Phân Tích Chiến Lược Truyền Thông Marketing Tại Công Ty


đó là một lợi thế để các doanh nghiệp khai thác quảng cáo sản phẩm và thương hiệu ở các mạng trên internet.

1.3.3.2. Khuyến mại


Khuyến mại được hiểu là sự kiện hoặc tập hợp các sự kiện/hoạt động tập trung của hơn một doanh nghiệp/tổ chức hoặc một chính sách/chương trình hành động nhằm xúc tiến hỗ trợ hoạt động bán hàng và làm tăng trưởng giao dịch thương mại. Đơn giản hơn, có thể hiểu khuyến mại là khuyến khích phát triển thương mại. Khuyến mại cũng có nghĩa là khuyến khích nhân viên marketing (chẳng hạn bằng tiền thưởng) của chính doanh nghiệp mình thúc đẩy việc tiếp thị để tiêu thụ hàng hoá. Mục đích chính của hình thức khuyến mại là kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy người tiêu dùng mua và mua nhiều hơn các hàng hóa hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp hoặc phân phối. Bên cạnh đó, một doanh nghiệp sử dụng hình thức khuyến mại cũng nhằm mục đích quảng bá thương hiệu của sản phẩm và của chính doanh nghiệp đó. Theo Luật Thương mại 2005 của Việt Nam, các hình thức khuyến mại bao gồm:

Tặng quà: là hình thức tặng hàng hoá cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền.

Giảm giá: là hình thức bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá cung ứng dịch vụ trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã đăng ký hoặc thông báo. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ thuộc diện Nhà nước quản lý giá thì việc khuyến mại theo hình thức này được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí: là hình thức tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí và các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại. Trong thực tế, các hình thức này được các doanh nghiệp áp dụng khá linh hoạt và có sự kết hợp giữa nhiều hình thức một lúc, như vừa giảm giá vừa tặng quà, vừa giảm giá vừa bốc thăm trúng thưởng, giảm giá hoặc tặng quà trong những "giờ vàng mua sắm" nhất định trong ngày (thường là giờ thấp điểm để kích


thích tiêu dùng)... Trong đó, giảm giá thường là hình thức được các doanh nghiệp áp dụng nhiều nhất cho chiến lược xúc tiến thương mại của mình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Khuyến mại là một hình thức xúc tiến thương mại không mang tính chất rầm rộ hoặc tốn lượng chi phí lớn như quảng cáo, tuy nhiên để tránh việc khách hàng bị thiệt hại về quyền lợi khi tham gia các chương trình khuyến mại, các nhà soạn luật đã có những chỉnh lý và nguyên tắc thích hợp để đảm bảo nguyên tắc khi thực hiện khuyến mại.

- Quan hệ công chúng (PR)

Xây dựng kế hoạch truyền thông marketing cho thiết bị quan trắc môi trường Công ty Cổ phần KHKT Phượng Hải năm 2019 - 4


Quan hệ công chúng (tiếng Anh: public relations, viết tắt là PR) là việc một cơ quan tổ chức hay doanh nghiệp chủ động quản lý các quan hệ giao tiếp cộng đồng để tạo dựng và giữ gìn một hình ảnh tích cực của mình. Các hoạt động quan hệ công chúng bao gồm các việc quảng bá thành công, giảm nhẹ ảnh hưởng của các thất bại, công bố các thay đổi, và nhiều hoạt động khác. Hơn thế nữa PR còn là một trong những công cụ hỗ trợ bán hàng hữu hiệu đối với tất cả các doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân. Những người muốn tạo ra một tầm ảnh hưởng nhất định của mình đối với những đối tượng nhất định. Tuỳ vào mục đích của mình và đối tượng mà mình muốn tác động, các tổ chức hoặc cá nhân này sẽ có những cách thức và hình thức tiếp cận khác nhau: có thể tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội như các hoạt động từ thiện, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng do các tổ chức hoạt động nhằm mục đích xã hội tổ chức nhằm tạo ra hình ảnh một tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm với công đồng; hoặc cũng có thể tham gia dưới hình thức một nhà tài trợ mạnh tay luôn thấy xuất hình ảnh trong các chương trình có quy mô lớn như các cuộc thi hoa hậu, các hội chợ triển lãm tầm cỡ... Tất cả những hình thức đó nhằm tạo ra một hình ảnh đẹp, nổi bật và rộng khắp về bản thân tổ chức hoặc cá nhân với mong muốn thông qua những hình ảnh được đánh bóng đó, công chúng sẽ trở nên gần gũi và dành nhiều thiện cảm, quan tâm hơn tới họ. Khi mà quảng cáo mất đi một số khả năng xây dựng thương hiệu, và khuyến mại phát triển vượt quá quy mô tối ưu của nó, các công ty có thể nhận ra nhiều tiềm năng hơn đối với quan hệ công chúng.


Quan hệ công chúng là một công cụ truyền thông đáng tin cậy, hướng đến một nhóm công chúng cụ thể, bên cạnh đó chi phí để thực hiện các chương trình quan hệ công chúng thấp hơn so với quảng cáo và thông điệp của quan hệ công chúng được công chúng đón nhận như một tin tức chứ không mang tính chất hư cấu như quảng cáo nên tránh được nhiều rắc rối. Khi công tác PR hiệu quả, hình ảnh công ty có thể được xây dựng một cách tốt đẹp hơn trong lòng công chúng. Tuy nhiên số người tham gia vào chương trình quan hệ công chúng bị hạn chế, nguồn lực không dồi dào khiến cho hiệu quả truyền thông có thể bị giảm sút.

Quan hệ công chúng gồm một loạt các công cụ được viết tắt bằng các chữ đầu tiên là PENCILS, tức là:

P có nghĩa là các xuất bản phẩm (các tập san của công ty, các báo cáo năm, các tập sách nhỏ bổ ích cho khách hàng, v.v…).

E có nghĩa là Các sự kiện (các hoạt động tài trợ thể thao hay các sự kiện nghệ thuật hay các cuộc trưng bày hàng hóa).

N có nghĩa là Tin tức (các câu chuyện có lợi cho công ty, cho nhân viên, và sản phẩm của công ty).

C có nghĩa là các hoạt động liên quan đến cộng đồng (các đóng góp về thời gian và tiền của cho các nhu cầu của cộng đồng).

I có nghĩa là các phương tiện nhận diện (văn phòng phẩm, danh thiếp, quy định về ăn mặc trong công ty).

L có nghĩa là hoạt động vận động hành lang, là những nỗ lực gây ảnh hưởng nhằm có được sự ủng hộ hay phản đối đối với một dự luật hay quyết định có lợi hay bất lợi đối với công ty.

S có nghĩa là các hoạt động về trách nhiệm đối với xã hội (tạo dựng uy tín tốt cho công ty về trách nhiệm đối với xã hội).

1.3.3.3. Chào hàng cá nhân


Bán hàng cá nhân là sự giao tiếp mặt đối mặt của nhân viên bán hàng với khách hàng tiềm năng để trình bày giới thiệu và bán sản phẩm. Đây là hình thức yểm trợ


quan trọng từ nhân viên của doanh nghiệp tới những người mua hàng hiện tại và tiềm năng. Nỗ lực truyền đạt thông tin của người bán hàng tập trung vào việc thuyết phục khách hàng nhằm mục tiêu doanh thu. Bán hàng cá nhân là làm sao có thể nắm bắt đúng nhu cầu của người mua, tạo ra sản phẩm, hướng tới thoả mãn nhu cầu ấy, và sau đó là thuyết phục khách hàng mua sản phẩm. Bán hàng cá nhân tạo sự chú ý của mỗi khách hàng và chuyển tải nhiều thông tin. Giữa người bán và người mua có một sự tương tác linh hoạt, thích ứng cho những yêu cầu riêng biệt của khách hàng và có thể dẫn đến hành vi mua hàng. Đây là những việc mà quảng cáo không thể làm được. Nhân viên bán hàng cũng có thể thuyết phục và giải quyết thắc mắc của khách hàng. Ngoài ra, bán hàng cá nhân có thể thiết lập và phát triển những mối quan hệ bán hàng.

Mục tiêu của bán hàng cá nhân chủ yếu là hướng dẫn khách hàng đến với sản phẩm. Bán hàng cá nhân có vai trò giúp doanh nghiệp tạo sự truyền thông uyển chuyển, linh hoạt, ghi nhận nhiều thông tin phản hồi chính xác, đánh giá hiệu quả việc chào hàng qua phản ứng khách hàng, quảng bá, giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp tới người tiêu dùng và giải đáp thắc mắc của khách hàng về sản phẩm từ đó đánh giá lại sản phẩm để có các phương pháp cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm.

1.3.3.4. Marketing trực tiếp


Marketing trực tiếp (tiếng Anh: direct marketing), theo định nghĩa của Hiệp hội marketing Hoa Kỳ (Ngô Thị Thu, 2010), là “hệ thống tương tác của marketing, có sử dụng một hay nhiều phương tiện quảng cáo, để tác động đến một phản ứng đáp lại đo lường được ở bất cứ mọi nơi”. Các doanh nghiệp sử dụng hình thức gửi thông điệp trực tiếp đến với người tiêu dùng mà không sử dụng bất kỳ hình thức truyền thông phi trực tiếp. Marketing trực tiếp đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thương mại của doanh nghiệp. Các hình thức cơ bản của marketing trực tiếp:


Marketing trực tiếp qua thư: trong hình thức này người làm Marketing sẽ gửi trực tiếp thư qua bưu điện tới các khách hàng trong khu vực hoặc đến với các khách hàng trong danh mục của họ.

Marketing qua thư điện tử: trong hình thức này thì nhà làm Marketing sẽ gởi thư qua email cho các khách hàng của mình. Một điều lo âu trong hình thức Marketing này là thư rác, những thư này sẽ đẩy lùi những thư điện tử hợp pháp khác. Kết quả là sự phát triển rất nhanh chóng của thư rác, nhiều nhà cung cấp dịch vụ email và IPS đã tăng hiệu quả của các chương trình chống lại nó.

Bán hàng qua điện thoại: trong hình thức những người làm Marketing sẽ gọi trực tiếp qua điện thoại, ưu điểm vì điện thoại là một phương tiện giao tiếp không thể thiếu, nhanh chóng và tiện lợi không gì thay thế được, giúp tiếp cận với khách hàng, cũng như giúp khách hàng tiếp cận với nhà marketing bất kể khoảng cách, thời gian, thời tiết,…


Tóm tắt chương 1


Chương 1 tóm tắt toàn bộ phần cơ sở lý thuyết về marketing cũng như về truyền thông marketing. Thông qua chương 1, chúng ta có cơ sở lý thuyết để phân tích, đánh tình hình doanh nghiệp ở chương 2.


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG MARKETING TẠI CÔNG TY

2.1. Tổng quan về ngành công nghệ môi trường tại Việt Nam

2.1.1. Tổng quan thị trường


Theo Phạm Ngọc Thiện (2014), Công nghiệp môi trường (Environmental Industries) là một thực thể kinh tế có từ rất sớm tại nhiều nước. Đây là ngành công nghiệp tạo ra các giá trị gia tăng từ chính việc giải quyết các vấn đề môi trường, đã và đang có những đóng góp thiết thực và hiệu quả cho phát triển theo hướng bền vững, chiếm vị thế quan trọng trong cơ cấu công nghiệp.

Ở Hoa Kỳ: CNMT bao gồm toàn bộ các hoạt động tạo ra giá trị liên quan tới thực hiện các quy định môi trường; đánh giá phân tích và bảo vệ môi trường; kiểm soát ô nhiễm không khí, quản lý chất thải, làm giảm ô nhiễm; cung cấp và phân phối tài nguyên môi trường: nước, nguyên liệu tái tạo, năng lượng sạch và công nghệ và các hoạt động góp vào việc tăng hiệu quả sử dụng năng lượng và nguyên liệu, sản phẩm chất lượng cao và phân phối tài nguyên môi trường: nước, nguyên liệu tái tạo, năng lượng sạch và công nghệ và các hoạt động đóng góp vào việc tăng hiệu quả sử dụng năng lượng và nguyên liệu, sản phẩm chất lượng cao và phát triển kinh tế bền vững. (Phạm Ngọc Thiện, 2014)

Kinh tế - xã hội ngày càng phát triển đặt ra những yêu cầu về môi trường ngày càng lớn, liên tục và không ngừng tạo ra các nhu cầu mới kích thích phát triển. CNMT thế giới chính vì thế những năm gần đây phát triển bùng nổ với nhiều năng lực và sản phẩm mới, không chỉ đáp ứng nhu cầu nội tại của mỗi quốc gia mà còn tạo đóng góp tăng trưởng trao đổi xuất nhập khẩu toàn cầu. Thị trường ngành CNMT thế giới ngày càng phát triển và lớn mạnh. Năm 1992, thị trường ngành CNMT ước khoảng 300 tỷ USD, năm 1996 đạt 453 tỷ USD, năm 2004 tăng lên 628,5 tỷ USD và dự báo đến năm 2010 quy mô thị trường ngành CNMT thế giới đạt khoảng 688 tỷ USD. Các nước công nghiệp hàng đầu như Hoa Kỳ, Nhật Bản và một số nước Tây Âu


chiếm hầu hết thị phần ngành CNMT thế giới (chiếm tới 85%), trong đó Hoa Kỳ là quốc gia đứng đầu thế giới, chiếm 38% thị phần của toàn thế giới. (Vietbao.vn, 2010)

Tổng cục Môi trường Bộ Tài nguyên và Môi trường có bài tham luận giới thiệu về “Hợp tác quốc tế để phát triển công nghiệp môi trường ở Việt Nam” (2015) tại Hội thảo Triển lãm Quốc gia về Sản phẩm Công nghiệp Môi trường trong ngành Công Thương. Trong đó, Tổng cục Môi trường nhận xét: “Ở Việt Nam, khái niệm ngành CNMT vẫn còn rất mới, doanh nghiệp môi trường được biết đến chỉ với ý nghĩa đơn giản là các công ty môi trường đô thị, một số doanh nghiệp tư vấn, cung cấp các dịch vụ bảo vệ môi trường quy mô nhỏ, cần phải "nhanh chóng xây dựng ngành công nghiệp môi trường" phù hợp với điều kiện của một nước đang phát triển và có nhiều hạn chế về nguồn lực tài chính như nước ta".

Những năm gần đây, bức tranh về doanh nghiệp môi trường cũng có những thay đổi quan trọng với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần, trong nước, ngoài nước, tư nhân và nhiều hình thức liên kết với quy mô ngày càng lớn. CNMT ngày nay không mang tính công ích thuần tuý mà ngày càng thể hiện rõ tính kinh tế trong các hoạt động của nó, đặc biệt khi chuyển từ cách tiếp cận "xử lý cuối đường ống", xử lý chất thải sang cách tiếp cận ngăn ngừa ô nhiễm tại nguồn, đồng thời coi chất thải như tài nguyên để tái sử dụng tạo ra các giá trị mới.

Công nghiệp môi trường của Việt Nam bao hàm các hoạt động và doanh nghiệp đặc thù, chuyên sản xuất hàng hóa và cung ứng dịch vụ đáp ứng nhu cầu bảo vệ và phòng ngừa các tác động xấu tới môi trường. Điều nay đang tạo động lực để phát triển và mở rộng các lĩnh vực mới và gia tăng số lượng các doanh nghiệp môi trường. Kinh doanh môi trường ngày càng được xem là ngành "siêu lợi nhuận" vì những lợi ích kép mà nó mang lại.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/02/2023