Bảng 2. 1: Tình hình ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý nước thải giai đoạn 2015 - 2018
Đơn vị: %
2015 | 2016 | 2017 | 2018 | |
Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải | 107,4 | 107,2 | 108,7 | 106,3 |
Khai thác, xử lý và cung cấp nước | 107,3 | 108,3 | 110,0 | 107,5 |
Thoát nước và xử lý nước thải | 102,79 | 101,75 | 101,42 | 110,7 |
Hoạt động thu gom, xử lý và tiêu huỷ rác thải; tái chế phế liệu | 107,6 | 105,7 | 107,8 | 103,2 |
Thu gom rác thải không độc hại | 107,6 | 105,7 | 105,4 | 109,5 |
Có thể bạn quan tâm!
- Xây dựng kế hoạch truyền thông marketing cho thiết bị quan trắc môi trường Công ty Cổ phần KHKT Phượng Hải năm 2019 - 2
- Chiến Lược Truyền Thông – Phối Thức Truyền Thông
- Phân Tích Chiến Lược Truyền Thông Marketing Tại Công Ty
- Hoạt Động Marketing Của Công Ty Cổ Phần Khkt Phượng Hải
- Đánh Giá Hoạt Động Truyền Thông Của Phượng Hải
- Doanh Thu Và Doanh Số 4 Thương Hiệu Trong Lĩnh Vực Quan Trắc Nước Thải Tính Đén 2018
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
(Nguồn: Báo cáo thường niên Bộ Tài nguyên Môi trường, 2018)
Nhìn chung, tình hình phát triển lĩnh vực cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải tăng đều qua các năm. Tỷ lệ tăng trưởng mỗi năm đạt từ 7 – 8% so với năm trước đó. Trong đó, lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải có tỷ lệ tăng trưởng vượt bậc từ 2017 – 2018. Sau 4 năm tính từ 2015 – 2018, tỷ lệ tăng trưởng trong lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải tăng từ xấp xỉ 2% mỗi năm lên mức 10%/năm. Đây là dấu hiệu cho thấy các doanh nghiệp đã bắt đầu có các động thái quan tâm đến vấn đề môi trường.
2.1.2. Tình hình cung ứng trên thị trường
- Sản xuất thiết bị CNMT
Đến nay, lĩnh vực sản xuất thiết bị CNMT bước đầu đã hình thành doanh nghiệp với một số sản phẩm chủ lực như: Lò đốt chất thải rắn thông thường, công nghiệp, y tế và chất thải nguy hại; Hệ thống lọc bụi; Dây chuyền phân loại rác và thiết bị vận chuyển rác chuyên dụng (thiết bị xe ép rác, hút bụi, tàu hút dầu tràn…). Tuy nhiên, năng lực canh tranh của các doanh nghiệp sản xuất máy móc thiết bị trong nước còn
yếu so với máy móc, thiết bị nhập khẩu từ nước ngoài. Có khoảng 10 doanh nghiệp chuyên sản xuất chế tạo thiết bị CNMT như hệ thống lọc khí, bụi, lò đốt chất thải nguy hại và thông thường, các thiết bị công nghệ phân loại rác, sản xuất phân compost, viên nhiên liệu.
- Sử dụng bền v ng tài nguyên và phục hồi môi trường
Sử dụng bền vững tài nguyên và phục hồi môi trường chủ yếu liên quan đến tính chất khan hiếm của nguồn tài nguyên thiên nhiên. Vì vậy, nòng cốt của lĩnh vực này là phát triển công nghiệp tái chế. Công nghiệp tái chế là lĩnh vực có sự giao thoa, chồng lấn với lĩnh vực dịch vụ CNMT có gắn với xử lý chất thải thông thường, xử lý chất thải nguy hại và lĩnh vực công nghiệp sản xuất có gắn với nguồn phế liệu tái chế là nguyên liệu như công nghiệp sản xuất giấy, nhựa và thép.
Tham luận tại Hội nghị với nội dung "Thực trạng phát triển các doanh nghiệp CNMT", ông Nguyễn Đình Hiệp (2016), Phó Chủ tịch Hiệp hội CNMT Việt Nam cho biết: “Các doanh nghiệp môi trường nói chung và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ môi trường nói riêng phần lớn được xếp vào doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí siêu nhỏ, ít doanh nghiệp lớn. Theo số liệu điều tra, khảo sát tại 493 doanh nghiệp cho thấy, vốn đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp trung bình là 35.856.404.908/1 đơn vị”. Ông Nguyễn Đình Hiệp khẳng định: “CNMT Việt Nam mới ở giai đoạn đầu của sự phát triển, đóng góp trong tổng sản lượng công nghiệp cũng như GDP còn rất khiêm tốn, kể cả so với mức trung bình của thế giới lẫn so với chính các ngành công nghiệp Việt Nam”. Điều này dẫn tới hai kết luận: (1) ngành CNMT của Việt Nam còn quá nhỏ, đồng nghĩa với công tác bảo vệ môi trường được đáp ứng ở mức rất thấp so với nhu cầu; (2) nhu cầu phát triển CNMT là rất lớn, dư địa để phát triển còn nhiều. (Bộ Công Thương, 2016)
Tiềm năng lớn nhưng ngành CNMT Việt Nam cũng đứng trước những thách thức không nhỏ, cụ thể: Đến nay, năng lực ngành CNMT mới đáp ứng được 2-3% nhu cầu xử lý nước thải đô thị, 15% nhu cầu xử lý chất thải rắn, khoảng 14% nhu cầu xử
lý chất thải nguy hại; nhiều lĩnh vực như tái chế dầu thải, nhựa phế liệu, chất thải điện, điện tử chưa phát triển.
Kết quả thu hút vốn đầu tư vào phát triển ngành CNMT còn thấp, chưa tương xứng với yêu cầu của xã hội. Lĩnh vực dịch vụ môi trường vẫn chủ yếu dựa vào kinh phí cấp từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, nhất là lĩnh vực dịch vụ xử lý nước thải đô thị.
Giá dịch vụ môi trường ở mức thấp, ít hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Đây là trở ngại lớn đối với sự phát triển của ngành CNMT.
Năng lực và sự liên kết giữa nghiên cứu và triển khai sản xuất hàng loạt các thiết bị môi trường còn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp môi trường của nhà nước còn yếu về đầu tư vốn công nghệ. Trong một số lĩnh vực, các doanh nghiệp ngoài nước đóng vai trò chi phối; các doanh nghiệp tư nhân không có cơ hội để phát triển.
Số liệu thống kê chưa đầy đủ về ngành CNMT dẫn đến những tác động tiêu cực trong quá trình giám sát và hoạch định chính sách.
Phát triển CNMT chưa nhấn mạnh vào khía cạnh hiệu quả kinh tế đạt được cũng như chưa xem xét đến tính chất khan hiếm của nguồn tài nguyên thiên nhiên - động lực chính của sự phát triển ngành công nghiệp tái chế.
2.1.3. Cạnh tranh
Như trong bài viết của Mạnh Nguyễn (2016), tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về bảo vệ môi trường năm 2016, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, cả nước hiện có 615 cụm công nghiệp nhưng chỉ khoảng 5% trong số đó có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Hơn 500.000 cơ sở sản xuất, trong đó có nhiều loại hình sản xuất ô nhiễm môi trường, công nghệ sản xuất lạc hậu; hơn 4.500 làng nghề; hơn 13.500 cơ sở y tế hằng ngày phát sinh hơn 47 tấn chất thải nguy hại và 125.000m3 nước thải. Đặc biệt, 787 đô thị thải ra khoảng 3.000.000m3 nước thải/ngày đêm nhưng hầu hết chưa được xử lý...
Với tình hình thị trường bức thiết như hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực công nghệ môi trường. Đa số các doanh nghiệp này nhập hàng hóa từ các nước châu Âu, châu Mỹ để phân phối lại trong thị trường Việt Nam. Vì vậy giá của những mặt hàng này thường rất cao. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư cho bộ phận R&D để nghiên cứu và phát triển các sản phẩm “Made in VietNam”. Những sản phẩm này có giá thành khá hợp lý, tuy nhiên phải đối mặt với một thách thức lớn là nhiều khách hàng còn nghi ngờ vào chất lượng của sản phẩm.
2.1.4. Khách hàng
Đa số doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ (chiếm gần 98% tổng số doanh nghiệp trên cả nước) hiện chưa gắn hoạt động sản xuất, kinh doanh với bảo vệ môi trường. Chỉ tính riêng năm 2016, trên toàn quốc đã xảy ra hơn 50 vụ việc gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, gây bức xúc dư luận. (Bộ Tài nguyên Môi trường, 2016)
Theo Nguyên Hoài (2016) đã đề cập đến trong bài báo “Có thể kiện các doanh nghiệp gây ô nhiễm”, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Hoàng Văn Thức cho biết có tới 50% doanh nghiệp mắc lỗi thủ tục hành chính về bảo vệ môi trường; gần 30% doanh nghiệp xả thải vượt quy chuẩn cho phép.
Thực tế đã chỉ ra một số trở ngại chính đối với sự phát triển CNMT ở Việt Nam:
Một là: Nhận thức của doanh nghiệp về bảo vệ môi trường chưa cao, nhiều doanh nghiệp không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, do đó chưa tạo thành động lực quan trọng để công nghiệp, dịch vụ môi trường được phát triển. Hệ quả là, chưa có nhiều nhà đầu tư sản xuất thiết bị, công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường.
Hai là: Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường (BVMT) chưa đầy đủ, chưa đồng bộ; các chế tài xử phát chưa đủ mạnh mẽ bắt buộc mọi người dân, tổ chức phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, làm cho thị trường về dịch vụ môi trường chưa phát triển tương xứng với yêu cầu về công tác bảo vệ môi trường và phát triển ngành CNMT.
Các cơ chế, chính sách khuyến khích chưa rõ ràng, chưa đủ hấp dẫn để thu hút đầu tư vào phát triển CNMT. Nhà nước chưa có định hướng cụ thể để phát triển lĩnh vực công nghiệp này.
Ba là: Uy tín của các nhà cung cấp công nghệ, thiết bị và dịch vụ trong nước chưa đủ thuyết phục. Đội ngũ các nhà khoa học và công nghệ môi trường còn yếu và thiếu, đặc biệt là chuyên gia có trình độ cao, nhiều kinh nghiệm.
2.2. Giới thiệu về công ty Cổ phần Khoa học Kỹ thuật Phượng Hải
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ Phần KH-KT Phượng Hải với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp thiết bị phòng thí nghiệm, thiết bị khoa học kỹ thuật, nội thất phòng thí nghiệm. Ban giám đốc và toàn thể nhân viên công ty CP KHKT Phượng Hải nhận thức rất rõ chất lượng sản phẩm là điều kiện tiên quyết để công ty tồn tại và phát triển, được thể hiện qua slogan:
“a Pioneer of High quality!” (nhà tiên phong về chất lượng cao)
Thị trường đã rất quen thuộc với các dòng sản phẩm mang thương hiệu PH Scientific và dòng sản phẩm cao cấp BestLab. Tất cả các logo và mẫu mã sản phẩm đều được đăng ký bản quyền tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam và đăng ký tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn cơ sở theo đúng qui định.
Từ 2015, Phượng Hải tiếp tục lkinh doanh thêm thiết bị quan trắc môi trường, đặc biệt là thiết bị quan trắc nước thải tự động. Đa số các thiết bị này đều được nhập khẩu tuef các nước châu Âu, châu Mỹ và có giấy chứng nhận về chất lượng. Năm 2018, Phượng Hải mạnh dạn đầu tư trang thiết bị để tự nghiên cứu và phát triển thiết bị quan trắc môi trường với tên gọi SmartpH. Đây là sản phẩm quan trắc tự đầu đâu tiên do người Việt tự nghiên cứu và sản xuất.
2.2.2. Tầm nhìn và sứ mệnh
Tầm nhìn của Phượng Hải là “Với tất cả các nỗ lực, Phượng Hải phải trở thành Doanh nghiệp tiên phong ứng dụng công nghệ cao để đem đến các sản phẩm chất lượng tốt nhất trong lĩnh vực phòng thí nghiệm và lĩnh vực đo lường tự động”.
Để thực hiện được mục tiêu cũng như tầm nhìn của mình, Phượng Hải đặt ra các sứ mệnh:
- Mang đến sự trải nghiệm vượt trội về phòng thí nghiệm thông minh và sản phẩm thiết bị đo lường tự động có độ chính xác cao.
- Tạo ra ngôi nhà thứ hai với đời sống sung túc, hạnh phúc và cơ hội phát triển cho toàn thể nhân viên.
- Nghiên cứu, thiết kế và sản xuất những sản phẩm nội thất phòng thí nghiệm và thiết bị đo lường đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, được kết tinh từ những "Giá trị Việt".
- Ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghệ cao hướng đến phục vụ cho cộng đồng.
- Xây dựng mối quan hệ kinh doanh bền vững cùng 04 đối tác: Khách hàng – Nhân viên – Nhà cung cấp – Nhà đầu tư
2.2.3. Cơ cấu tổ chức hành chính nhân sự
2.2.4. Các đặc điểm chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của công ty
2.2.4.1. Lĩnh vực hoạt động
Lĩnh vực hoạt động chính của Phượng Hải chủ yếu tập trung vào 2 mảng chính: nội thất phòng thí nghiệm và thiết bị quan trắc môi trường. Trong đó có thể kể đến:
- Cung cấp thiết bị khoa học kỹ thuật
Thiết bị nghiện cứu quan trắc, kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường
Thiết bị nghiên cứu, kiểm tra chất lượng sản phẩm cho các ngành nông nghiệp, thủy sản, dược phẩm, thực phẩm.
Thiết bị cho ngành công nghệ sinh học Thiết bị y tế - thiết bị an toàn lao động
Bàn ghế phòng thí nghiệm theo tiêu chuẩn GMP
- Tư vấn và chuyển giao Công nghệ
Tư vấn thiết kế xây dựng phòng thí nghiệm hoàn chỉnh
Tư vấn chuyển giao công nghệ trong các ngành công nghiệp Xử lý môi trường
- Sản xuất
Bàn ghế phòng thí nghiệm chuyên dụng
Tủ hút khí độc, tủ đựng hóa chất, tủ chống cháy nổ Tủ cấy vi sinh, tủ an toàn sinh học
2.2.4.2. Đối tác
Hiện tại, Phượng Hải vẫn chưa nghiên cứu được một sensor pH tối ưu, vì vậy Phượng Hải lựa chọn tập đoàn Sensorex đến từ Mỹ là đối tác cung cấp thiết bị đo pH và màn hình hiển thị. Sensorex được biết đến là đơn vị chuyên thiết kế và sản các điện cực pH, điện cực ORP ,cảm biến độ dẫn và TDS và các công nghệ đo lường điện hóa và quang học khác. Ngoài nhà máy và trụ sở chính tại Garden Grove, California, Hoa Kỳ, Sensorex hiện có nhà máy sản xuất tại Châu Âu và có đơn vị đại diện bán hàng và dịch vụ khách hàng tại Đức, Cộng hòa Séc và Ấn Độ.
Ngoài Sensorex, Phượng Hải còn hợp tác với Awa Instrument. Awa Instrument là một thương hiệu công nghệ đến từ Singapore. Liên quan đến phòng thí nghiệm và phân tích di động, liên quan đến các đầu dò và cảm biến hàng hóa, Awa tiếp tục thiết kế và sản xuất thiết bị trong các giải pháp môi trường trực. Awa có hàng ngàn nhà phân phối , đại lý, nhà cung cấp dịch vụ công nghệ và các bên liên quan tại nhiều nơi trên thế giới.
2.3. Phân tích môi trường marketing của doanh nghiệp
2.3.1. Môi trường vĩ mô
2.3.1.1. Môi trường pháp luật chính trị
Theo quy định tại Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT (2015) của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường có quy định ngoài việc giám sát định kỳ, các chủ cơ sở phải lắp đặt trạm quan trắc tự động đối với nước thải và khí thải để giám sát tự động liên tục truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường để kiểm soát và quản lý. Đối với các cơ sở sản xuất phát sinh nước thải có lưu lượng 1.000 m3/ngày đêm trở lên (không bao gồm nước làm mát thiết bị) phải lắp đặt trạm quan trắc nước thải và
truyền dữ liệu trược tiếp về Sở. Đối với cơ sở sản xuất nằm trong Khu, cụm công nghiệp nếu được đấu nối nước thải đến Trạm xử lý nước thải tập trung của Khu, cụm công nghiệp thì không phải lắp đặt trạm quan trắc tự động.
Đối với các cơ sở sản xuất xi măng, nhà máy nhiệt điện, nhà máy sản xuất phôi thép công suất trên 200.000 tấn SP/năm, nhà máy sản xuất phân bón hóa học công suất trên 10.000 tấn SP/năm, nhà máy sản xuất dầu mỏ công suất 10.000 tấn SP/năm nhà máy sản xuất có lò hơi công nghiệp công suất 20 tấn hơi/giờ cũng bắt buộc phải lắp đặt hệ thống này.
Đến ngày 01/9/2017, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT (2017) quy định về kỹ thuật quan trắc môi trường, trong đó có hướng dẫn rõ hơn về thực hiện quan trắc tự động đối với nước thải và khí thải. Một số quy định về các yêu cầu cơ bản và đặc tính kỹ thuật của Hệ thống quan trắc nước thải và khí thải tự động liên tục được cụ thể như sau:
- Đối với Hệ thống quan trắc tự động đối với nước thải: được quy định tại mục 1 của chương IV, Thông tư 24/2017/TT-BTNMT
o Thành phần cơ bản Hệ thống bao gồm: thiết bị quan trắc tự động (gồm các đầu dò đo thông số); thiết bị thu thập , lưu giữ và truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường; thiết bị lấy mẫu tự động; camera; nhà trạm; bơm lấy mẫu,…