tại. Điều này có nghĩa, viễn cảnh của doanh nghiệp phải gắn chặt với những hoạt động hàng ngày và thói quen làm việc của các thành viên trong doanh nghiệp
Viễn cảnh này cần được chia sẻ để toàn bộ thành viên hiểu rõ công việc trọng tâm doanh nghiệp hướng tới, tạo ra lực hướng tâm chung trong toàn bộ doanh nghiệp.
Xây dựng chiến lược kinh doanh dựa trên viễn cảnh và triết lý cốt lõi doanh nghiệp
Chiến lược kinh doanh là hành động cụ thể hoá việc thực thi sứ mệnh của doanh nghiệp. Xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn dựa trên viễn cảnh và mục đích, giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp đã xác định cho tương lai.
Chiến lược kinh doanh thể hiện ý chí, mong muốn của doanh nghiệp, VHDN chi phối hoạt động thực tế trong doanh nghiệp. VHDN là cơ sở pháp lý cho việc xây dựng chiến lược; là cơ sở đảm bảo thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Ngược lại, chiến lược kinh doanh quyết định môi trường kinh doanh – điều
22 Joann Keyton, Communication & Organizational Culture, SAGE Publications, 2005, page 137
kiện ảnh hưởng trực tiếp tới triết lý kinh doanh; tỷ lệ phân bổ nguồn lực đầu tư cho việc duy trì và củng cố VHDN. Sự phù hợp của chiến lược kinh doanh và VHDN điều kiện phát huy tối đa mọi nguồn sức mạnh trong doanh nghiệp.
4.2.3. Giai đoạn 3: Bổ sung và Thay đổi yếu tố văn hóa hiện tại
Quyết định những bổ sung và thay đổi cần thiết để thực thi chiến lược kinh doanh
Khi chúng ta đã xác định được một văn hoá lý tưởng cho doanh nghiệp mình và cũng đã có sự thấu hiểu về văn hoá đang tồn tại trong doanh nghiệp mình, lúc này sự tập trung tiếp theo là vào việc làm thế nào để thu hẹp khoảng cách giữa những giá trị chúng ta hiện có và những giá trị chúng ta mong muốn.
Xác định vai trò của lãnh đạo cao cấp trong việc dẫn dắt thay đổiVH
Lãnh đạo đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng VHDN. Lãnh đạo là người đề xướng và hướng dẫn các nỗ lực thay đổi. Lãnh đạo chịu trách nhiệm xây dựng viễn cảnh, truyền bá cho nhân viên hiểu đúng, tin tưởng và cùng nỗ lực để xây dựng. Lãnh đạo cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xua tan những mối lo sợ và thiếu an toàn của nhân viên.
Lập kế hoạch triển khai cụ thể, chi tiết.
Khi khoảng cách đã được xác định thì việc tiếp theo là soạn thảo một kế hoạch hành động bao gồm các mục tiêu, hoạt động, thời gian, điểm mốc và trách nhiệm cụ thể. Cái gì là ưu tiên? Đâu là chỗ chúng ta cần tập trung nỗ lực? Cần những nguồn lực gì? Ai chịu trách nhiệm về những công việc cụ thể? Thời gian hoàn thành?
Trao đổi về yêu cầu và kế hoạch thay đổi; tạo động lực cho việc thay đổi.
Phổ biến nhu cầu thay đổi, kế hoạch hành động và động viên tinh thần, tạo động lực cho sự thay đổi. Sự thay đổi sẽ ảnh hưởng đến đời sống nhân viên. Họ cần được biết sự thay đổi đó đem lại điều tốt đẹp cho họ. Sự động viên, khuyến khích sẽ dễ dàng hơn khi mọi người được biết vai trò của mình là đóng góp và xây dựng tương lai doanh nghiệp.
Nhận biết các rào cản và các trở lực; phát triển chiến lược xử lý rào cản
Nhận biết các trở ngại và nguyên nhân từ chối thay đổi và xây dựng các chiến lược để đối phó. Lôi kéo mọi người ra khỏi vùng thoải mái của mình là một công việc rất khó. Vì vậy người lãnh đạo phải khuyến khích, động viên và chỉ cho nhân viên thấy lợi ích của họ tăng lên trong quá trình thay đổi.
4.2.4. Giai đoạn 4: Củng cố và Duy trì văn hóa đã thiết lập
Sau khi xây dựng công tác vận hành và bảo trì ngôi nhà VHDN đòi hỏi phải có một cơ chế quản lý mạnh mẽ và rõ ràng đảm bảo cho những biến động về thị trường, nhân sự, tài chính... không làm thay đổi nền văn hóa mới xây dựng.
Thể chế hoá, mô hình và củng cố những thay đổi trong văn hóa
Thể chế hoá, mô hình hoá và củng cố sự thay đổi văn hoá. Đồng thời các hành vi, quyết định của lãnh đạo phải thể hiện là mẫu hình cho nhân viên noi theo và phù hợp với mô hình văn hoá đã xây dựng. Trong giai đoạn này các hành vi theo mẫu hình lý tưởng cần được khuyến khích, động viên. Hệ thống khen thưởng phải được thiết kế phù hợp với mô hình xây dựng VHDN.
Tiếp tục đánh giá lại văn hóa của doanh nghiệp và thiết lập một quy chế để tiếp tục học hỏi và chuyển giao.
Tiếp tục đánh giá VHDN và thiết lập các chuẩn mực mới về không ngừng học tập và thay đổi. Văn hoá không phải là bất biến vì vậy khi ta đã xây dựng được một văn hoá phù hợp thì việc quan trọng là liên tục đánh giá và duy trì các giá trị tốt. Truyền bá các giá trị đó cho nhân viên mới.
KẾT LUẬN
Như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt đề tài nghiên cứu, việc nhận thức đúng đắn và xây dựng thành công văn hoá mạnh chính là yêu cầu bức thiết của các doanh nghiệp Việt Nam. Thực tế cho thấy những doanh nghiệp tiên phong trong xây dựng VHDN đã gặt hái được khá nhiều thành công không chỉ trên thương trường mà còn thiết lập được những mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, đối tác và cộng đồng xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm, chưa thấy được tầm quan trọng và do đó thiếu sự đầu tư thích đáng cho VHDN.
Mặt khác, quan điểm VHDN và xây dựng VHDN vẫn chưa đạt đến sự thống nhất cao giữa các nhà nghiên cứu, các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp. Chính những hạn chế trên đã dẫn đến sự thiếu hiệu quả và mất phương hướng trong việc đầu tư xây dựng VHDN tại Việt Nam.
Với mong muốn giúp các doanh nghiệp Việt Nam làm tốt việc xây dựng và phát triển VHDN, bắt đầu từ việc nâng cao nhận thức về VHDN rồi đi đến cam kết và hành động, đề tài đã cố gắng trọng tâm vào những vấn đề sau:
Đưa ra những cơ sở lý luận tương đối đầy đủ về VHDN và hệ thống hoá được các yếu tố cấu thành VHDN, sắp xếp chúng một cách tương đối hợp lý, rõ ràng và dễ hiểu, tạo điều kiện cho độc giả nhanh chóng hiểu được những kiến thức về VHDN hiện nay.
Phân tích, đánh giá được thực trạng nhận thức và xây dựng VHDN ở Việt Nam, chỉ ra những cơ hội và khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải khi xây dựng và phát triển văn hoá mạnh.
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng và khó khăn của doanh nghiệp cũng như yêu cầu xây dựng và phát triển VHDN, đề tài đã đề xuất các bước xây dựng văn hoá mạnh, đưa ra một số giải pháp đối với đối với Nhà nước và Doanh nghiệp để góp phần xây dựng thành công nền VHDN Việt Nam mạnh mẽ và giàu bản sắc dân tộc.
Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp bổ sung của các nhà nghiên cứu, thầy cô giáo và bạn bè quan tâm cho những vấn đề về lý luận và thực tiễn để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
PHỤ LỤC 1
DANH SÁCH DOANH NGHIỆP TRƯỜNG TỒN TRÊN THẾ GIỚI
(James C. Collins & Jerry I. Porras, Build to last, HarperCollins, 1997)
Name company | Founding dates | |
1 | CitiCorp | 1812 |
2 | Procter & Gamble | 1837 |
3 | Philip Morris | 1847 |
4 | American Express | 1850 |
5 | Jonhson & Jonhson | 1886 |
6 | Merck | 1891 |
7 | General Electric | 1892 |
8 | Nordstorm | 1901 |
9 | 3M | 1902 |
10 | Ford | 1903 |
11 | IBM | 1911 |
12 | Boeing | 1915 |
13 | Walt Disney | 1923 |
14 | Marriott | 1927 |
15 | Motorola | 1928 |
16 | Hewlett - Parkard | 1938 |
17 | Sony | 1945 |
18 | Wal - Mart | 1945 |
Có thể bạn quan tâm!
- Yêu Cầu Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp Mạnh Trong Giai Đoạn Hiện Nay
- Tiếp Thu Tinh Hoa Văn Hóa Doanh Nghiệp Các Nước Phát Triển
- Đương Đầu Với Những Thách Thức, Gay Go Nhất Trước Tiên
- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp mạnh vì sự trường tồn và phát triển của doanh nghiệp Việt Nam - 14
- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp mạnh vì sự trường tồn và phát triển của doanh nghiệp Việt Nam - 15