Khảo Sát Về Chất Lượng Các Đặc Điểm Đặc Trưng Của Địa Phương

việc phát triển kinh tế xã hội. Phía Bắc Tỉnh cách Sân bay Quốc tế Long Thành khoảng 30­70 km, phía Tây cách thành phố HCM khoảng 125 km. Ngoài vị trí là cửa ngõ hướng ra biển Đông của các tỉnh trong khu vực miền Đông Nam Bộ, BRVT còn có vị trí đắc địa trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN) ­ nơi tạo ra

mức GDP lớn nhất cả

nước. Các đường quốc lộ

51, 55, 56 cùng với hệ

thống

đường tỉnh lộ, huyện lộ là những mạch chính gắn kết tỉnh với các tỉnh khác trong khu vực, là đầu mối giao thương hàng hóa của Vùng với các nước trong khu vực và với các khu vực khác trên thế giới.

Tiềm năng địa lý còn mang lại những lợi thế tuyệt đối trên phương diện

quốc gia của BRVT. Tỉnh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ của đất nước. Trục đường xuyên Á, có hệ thống cảng biển, sân bay và mạng lưới đường sông, đường biển thuận lợi. Vị trí của tỉnh giữ vai trò chức năng

không thay thế được của cửa ngõ kết nối Vùng KTTĐPN với các vùng kinh tế

trọng điểm khác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

Xét trên bình diện quốc tế, Bà Rịa – Vũng Tàu nằm ở cửa ngõ hàng hải chính của hành lang kinh tế Đông – Tây phía Nam, kết nối Việt Nam ­ Campuchia ­ Thái lan ­ Myanma. Ngoài ra, tỉnh này còn sở hữu một hệ thống cảng nước sâu sâu hàng đầu ở Việt Nam là Cảng Vũng Tàu ­ Cái Mép ­ Thị Vải, với các điều kiện tự nhiên thuận lợi hiếm có trong khu vực là cảng ăn sâu vào đất liền, kín gió, hầu như không bị bồi lắng. Hệ thống cảng biển này được đánh giá là “địa lợi”, hội đủ các điều kiện tiên quyết để trở thành cảng trung chuyển quốc tế của Việt Nam. Hệ thống nằm trên tuyến trục hàng hải quốc tế chính, kết nối các tuyến hàng hải từ Tây sang Đông, liên kết khu vực Tây Á với Châu Á – Thái Bình Dương, với rất nhiều tuyến hàng hải đặc biệt quan trọng đi Đông Bắc Á, Châu Mỹ và Châu Âu.

Có thể thấy rằng, BRVT là một tỉnh hội tụ những lợi thế địa lý nổi bật trong khu vực, cũng như trong cả nước với nhiều tiềm năng phát triển các ngành kinh tế biển như: khai thác dầu khí trên biển, khai thác cảng biển và vận tải biển, khai thác và chế biến hải sản, phát triển du lịch nghỉ dưỡng và tắm biển, đồng thời có điều kiện phát triển tất cả các tuyến giao thông đường bộ, đường không, đường thủy, đường sắt và là một địa điểm trung chuyển đi các nơi trong nước và thế giới. Ở vị

trí địa lý này, BRVT giữ vai trò chức năng không thay thế của cửa ngõ quốc gia và cửa mở kết nối kinh tế trong vùng với thế giới và khu vực.

Ngoài đường bờ biển dài với những bãi cát vàng phẳng mịn là sự lựa chọn hàng đầu của du khách trong và ngoài nước, BRVT còn sở hữu một vị trí địa lý vô cùng thuận tiện, lưu thông tất cả các tuyến đường bộ, đường thủy, đường hàng không, đường sắt; gắn kết những tuyến đường huyết mạch trong khu vực, đem đến những sự lựa chọn đa dạng về hình thức đi lại cho du khách khi đến tham quan, nghỉ dưỡng. Du khách khi đến đây nghỉ dưỡng cũng có thể lựa chọn thêm những địa điểm du lịch nổi tiếng khác ở miền Nam Việt Nam với khoảng cách ngắn, chi phí đi lại thấp và vô cùng thuận tiện. Đó là một trong những lí do BRVT hàng năm đón một lượng lớn du khách đến tham quan và nghỉ lại.

Về phía doanh nghiệp, không thể phủ nhận rằng vị trí địa lý của bất kỳ địa phương nào cũng có tác động và ảnh hưởng mạnh đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó. Các doanh nghiệp trong tỉnh BRVT cũng không nằm ngoài ngoại lệ trên.

Như vậy, với nhiều tiềm năng phát triển các ngành kinh tế biển như khai thác, chế biến; các ngành dịch vụ, du lịch và sự lớn mạnh không ngừng của các loại hình giao thông vận tải, vị thế địa lý này đáp ứng đã phần nào thỏa mãn các yêu cầu của các doanh nghiệp trong tỉnh hiện nay.

Đặc trưng địa phương

Ngoài những lợi thế về điều kiện tự nhiên, BRVT sở hữu nhiều những lợi thế đặc trưng địa phương nổi bật. Đặc biệt, BRVT có lợi thế cửa khẩu – cảng, đóng vai trò là “cửa mở” hàng hải cho cả Vùng và cho cả quốc gia. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và mở cửa – hội nhập, cửa khẩu BRVT càng “mở” (theo nghĩa càng thông thoáng, càng tự do, thể chế phát triển càng gần đẳng cấp quốc tế hiện đại) thì tác động lan tỏa, thúc đẩy phát triển kinh tế cho Vùng và cho Quốc gia càng lớn. Cụm cảng Vũng Tàu ­ Cái Mép ­ Thị Vải với những lợi thế tự nhiên tuyệt đối, xét cả ở tầm vùng, quốc gia và quốc tế, hiện đã được xác định và công nhận là “cảng cửa ngõ quốc gia”, góp phần không nhỏ trong việc đưa BRVT phát triển theo hướng

trung tâm kinh tế hiện đại, kích thích sự phát triển của cả Vùng KTTĐPN trong nỗ lực nâng cao sức cạnh tranh quốc gia và rút ngắn khoảng cách tụt hậu của cả nền kinh tế.

Thêm vào đó, Bà Rịa ­ Vũng Tàu sở hữu những yếu tố và điều kiện tự nhiên tuyệt vời cho việc phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ. Tỉnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của đại dương nhưng ít bão. Lượng mưa trung bình hàng năm thấp, chế độ mưa nắng điều hòa, ít xảy ra hạn hán hay lũ lụt, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, tạo tiền đề phát triển công nghiệp chế biến. Thời tiết, khí hậu biển điều hòa quanh năm là điều kiện lý tưởng cho việc phát triển du lịch, nghỉ dưỡng.

Trong tất cả các tỉnh Nam Bộ, Bà Rịa ­ Vũng Tàu là địa phương gần như duy nhất có những bãi biển đẹp với các bãi cát vàng thích hợp cho du lịch, nghỉ dưỡng ­ tắm biển. Đây là lợi thế “độc quyền” của tỉnh so với các tỉnh Nam Bộ khác trong vùng. Một đặc điểm không gian khác biệt của Bà Rịa ­ Vũng Tàu so với nhiều địa phương khác là một không gian biển – đảo rộng lớn, nhiều tài nguyên và nổi bật về tính đặc sắc. Cấu trúc không gian ven biển và hướng biển của Bà Rịa ­ Vũng Tàu mang tính đặc sắc cao độ khi nó tạo thành cơ sở để hình thành hai tuyến chức năng phát triển khác biệt do dựa trên hai nhóm lợi thế ­ tiềm năng khác nhau.

Tuyến thứ

nhất trải dọc bờ

biển từ

Vũng Tàu đến Bình Châu (sát Bình

Thuận) với các bãi biển đẹp, trải ra trên một không gian thoáng rộng, kết nối với rừng. Đây là tuyến có lợi thế chức năng phát triển du lịch – dịch vụ đẳng cấp cao.

Tuyến thứ hai trải dọc sông từ Vũng Tàu đến Cái Mép ­ Thị Vải, với lợi thế gần như tuyệt đối để phát triển hệ thống cảng nước sâu hướng vào đất liền, kín gió, ít bị bồi lấp, chạy theo dải đất cho phép phát triển hành lang công nghiệp, hệ thống logistics và đô thị cảng biển

Hai tuyến này ôm bọc “lục địa” Bà Rịa ­ Vũng Tàu bằng một bên là sông và một bên là biển. Do trải ra trên hai “cánh gà” nên hai tuyến này, dù thực hiện hai nhóm chức năng phát triển khác nhau, nhưng hầu như không xung đột nhau (giữa phát triển cảng ­ công nghiệp với phát triển du lịch, dịch vụ cao cấp). Một đặc điểm quan trọng khác của Bà Rịa ­ Vũng Tàu là nằm giữa hai tuyến phát triển này là

toàn bộ “không gian lục địa” của tỉnh. Đây là vùng đất rộng và khá phẳng, đủ lớn để phát triển nông nghiệp, phát triển các cơ sở công nghiệp mới và đô thị, bảo đảm “quỹ đất” để xây dựng hạ tầng kết nối, hỗ trợ cho sự phát triển của hai “cánh gà” kinh tế hướng biển và hướng sông.

Để lượng hóa những đặc trưng kể trên, Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã làm một bảng điều tra về việc đánh giá chất lượng các sản phẩm đặc trưng của địa phương có được nhờ nguồn gốc địa lý. Các tiêu chí sản phẩm rất đa dạng, gồm có 9 loại sản phẩm đặc trưng của địa phương: Sản phẩm nông sản đặc trưng, Sản phẩm thủy sản đặc trưng (có sông, biển), Nguồn nguyên liệu có nguồn gốc từ tài nguyên rừng, Sản phẩm có lợi thế từ tài nguyên đất, Sản phẩm từ tài nguyên khoáng sản, Sản phẩm đặc trưng do đặc điểm khí hậu đem lại, Nguồn nhân lực có tay nghề và chuyên môn đặc thù, Công nghệ độc quyền của địa phương, Sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Hầu hết người dân đều đánh giá các sản phẩm đã cho ở mức trung bình và tốt, tuy nhiên có sự khác biệt tương đối giữa các loại sản phẩm với nhau.


Biểu đồ 2.1: Khảo sát về chất lượng các đặc điểm đặc trưng của địa phương

(Nguồn: Sở Công Thương BRVT, 2015)

Theo người dân địa phương, với đặc trưng 1, 64,48% xếp hạng Tốt; 18,15% xếp hạng Trung bình; đặc trưng 2: 55,98% xếp hạng Trung bình; 33,59% xếp hạng Tốt; đặc trưng 3: 55,21% xếp hạng Trung bình; 34,75% xếp hạng Tốt; đặc trưng 4: 54,83% xếp hạng Trung bình; 35,14% xếp hạng Tốt; đặc trưng 5: 57,14% xếp hạng Trung bình; 26,64% xếp hạng Tốt;đặc trưng 6: 59,07% xếp hạng Trung bình; 24,71% xếp hạng Tốt; đặc trưng 7: 54,83% xếp hạng Trung bình; 32,43% xếp hạng Tốt; đặc trưng 8: 54,9% xếp hạng Trung bình, 33,73% xếp hạng Tốt; đặc trưng 9: 65,49% xếp hạng Trung bình; 24,71% xếp hạng Tốt.

Điều kiện tự nhiên tuyệt vời, thích hợp cho việc trồng trọt, phát triển nông nghiệp; nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đem lại nguồn cung thủy hải sản

không nhỏ và có chất lượng cho địa phương. Hầu hết các sản phẩm nông nghiệp và thủy hải sản đều là những sản phẩm được đánh giá khá tốt bởi người dân và du khách khi đến đây. Các sản phẩm còn lại được đánh giá trung bình, do tỉnh còn chưa có kế hoạch đầu tư quy mô và Tỉnh không có lợi thế trong những lĩnh vực này.

Môi trường

Các yếu tố không thể không nhắc đến khi đề cập đến môi trường Bà Rịa, Vũng Tàu là các yếu tố về nguồn tài nguyên đất, khoáng sản và nông lâm thủy hải sản…

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có quỹ đất tự nhiên gồm quỹ đất thuận lợi cho sản xuất nông­ lâm nghiệp với các loại như đất phù sa, đất xám, đất đen,... và quỹ đất ít thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp với các vùng đất nhiễm mặn, đất cát, đất xói mòn. Hiện nay diện tích đất đã đưa vào sử dụng chiếm tới 99,09% diện tích đất tự nhiên, do đó, khả năng khai thác đất chưa sử dụng bổ sung cho các mục đích sử dụng còn rất thấp. Tuy nhiên, Bà Rịa – Vũng Tàu cũng là một trong những tỉnh đang thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa mạnh mẽ nên nhu cầu sử dụng đất chuyên dùng sẽ tăng nhanh, tất yếu đất nông nghiệp sẽ phải giảm tương ứng.

Ngoài ra còn có than bùn, cát thuỷ tinh và một số khoáng sản khác, tài nguyên quan trọng nhất của tỉnh là dầu mỏ, khí thiên nhiên và một số khoáng sản làm vật liệu xây dựng (đá, cát xây dựng, puzơlan, sét gạch ngói, vật liệu san lấp). Mặc dù trong những năm gần đây, các công ty khai thác dầu khí có đưa thêm một số mỏ mới vào khai thác, nhưng sản lượng không lớn, trong khi đó trữ lượng dầu tại các mỏ lớn ngày càng giảm đã kéo theo sản lượng khai thác dầu thô ngày càng giảm. Việc giảm sản lượng khai thác đã ảnh hưởng đến thu ngân sách và giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh. Khoáng sản làm vật liệu xây dựng của BRVT tương đối đa dạng, gồm: đá ốp lát, xây dựng, phụ gia xi măng, bentonit, cát thủy tinh, cao lanh, sét gạch ngói, cát xây dựng.

Như vậy nếu xét Đặc điểm địa phương của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, có 3 phương diện cần xem xét chính: vị trí địa lý, đặc trưng địa phương và môi trường. Tỉnh được đánh giá tương đối thuận lợi về vị trí địa lý. Về đặc trưng địa phương,

tỉnh chủ yếu gắn liền với các địa điểm nổi tiếng, với những sự kiện địa phương và khu vui chơi giải trí. Về môi trường, môi trường chịu ảnh hưởng ô nhiễm nặng nề từ ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất. Đến nay, tỉnh Bà Rịa ­ Vũng Tàu đã có những thay đổi khác biệt so với năm 2015, nhưng những thay đổi này không quá lớn. Vị thế địa lý của tỉnh vẫn được đánh giá khá cao; người dân địa phương và

du khách đánh giá cao những tác động từ vị trí chiến lược này hơn các doanh

nghiệp. Những đặc trưng địa phương vốn có như điều kiện tự nhiên thuận lợi tiếp tục đem lại những tiềm năng cho ngành kinh tế; những ngành nghề mới tiếp tục được mở rộng và đem lại nhiều cơ hội cho tỉnh. Về môi trường, chất lượng môi trường được nâng cấp đáng kể so với năm 2015, ô nhiễm môi trường vẫn còn tồn tại nhưng cũng đang dần được kiểm soát chặt chẽ hơn.

b. Con người

Nguồn nhân lực chất lượng cao và đáp ứng đủ cho nhu cầu phát triển kinh tế là đòi hỏi cấp thiết của địa phương. Trong dài hạn tăng dân số tự nhiên kéo theo tăng GDP chung, tuy nhiên tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có tỷ lệ sinh giảm như vậy về dài hạn thiếu dân số cho mục tiêu đô thị hóa. Tốc độ tăng dân số tự nhiên đạt 1,03%, giảm 0,05% so với năm 2015. Tỉnh phải giải quyết vấn đề nội bộ về tăng dân số và chất lượng trình độ của dân cư đồng thời phải có chiến lược thu hút lực lượng lao

động tri thức chất lượng cao đến làm việc và sống ở Bà Rịa Vũng Tàu cho các

ngành kinh tế mũi nhọn mà tỉnh tập trung kêu gọi đầu tư cho phát triển.

Dân số trên địa bàn tỉnh BRVT (năm 2019) là 1.152.218 người, tăng 1,22% so năm 2018; trong đó dân số thành thị 675.599 người, chiếm 58,6%; dân số nông thôn 476.619

người, chiếm 41,4%; dân số nữ

573.972 người, chiếm 49,8%; dân số

nam 578.246

người, chiếm 50,2%. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ước năm 2019 là 615.200 người, tăng 1,79% so năm 2018; trong đó nữ tăng 1,83%, nam tăng 1,75%; thành thị tăng 1,64%, nông thôn tăng 1,94%. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc ước năm 2019 là 610.270 người, tăng 3,12% so năm 2018, chiếm 52,96% dân số trên địa bàn; trong đó lao động trong ngành công nghiệp là 192.267 người, tăng 5,62%; dịch vụ là 268.281

người, tăng 1,18%; nông nghiệp là 149.722 người, tăng 3,53%. Năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 80%, tăng 12% so với năm 2015.

c. Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng là một nhân tố bên trong quan trọng góp phần vào tiến trình xây dựng thương hiệu địa phương thành công. Nó gần như là các điều kiện tiền đề cho phát triển kinh tế và cuộc sống.

Do mật độ dân số nên các địa phương như Tp. HCM, Hải Phòng, Tiền Giang, Tây Ninh có áp lực và sự căng thẳng hơn của hệ thống giao thông công cộng, tình trạng tắc đường phổ biến hơn. Ngược lại, BRVT, Đồng Nai, Bình Dương chịu sự căng thẳng ít hơn, trong đó tốc độ đô thị hóa của BRVT chậm hơn. Như vậy, để trở thành một Đô thị cảng đúng nghĩa, BRVT phải thu hút dân cư và tận dụng lợi thế về hạ tầng giao thông đáp ứng nhu cầu dài hạn để phát triển. Tránh tình trạng phát triển như Nha Trang (Khánh Hòa) dẫn đến phát triển đô thị nhưng kéo theo vấn đề về tắc đường do quy hoạch giao thông kém. Bên cạnh đô thị cảng, BRVT còn có nhu cầu lớn cho hạ tầng phát triển cho dịch vụ cảng biển vì hiện nay các doanh nghiệp vẫn chưa hoàn toàn chuyển dịch vụ cảng biển từ Cảng Sài Gòn ra Cảng Cái Mép. Hơn nữa, CSHT không chỉ là chất lượng, mà còn khả năng liên tuyến của hệ thống đường bộ với các tỉnh và khu vực xung quanh.

Hình 2 27 Đánh giá về hệ thống giao thông địa phương Nguồn BCSI 2018 Để 1


Hình 2.27: Đánh giá về hệ thống giao thông địa phương

(Nguồn: BCSI, 2018)

Để tăng cường tính kết nối hạ tầng giao thông đỏi hỏi phải có sự đồng bộ với các điểm đích trong cùng 1 lộ trình, thứ hai là phải thuận tiện cho lưu thông với đầy đủ hệ thống chỉ dẫn, bảng biển, trạm thu phí, liên lạc, ánh sáng, internet, cấp cứu, dịch vụ sửa chữa và cuối cùng phải quan tâm đến không gian và các khoảng nghỉ cho hệ thống giao thông vận hành.

BRVT xuất khẩu chủ yếu là dầu thô do Vietxopetro khai thác. Hai cụm cảm Đình Vũ – Cát Hải và Cái Mép – Thị Vải là hai cửa ngõ chính của Việt Nam kết nối

với thế giới. Cảng quốc tế Cái Mép là cảng container nước sâu tại khu vực Cái

Mép, huyện Tân Thành, tỉnh BRVT có cầu cảng dài 600m, có khả năng đón các tàu container có trọng tải lớn đạt 160.000 DWT. Ngân hàng Thế giới World Bank và Hãng tin Tài chính S&P Global Market Intelligence công bố Chỉ số CPPI (Container Port Performance Index ­ chỉ số hoạt động cảng container) xếp hạng Cảng Cái Mép đứng thứ 11 trên 370 cảng container toàn cầu (năm 2022), bao gồm cảng Hub port

trung tâm trung chuyển quốc tế và cảng cửa ngõ xuất nhập khẩu quốc gia cho

thống kê trung bình tất cả

5 kích cỡ

tàu. Đồng thời xếp hạn Cái Mép đứng thứ

13/370 theo kích cỡ tàu phổ biến tại cảng. Điều đặc biệt là Cái Mép được xếp hạng

cao hơn các cảng nổi tiếng thế

giới là Yokohama – Nhật Bản (thứ

12), PTP

Malaysia (thứ 16), Singapore (thứ 31), Hồng Kông (thứ 38).

Tuy nhiên, hiện nay Cái Mép – Thị Vải chưa khai thác hết công suất. Thứ nhất là mặc dù có quy hoạch di dời cảng Sài gòn nhưng thực tế Tp HCM và doanh nghiệp chưa và thực hiện rất chậm. Thứ hai là giá cả dịch vụ logistic tăng trong thời kỳ khủng hoảng, việc còn không có đủ container để vận tải hoặc giá thuê quá cao là ví dụ. Bên cạnh đó, do lượng hàng hóa không đủ nên chi phí giá thành vận tải cao. Đồng thời, nhiều hãng tàu ngưng tuyến hoặc bỏ qua Việt Nam để đi thẳng các tuyến quốc tế.

Xem tất cả 217 trang.

Ngày đăng: 30/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí