Hình 2.19: Đánh giá về mức độ tuân thủ pháp luật
(Nguồn: BCSI, 2018)
Đối với các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Tiền Giang, các doanh nghiệp đánh giá thấp hơn về sự tuân thủ pháp luật tại địa phương. Riêng Tp. HCM có đánh giá tốt về sự chấp hành pháp luật của người dân và doanh nghiệp tốt hơn là của công viên chức.
Kênh góp ý
Mỗi nhóm người dân hay doanh nghiệp sẽ có kênh đại diện khác nhau để phản ánh tiếng nói góp ý và nguyện vọn đến với chính quyền, hoặc họ có thể thực hiện một cách trực tiếp. Tại Việt Nam, việc thông qua đại biểu quốc hội tại địa phương để có ý kiến với cơ quan trung ương dường như là lựa chọn ưu tiên cho các tỉnh/tp. Ngoài các kênh gián tiếp, kênh đối thoại trực tiếp cũng được ưa thích lựa chọn tại các địa phương thông qua các cuộc gặp gỡ, đối thoại, hội thảo, hội nghị, diễn đàn giữa lãnh đạo địa phương với doanh nghiệp và người dân.
Hình 2.20: Kênh góp ý phổ biến
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Tích Thực Trạng Thương Hiệu Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
- Đánh Giá Của Người Dân Về Chất Lượng Hệ Thống Phân Phối Và Sản Phẩm Phân Phối Tại Địa Phương
- Đánh Giá Về Chất Lượng Dịch Vụ Hỗ Trợ Đầu Tư Địa Phương
- Khảo Sát Về Chất Lượng Các Đặc Điểm Đặc Trưng Của Địa Phương
- Đánh Giá Về Hệ Thống Cơ Sở Hạ Tầng Địa Phương
- Tổng Hợp Các Hoạt Động Truyền Thông Tỉnh Brvt Năm 2021
Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.
Cách thức giải quyết tranh chấp
(Nguồn: BCSI, 2018)
Cũng tương tự như sử dụng kênh góp ý, việc giải quyết các tranh chấp tại
tỉnh BRVT cũng được
ưu tiên lựa chọn các tổ
chức trung gian đứng ra hòa giải
trước khi thực hiện các tranh chấp tại Tòa án.
Hình 2.21: Cách thức giải quyết tranh chấp
(Nguồn: BCSI, 2018)
Vai trò của các tổ chức trung gian như hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng, các tổ chức đoàn thể được lựa chọn sử dụng. Điều này có khác với một số tỉnh thành phố khác như Long An sẽ ưu tiên tự đàm phán sắp xép, Tiền Giang sẽ ưu tiên
đưa ra Tòa án, Tây Ninh phương.
ưu thích sử
dụng các cơ
quan chính quyền quản lý địa
Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã ban hành Quy chế tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị của tổ chức, cá nhân về quy định hành chính trên địa bàn tỉnh. Từ năm 2016 đến
nay, đã tiếp nhận và xử
lý nhiều kiến nghị, phản ánh của cá nhân, tổ
chức qua
đường dây tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị về quy định hành chính.
2.2.5. Thương hiệu tỉnh BRVT gắn với thu hút con người đến sống và làm việc tại BRVT
Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã thực hiện chính sách an sinh xã hội góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp từ 3,25% năm 2015 xuống còn 2,28% năm 2020. Tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt giảm từ 2,5% (năm 2015) xuống còn 1% (năm 2020) tổng số trẻ em trên toàn tỉnh. Dự kiến, đến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn tỉnh còn 0,8%, cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia (trừ các đối tượng bảo trợ xã hội).
Thu nhập, việc làm và hộ nghèo
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc nhóm địa phương có tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất (trong đối sánh với các địa phương thuộc vùng đô thị Tp HCM và địa phương có cảng biển quốc tế). Trong khi đó, Tp
HCM có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất, tiếp đến là Long An và Tiền Giang. Tiền
Giang, Bình Phước có tỷ lệ hộ nghèo cao hơn so với các địa phương khác.
Điểm đáng chú ý là mức lương bình quân của người lao động tại địa phương. Mức lương bình quân của lao động Bà Rịa – Vũng Tàu không có nhiều chênh lệch với các địa phương khác.
Hình 2.22: Tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ thất nghiệp và mức lương bình quân
(Nguồn: NCIEC: 2013)
Dịch vụ hỗ trợ người lao động
BRVT là địa phương dẫn đầu toàn quốc về
đánh giá các dịch vụ hỗ
trợ
người lao động. Trong đó, dịch vụ giáo dục và đào tạo, hỗ trợ tạo việc làm là hai dịch vụ nổi bật nhất của địa phương.
Hình 2.23: Đánh giá về dịch vụ hỗ trợ lao động
(Nguồn: BCSI, 2018)
Điều này cho thấy thách thức đối với môi trường lao động của BRVT không hẳn nằm ở các dịch vụ hỗ trợ người lao động mà gần như nằm ở trình độ và khả năng tiếp cận với công nghệ hiện đại của lao động địa phương.
Mức độ hài lòng với cuộc sống
Đánh giá tương quan 1 chiều (one – tailed) cho thấy sự thoả mãn của người dân địa phương không chỉ phụ thuộc vào chất lượng của chính sách nhân dụng mà doanh nghiệp áp dụng. Cảm nhận và đánh giá về các yếu tố trong chính sách nhân dụng của doanh nghiệp lại có mối quan hệ mật thiết với nhau. Cụ thể, việc thực thi bảo hiểm xã hội có ảnh hưởng chặt chẽ với chính sách thưởng và đãi ngộ, chính sách công nhận, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
Các mối quan hệ giữa các nhóm nhân tố này thỏa mãn cuộc sống của người lao động không chỉ đến từ việc chính sách bảo hiểm y tế chăm sóc bản thân họ mà còn cả chính sách đối với người thân và người nhà. Họ cho rằng việc chăm sóc sức khỏe của người thân chính là công nhận đóng góp của bản thân người lao động. Một yếu tố nữa là việc hỗ trợ nhà ở và đưa đón đi lại cũng được quan tâm trong chính sách đối với người lao động.
Bảng 2.1: Tương quan giữa mức độ thoả mãn cuộc sống của người dân và chính sách nhân dụng của doanh nghiệp
(Nguồn: Phân tích dữ liệu khảo sát, 2020)
Hình 2.24: Xu hướng chuyển biến cuộc sống của người dân
(Nguồn: BCSI, 2018)
Sức khoẻ đảm bảo hơn, môi trường sạch hơn, tăng niềm tin, cuộc sống an toàn hơn là những nhận định của người dân Bà Rịa – Vũng Tàu về cuộc sống tại địa phương sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Trong khi đó, người dân Hải Phòng cảm thấy hạnh phúc hơn, người dân Tiền Giang thì cho rằng thất
nghiệp nhiều hơn, người dân Tp Hồ Chí Minh thì đánh giá rằng bệnh tật
nhiều hơn. Thường xuyên chịu tác động của biến đổi kinh tế là đánh giá chủ yếu của người dân Bình Phước trong khi người dân của Bình Dương thì chủ yếu đánh giá hệ luỵ của suy thoái kinh tế khi cho rằng khó tìm việc và nhiều tệ nạn xã hội, nhiều bệnh tật.
Chính sách nhân dụng của doanh nghiệp
Những nỗ
lực của doanh nghiệp vì người lao động sẽ
tạo danh tiếng và
động lực để lao động có trình độ và chất lượng cao đến làm việc cho doanh nghiệp.
Hình 2.25: Đánh giá về chính sách nhân dụng của doanh nghiệp
(Nguồn: BCSI, 2018)
Mặc dù chính sách nhân dụng của doanh nghiệp không đóng góp phần lớn vào mức độ hài lòng với cuộc sống của người lao động tại địa phương, song xét trên tương giữa các doanh nghiệp ở các địa phương khác nhau để thấy rằng những nỗ lực của doanh nghiệp vì người lao động sẽ tạo nên động lực và là nền tảng cho việc thu hút người tài, nguồn nhân lực có chất lượng cao về địa phương sinh sống và làm việc.
Doanh nghiệp của Tiền Giang, Bình Dương, Đồng Nai được đánh giá tốt hơn về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp. Trong khi
doanh nghiệp của Tp. HCM và BRVT được đánh giá cao hơn ở chính sách công
nhận, chăm sóc sức khoẻ người lao động và chính sách thưởng – đãi ngộ. Đối với Long An, Hải Phòng, Tây Ninh và Bình Phước thì hạn chế hơn khi doanh nghiệp chỉ được đánh giá thiên về chính sách ăn trưa.
Chính sách nhân dụng của địa phương
Xét cho cùng, mục tiêu của các chính sách là phục vụ hiệu quả cho các hoạt động của người dân và lợi ích kinh doanh cho doanh nghiệp. Hải Phòng được cho
rằng đã thể hiện sự tích cực hơn trong chính sách luân chuyển cán bộ trong khi Tp.
HCM lại thể hiện nhiều hơn ở chính sách thuyên chuyển. Bình Dương thì được
đánh giá là làm tốt ở chính sách trao thưởng và công nhận đối với những người có thành tích đặc biệt. Người dân Long An có nhiều đánh giá tích cực hơn về Ưu đãi đối với nhà khoa học.
Hình 2.26: Đánh giá của người dân về chính sách nhân dụng của địa phương
(Nguồn: BCSI, 2018)
Do việc thực thi chính sách tiền lương phù hợp chung trên cả nước, BRVT cũng như các tỉnh khác phải linh hoạt và tìm các phương thức bên ngoài luật chung các ưu đãi nhằm thu hút và hấp dẫn lao động chất lượng cao về địa phương.
2.3. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu địa phương tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
2.3.1. Các nhân tố bên trong tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
a. Đặc điểm tự nhiên và vị trí chiến lược Vị thế địa lý
Bà Rịa – Vũng Tàu sở hữu nhiều ưu thế nổi trội về vị trí địa lý, thuận lợi cho