Trong khi đó, du khách quốc tế cho rằng cần tăng cường tính chuyên nghiệp
và đồng bộ trong cung cấp các dịch vụ du lịch của các cơ
sở kinh doanh để
địa
phương có thể thu hút được nhiều hơn khách du lịch đến và quay lại. Ngoài ra, chất lượng nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng cũng là nội dung mà địa phương cần chú trọng phát triển trong tương lai.
Kết quả khảo sát đối với du khách đã hé lộ một điểm chính yếu mà du lịch địa phương chưa nhắc đến, đó là “Đến Bà Rịa – Vũng Tàu vì điều gì?”, hay ở một nghĩa khác, là “Thương hiệu du lịch của Bà Rịa – Vũng Tàu là gì?”. Thực chất, các kết quả và đánh giá về du lịch của tỉnh đều khá tốt trên các góc cạnh, nhưng để chọn góc cạnh nào trở thành điểm đặc sắc, nổi bật của địa phương mình thì thực sự, BRVT chưa có điều đó. Hơn nữa, mối lo ngại về ô nhiễm nước biển và nước sông do hoạt động khai thác cảng và hoạt động sản xuất kinh doanh của các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh sẽ đặt ra bài toán về phát triển du lịch bền vững của tỉnh, tương tự như trường hợp cảng Bãi Cháy, cảng Cái Lân của Quảng Ninh khi nằm trong khu vực ảnh hưởng đến Vịnh Hạ Long.
2.2.3. Thương hiệu tỉnh BRVT gắn với đầu tư
Có thể bạn quan tâm!
- Bài Học Về Xây Dựng Thương Hiệu Địa Phương Đối Với Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
- Phân Tích Thực Trạng Thương Hiệu Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
- Đánh Giá Của Người Dân Về Chất Lượng Hệ Thống Phân Phối Và Sản Phẩm Phân Phối Tại Địa Phương
- Thương Hiệu Tỉnh Brvt Gắn Với Thu Hút Con Người Đến Sống Và Làm Việc Tại Brvt
- Khảo Sát Về Chất Lượng Các Đặc Điểm Đặc Trưng Của Địa Phương
- Đánh Giá Về Hệ Thống Cơ Sở Hạ Tầng Địa Phương
Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.
Hình 2.11: Xu hướng lưu trữ, tiết kiệm của người dân
(Nguồn: BCSI, 2018)
Thu nhập của cư dân để tiêu dùng và tiết kiệm, phần tiết kiệm được tái đầu tư khi thị trường có nhiều cơ hội đầu tư và sinh lời. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy người dân BRVT có xu hướng gửi tiền tại ngân hàng hưởng theo lãi suất (phổ biến) và để tại nhà. Trong khi đó, người dân Tây Ninh có xu hướng mua vàng cất trữ và mua nhà đất, người dân Long An chọn cách thức tiết kiệm bằng vàng (mua vàng cất trữ và mua vàng gửi ngân hàng).
Yếu tố hấp dẫn đầu tư
Dịch vụ hỗ trợ đầu tư
Khi xem xét về các dịch vụ hỗ trợ hoạt động đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước, BRVT và Tp Hồ Chí Minh khá tương đồng nhau.
Hình 2.12: Đánh giá về chất lượng dịch vụ hỗ trợ đầu tư địa phương
(Nguồn: BCSI, 2018)
Hầu hết các doanh nghiệp đều đánh giá cao dịch vụ thẩm định đối tác kinh doanh của hai địa phương này nhưng không đánh giá tốt về các dịch vụ khác như: tìm kiếm đối tác kinh doanh, thông tin kinh doanh, tư vấn thông tin pháp luật, thu hút FDI, hỗ trợ tiếp cận đất đai và phát triển cụm/ khu công nghiệp cho doanh nghiệp SME.
Khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn
Một điểm đáng chú ý rằng kết quả của Bà Rịa – Vũng Tàu về tỷ lệ giải ngân vốn khá tốt song đánh giá của doanh nghiệp đối với việc tiếp cận vốn và giải ngân vốn lại có phần khiêm nhường hơn so với các tỉnh/thành phố khác.
Hình 2.13: Đánh giá mức độ tiếp cận vốn và hấp thụ vốn
(Nguồn: BCSI, 2018)
Trong nhóm đô thị vệ tinh của vùng đô thị Tp HCM, khả năng tiếp cận vốn đầu tư của doanh nghiệp BRVT là thấp nhất trong khi các thủ tục để thực hiện và
giải ngân vốn của địa phương lại là gần như tốt nhất (sau Bình Phước). Trong
nhóm cảng biển quốc tế, doanh nghiệp BRVT đánh giá về tiếp cận vốn đầu tư là tốt nhất trong khi doanh nghiệp Tp HCM đánh giá khả năng giải ngân và hoàn tất thủ tục giấy tờ là tốt nhất.
Nhân tố hấp dẫn đầu tư
BRVT, Tp HCM, Đồng Nai được cho rằng hấp dẫn hơn các tỉnh thành phố khác ở: Môi trường kinh doanh ổn định, dịch vụ hỗ trợ sản xuất kinh doanh, hoạt động xúc tiến đầu tư, chi phí xã hội và giao dịch, tính chuyên nghiệp, tinh thần sáng tạo trong kinh doanh. Trong khi đó, Hải Phòng được cho rằng thu hút đầu tư ở năng suất lao động và chất lượng cuộc sống tại địa phương.
Có thể nhận thấy, điểm chung hấp dẫn đầu tư của các địa phương này là không phụ thuộc quá nhiều vào lợi thế địa lý. Điểm đáng lưu ý là nhóm Tp HCM,
Đồng Nai và BRVT có yếu tố hấp dẫn đầu tư thuộc về chính sách và cơ chế thực hiện của địa phương nhiều hơn là những yếu tố khác.
Tuy nhiên, thực trạng cho thấy hiện nay, đối tượng Bà Rịa – Vũng Tàu đang thu hút chủ yếu là các tập đoàn lớn, chủ yếu khai thác tài nguyên đất, biển và thâm dụng lao động. Sự chuyển giao và hình thành hệ thống các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm doanh nghiệp vệ tinh cho doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài còn yếu và thiếu. Vì thế, tăng trưởng phụ thuộc quá nhiều vào lượng vốn FDI của địa phương mà chưa thấy được khả năng thâm dụng vốn từ chất lượng lao động của địa phương và trình độ khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phương.
Hình 2.14: Đánh giá về yếu tố hấp dẫn đầu tư của địa phương
(Nguồn: BCSI, 2018)
Bên cạnh đó, công tác quy hoạch và thực thi của bộ máy chính quyền cũng là bài toán đối với hoạt động đầu tư trong và ngoài nước. Nguyên nhân thì có nhiều
nhưng xét trên phương diện của địa phương, đây là mắt xích cần được tiếp tục giải quyết để giúp cho việc tiếp cận nguồn vốn ưu đãi và khả năng giải ngân vốn được đẩy mạnh hơn nữa.
2.2.4. Thương hiệu tỉnh BRVT gắn với dịch vụ công và phát triển các chỉ tiêu xã hội
Cán bộ công chức, viên chức
UBND Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã triển khai thực hiện Đề án vị trí việc làm, đã ban hành danh mục vị trí việc làm và phê duyệt mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm đối với 22/22 cơ quan hành chính tỉnh, 8/8 UBND cấp huyện, 445/445 đơn vị sự nghiệp công lập. Thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ giai đoạn 20162020: từ năm 2016 đến nay đào tạo 65 CBCCVC trình độ thạc sĩ, 59.937 lượt CBCCVC tham gia bồi dưỡng các mặt chính trị và nghiệp vụ, tổ chức
bồi dưỡng cho 2.679 đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Tp Hồ Chí Minh và
Đồng Nai là 2 địa phương có số công chức, viên chức trên dân lớn song số lượng cán bộ có trình độ trên đại học lại thấp hơn so với các địa phương khác. BRVT có số lượng cán bộ trên dân ít hơn nhưng lượng cán bộ có trình độ đại học nhiều hơn HCM. Điều này phản ánh ở quy mô nhỏ hơn, BRVT có chất lượng đội ngũ trình độ cao hơn và hàm ý giảm thiểu rủi ro trong thực hiện và xây dựng các chính sách phục vụ địa phương (mặc dù điều này cẩn phải được kiểm chứng).
Cải cách thủ tục hành chính
Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã ban hành 315 quyết định công bố 7.518 thủ tục hành chính (TTHC) ở 3 cấp: tỉnh, huyện xã, trong đó 3.595 TTHC mới và thay thế, 997 TTHC sửa đổi bổ sung, 2.926 TTHC bị bãi bỏ. Thực hiện cung ứng dịch vụ công trực tuyến 3 cấp với 2.268 thủ tục. Trong đó, cung ứng dịch vụ công mức độ 1, 2 là
2.268 thủ tục, mức độ 3 là 1.089 thủ tục và mức độ 4 là 450 thủ tục. Thực hiện cắt giảm thời gian giải quyết ít nhất 30% TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan đơn vị, toàn tỉnh đã ban hành danh mục và cắt giảm thời gian giải quyết từ 1 đến 10 ngày.
Thực hiện tinh giảm biên chế, giai đoạn 20162020, đã giảm 203 chỉ tiêu biên chế hành chính và 2.458 chỉ tiêu biên chế sự nghiệp; giảm 193 chỉ tiêu cán bộ công chức cấp xã; giảm 739 chỉ tiêu hoạt động không chuyên trách cấp xã; giảm 789 chỉ tiêu người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, khu phố. Thực hiện điều này do việc tổ chức sắp xếp lại bộ máy, giảm 64 thôn ấp khu phố và giảm 1.343 tổ dân cư.
Các địa phương như BRVT, Tp HCM, Tiền Giang được cho rằng có thái độ và hành xử cầu thị, tạo điều kiện cho các đối tác nước ngoài, cho doanh nghiệp ngoại tỉnh vào sản xuất kinh doanh tại địa phương. Trong khi đó, Đồng Nai và Bình Dương được đánh giá tốt hơn về cải cách TTHC như: giảm số lượng giấy tờ, giảm thời gian xử lý.
Hình 2.15: Đánh giá về CCTTHC
(Nguồn: BCSI, 2018)
Nhiều nghiên cứu đều chỉ ra rằng bắt buộc phải có khoản chi không chính thức thì mới thực hiện các TTHC.
Tuy nhiên, sự khác nhau giữa các địa phương là với mức chi là bao nhiều. Nghiên cứu chỉ ra rằng chi dưới 2% thì mức đáp ứng sẽ kém, phổ biến ở các tỉnh Tiền Giang, Đồng Nai, Long An, Bình Dương.
Hình 2.16: Khoản chi không chính thức và mức độ đáp ứng của CBCC
(Nguồn: BCSI, 2018)
Đối với các khoản chi không chính thức 210%, doanh nghiệp đánh giá mức độ đáp ứng tạm được nhiều nhất của BRVT và Tp HCM.
Hình 2.17: Khoản chi không chính thức và mức độ đáp ứng của CBCC
(Nguồn: BCSI, 2018)
Thực thi pháp luật
Về mặt nhận thức chung, cả doanh nghiệp và người dân địa phương đều có đánh giá tốt về tình hình thực hiện các quy định pháp luật tại địa phương, mặc dù
có một số vụ kiện kéo dài liên quan đến xung đột quyền lợi về phóng mặt bằng.
đất đai và giải
Hình 2.18: Đánh giá về tình hình thực thi pháp luật
(Nguồn: BCSI, 2018)
Mặc dù, chính quyền BRVT đã thực hiện nghiêm túc và linh hoạt các nội dung chính sách của Đảng, Chính phủ, pháp luật của nhà nước. Tuy nhiên, cư dân BRVT cho rằng UBND tỉnh, Lãnh đạo tỉnh cần chủ động và tích cực hơn trong việc giải quyết các vướng mắc cho người dân sinh sống và lao động tại địa phương, giúp người dân phát triển cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội và có sức khỏe khỏe mạnh, lâu dài và ổn định.
Xem xét vùng kinh tế trọng điểm miền Nam thì, người dân và doanh nghiệp của BRVT có quan điểm tương đồng khi đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật và thực thi pháp luật tại tỉnh, trong đó bao gồm cả việc công viên chức địa phương tuân thủ pháp luật.