Xây dựng cơ sở hạ tầng các cụm công nghiệp ở Hà Nội - 2

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1. Các yếu tố nền tảng của năng lực cạnh tranh 28

Sơ đồ 2.1. Mô hình quản lý xây dựng CSHT CCN trước khi có quyết định 105/2009/QĐ - TTg 140

Sơ đồ 2.2: Mô hình quản lý xây dựng CSHT CCN sau QĐ 105/2009 141

Sơ đồ 3.1. Căn cứ xây dựng quy hoạch 168

Sơ đồ 3.2: Quá trình xây dựng 176

Sơ đồ 3.3. Quản lý chất lượng công trình 177


LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

Sự phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các làng nghề ở nông thôn Hà Nội, tất yếu đòi hỏi sự ra đời, phát triển các Cụm công nghiệp (CCN). Theo số liệu thống kê, trong giai đoạn 2000 - 2010, trên phạm vi cả nước, trong đó có nông thôn Hà Nội, số doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V) tăng trung bình 22%/ năm. Số làng nghề của Hà Nội, tăng nhanh qua các năm, nếu năm 2006 có 1220 làng có nghề, thì đến năm 2010 có 1350 làng có nghề. Năm 2010, giá trị sản xuất của 1350 làng có nghề đạt 8.663 tỷ đồng chiếm 26% giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh và 8,3% giá trị sản xuất công nghiệp của Thành phố, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm của làng nghề đạt 804,5 triệu USD, chiếm khoảng 10,5% tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn.

Hà Nội là nơi có số lượng làng nghề lớn nhất cả nước, chiếm tỷ lệ 48% làng nghề của cả nước (1350/2790 làng có nghề)[24].

Xây dựng cơ sở hạ tầng các cụm công nghiệp ở Hà Nội - 2

"Cụm công nghiệp là khu vực tập trung các doanh nghiệp, các cơ sở xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, cơ sở dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp; có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; được đầu tư xây dựng chủ yếu là để di rời, sắp xếp, thu hút các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cá nhân, hộ gia đình ở địa phương vào đầu tư sản xuất, kinh doanh; do UBND các tỉnh, thành phố quyết định thành lập" [48, Điều 2]. Như vậy CCN là một hình thức tổ chức sản xuất công nghiệp theo lãnh thổ, nó đáp ứng yêu cầu di rời, sắp xếp lại, tăng cường cơ sở hạ tầng để duy trì, mở rộng và giảm ô nhiễm môi trường cho các cơ sở sản xuất - kinh doanh công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn.

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 132/2000/QĐ - TTg ngày 24 tháng 11 năm 2000 về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, đã chỉ rõ: "Đối với địa phương có nhiều cơ sở ngành nghề nông


thôn, UBND cấp tỉnh giao cho UBND cấp huyện hoặc xã quy hoạch đất đai, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm tiểu thủ công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở ngành nghề nông thôn thuê đất đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất". Thực hiện chính sách đó, trong những năm qua Hà Nội (bao gồm cả Hà Tây cũ) đã quy hoạch phát triển 49 CCN với tổng diện tích khoảng 2616 ha, 176 Cụm công nghiệp làng nghề (CCNLN) với tổng diện tích 1315 ha, trong đó tính đến nay đã xây dựng và triển khai được 33 CCN với diện tích 2072 ha (chiếm 79% diện tích quy hoạch) và 56 CCNLN đang triển khai xây dựng hạ tầng và hoạt động sản xuất kinh doanh với tổng diện tích 518 ha, bằng 56% diện tích qui hoạch. Hà Nội trở thành địa phương có nhiều CCN lớn nhất cả nước, có nhiều CCN đã đi vào sản xuất - kinh doanh. Phát triển CCN ở Hà Nội đã góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngoại thành, tạo nhiều việc làm, xoá đói giảm nghèo.

Nhằm phát huy vai trò tác dụng đó của các CCN với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cần tiếp tục phát triển và phát huy hiệu quả của các CCN, văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ “Bố trí hợp lý công nghiệp trên địa bàn các vùng; phát huy hiệu quả các khu, Cụm công nghiệp hiện có và đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hình thức cụm, nhóm sản phẩm, tạo thành các tổ hợp công nghiệp quy mô lớn, hiệu quả cao”[33].

Xây dựng cơ sở hạ tầng CCN bao gồm hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đóng vai trò rất quan trọng đối với việc hình thành, phát triển các CCN. Trong những năm qua xây dựng cơ sở hạ tầng (CSHT) CCN ở Hà Nội đã có nhiều tiến bộ, nhưng còn nhiều bất cập như: Chất lượng quy hoạch phát triển CCN và quy hoạch xây dựng CSHT còn thấp; CSHT chưa đảm bảo đồng bộ và hiện đại; Cơ chế huy động vốn cho xây dựng CSHT còn chưa hợp lý dẫn tới thiếu vốn trầm trọng; CSHT cho xử lý và bảo vệ môi trường còn yếu và chưa được coi trọng…


Trong bối cảnh đó, tác giả chọn vấn đề: Xây dựng cơ sở hạ tầng các Cụm công nghiệp ở Hà Nội làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.

2. Mục đích nghiên cứu của luận án

- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận chủ yếu về CCN và xây dựng CSHT CCN, nhằm tạo cơ sở cho nghiên cứu thực trạng và giải pháp xây dựng CSHT các CCN ở Hà Nội;

- Mô tả, phân tích thực trạng, đánh giá ưu điểm, thành tích và hạn chế, khuyết điểm trong xây dựng CSHT CCN ở Hà Nội, nguyên nhân của các hạn chế, khuyết điểm đó;

- Đề xuất một số biện pháp chủ yếu nhằm xây dựng CSHT CCN ở Hà Nội; Để thực hiện mục đích trên, luận án sẽ tập trung vào làm rõ một số vấn

đề chính sau đây:

(1) Quan niệm và vai trò của CCN.

Sự khác nhau giữa quan niệm phổ biến của thế giới và quan niệm của Việt Nam về CCN.

Con đường hình thành các CCN

Các loại hình CCN, vai trò của CCN với công nghiệp hoá, hiện đại hoá, với cạnh tranh, với phát triển nông thôn mới, phát triển vùng và địa phương.

(2) Các tiêu chí phản ánh tình hình xây dựng CSHT CCN

(3) Các nhân tố ảnh hưởng tới việc xây dựng CSHT CCN.

(4) Các chính sách của Nhà nước Việt Nam tác động đến việc xây dựng CSHT CCN.

(5) Kinh nghiệm phát triển CCN và xây dựng CSHT CCN của một số nước và một số tỉnh của Việt Nam, từ đó đưa ra những kinh nghiệm cho phát triển CCN và xây dựng CSHT CCN ở Hà Nội

(6) Thực trạng phát triển CCN ở Hà Nội, đánh giá những ưu điểm và nhược điểm trong phát triển CCN ở Hà Nội


(7) Thực trạng xây dựng và thực hiện chính sách xây dựng CSHT CCN ở Hà Nội

(8) Thực trạng xây dựng cơ sở hạ tầng các CCN ở Hà Nội xét theo các yếu tố hợp thành như hạ tầng giao thông; cấp điện, nước; xử lý môi trường ...

(9) Ưu điểm, thành tích và nhược điểm, hạn chế trong việc xây dựng CSHT CCN ở Hà Nội nói chung và theo từng yếu tố cấu thành CSHT CCN nói riêng, nguyên nhân của các nhược điểm, hạn chế trên.

(10) Các quan điểm và mục tiêu phát triển CCN ở Hà Nội; Các quan điểm xây dựng CSHT CCN ở Hà Nội.

(11) Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường xây dựng CSHT CCN ở Hà Nội trong những năm tới.

(12) Các kiến nghị với nhà nước nhằm hoàn thiện chính sách xây dựng CSHT CCN và phát triển các CCN

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là những vấn đề kinh tế, tổ chức, quản lý xây dựng CSHT của các CCN ở Hà Nội như: Quy hoạch, chính sách và xây dựng các yếu tố chủ yếu cấu thành CSHT Cụm công nghiệp...

- Phạm vi nghiên cứu của luận án:

Về không gian: Luận án nghiên cứu về vấn đề xây dựng CSHT của các CCN ở Hà Nội (Hà Nội mở rộng), trong đó chủ yếu tập trung nghiên cứu về CSHT kỹ thuật của các CCN

Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu xây dựng cở sở hạ tầng của các CCN ở Hà Nội từ năm 2000 đến năm 2010, định hướng đến năm 2020

4. Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:

- Phương pháp phân tích tổng hợp dựa vào các tài liệu lý luận, các báo cáo thực tiễn, các văn bản pháp quy liên quan đến đề tài.


- Phương pháp phân tích thống kê so sánh, cụ thể so sánh một số chính sách hỗ trợ của một số tỉnh có CCN

- Phương pháp điều tra xã hội học và khảo sát thực tế: Điều tra 200 cơ sở sản xuất kinh doanh ở các CCN trên địa bàn Hà Nội; khảo sát 10 CCN ở Hà Nội. Trên cơ sở các số liệu điều tra xã hội học, tác giả tiến hành xử lý, phân tích các số liệu đó và sử dụng chúng làm ví dụ minh chứng cho các kết luận và đề xuất kiến nghị của luận án.

- Phương pháp phỏng vấn, làm việc với các chuyên gia, các cán bộ quản lý dự án CCN ở một số huyện và cán bộ quản lý của một số CCN.

5. Những đóng góp mới của luận án

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Luận án đã chỉ ra sự giống và khác nhau cơ bản giữa quan niệm của nước ngoài và Việt Nam về Cụm công nghiệp và đã luận giải lý do sử dụng thuật ngữ cơ sở hạ tầng thay cho kết cấu hạ tầng tầng để phù hợp với Cụm công nghiệp .

Luận án đã xây dựng các nhóm tiêu chí phản ánh tình hình xây dựng CSHT CCN, bao gồm (i) Các tiêu chí về thực trạng xây dựng CSHT CCN;

(ii) Các tiêu chí về thực trạng thu hút các nguồn lực vào xây dựng CSHT CCN; (iii) Các tiêu chí về hiệu quả thực tế và tác động của CSHT CCN đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Luận án đã phát hiện ra các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến xây dựng CSHT CCN như: (i) Điều kiện tự nhiên của vùng; (ii) Đặc điểm kinh tế- xã hội của địa phương; (iii) Chính sách của Nhà nước và sự cụ thể hóa các chính sách Nhà nước trung ương tại địa phương; (iv) Nhu cầu gia nhập của các cơ sở sản xuất kinh doanh và khả năng phát triển của các CCN; (v) Vị trí đặt CCN; (vi) Thời gian và tốc độ giải phóng mặt bằng; (vii) Chất lượng xây dựng công trình.


Những phát hiện, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án

Từ nghiên cứu thực tế các Cụm công nghiệp tại Hà Nội, luận án đã đề ra các biện pháp đồng bộ, đúng hướng nhằm đẩy nhanh và tăng cường hiệu quả hoạt động xây dựng CSHT CCN ở Hà Nội, trong đó có một số điểm mới đó là:

1) Để nâng cao chất lượng xây dựng CSHT CCN cần coi trọng công tác quy hoạch phát triển CCN và quy hoạch chi tiết xây dựng CSHT CCN theo nguyên tắc: (i) Gắn với mục tiêu chung của Thành phố; (ii) Quy mô phải phù hợp theo từng giai đoạn; (iii) Đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất; (iv) Đảm bảo tính khả thi, thực tiễn và tuân thủ các quy định của Nhà nước.

2) Để nâng cao chất lượng công trình các CCN, cần phải xây dựng và thực hiện, tuân thủ chỉ tiêu chất lượng trong xây dựng công trình của CSHT CCN như:(i) Thiết kế mẫu CCN; (ii) Phân khu chức năng trong CCN; (iii) Yêu cầu mỗi CCN phải xây dựng trạm xử lý nước thải.

3) Để đẩy nhanh tiến độ xây dựng CSHT các CCN cần tập trung vào giải quyết nhanh gọn từng khâu từ chuẩn bị đầu tư xây dựng; giải phóng mặt bằng đến xây dựng CSHT.

4) Để hoàn thiện chính sách hỗ trợ xây dựng và phát triển CCN, Thành phố Hà Nội cần có chính sách ưu đãi cho đầu tư xây dựng CSHT CCN; hỗ trợ về đầu tư xây dựng CSHT ngoài hàng rào và trong hàng rào CCN; nâng mức hỗ trợ cho các CCN; Tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án xây dựng CSHT được vay vốn ưu đãi từ ngân hàng theo tiến độ của dự án

5) Kiến nghị đối với Chính phủ sớm ban hành Quyết định một số cơ chế chính sách, hỗ trợ phát triển CCN và xây dựng CSHT; bổ sung các dự án đầu tư xây dựng CSHT vào danh mục các dự án được vay vốn ưu đãi; ban hành các văn bản dưới luật để hướng dẫn cụ thể về bảo vệ môi trường CCN

6. Tổng quan các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài

The Victorian, Electronics Industry Cluster [74]. Sau phần phản ánh


công nghiệp điện tử và tương lai của công nghiệp điện tử ở Australia, cuốn sách đã giới thiệu về bản đồ CCN cũng như vai trò của CCN ở Victoria. Tiếp đó các tác giả phân tích, đánh giá kết quả điều tra CCN Victoria trên các khía cạnh: i) Chuỗi giá trị, các tác giả đã gắn chuỗi giá trị với CCN và coi chuỗi giá trị là nòng cốt của phát triển CCN; ii) Hệ thống sản xuất trong Cụm, iii) Các quan hệ với nhà cung ứng và khách hàng; iv) Mối liên hệ của các cơ sở sản xuất trong Cụm với đổi mới và đào tạo; v) Vai trò của Chính phủ với Cụm. Cuối cùng cuốn sách đề cập đến khả năng và các cơ hội nổi trội của CCN điện tử, trong đó tập trung vào phân tích thị trường.

Michael Porter, giám đốc trung tâm chiến lược và cạnh tranh, giáo sư Đại học Harvard (Mỹ) trong cuốn sách The Comptitive Advantage of Nations New York. Free Press 1990 và trong nhiều bài báo, bài phát biểu đã nghiên cứu về CCN.

Từ những năm 1990, khi phân tích tính cạnh tranh của nền kinh tế, Michael Porter đã đặc biệt nhấn mạnh đến CCN. Theo ông, Cụm công nghiệp "là sự tập trung về địa lý của các doanh nghiệp, của các nhà cung cấp dịch vụ, của những người được hưởng dịch vụ, của các ngành công nghiệp và các tổ chức có liên quan trong lĩnh vực cụ thể có cạnh tranh nhưng cũng có hợp tác"[80]. Định nghĩa của Michael Porter, có hai yêu cầu cốt lõi: Một là, các doanh nghiệp trong một Cụm liên kết với nhau theo nhiều cách, bao gồm cả liên kết dọc (mạng lưới cung ứng, sản xuất và phân phối), lẫn liên kết ngang (các sản phẩm và dịch vụ bổ sung…). Hai là, đặc trưng chủ yếu là hoàn cảnh địa lý, các Cụm được bố trí tập trung về không gian, các hãng có quan hệ với nhau. Cùng địa điểm sẽ khuyến khích hình thành và tăng thêm giá trị tăng thêm từ đó, những hệ thống trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tương hỗ giữa các doanh nghiệp.

Micheal Porter đã xem xét CCN từ góc độ cạnh tranh và chính sách. Ý tưởng chủ đạo mà Michael Porter đưa ra là năng lực cạnh tranh của một quốc gia hay một khu vực phụ thuộc vào năng lực cạnh tranh của các ngành công

Xem tất cả 240 trang.

Ngày đăng: 11/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí