Xây dựng văn hoá doanh nghiệp cho các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế - 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH


ĐỖ THỊ THANH TÂM


XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

TRONG XU THẾ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ


CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 60.34.05


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ


Xây dựng văn hoá doanh nghiệp cho các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế - 1

Người hướng dẫn khoa học: TS PHAN THỊ MINH CHÂU

TP Hồ Chí Minh – năm 2006


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG I. TỒNG QUAN LÝ THUYẾT VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 8

1.1 KHÁI NIỆM VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 8

1.1.1. Khái niệm Văn hóa doanh nghiệp 8

1.1.2. Mối quan hệ giữa Văn hóa doanh nghiệp và văn hóa dân tộc 14

1.1.3. Văn hóa doanh nghiệp trong một tập đoàn đa quốc gia 15

1.2 LỢI ÍCH CỦA VIỆC XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 16

1.2.1. Đối với doanh nghiệp 16

1.2.2. Đối với bên ngoài doanh nghiệp 18

1.2.3. Đối với việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, dịch vụ 18

1.3 XÂY DỰNG, DUY TRÌ VÀ PHÁT HUY VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 19

1.3.1. Xây dựng Văn hóa doanh nghiệp 19

1.3.2. Duy trì và phát huy Văn hóa doanh nghiệp 22

1.4 MỘT SỐ GƯƠNG XÂY DỰNG THÀNH CÔNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 24

1.4.1. Tập đoàn Johnson & Johnson Mỹ 24

1.4.2. Tập đoàn Honda Nhật Bản 27

1.4.3. Công ty Unilever Việt Nam 29

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 31

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 32

2.1 LỊCH SỬ KINH TẾ VIỆT NAM QUA 5 GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN 32

2.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY38

2.3 THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 45

2.3.1. Những mặt hạn chế về Văn hóa doanh nghiệp các doanh nghiệp Việt Nam45

2.3.2. Những mặt tích cực về Văn hóa doanh nghiệp của các doanh nghiệp Việt Nam 55

2.4 NGUYÊN NHÂN YẾU KÉM CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 58

2.4.1. Nguyên nhân khách quan – những tồn tại lịch sử 58

2.4.2. Nguyên nhân chủ quan – những chính sách, định hướng, giáo dục, môi trường Văn hóa doanh nghiệp 60

KẾT LUẬN CHƯƠNG II 62

CHƯƠNG III. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG XU THẾ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 63

3.1 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TRONG MÔI TRƯỜNG KINH TẾ QUỐC TẾ 63

3.1.1. Sơ lược bối cảnh toàn cầu hóa 63

3.1.2. Yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế đối với các doanh nghiệp Việt Nam

........................................................................................................... 64

3.1.3. Vai trò của việc xây dựng Văn hóa doanh nghiệp của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 65

3.2 ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG XU THẾ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 67

3.2.1. Xác định tầm nhìn định hướng, mục tiêu dài hạn, xây dựng tôn chỉ, triết lý hoạt động được chia sẻ rộng rãi 68

3.2.2. Xây dựng Văn hóa lãnh đạo 70

3.2.3. Xây dựng Văn hóa tổ chức 72

3.2.4. Xây dựng Văn hóa kinh doanh 77

3.2.5. Quảng bá hình tượng, quan hệ công chúng của doanh nghiệp (PR)78

3.3 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỂ XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 81

3.3.1. Những tiền đề thiết yếu cho việc xây dựng thành công Văn hóa doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay 81

3.3.2. Các đề xuất đối với doanh nghiệp 81

3.3.3. Các đề xuất đối với nhà nước 83

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 87

KẾT LUẬN 88

PHỤ LỤC 90

1. BẢNG CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 90

2. MỘT CÔNG TY LUẬT THUẦN VIỆT VƯƠN LÊN TẦM QUỐC TẾ .101

TÀI LIỆU THAM KHẢO 105


1. ĐẶT VẤN ĐỀ


MỞ ĐẦU

Nền kinh tế đất nước từ sau đổi mới đã phát triển rất nhanh cùng với sự gia tăng mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp khu vực ngoài quốc doanh. Tuy nhiên, sự phát triển còn mang tính nhỏ, lẻ, thiếu ổn định và bền vững. Các doanh nghiệp đa số chưa định hình được bản sắc kinh doanh riêng.

Đất nước ta đang tiến bước mạnh mẽ vào hội nhập kinh tế quốc tế, mà mốc son quan trọng là việc chính thức được kết nạp thành viên WTO vào ngày 7/11/2006. Hội nhập kinh tế đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng lắm thách thức cam go trong môi trường cạnh tranh gay gắt, khốc liệt hơn. Chúng ta phải làm gì, bắt đầu hành trình WTO như thế nào để hội nhập một cách vững chải và không bị hoà tan.

Trong bối cảnh toàn cầu hoá, bên cạnh sự giao thoa các nguồn lực còn có sự giao lưu giữa các dòng văn hoá đa dạng, ảnh hưởng tới phong cách, thái độ làm việc của doanh nghiệp. Nhu cầu của con người cũng chuyển sang chú trọng tới mặt giá trị văn hoá. Cạnh tranh bằng công nghệ kỹ thuật trong thời đại thế giới phẳng không còn chiếm địa vị lâu dài do tính chất khuếch tán nhanh của công nghệ kỹ thuật. Thay vào đó là vai trò then chốt của văn hoá doanh nghiệp trong cạnh tranh bởi lẽ khác với công nghệ kỹ thuật, văn hoá doanh nghiệp rất khó hoặc không thể bắt chước được toàn bộ, nó sẽ tạo nên những nét riêng, sức hấp dẫn cho doanh nghiệp.

Xã hội ta cũng bắt đầu đề cập đến vấn đề văn hoá doanh nghiệp, tôn vinh văn hoá doanh nhân với việc lấy ngày 13 tháng 10 hàng năm làm ngày Doanh nhân Việt Nam, ngày càng xuất hiện những khoá đào tạo về văn hoá doanh nghiệp. Tuy nhiên, tất cả những hoạt động vẫn còn mang tính hình thức cao, chưa được quan tâm đúng mức, đại đa số doanh nghiệp vẫn chưa nhận thấy vai trò quan trọng của việc xây dựng bản sắc văn hoá doanh nghiệp, chưa nhìn nhận văn hoá doanh nghiệp như nền tảng, động lực phát triển của doanh nghiệp.

Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu văn hoá doanh nghiệp và ảnh hưởng của nó trong quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp mang ý nghĩa quan trọng, đặc biệt trong quá trình bức phá đi lên của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Luận văn với mong muốn góp phần làm sáng tỏ thêm vấn đề văn hoá doanh nghiệp, vai trò của văn hoá doanh nghiệp đối với sự phát triển của doanh nghiệp trong hội nhập kinh tế quốc tế, tìm hiểu đặc trưng văn hoá doanh nghiệp Việt Nam hiện nay để từ đó thử đề xuất mô hình văn hoá doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. Luận văn hy vọng là một tài liệu nhỏ giúp các doanh nghiệp có cái nhìn đúng đắn, sâu sát hơn về văn hoá doanh nghiệp.

Riêng đối với tác giả, xuất phát từ những trăn trở về tình hình phát triển thiếu bền vững, chưa khẳng định được tên tuổi của doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế, tác giả mong muốn nghiên cứu để tìm câu trả lời thuyết phục cho bản thân, và hy vọng ứng dụng được các kiến thức đã được học về ngành quản trị doanh nghiệp và thực tiễn làm việc trong một công ty nổi tiếng thế giới và đã thành công trên thị trường Việt Nam để hoàn thành khoá luận thạc sỹ của mình.

Chính vì các lý do trên mà tác giả đã chọn đề tài: “Xây dựng văn hoá doanh nghiệp cho các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế“ làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ kinh tế của mình.

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Luận văn xác định 3 mục tiêu nghiên cứu:

Một là, tìm hiểu và đưa ra một vài tổng quan lý thuyết về văn hoá doanh nghiệp - một lĩnh vực tương đối mới mẻ và chưa được chuẩn hoá. Hai là, tìm hiểu đặc trưng chính của văn hoá doanh nghiệp của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Ba là, đưa ra một số đề xuất xây dựng văn hoá doanh nghiệp cho các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

3. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Luận văn vận dụng cách tiếp cận theo duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, nghiên cứu mô tả, tiếp cận một cách có hệ thống để phân tích làm rõ thực trạng, đồng thời nghiên cứu ứng dụng để giải quyết vấn đề.

Luận văn chủ yếu phân tích định tính, dựa trên những thông tin, nguồn số liệu thứ cấp sẵn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Do những hạn chế về thời gian, nguồn lực và thiếu sự hỗ trợ cần thiết của doanh nghiệp, luận văn không thể thực hiện những nghiên cứu sơ cấp ở qui mô lớn về thực trạng văn hóa doanh nghiệp các doanh nghiệp Việt Nam như những điều tra nhận thức của lãnh đạo, nhân viên về văn hóa doanh nghiệp Việt Nam nói chung và văn hóa doanh nghiệp mình nói riêng.

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của lụân văn là các doanh nghiệp Việt Nam do người Việt Nam thành lập và quản lý trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp ngoài Nhà nước, không bao gồm doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài, các hợp tác xã, hộ kinh tế cá thể.

Văn hoá doanh nghiệp là một vấn đề tương đối rộng lớn, bao gồm rất nhiều vấn đề của doanh nghiệp và liên quan đến nhiều lĩnh vực nghiên cứu mà trong phạm vi của luận án cao học không thể bao quát hết được. Do đó, Phạm vi nghiên cứu của luận văn được giới hạn trong phạm vi các đề xuất xây dựng văn hoá doanh nghiệp cho một số vấn đề chính của doanh nghiệp.

5. KẾT CẤU LUẬN ÁN

Luận văn được trình bày với số lượng 80 trang bao gồm phần mở đầu, phần kết luận và 3 chương với kết cấu nội dung được trình bày trong mục lục.

CHƯƠNG I. TỒNG QUAN LÝ THUYẾT VĂN HÓA DOANH NGHIỆP‌

1.1 KHÁI NIỆM VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

1.1.1. Khái niệm Văn hóa doanh nghiệp

i. Khái niệm

Văn hóa doanh nghiệp bắt đầu được quan tâm rộng rãi ở nước ta gần đây. Khái niệm Văn hóa doanh nghiệp là gì vẫn còn là vấn đề chưa được chính thức nhất quán giữa các học giả, các nhà kinh tế, tuỳ theo góc nhìn của mỗi người mà có những khái niệm khác nhau về văn hoá doanh nghiệp. Một số khái niệm Văn hoá doanh nghiệp:

Phẩm chất riêng biệt của tổ chức được nhận thức phân biệt nó với các tổ chức khác trong lĩnh vực. (Gold, K.A.)

Văn hóa thể hiện tổng hợp các giá trị và cách hành xử phụ thuộc lẫn nhau phổ biến trong doanh nghiệp và có xu hướng tự lưu truyền, thường trong thời gian dài. (Kotter, J.P. & Heskett, J.L.)

Văn hóa doanh nghiệp là những niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phổ biến và tương đối ổn định trong doanh nghiệp. (Williams, A., Dobson, P. & Walters, M.)

Còn nếu nói nôm na, dễ hiễu: Nếu doanh nghiệp là máy tính thì Văn hóa doanh nghiệp là hệ điều hành.

Tất cả định nghĩa về văn hóa cũng như văn hóa doanh nghiệp đều nêu lên đặc điểm này hay đặc điểm kia của văn hóa, rất khó có được một định nghĩa đầy đủ trọn vẹn.

Tuy nhiên, một định nghĩa được đa số đồng tình đó là : “Văn hóa doanh nghiệp được hiểu là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp; trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp; chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích”.

Định nghĩa trên nêu bật được ba đặc trưng quan trọng của Văn hóa doanh nghiệp sau: thứ nhất, đó là các giá trị văn hóa được gây dựng trong quá trình hình thành và tồn tại của doanh nghiệp, như vậy văn hóa là sản phẩm của những người cùng làm trong một doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu giá trị bền vững; thứ hai để là giá trị văn hóa nó phải

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/05/2022