Hoạt Động Marketing Của Công Ty Cổ Phần Khkt Phượng Hải


o Vị trí quan trắc: ngay sau hệ thống xử lý , trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.

o Kiểm định, hiệu chuẩn định kỳ đối với thiết bị quan trắc tự động, liên tục.

o Hệ thống phải được hoạt động liên tục.

o Trước khi Hệ thống đưa vào vận hành chính thức, đơn vị vận hành hệ thống phải gửi hồ sơ liên quan về Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Đối với Hệ thống quan trắc tự động đối với nước thải: được quy định tại mục 2 của chương IV, Thông tư 24/2017/TT-BTNMT

o Thành phần cơ bản Hệ thống bao gồm: thiết bị quan trắc tự động (gồm các thiết bị đo và phân tích thông số); thiết bị thu thập , lưu giữ và truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường; bình khí chuẩn ; camera; nhà trạm; nguồn điện,…

o Vị trí lỗ quan trắc: tuân thủ theo quy định tại khoản 1, mục III, phụ lục 01 của Thông tư 24/2017/TT-BTNMT.

o Kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm và kiểm tra định kỳ thiết bị quan trắc.

o Thời gian hoạt động: Hệ thống phải được hoạt động liên tục.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

o Trước khi Hệ thống đưa vào vận hành chính thức, đơn vị vận hành hệ thống phải gửi hồ sơ liên quan về Sở Tài nguyên và Môi trường.

2.3.1.2. Môi trường văn hóa xã hội

Xây dựng kế hoạch truyền thông marketing cho thiết bị quan trắc môi trường Công ty Cổ phần KHKT Phượng Hải năm 2019 - 6


Theo Duy Chinh (2016), số liệu thống kê cho thấy những con số giật mình, cả nước hiện có 37 làng ung thư và mỗi năm có thêm 200.000 người mới được phát hiện mắc bệnh ung thư. Bên cạnh đó, hàng chục triệu người hiện đang mắc các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, thính giác, thị giác… do sống chung với ô nhiễm môi trường. Đây chính là hậu quả của đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh và sự bùng nổ dân số.

Ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất và nguồn nước… đã gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe con người. Mọi nguyên nhân của sự ô nhiễm này đều bắt nguồn từ hoạt động sản xuất công nghiệp, y tế, giao thông và xây dựng; trong đó sản xuất công nghiệp là thủ phạm đặc biệt nguy hiểm tới sức khỏe con người và môi trường. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn.


Trong bài viết “Tác hại của ô nhiễm môi trường nước” của Hồng Như (2017), ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng. Ví như ở các ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường có độ pH trung bình từ 9-11, chỉ số nhu cầu ôxy sinh hoá (BOD), nhu cầu ôxy hoá học (COD) có thể lên đến 700mg/1 và 2.500mg/1, hàm lượng chất rắn lơ lửng… cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép. Hàm lượng nước thải của các ngành này có chứa xyanua (CN-) vượt đến 84 lần, H2S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm nặng nề các nguồn nước bề mặt trong vùng dân cư.

Đã có những khảo sát từ một số làng nghề sắt thép, đúc đồng, nhôm, chì, giấy, dệt nhuộm ở một số địa phương cho thấy có lượng nước thải hàng ngàn m3/ ngày không qua xử lý, gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường trong khu vực. Không chỉ ở các thành phố lớn mà ở hầu hết các đô thị khác, nước thải do các cơ sở công nghiệp cũng không được xử lý, độ ô nhiễm nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải đều vượt quá tiểu chuẩn cho phép, các thông số chất lơ lửng (SS), ôxy hoà tan (DO) đều vượt từ 5-10 lần, thậm chí 20 lần tiêu chuẩn cho phép.

Ngoài ra ô nhiễm nguồn nước còn gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh. Tại Hà Nội, vấn đề ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất công nghiệp cũng đã lên tiếng báo động từ nhiều năm qua. Đặc biệt, hoạt động sản xuất công nghiệp tại các khu cụm công nghiệp vừa và nhỏ và các làng nghề do chưa được đầu tư hệ thống xử lý chất thải đảm bảo tiêu chuẩn cũng như quy hoạch còn có nhiều điểm bất cập. Ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng tới nguồn nước vì các cơ sở sản xuất công nghiệp không có công trình và thiết bị xử lý chất thải hoặc nếu có thì mang tính đối phó.

Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều ảnh hưởng đến môi trường. Nếu chúng ta đòi hỏi hoạt động sản xuất kinh doanh hoàn toàn không ảnh hưởng đến môi trường thì chắc chắn không có bất kỳ hoạt động kinh tế nào xảy ra.

Việc thực hiện chính sách và pháp luật bảo vệ môi trường, hay trách nhiệm với xã hội tại các doanh nghiệp ở nước ta còn tồn tại nhiều khó khăn và bất cập do nhiều


nguyên nhân khác nhau. Trong đó có nguyên nhân là do bản thân các doanh nghiệp chưa nhận thức được một cách đúng đắn và đầy đủ về mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh sản xuất của mình với vấn đề môi trường. Vì vậy chúng ta cần làm rõ mối quan hệ này nhằm phần nào góp phần thay đổi nhận thức của doanh nghiệp, vì chỉ có thay đổi được nhận thức thì mới thay đổi được hành động của chính bản thân mình.

Trước hết, đây là mối quan hệ biện chứng tác động lẫn nhau. Hoạt động của doanh nghiệp có những tác động tích cực và tiêu cực tới vấn đề môi trường và ngược lại môi trường cũng góp phần tạo nên những thuận lợi hay khó khăn trong việc sản xuất. Đồng thời, chúng ta cũng phải khẳng định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều ảnh hưởng đến môi trường. Nếu đòi hỏi hoạt động sản xuất kinh doanh hoàn toàn không ảnh hưởng đến môi trường thì chắc chắn sẽ không có bất kỳ một hoạt động kinh tế nào xảy ra. Vấn đề cần quan tâm ở đây là mức độ tác động như thế nào (nguy cơ gây hủy hoại, tàn phá môi trường; khả năng hồi phục của môi trường; sự ảnh hưởng bất lợi so với hiệu quả đem lại…)

2.3.1.3. Môi trường kinh tế


Phát triển công nghiệp là nhiệm vụ hàng đầu để nước ta thực hiện mục tiêu côngnghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, chính công nghiệp, khai thác khoáng sản là cácngành kinh tế gây tác động mạnh nhất đến môi trường, tài nguyên, sức khỏe, antoàn và trật tự xã hội. Có thể nói, ô nhiễm môi trường luôn đồng hành với phát triểncác dự án công nghiệp và khai thác khoáng sản.

Do đó, để gắn kết phát triển công nghiệp và khoáng sản với kiểm soát ô nhiễm, bảovệ môi trường cần nhận rõ các nguyên nhân, mức độ gây áp lực lên môi trường hiệntại và tương lai của các ngành này, qua đó xác định một số giải pháp thực tế về dựphòng, giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp, hạn chế thấp nhất các tác động xấu đếnmôi trường và xã hội của quá trình tăng tốc công nghiệp hóa đất nước trong giaiđoạn tiếp theo.


Sau 30 năm đổi mới, tiềm năng công nghiệp của Việt Nam đã tăng vượt bậc cả về số lượng các cơ sở sản xuất, năng lực sản xuất, tỷ trọng trong GDP toàn ngành kinh tế, trình độ công nghệ. Tuy vậy, với tốc độ tăng trưởng nhanh về công nghiệp và khai thác khoáng sản, nếu không gắn kết có hiệu quả với kiểm soát ô nhiễm, môi trường nước ta đang có nhiều biểu hiện suy thoái và sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức mới.

Theo số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường (2017), trên địa bàn cả nước ước tính có 15 khu kinh tế ven biển với tổng diện tích mặt đất và mặt nước hơn 697.800ha; 28 khu kinh tế cửa khẩu, thuộc địa bàn 21/25 tỉnh biên giới đất liền; 298 khu công nghiệp với tổng diện tích đất tự nhiên hơn 81.000ha.

Trong đó, 209 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên

54.060 ha; 878 cụm công nghiệp với tổng diện tích 32.841ha. Nhìn chung, các khu công nghiệp đã đóng góp rất lớn cho phát triển kinh tế, xã hội với giá trị sản xuất công nghiệp bình quân trên 1ha đất đã cho thuê đạt khoảng 1,6 triệu USD/ha/năm.

Nhiều doanh nghiệp xây dựng hệ thống ngầm kiên cố xả thẳng ra sông, rạch, chẳng hạn như Công ty Hào Dương, Phạm Thu, Tường Trung, Tân Nhật Dũng tại TP.Hồ Chí Minh hoặc lợi dụng thủy triều lên xuống để pha loãng nước thải chưa qua xử lý đưa ra môi trường như Công ty cổ phần Sonadezi Long Thành-Đồng Nai . Ðặc biệt nghiêm trọng là Công ty Vedan (Đài Loan) đã bơm xả trực tiếp một lượng lớn dịch thải sau lên men với nồng độ các chất ô nhiễm rất cao ra sông Thị Vải, gây ô nhiễm sông trên một phạm vi rộng.

2.3.1.4. Môi trường công nghệ


Cách mạng công nghệ 4.0 có tác động to lớn đến mọi mặt của đời sống, chính trị, kinh tế, xã hội. Việt Nam, tuy là quốc gia có trình độ phát triển trung bình về khoa học công nghệ nhưng không thể thụ động đứng ngoài xu thế đó mà cần chủ động, tích cực chuẩn bị các điều kiện để nắm bắt, tiếp cận với cách mạng công nghệ 4.0.

Công nghệ 4.0 tập trung chủ yếu phát triển công nghệ điện tử, tự động hóa và trí tuệ nhân tạo. Vì vậy, có thể ứng dụng các sản phẩm của công nghệ 4.0 trong các lĩnh


vực như quan trắc tự động môi trường ở các điểm xả thải, đo tự động mức độ ô nhiễm đối với các yếu tố môi trường như nước thải, không khí, áp dụng trong dự báo cảnh báo khí tượng thủy văn kết nối mặt đất với vệ tinh …, từ đó có hệ thống dữ liệu rất tốt và chính xác để phục vụ công tác quản lý.

Theo bài viết của Mai Mạnh (2018), ông Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, đánh giá trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0 bảo vệ môi trường cần phải tăng cường hệ thống quan trắc tự động liên tục, các hệ thống sensor, camera, vệ tinh; thu nhận, xử lý và công bố số liệu quan trắc tự động: Chất lượng không khí xung quanh, phát thải khí thải của các nhà máy, chất lượng nước các dòng sông, chất lượng nước thải khu công nghiệp, các nhà máy; Số hóa các dữ liệu, số liệu quản lý; Ứng dụng AI, big data, blog chain, IOT trong kiểm soát ô nhiễm, dự báo hành vi...

Đồng quan điểm trên, một số ý kiến cũng nhấn mạnh: Quản lý môi trường là một lĩnh vực quản lý liên quan đến đa ngành. Mọi hoạt động điều tra cơ bản, quản lý, chỉ đạo, điều hành và chuyên môn nghiệp vụ của ngành đều dựa trên kết quả thu nhận, phân tích, xử lý, tổng hợp thông tin. Thông tin của ngành bao trùm toàn bộ không gian lãnh thổ; theo thời gian. Việc xây dựng được một hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu lớn toàn diện về tài nguyên và môi trường và cơ chế để các tổ chức, cá nhân có thể khai thác, tiếp cận, sử dụng và tham gia đóng góp một cách rộng rãi trên cơ sở công nghệ, khả năng kết nối, phân tích, xử lý, chia sẻ của cách mạng công nghệ 4.0 cần được xem là nhiệm vụ trọng tâm của ngành Tài nguyên và Môi trường trong thời gian tới.

Báo cáo của Tổng cục Môi trường cho thấy, để tham gia vào cuộc cách mạng công nghệ 4.0, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xác định trước tiên cần đặc biệt chú trọng đến hoạt động khoa học và công nghệ, đánh giá được trình độ công nghệ, xây dựng được mạng lưới quy hoạch các tổ chức khoa học công nghệ, đồng thời có những định hướng đúng đắn thúc đẩy được hoạt động khoa học và công nghệ đạt hiệu quả và có ứng dụng thực tế, đảm bảo lợi ích về kinh tế và bảo vệ môi trường.


2.3.2. Môi trường vi mô


2.3.2.1. Đối thủ cạnh tranh


Hiện nay trên thị trường có khá nhiều doanh nghiệp tham gia lĩnh vực quan trắc. Tuy nhiên đa số các doanh nghiệp này đều nhập khẩu sản phẩm từ nước ngoài về sau đó phân phối lại. Phượng Hải là đơn vị duy nhất tự nghiên cứu và sản xuất sản phẩm. Có thể kể đến một số đối thủ của Phượng Hải trên thị trường như sau:

- Công ty Nhật Anh


Công ty TNHH Nhật Anh được thành lập năm 2001, là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực xử lý nước cấp, nước thải cho các công trình trên khắp cả nước. Công ty là đại diện chính thức của nhiều hãng nổi tiếng trên thế giới, chúng tôi đang cung cấp độc quyền cho hãng ShinMaywa và Aqualytic tại Việt Nam với các sản phẩm thiết bị công nghiệp, thiết bị phân tích kiểm nghiệm cho các ngành công nghiệp: Rượu bia – Nước giải khát – Thực phẩm – Dược phẩm – Y tế – Vật liệu xây dựng – Giao thông vận tải… và đặc biệt là lĩnh vực Xử lý môi trường.

Khách hàng của Nhật Anh bao gồm các Trường đại học, Viện nghiên cứu, Bệnh viện, các phòng thí nghiệm Lý – Hóa – Sinh – Phòng thí nghiệm Môi trường. Các công trình xử lý nước cấp, nước thải cho các nhà máy, xí nghiệp sản xuất đến các nhà hàng khách sạn, các công trình dân dụng, giao thông vận tải…

Các chỉ tiêu đo được: TSS, COD, pH, DO. Sensor do Nhật Anh có khả năng tự làm sạch, bên trong sensor có hệ thống cần gạc quét qua quét lại để làm sạch. Chế độ bảo hành của Nhật Anh chủ yếu phụ thuộc vài nhà cung cấp. Các sensor đo COD bảo hành 2 năm, DO và pH bảo hành 12 tháng. Toàn bộ hệ thống đều là hàng nhập khẩu từ Nhật Bản, có thể tự cài đặt setup trên máy dễ dàng. Dữ liệu được lưu theo 2 dạng, lưu trên thiết bị và lưu trên máy tính. Giá của Nhật Anh giao động trong khoảng 1 – 1.2 tỷ đồng.


- Công ty Việt An


Là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp và lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải với nhiều năm kinh nghiệm, Việt An luôn được nhiều doanh nghiệp tin tưởng. Những dịch vụ mà Việt An Group đang cung cấp:

– Quan trắc môi trường Online (nước thải, nước cấp, nước mặt, nước ngầm, khí thải)

– Thiết bị đo lường, phân tích trong nhà máy


– Hệ thống SCADA cho nhà máy và mạng lưới


– Phần mềm quản lý tài sản mạng lưới cấp nước, thoát nước và điện lực


– Phần mềm tính toán thủy lực mạng lưới cấp nước (WaterGEMS, Bentley)


– Thiết bị và giải pháp giảm thất thoát nước


Các chỉ tiêu đo được: TSS, COD, pH, DO Tương tụ như Nhật Anh, Sensor của Việt An có thể tự làm sạch. Chế độ bảo hành củ Việt An dựa theo chế độ bảo hành của nhà sản xuất là 1 năm, riêng sensor pH chả bảo hành 6 tháng. Việt An có riêng 1 công ty để bảo trì, nhân viên được cử qua Đức để đào tạo, bảo trì theo yêu cầu. Đây là đơn vị phân phối độc quyền cho thương hiệu Endress Hauser.

Các dữ liệu được hiển thị trên cả máy tính, ngoài ra có app điện thoại riêng để có cảnh báo khi các thông số vượt ngưỡng, dữ liệu lưu trữ tùy theo cách sử dụng, dựa trên số lần lưu trữ và không gian máy tính. Tủ lấy mẫu là dạng 12 chai 2 lít, được niêm phong.

Hiện tại Việt An có hơn 530 trạm đã được lắp đặt trên toàn quốc. Giá của Việt An khá cao, nằm vào khoảng 1.5 tỷ đồng (bao gồm cả chi phí nhân công và thiết bị cùng một số chi phí khác).

- Công ty Đông Hải


Công ty Đông Hải chuyên cung cấp các thiết bị chuyên dụng trong lĩnh vực quan trắc môi trường nước thông qua sản phẩm tự phát triển và là nhà phân phối ủy


quyền tại Việt Nam của hãng BL Process – Hàn Quốc và Go- Đức về các máy phân tích cũng như các sensor đo nhanh.

Bên cạnh đó, Đông Hải cũng thiết kế, sản xuất các thiết bị tự động hóa và các sản phẩm thiết bị trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin.

Các chỉ tiêu đo được: 6 chỉ tiêu cơ bản, ngoài ra còn 1 số chỉ tiêu đặc thù theo yêu cầu. Cơ chế làm sạch: có hỗ trợ làm sạch bằng khí nén, tuy nhiên mình vẫn phải tự dùng khăn lau (tối thiểu 1 tuần 1 lần). Sản phẩm được bảo hành 12 tháng. Có 2 hướng bảo trì: giao toàn bộ cho Đông Hải, sẽ bảo trì định kì hoặc Đông Hải sẽ đào tạo công nhân bên nhà máy để tự bảo trì (thường 1 lần/ tuần). Có thể thay 1 sensor nếu bị hư.

Hiện tại ở Đồng Nai và Vũng Tàu, Đông Hải đã lắp đặt 13 trạm, bảo trì 1 tuần 1 lần (đều là các trạm quốc qia). Giá của 1 trạm khoảng 1,2 – 1,4 tỷ đồng.

2.3.2.2. Khách hàng


Hiện tại, khách hàng của Phượng Hải chủ yếu tập trung ở khu vực phía Nam. Các khách hàng này đa số đều là những doanh nghiệp có nhà máy ở KCN Bình Dương. Một vài khách hàng ở khu vực miền Trung như Chi cục Bảo vệ Môi trường Phú Yên, nhà máy sản xuất Clinker sông Gianh...

2.4. Hoạt động Marketing của Công ty Cổ phần KHKT Phượng Hải


2.4.1. Sản phẩm


Phượng Hải trong nhiều năm qua đã đầu tư trang thiết bị hiện đại cùng đào tạo đội ngũ R&D để nghiên cứu thiết bị quan trắc “made in VietNam”. Sau 3 năm nghiên cứu, Phượng Hải đã đưa ra thị trường dòng sản phẩm SmartpH – thiết bị quan trắc sản xuất đầu tiên tại Việt Nam.

Những linh kiện của SamrtpH được nhập khẩu từ các nước tiên tiến như Mỹ, Châu Âu, Nhật bản để tạo ra độ tin cậy về chất lượng sản phẩm, và giúp tuổi thọ sản phẩm bền lâu, ngang tầm với thiết bị ngoại nhập từ các nước tiên tiến.

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 11/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí